Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Doanh nhân Vũ Văn Tiền là một trong 9 công dân ưu tú của Thủ đô năm 2015

Tin ở dưới của VnEx thì nói về một nhân vật khác.

Còn tôi thì chú ý đến danh sách 9 người, trong đó có đoạn (nguyên văn):
"Ông Vũ Văn Tiền (sinh 1959), Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tổng hợp GELEXIMCO".

Về doanh nhân này, tạm xem ở một entry cũ, tại đây.

Toàn văn tin của VnEx xem ở dưới.

---


Thứ hai, 14/9/2015 | 01:00 GMT+7


Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy được đề nghị là 'Công dân thủ đô ưu tú'



Cùng với 9 cá nhân khác, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy Hà Nội vừa được đề nghị xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2015.

Sinh năm 1957, ông Trần Trọng Dực từng nắm các chức vụ như Trưởng công an các huyện Thanh Trì, Hoàng Mai, Bí thư Thanh Trì, Chánh thanh tra thành phố. Hiện ông Dực là Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, đại biểu HĐND thành phố khóa 14.
ong-tran-trong-duc-6688-1442160575.jpg
Ông Trần Trọng Dực đưa ra thông tin chạy công chức Hà Nội mất 100 triệu đồng. Ảnh: Võ Hải.
Với vai trò là đại biểu HĐND thành phố, ông Trần Trọng Dực được biết đến với những phát biểu thẳng thắn, tâm huyết tại các kỳ họp. Đơn cử như thông tin việc chạy công chức Thủ đô không dưới 100 triệu đồng ông Dực đưa ra tại phiên họp HĐND thành phố ngày 7/12/2012 đã làm dư luận “dậy sóng”; Phản biện để cho thấy báo cáo của UBND thành phố Hà Nội trong quản lý biệt thự tại phiên họp HĐND ngày 9/7/2014 là không chính xác…
Cả hai phản ánh trên đều được thành phố tiến hành thanh tra. Sau đó, Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định thông tin chạy công chức có giá 100 triệu đồng “chỉ là tin đồn”. Với việc quản lý biệt thự, thành phố Hà Nội đã không công khai kết quả thanh tra.
9 cá nhân khác được đề nghị xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” gồm: GS. TS Vũ Hoan (sinh 1937), Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội; NSND Chu Thúy Quỳnh (Sinh 1941), Chủ tịch Hội nghệ sĩ múa Việt Nam; TS. NGƯT Nguyễn Tùng Lâm (Sinh 1943), Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Hà Nội; GS. TS Nguyễn Anh Trí (sinh 1957), Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu trung ương; Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (sinh 1955), Giám đốc Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn, Giám đốc Trung tâm dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh; Ông Vũ Văn Tiền (sinh 1959), Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tổng hợp GELEXIMCO; Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm (Sinh 1957), Chủ cơ sở dệt lụa tơ tằm Triệu Văn Mão (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông); Ông Triệu Tiến Ích (Sinh 1953), Chủ tịch Hội Sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức; Trung tá Chu Thị Hoa (Sinh 1966), công an quận Hoàn Kiếm.
Võ Hải

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chu-nhiem-uy-ban-kiem-tra-thanh-uy-duoc-de-nghi-la-cong-dan-thu-do-uu-tu-3278597.html

Phái võ Lâm Sơn Động và vùng văn hóa Miếu Môn

Bây giờ, bước đầu tìm hiểu về phái võ Lâm Sơn Động của võ sư Lương Ngọc Huỳnh.

Nguyên chú: Những môn sinh Lâm Sơn Động rèn luyện võ thuật. Ảnh: Lê Hiếu

Đầu tiên là một ít tư liệu của báo chí (báo chí cũ). Tư liệu được xếp ngược.

---

2. Một bài trên TP, tháng 8 năm 2015

09:24 ngày 11 tháng 08 năm 2015

Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô


TPO - Võ sư dùng búa đóng hai đinh vào vai, sau đó vận nội công kéo chiếc xe 16 chỗ, có trọng lượng khoảng 2 tấn. Màn trình diễn khí công đặc sắc này vừa diễn ra tại Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 1Phần trình diễn vô cùng đặc sắc của phái Lâm Sơn Động, Hà Nội. Võ sư dùng búa đóng hai đinh vào vai, sau đó vận nội công kéo chiếc xe 16 chỗ, có trọng lượng khoảng 2 tấn.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 2Võ sư đóng đinh vào người để chuẩn bị cho màn biểu diễn.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 3
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 4
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 5Không kém phần hấp dẫn là phần thi khí công của nữ võ sĩ 15 tuổi đoàn Thái Nguyên. Nữ võ sĩ này dùng bụng kéo xe ô tô 7 chỗ.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 6Võ sĩ nước ngoài thi triển nội công với bài biểu diễn cho xe cán qua người.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 7Một thí sinh đang điều khí sau khi thực hiện màn biểu diễn cho ô tô đi qua người.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 8Chiếc ván đinh được chuẩn bị cho phần thi vô cùng mạo hiểm.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 9Võ sĩ của đoàn Quảng Ninh trình diễn màn khí công nằm trên ván đinh cho xe khách chèn qua người.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 10"Khí công" là công phu của việc dùng khí, chữ "công" là thực hiện việc đó trải qua một thời gian có thể có nổ lực và khó khăn mới đạt được. Chữ "khí" thì như khí trong 'không khí' vậy nên gọi là "khí" của dòng khí chuyển động trong cơ thể. Khí công võ thuật: sử dụng phép vận khí, tụ khí (khí được xem là một loại năng lượng trong cơ thể) để tăng khả năng chống đỡ các đòn đánh, nâng cao khả năng võ thuật. Thường các phép dẫn khí là do người thầy truyền dạy cho đệ tử và hướng dẫn cụ thể để vận khí. Khả năng chống đỡ các đòn đánh có thể đạt đến như đập một khúc gỗ lớn lực mạnh vào người, đâm thương yết hầu (đầu thương không quá nhọn). Phần lớn kỹ thuật vận khí trong võ thuật không được tiết lộ ra bên ngoài.
Rợn người với màn khí công đóng đinh vào người kéo xe ô tô - ảnh 11Khí công tu luyện: Khí công tu luyện gồm có các trường phái như khí công Đạo gia, khí công Phật gia. Khí công tu luyện chú trọng về những điều vượt khỏi tầng thứ chữa bệnh khoẻ người, giảng về tầng thứ cao hơn, chú trọng về hàm dưỡng và tâm tính.
http://www.tienphong.vn/The-Thao/ron-nguoi-voi-man-khi-cong-dong-dinh-vao-nguoi-keo-xe-o-to-894913.tpo



1. Một bài năm 2010 trên NLĐ

Kỳ nhân Lâm Sơn Động


17/10/2010 00:30

Sang Nga truyền bá võ thuật và chữa bệnh chưa được 10 năm, võ sư Lương Ngọc Huỳnh, chưởng môn phái Lâm Sơn Động, đã được vinh danh trong bách khoa thư giới thiệu 72 nhân vật xuất sắc, có nhiều đóng góp cho nước này

Cuốn bách khoa thư Những con người của thiên niên kỷ chúng ta do NXB Tuyến đường mới của Nga ấn hành năm 2008 đã giới thiệu 72 nhân vật có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Trong đó, hai người VN là võ sư - bác sĩ - viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh và bác sĩ Lã Đình Quang được vinh danh bên cạnh những nhân vật nổi tiếng khác của Nga, như: Thủ tướng Putin, Thị trưởng Moscow Luzhkov...
Từng chết đi, sống lại
Trong bài viết có tựa đề Người thừa kế những kiến thức vĩ đại, võ sư Lương Ngọc Huỳnh được miêu tả là người đã kết hợp nhuần nhuyễn võ thuật và y học để chữa bệnh, cứu hàng ngàn bệnh nhân tại Nga trở lại bình thường. Ít ai biết rằng thuở nhỏ, vị kỳ nhân của môn phái Lâm Sơn Động này rất còi cọc và đã từng chết đi, sống lại.
Nghe tôi nhắc lại chuyện này nhân dịp võ sư Lương Ngọc Huỳnh trở về VN thăm gia đình mới đây, ông kể: “Lúc mới sinh, năm 1966, tôi bị nhiễm trùng uốn ván và đã “chết” sau đó gần một tuần. Khi gia đình vừa chôn cất tôi xong, bà nội đi chơi xa trở về một mực đòi coi mặt cháu trai lần cuối. Tôi được bới từ đất lên và dần dần thở lại trong vòng tay bà nội. Nhiều năm sau đó, bà nội đã tìm cách chữa trị hết những chứng bệnh trên cơ thể tôi”.
Bảy đời gần đây, dòng họ Lương của Huỳnh luôn có những người văn võ song toàn mà quanh vùng Đồng Quang, Quốc Oai  - Hà Tây ai ai cũng biết tiếng. Tinh hoa võ học được thế hệ trước truyền lại rất có hệ thống nên thế hệ sau không những được duy trì mà còn luôn tìm tòi, bổ sung những bí quyết mới để đạt tới đẳng cấp uyên thâm.
Chiến tranh loạn lạc, nhiều lúc tưởng chừng không thể duy trì được việc truyền dạy võ học trong dòng tộc nhưng bằng nhiều nỗ lực, môn võ gia truyền này đã đạt nhiều đỉnh cao mới, nhất là vào thời Lương Ngọc Huỳnh. “Người ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp võ thuật và y học của tôi chính là bà nội. Bà đã sớm nhận ra những phẩm chất của tôi ngay từ khi còn nhỏ nên đã tập trung trí lực để truyền dạy võ thuật và cả âm nhạc” – võ sư Huỳnh tâm sự.


Võ sư Lương Ngọc Huỳnh (bên trái) và tác giả bài viết. Ảnh: Đỗ Du
Năm 1989, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Huỳnh tiếp tục học hỏi võ thuật và y thuật nâng cao. Đến ngày 23-9-1990, Huỳnh đứng ra thành lập môn phái Lâm Sơn Động và giữ chức vị chưởng môn phái.
Chẳng bao lâu, Huỳnh được Sở TDTT Hà Tây (cũ) cho phép truyền bá võ thuật trong toàn tỉnh và học viên của ông lên tới hàng chục ngàn người. Tiếp đó, ông được nhận vào dạy võ cho công an các xã và Công an huyện Quốc Oai, dạy cả cho lực lượng dân quân tự vệ địa phương. Ông bắt đầu phát triển Lâm Sơn Động ra các tỉnh, TP lân cận Hà Tây như Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội...
Cạnh tranh với Thiếu Lâm, Võ Đang
Võ sư Huỳnh sang Nga từ năm 2001 chỉ với hơn 200 USD dằn túi để truyền bá võ thuật và phát triển nghề thuốc. Ông mở võ đường ở Trung tâm Thương mại Sông Hồng tại thủ đô Moscow, nơi tập trung đông người gốc Việt sinh sống.
Thời điểm ấy, Lâm Sơn Động mà võ sư Huỳnh mang sang Nga là môn võ đầy mới lạ. Đó cũng là lúc mà các môn phái lừng danh của Trung Quốc như Thiếu Lâm Tự, Võ Đang... dù đã xâm nhập Nga từ lâu nhưng vẫn chưa được phép truyền dạy phổ biến.
Để người Việt tại Moscow và cả người dân bản địa biết tới mình cùng môn võ Lâm Sơn Động, ông đã phải tìm mọi cách để tiếp cận họ. Võ sư Huỳnh tiết lộ: “Tôi cho đăng thông tin quảng cáo trên cả những tờ báo lá cải của Nga về những buổi biểu diễn mà tôi, với chiều cao khiêm tốn và chỉ nặng 53 kg, đã cố gắng biểu diễn những chiêu “độc”, lạ, mạnh mẽ”.
Võ sư Huỳnh cho biết lúc ấy, giữa những ngày mùa đông giá lạnh, nhiệt độ xuống tới âm chục độ C nhưng ông vẫn cố gắng thực hiện các tiết mục đầy khó khăn, như: cởi trần ngồi thiền, thổi sáo suốt nhiều giờ ngoài trời tuyết rơi đầy...
Những môn sinh Lâm Sơn Động rèn luyện võ thuật. Ảnh: Lê Hiếu
Tiếp đó, võ sư Huỳnh lên các đài truyền hình ở Nga tìm đối thủ hạng cân từ 80 kg trở xuống thách đấu. Điều này khiến Igore, nhà vô địch Sambo (môn võ tự do của Nga, võ sĩ không được móc mắt và cắn đối thủ), nóng mặt.
Igore lập tức gửi thông điệp thách đấu tới võ sư Huỳnh. Trước lúc giao đấu vài giờ, Igore tìm tới võ đường Lâm Sơn Động của Huỳnh trong tư thế ngạo nghễ. Cả ngàn người hiếu kỳ đã kéo tới xem. Võ sư Huỳnh bước ra xin thử sức với Igore vài chiêu trước khi giao đấu chính thức. Tuy cao to lực lưỡng, nặng gần 120 kg nhưng những cú ra đòn của Igore đều bị võ sư Huỳnh nhanh như sóc né tránh và đáp trả bằng những chiêu trời giáng.
“Đến giờ giao đấu, Igore đã lẩn mất dạng và 3 tháng sau thì trở lại xin tôi nhận làm đệ tử” - võ sư Huỳnh cho biết. Từ đó, các môn sinh tìm tới võ đường Lâm Sơn Động của võ sư Huỳnh ngày càng đông.
Chữa bệnh cho ông chủ Chelsea
Võ sư Huỳnh bắt đầu việc chữa bệnh tại Nga thông qua chính những võ sinh của mình. Những người tập võ bị thương hoặc đau nhức đều được ông chữa trị bằng liệu pháp riêng rất hiệu nghiệm. Người này mách người kia, rồi từ những chứng giản đơn đến các bệnh khó trị như thoái hóa cột sống, mỡ trong máu..., nhiều bệnh nhân được ông điều trị đã bớt hẳn hoặc thuyên giảm nhiều phần. Đối với những bệnh nhân nghèo khó, ông vui vẻ chữa trị miễn phí.
Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân tìm đến ngày càng đông và võ sư Huỳnh quyết định mở phòng khám để nâng cao khả năng và điều kiện điều trị. Ông học tại Trường ĐH Y khoa Moscow để lấy bằng bác sĩ dân tộc; sau đó học thêm chuyên khoa thần kinh, dược học rồi mày mò nghiên cứu các phương pháp bắt mạch, kết hợp với những bài thuốc gia truyền mà bà nội chỉ dạy thuở nào. Võ sư Huỳnh quyết định chọn Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ để gửi đề án về cách dùng khí công chữa bệnh. Trải qua nhiều lần kiểm tra, cuối cùng ông đã được viện này công nhận là viện sĩ.
Tiếng tăm của võ sư - bác sĩ - viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh ngày càng vang xa. Nhiều quan chức sinh sống tại Nga đã tìm tới ông nhờ chữa trị những chứng bệnh thường gặp. Không ít thương gia, chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ, Cyprus, Jordan... còn dùng cả chuyên cơ để đưa ông đến chữa bệnh.
Thị trưởng Moscow Y. Luzhkov và tổng thống nhiều nước thuộc Liên Xô trước đây cũng thường xuyên lui tới nhờ võ sư Huỳnh khám bệnh, kê toa. Nhờ những lần khám bệnh, kê toa chữa bệnh chuẩn xác cho các VIP, ông được giới thiệu tới nhiều cấp lãnh đạo tại Nga và làm việc tại Bệnh viện Tổng thống, được cấp phòng riêng để chữa bệnh...
Trong những VIP mà võ sư Huỳnh đã chữa trị bệnh, có tỉ phú Roman Abramovich, ông chủ của CLB bóng đá Chelsea - Anh. “Hiện tôi đang điều hành 3 phòng khám, trong đó có một phòng do tỉ phú Abramovich tặng. Tôi đã từng khám và chữa một chứng bệnh cho Abramovich nên được ông ấy quý mến, tặng một phòng khám để có điều kiện chữa trị thêm cho nhiều người khác” – võ sư Huỳnh tiết lộ.

Dễ dàng hạ HLV võ thuật FBI
Giữa năm 1998, một đoàn võ thuật Pháp đã sang TPHCM tìm một võ sư giỏi để mời sang nước này giao lưu, giảng dạy.
Nhiều cuộc thử đấu đã diễn ra nhưng không ai chịu nổi những cú ra đòn sấm sét của võ sư Benoit người Pháp, từng vô địch võ thuật tự do châu Âu.
Sau đó, có người giới thiệu, 3 vị võ sư trong đoàn Pháp đã tìm và xin giao đấu với võ sư Lương Ngọc Huỳnh. Thoạt tiên, võ sư Huỳnh đấu với Benoit, sau đó với cả 3...
Các võ sư trong đoàn Pháp rất thích thú và mời luôn chưởng môn phái Lâm Sơn Động sang Trung tâm Võ thuật Paris giao lưu. Tại Pháp, nhiều đài truyền hình đã làm các phóng sự về môn võ của ông.
Sau đó không lâu, Đội Cảnh sát Đặc biệt Pháp (GIGN) mời võ sư Huỳnh dạy võ. Buổi đầu tiên đến trụ sở GIGN, ông gặp Philippe - HLV võ thuật Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), từng học võ tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một võ sư khác là HLV võ thuật của Cảnh sát Israel.
Philippe lúc ấy nặng trên 120 kg, nhìn võ sư Huỳnh nghi ngờ: “Tôi không tin một người nhỏ thó như anh có thể giỏi võ”.
Trận đấu giao hữu giữa võ sư Huỳnh và HLV Philippe diễn ra ngay sau đó. Vị kỳ nhân môn phái Lâm Sơn Động nhớ lại: “Tôi vừa né những cú ra đòn vừa tìm điểm yếu của Philippe để đánh trả.
Philippe quá cao to, tấn công ở phần trên không được, tôi bèn tung những cú đá như búa bổ vào ống chân của anh ta. Dồn dập một hồi, Philippe đứng không vững và xin thua. Cuộc đấu chỉ diễn ra trong khoảng hơn 1 phút”.
Phùng Kha
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ky-nhan-lam-son-dong-20101017123011511.htm

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Võ sư đuổi mưa trả lời chuyên gia tâm linh Vũ Thế Khanh

Võ sư vừa đưa ra trả lời. Tức là trả lời cho phản luận của ông Vũ Thế Khanh, ở đây.

Toàn bộ ở dưới là lấy về từ Fb của ông.

Bổ sung thêm một bài từ mạng võ thuật.

---

1. Trả lời ông Vũ Thế Khanh

"

Thân mến gửi ông Vũ Thế Khanh.

Trước tiên tôi cảm ơn ông vì đã có một câu phát biểu “ ấn tượng" về tôi! 

Tiếc rằng tôi không bao giờ "tắt điện" vì tôi là Võ sư khí công, Giáo sư phó chủ tịch học viện an ninh xã hội Liên Bang Nga. Viện sỹ viện hàn lâm chiêm tinh Mông Cổ, Viện sỹ Viện hàn lâm quốc tế Cộng Hoà Séc. 

Huy chương những con người của một ngàn năm nước Nga. Là 1 trong những người được vinh dự có tên trong bách khoa toàn thư của Liên Bang Nga. Huân chương y học cao nhất của liên bang Nga Nicolai PIROGOV , Huân Chương Vì Sự Nghiệp An Ninh Liên Bang Nga, Huân chương quân công đại tướng quân của Campuchia và được Quốc Vương Sihanuk viết thư cảm ơn. 

Tôi đã dạy võ, dạy y, dạy phong thuỷ cho hàng chục quốc gia trên thế giới. Tôi đã chữa bệnh cho nhiều tổng thống trên thế giới. Tôi cũng chữa bệnh cho các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Tôi cũng đã chữa cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân trên thế giới. Tôi đã truyền bá võ thuật cho bộ tư lệnh cảnh vệ k10 để phục vụ việc bảo vệ cho các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước ta. 

Tôi không phải khoe ra với ông nhưng ít nhất đó là những gì tôi đã cống hiến cho quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới được thế giới công nhận. Tôi đàng hoàng và tự hào về thành tích của tôi đạt được bằng chính sức lao động và sáng tạo của mình, sự danh giá ấy là bằng mồ hôi và nước mắt sự cống hiến của tôi cho nhân loại. Tôi không phải bỏ 1 xu nào để mua những cái bằng rởm mà nhiều người đã mua vì danh hão! 

Những lần tôi nhận bằng hay nhận huân chương đều có đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga hoặc lãnh đạo bộ ngoại giao Việt Nam tới dự và đưa tin đầy đủ trên thời sự VTV1 của Việt Nam.

Tôi không bao giờ lừa dối trái tim mình và càng không cho phép lừa dối nhân dân của mình. Tôi tự hào là người Việt Nam và vì vậy mặc dù nhiều nước mời tôi nhập quốc tịch nhưng thưa ông đến giờ phút này tôi vẫn tự hào mang quốc tịch Việt Nam. 

Tôi ghét bọn tham nhũng làm suy thoái đất nước của tôi, tôi ghét bọn dốt nát bỏ đồng tiền bẩn chạy trọt mua danh mua quyền, tôi ghét bọn hão danh mua bằng mua cấp, tôi ghét bọn lừa dối dân tộc, tôi ghét kẻ khoe khoang ghê gớm mà não trống rỗng. Tôi ghét bọn tổ chức làm bằng giả, tôi ghét bọn vô thần không có đức tin, tôi ghét bất kỳ kẻ nào xâm phạm quyền lợi và danh dự của nhân dân Việt Nam, và tôi ghét kẻ nào vô văn hoá vô liêm sỉ! 

Tôi yêu sự chân thành cởi mở nhân hậu và lịch lãm. Tôi yêu những người có tâm, có tầm, có tài có lòng yêu tổ quốc Việt Nam. Và chắc chắn tôi yêu dân tộc Việt Nam vì vậy tôi sẽ bỏ hết danh dự và quyền lực cũng như mọi điều kiện cuộc sống của bản thân mình ở những nước phát triển để hôm nay tôi về đây về với tổ tiên của tôi, về với quê hương thân yêu của tôi để góp phần truyền bá kiến thức của mình, sức lao động của mình, và một lòng một dạ cùng với hơn 94 triệu đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu này.

Đó là lý do tôi trở lại và đang làm tất cả vì tổ quốc này.

Tôi còn nhớ một người rất có tên tuổi của một tập đoàn lớn nhất Việt Nam nói với tôi năm 2010 khi tôi đưa công nghệ từ tính xử lý nước thải của Nga và Israel cho Hà Nội nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long. 

Anh ấy nói: “ Huỳnh ơi! Em muốn yêu nước em phải làm đơn đấy„! Tôi không tin và cười, nhưng cuối cùng tôi đã chi phí họp hành, sắm sửa, và biểu diễn từ Thanh Hoá trở ra Hà Nội hết 200 ngàn đô la và kết quả là số 0! 

Tôi buồn lắm và trở lại Nga! Nhưng tôi nghĩ tại sao ta hèn vậy Tổ Quốc của mình còn nhiều người tốt lắm, nhân dân của mình có tội gì đâu mọi người đang cố gắng lắm và tôi đã quyết định bằng mọi giá tôi sẽ trở về dù có khó khăn nhưng tôi tin rằng tôi sẽ khẳng định mình bằng chính sức lao động sáng tạo để mang lại hạnh phúc và cùng đồng cam cộng khổ với dân tộc.

Thường những người có tài họ khái tính lắm, phải biết dùng họ và tôn trọng họ, họ có tư cách, họ có lòng tự trọng, họ có đầy đủ lòng kiên nhẫn và biết liêm sỉ. Họ sống ở đâu cũng được, một mái nhà đơn sơ, họ hạnh phúc vì phục vụ và được phục vụ nhân dân.

Có ai ở Việt Nam làm nhà nước mà dám nhận mỗi tháng 1 đô la không? Nhưng nếu tôi làm nhà nước tôi sẽ nhận mỗi tháng 1 đô la.

Ngoài giờ hành chính tôi chữa bệnh, dạy võ, dạy phong thuỷ cho dân chắc tôi sống thoải mái bằng chính sức lao động của mình đó là tôi hạnh phúc và đó là tôi đang sống tự do. 

Nhiều kẻ lợi dụng chức quyền mà tham nhũng, mua bán bằng giả, lừa đảo trí tuệ nói dối nhân dân tự ngẫm lại mà xấu hổ!

Tôi có thừa khả năng để giải thích cho ông về khoa học nhưng tôi nghĩ ông chưa phải là nhà khoa học vì ông mang tiếng là giám đốc UIA mà đi đố tôi làm tạnh mưa trong 1m2 thì đủ hiểu tầm nhìn khoa học của ông chắc phải đeo kính cận! Và người như vậy thì tôi không muốn giải thích và không đủ trình độ để nghe tôi giải thích!

Tôi cũng đọc rất nhiều báo nói lùm xùm về ông, mạng xã hội cũng có, thôi cuộc đời ai cũng có cái sai nhưng sai về đạo đức thì xấu hổ vô cùng ông ạ! Sai về khoa học thì do mình dốt, sai về thần học thì do mình chưa ngộ, sai về thiên văn học thì do mình trí kém không nhìn ra được tận xa trong vũ trụ! 

Vậy nên đến tôi, tôi cũng phải nói rằng khả năng hô phong hoán vũ là có nhưng đạt 70% là giỏi lắm rồi! Ông có thể mời bất kỳ giáo sư nào về võ thuật, y học, an ninh nói chuyện, tôi chuyên nghành về lĩnh vực đó thì tôi khẳng định 90% là tôi giỏi và không cần ông công nhận mà thế giới đã công nhận tôi đàng hoàng.

Còn về pháp ấn đuổi mưa tôi đã làm nhiều lần rất tốt, tôi đã thử nghiệm cả trong những lúc tôi đi chơi với bạn bè vì rằng văn ôn võ luyện nếu mình không làm nhiều lần thì không thể kiểm chứng. Nhưng tôi nói cho ông biết nếu giải thích cho ông về thần học thì bằng không vì qua báo chí tôi biết ông chẳng biết tí gì về lĩnh vực này nên giống như nước đổ đầu Vịt.

Đáng lẽ ra tôi không cần giải thích cho ông nhưng vì tôi tôn trọng cái danh giám đốc UIA và tôi cũng cần tôn trọng mọi người nên tôi giải thích cho ông về khoa học cái mà tôi nghe ngóng học được ở nước ngoài nhé:

Thưa ông khí quyển của trái đất có các tầng sau:
Tầng đối lưu, Tầng Bình Lưu, Tầng Trung Lưu, Tầng Điện Li, Tầng Ngoài hay có thể gọi Ngoại Quyển, Nhiệt Quyển, ngoài ra nó còn có các tầng Ozon, tầng Từ Quyển, Thượng Tầng khí quyển, Vành Đai Bức Xạ Van Allen.

Trong đó tầng đối lưu từ mặt đất lên đến 7-17 km nhiệt độ giảm dần từ tương đương 40 độ đến -50 độ vậy nên không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang, nó lưu chuyển rất mạnh làm cho nước thay đổi ở cả 3 trạng thái nóng, mát, lạnh. Nó gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý nên mới tạo ra những hiện tượng thời tiết như mưa nhỏ, mưa to, mưa đá, gió, bão, lốc, tuyết, sương mù v.v.. đều diễn ra ở tầng đối lưu.

Vậy nếu ông đố tôi làm tạnh mưa ở 1m2 thì khác gì đứa trẻ mới 3 tuổi nghe chuyện thần thoại mà há mồm ngơ ngác!

Thưa ông, ông có biết người Nga làm tạnh mưa bằng cách nào không?

Ông tưởng bay lên lộn nhào quệt cánh vào mây cho tan ra chắc? 

Hay bắn tên lửa tan mây? Bắn thế nào? Tôi chắc chắn 100% là ông không thể giải thích được cho tôi nghe. Vậy ông chịu khó nghe tôi trình bày nhé thưa ông tiến sỹ.

Nếu ta đưa một lượng cacbon dioxit vào các đám mây lập tức nó sẽ kích thích các ion âm và dương ngưng tụ lại và tạo ra mưa. Nên người ta đã sản xuất ra các tên lửa hay pháo xiết để gắn vào bệ phóng trên máy bay hay đầu tên lửa và phóng ra không trung, trong đó các yếu tố cơ bản là các nguyên liệu được chế tạo từ nam châm tạo ra các cực -+ hay - -, + + như ông biết ngược dấu thì tụ lại cùng dấu thì đẩy ra. Chính vì vậy mà các ion cùng dấu đã làm giãn các cơn mưa và làm cho bầu trời tươi sáng. 

Ở Việt Nam chưa làm được điều này!

Vậy thì tôi dùng khí công hay năng lượng, hay ý chí, hay ấn pháp, hay cúng v.v... Miễn là tôi làm cho giảm nhẹ cơn bão, lệch hướng cơn bão, hay giảm mưa, thậm chí tan mưa tuỳ thuộc vào lượng mây hay tốc độ đối lưu của khí quyển thì đã là người xưa nay hiếm và đáng lẽ ra ông phải trân trọng cho dù tôi có làm thành công hay không thì ít nhất cũng tuyên dương cho tôi một câu để tôi còn cố gắng mà học tập rèn luyện, còn tôi làm mà đạt được đỉnh cao thì đó là phúc lớn cho đất nước. Nếu không may mà tôi làm được ít hoặc có thể 30% không thành công thì ông cũng tặng cho tôi lời khen ngợi là dám nghĩ và dám làm. Đằng này ông té cho tôi một gáo nước rồi bảo ông Huỳnh vận công hay bùa chú cho nước không vào người thì quả là ông quá đáng lắm! 

Ông sẽ sung sướng khi tôi thất bại, và ông chỉ gật gù rồi nói cũng được khi tôi thành công thì thật uổng công Trời Phật ban cho tôi trí tuệ và sức mạnh cùng sự khổ luyện hơn 40 năm của tôi quá.

Việc làm trái với quy luật đã tổn phúc cho tôi lắm rồi lại còn tự mãn mà thách đố tôi “ tắt điện „ thì thật là kẻ hèn không muốn ai hơn mình.

Việc tôi tuyên bố ắt có lý do, và ít nhất tôi cũng tự tin về mình vì ông nhớ rằng tôi là "người kế thừa những kiến thức vĩ đại" theo cách gọi của bách khoa toàn thư Liên Bang Nga. 

Còn các cháu thanh niên thì tôi không chấp vì các cháu còn phải học 30 năm mới hết được những kiến thức mà tôi đang có. Nhưng ông lên tiếng tôi buộc phải trả lời công khai vì đó là danh dự của một người quân tử đàng hoàng. Khối kẻ là nhà khoa học mà vẫn quỳ lạy cúng bái xì xụp thì đó ông gọi là mê tín hay đức tin? 

Hãy trả lời lại và nên xin lỗi tôi công khai trước nhân dân nếu ông là người có chút liêm sỉ.

Cuối cùng tôi kính chúc ông mạnh khoẻ hạnh phúc an khang thịnh vượng.

Tôi mong tổ quốc ta là một nước có Minh Vương Thịnh Trị để Quốc Thái Dân An.


Hà Nội ngày 13-09-2015
Võ sư. Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh 

Kính thư


Lương Ngọc Huỳnhさんの写真
"
https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/484260081750166:0



2. Bài bổ sung

"



Từ cậu bé sinh non đến võ sư không địch thủ


Lương Ngọc Huỳnh là chưởng môn phái Lâm Sơn Động, VS.GS có tài đuổi mưa, một ‘dị nhân không huyết áp’, thần y có biệt tài chữa bệnh cho mọi người.


Tuy nhiên ngoài đời, nhiều người sẽ phải ngạc nhiên vì sự người giản dị và trẻ trung ở anh.
Không chỉ là bác sĩ – võ sư – giáo sư – viện sĩ, anh còn đảm nhiệm vai trò như chiếc cầu nối quan trọng trong mối quan hệ Việt – Nga cũng như trong mối hảo hữu với chính quyền nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự sống kỳ diệu của cậu bé sinh non
Lương Ngọc Huỳnh sinh năm 1966 tại làng Dương Cốc, Quốc Oai, Hà Tây. Mẹ anh đã đẻ rơi anh khi bà đang cặm cụi công việc ở chuồng trâu.
Một bà hàng xóm đã nhanh chân chạy sang dùng cật nứa cắt rốn cho mẹ con anh. Người mẹ nhẩm tính khi sinh anh, bà mới mang thai được 7 tháng 20 ngày.
Tiếng tăm Lâm Sơn Động theo Lương Ngọc Huỳnh đi khắp thế giới
Tiếng tăm Lâm Sơn Động theo Lương Ngọc Huỳnh đi khắp thế giới
Có lẽ do sinh thiếu tháng, nên người anh lúc ra đời bé tẻo teo, chỉ nặng 1,7kg. Và thật không may, mới 3 ngày tuổi anh bị nhiễm trùng uốn ván.
Đến lúc được người nhà đưa đến bệnh viện thì các bác sĩ đều lắc đầu, trả về cho người nhà để lo hậu sự.
Ôm đứa nhỏ còn đỏ hỏn trong tay đi chôn, ai nấy đều thấy đau lòng. Cũng may, bà nội cậu bé, cụ Nguyễn Thị Tỵ vốn cũng là một võ sư y thuật cao minh, nghe tin buồn vội vã từ Hải Phòng trở về.
Thương đứa cháu bất hạnh, bà đòi bới mộ lên để nhìn mặt cháu 1 lần. Nhờ đó mà cậu bé chết lâm sàng có được cơ hội sống sót cuối cùng một cách kỳ diệu.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về võ thuật và y học, đó là sự may mắn của Lương Ngọc Huỳnh. Bố mẹ anh sinh được 7 người con, 6 trai, 1 gái và anh là con thứ 5.
Bà nội của anh, người kế thừa những tinh hoa của dòng họ để lại, đã vận dụng tất cả kiến thức về khí công võ thuật lẫn y học cổ truyền để chữa bệnh cho đứa cháu nội kém may mắn.
2
VS Lương Ngọc Huỳnh và hòn than đang cháy trên tay
Ngày ấy, mặc dù được cứu sống nhưng cậu bé Huỳnh lại bị bại liệt, bà nội thường xuyên vào rừng Phú Mãn, cách nhà (ở xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ) 13km, để hái các lá cây thuốc Nam về sắc lấy nước cho anh uống.
Không ai biết những lá thuốc ấy tên gì. Chỉ biết cùng với việc uống thuốc lá rừng, hàng ngày bà miệt mài châm cứu, bấm huyệt cho đứa cháu nội.
Thần kỳ sao, năm lên 4 tuổi, cậu bé Huỳnh bắt đầu chập chững biết đi – những bước đi đầu tiên của cuộc đời.
Thương cháu nội ốm yếu, sau khi cậu bé Huỳnh đã biết đi, sang 5 tuổi bà nội liền truyền dạy võ công gia truyền, với mong muốn duy nhất: học võ người cháu sẽ có cơ thể khỏe mạnh.
Một buổi tập của môn sinh Lâm Sơn Động
Một buổi tập của môn sinh Lâm Sơn Động
Bài tập đầu tiên, bà nội dạy cậu bé Huỳnh là hàng ngày xách 2 viên gạch đã được cột vào dây thừng, mỗi ngày xách gạch đi mười vòng quanh sân nhà.
Năm 8 tuổi, Lương Ngọc Huỳnh chính thức làm lễ nhập môn võ gia truyền của dòng họ. Bà nội cũng bắt đầu dạy cho anh châm cứu.
Trước tiên là bắt anh học các huyệt đạo cơ bản. Hồi ấy, đi học cấp một trường làng, anh đã bị thầy giáo bắt để tay lên bàn đánh mấy roi vì tội… vẽ bẩn lên tay.
Thầy không biết đó là những huyệt đạo bà lấy bút khoanh tròn ghi tên lên đó để anh dễ nhớ. Càng lớn lên, anh được bà nội truyền sâu những bài thuốc Nam gia truyền.
Khi chàng ‘nghệ sĩ tí hon’ trở thành võ sư không có địch thủ
Lương Ngọc Huỳnh từ nhỏ cũng đã sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Bố anh là người đã dạy cho anh đánh đàn bầu.
4
Võ sư Lương Ngọc Huỳnh trổ tài kéo nhị
Còn nhớ, năm 1972, khi máy bay B52 của Mỹ ngày đêm đánh phá Hà Nội, anh và người bố đã đi biểu diễn ở trận địa để phục vụ cho tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ bảo vệ Thủ đô, bất chấp tiếng bom rơi đạn lạc.
Vì những thành tích ấy, tháng 12 năm 1972 anh đã được biểu diễn báo cáo Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và các lãnh đạo của Nhà nước tại Nhà hát Lớn Hà Nội và vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu ‘Nghệ sĩ tí hon’.
”Đó chính là động lực thúc đẩy tôi cố gắng trong cuộc sống. Cũng từ đó, hàng ngày tôi đam mê tập luyện âm nhạc, bên cạnh tập luyện võ thuật và học những bí quyết về y học của dòng họ” – anh nói.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh làm đơn xung phong đi bộ đội và phục vụ trong quân đội 3 năm.
Cuối năm 1988, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê hương, đó là lúc như anh nói, cuộc sống kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Để mưu sinh, anh mở lớp dạy võ cho thanh, thiếu niên trong làng.
7 đời gần đây, dòng họ Lương của Huỳnh luôn có những người văn võ song toàn mà quanh vùng Đồng Quang, Quốc Oai – Hà Tây ai ai cũng biết tiếng.
Tinh hoa võ học được thế hệ trước truyền lại rất có hệ thống nên thế hệ sau không những được duy trì mà còn luôn tìm tòi, bổ sung những bí quyết mới để đạt tới đẳng cấp uyên thâm.
Chiến tranh loạn lạc, nhiều lúc tưởng chừng không thể duy trì được việc truyền dạy võ học trong dòng tộc nhưng bằng nhiều nỗ lực, môn võ gia truyền này đã đạt nhiều đỉnh cao mới, nhất là vào thời Lương Ngọc Huỳnh.
”Người ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp võ thuật và y học của tôi chính là bà nội. Bà đã sớm nhận ra những phẩm chất của tôi ngay từ khi còn nhỏ nên đã tập trung trí lực để truyền dạy võ thuật, y thuật và cả âm nhạc” – võ sư Huỳnh tâm sự.
Năm 1990, khi học trò kéo đến càng ngày càng đông, anh mới khấn tổ sư để xin thành lập môn phái của riêng mình vào ngày 23/9/1990, lấy tên là Lâm Sơn Động.
Chẳng bao lâu, Huỳnh được Sở TDTT Hà Tây (cũ) cho phép truyền bá võ thuật trong toàn tỉnh và học viên của ông lên tới hàng chục ngàn người.
Tiếp đó, ông được nhận vào dạy võ cho công an các xã và Công an huyện Quốc Oai, dạy cả cho lực lượng dân quân tự vệ địa phương. Ông bắt đầu phát triển Lâm Sơn Động ra các tỉnh, TP lân cận Hà Tây như Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội…
Gia đình nhỏ của võ sư Lương Ngọc Huỳnh
Gia đình nhỏ của võ sư Lương Ngọc Huỳnh
Yêu võ và được bà truyền cho hết tinh hoa của võ thuật truyền thống gia đình, năm 27 tuổi, một mình Lương Ngọc Huỳnh lặn lội sang Trung Quốc để học hỏi tinh hoa võ thuật bên ngoài.
Sang nước bạn với 2 bàn tay trắng, nhiều khi cũng phải ‘mãi võ kiếm sống’, thậm chí phải chiến đấu lại với những lời thách thức của những môn phái xung quanh, anh luôn giữ vững tiêu chí ‘Muốn không bị rắc rối thì buộc mình phải chiến thắng trong tất cả các cuộc tỷ thí’.
Quả vậy, cho tới mãi về sau, đến khi lập nghiệp ở Nga, chàng trai đất Việt ấy chưa một lần thất bại trên sàn đấu. Thậm chí, hiếm có đối thủ nào có thể kéo dài trận đấu quá 1 phút.
Cùng nghe phút ngẫu hứng cùng đàn bầu của võ sư Lương Ngọc Huỳnh:
Theo Báo Đất Việt
"
http://vothuat.vn/vo-thuat-cuoc-song/tu-cau-sinh-non-den-vo-su-khong-dich-thu.html

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Một nhà báo của Tạp chí Công thương mới bị thu thẻ

Vì có chút để ý đến tờ tạp chí này, nên liếc xem.

Dưới là thuần túy lưu tư liệu.


---

1. Thông tin thu thẻ


Thu hồi thẻ nhà báo của bà Lê Phương Dung



(Kiến Thức) - Bộ Thông tin Truyền thông vừa quyết định thu hồi thẻ nhà báo của bà Lê Phương Dung, Tạp chí Công thương, do thiếu trung thực khi khai xin cấp thẻ.

Hôm nay 12/9, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa ra quyết định chính thức về việc thu hồi thẻ nhà báo của bà Lê Phương Dung, đang công tác tại Tạp chí Công thương thương thuộc Bộ Công thương. 

Quyết định được đưa ra dựa trên những điều trong Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí; Thông tư của Bộ Văn hoá- Thông tin hướng dẫn về thu hồi thẻ nhà báo và dựa vào quyết định của Cục trưởng Cục Báo chí.

 Thu hoi the nha bao cua ba Le Phuong Dung
 Thẻ nhà báo. 

Cụ thể, Bộ TT&TT đã thu hồi thẻ nhà báo số thời hạn 2011- 2015 đã cấp cho bà Lê Phương Dung, công tác tại Tạp chí Công thương do bà Dung chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ.


Tổng biên tập Tạp chí Công thương có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo của bà Lê Phương Dung nộp về Bộ thông tin và Truyền thông qua Cục Báo chí theo đúng các quy định của pháp luật về báo chí.

http://kienthuc.net.vn/doc-30s/thu-hoi-the-nha-bao-cua-ba-le-phuong-dung-557218.html

2. Một bài trên blog Nguyễn Trọng Tạo



NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG CHỈ TÌNH YÊU Ở LẠI


15 Votes

Nhà báo KHÚC THỊ NGA
Tiếng cô gái trong điện thoại vui vẻ gọi tôi:
– Chị ơi, tối nay nhé, mình ra Bờ Hồ gặp nhạc sỹ Đức Trí – “Người hát rong” không nhà không cửa ấy mà, để em biếu ông chiếc điện thoại và một va ly quần áo em vừa mua ” trang bị ” cho ông để đủ ấm qua mùa đông khắc nghiệt của Hà Nội.
Tôi nhận ra Phương Dung, nhà báo – biên tập viên của một tờ Tạp chí chuyên ngành, trong nghiệp báo đưa đẩy thì chị em chúng tôi cũng có những “duyên nghiệp” gắn bó tròm trèm trên dưới 20 năm, và hỏi lại:
– Nếu chị không nhầm thì sáng nay em vừa nhận Huy hiệu “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân” của Mặt trận Tổ quốc, thành tích gì vậy?
– Vâng ạ, vì có thành tích đóng góp tiền của xây dựng trường học cho học sinh vùng cao, cũng như mua toàn bộ trang thiết bị, bàn học sinh cùng bảng chống loá cho nhà trường; Làm từ thiện giúp bệnh nhân nghèo ở nhiều bệnh viện…
Tôi nhận lời Dung, thế là tối mùa đông cận kề ngày noel của năm 2012. Chúng tôi gồm các nhà báo, nhà văn, nhà thơ xôm tụ bên Hồ Gươm lung linh ánh đèn, cùng hát với nhạc sĩ Đức Trí và trao tặng quà cho ông trong tràn đầy xúc động.
Tuần trước, Phương Dung vừa rủ tôi vào Viện Huyết học tặng vợ chồng thượng uý Phan Văn Hoàng người Nghệ An (Bộ đội Trường Sa) số tiền 20 triệu đồng để phụ giúp một phần chữa bệnh cho con gái đầu lòng 13 tháng tuổi của anh chị. Hoàn cảnh của anh Hoàng rất thương tâm, lấy vợ hơn 10 năm không sinh con, chạy chữa mãi, trong nhà có gì phải bán sạch để lấy tiền chữa bệnh. Năm 2011, trời thương cho sinh bé gái Phan Thu Hoài, nhưng bé được 1 năm tuổi thì bệnh viện phát hiện ra bé bị suy tuỷ nặng. Khi ở trong bệnh viện, vợ anh Đại uý Hoàng đã nắm chặt tay Phương Dung, hai hàng nước mắt chan hoà khiến chúng tôi cũng không cầm lòng được. Thế mà mấy hôm sau đã thấy Dung gọi đi tặng quà cho bác “nhạc sĩ đường phố” rồi.
Lê Phương Dung là thế, một nhà báo hảo tâm có tâm hồn trong sáng, miệt mài và lặng lẽ làm từ thiện không so đo tính toán, không phô trương ồn ào. Đã có kênh truyền hình ngỏ ý muốn làm phim về Dung nhưng cô đã dứt khoát từ chối. Có lần lên huyện miền núi Mèo Vạc – Hà Giang viết bài, thấy đời sống của đồng bào vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, Dung về xuôi bỏ tiền túi ra mua liền 100 cặp dê (200 con) đưa lên tặng cho bà còn dân bản ở đây với một ước mơ cháy bỏng: “Mênh mông đồng cỏ thế này, núi non hùng vĩ thế này, dê sẽ sống khoẻ, sinh sản mạnh.. .nó sẽ biến thành nhà cửa, quần áo, xe cộ, sách vở cho trẻ đến trường…”.
Khi khúc ruột miền Trung bị thiên tai hoành hành, nhà thơ Trần Ninh Hồ đã bắt gặp Dung ở Phú Yên cùng các bạn bè, đồng nghiệp 9 người, với toa tàu 30 tấn chở vải vóc mỳ tôm, thuốc men, quần áo của Dung mua, đem đến tận nơi vùng bão lũ tặng đồng bào…
Nhân Noel 2012, Dung đã tặng 200 phần quà cho một giáo phận tại tỉnh Hà Tĩnh, mỗi xuất quà trị giá 1 triệu đồng. Và thật cảm động trong dịp tết Nguyên đán Quý Tị năm nay, tấm lòng thơm thảo của Phương Dung lại “tìm đến” với nhà thơ, thương binh nặng Hoàng Cát đang bị bệnh ung thư rất nặng. Nhận 50 triệu đồng để chữa bệnh, ông nhà thơ thương binh không nén nổi sự xúc động.
Nhà báo Lê Phương Dung tại nhà riêng - Ảnh do LPD cung cấp.
Nhà báo Lê Phương Dung tại nhà riêng – Ảnh do LPD cung cấp.
Cách đây hơn 10 năm, là phóng viên Tạp chí Thương Mại. Phương Dung hay viết bài cho báo Tuổi trẻ Thủ đô do tôi làm Tổng Biên tập. Tôi rất thích những bài viết của cô: ngắn gọn, khúc triết, mang tính nhân văn và thường góp ý giúp cô nâng cao nghiệp vụ, Dung tiếp thu rất nhanh, do đó mà chị em qua lại, gắn bó.
Thế rồi, năm 2000, vụ án Mai Văn Huy, Giám đốc Công ty Thương Mại Dầu Khí Đồng Tháp buôn lậu là đề tài “nóng” của báo chí hai miền Nam, Bắc. Phương Dung bị bủa vây vì những thị phi, những ác ý nhưng cô không hề phản ứng lại. Ít ai biết rằng gần 10 nhà báo bị “nghi vấn” hồi đó không hề bênh vực hành vi buôn lậu của Mai Văn Huy, mà chỉ xoay quanh nhân vật Bùi Thanh Sơn, nhân viên Công ty TMDKĐT, đã tham ô 300 triệu đồng tiền thau chua rửa mặn ở Củ Chi (Thành phố HCM). Sơn đổ tội tham ô cho Huy. Một số nhà báo nói Sơn có dấu hiệu vu khống. Khi Dung cùng với một số nhà báo vào Đồng Tháp, Huy có chi 18 triệu đồng tiền vé máy bay và biếu mỗi người 200 nghìn đồng, và 1 ký tôm khô. Sau đó, họ bị tai tiếng, bị dư luận ném đá, buộc Công an phải vào cuộc điều tra. Không ai biết rằng, chính Phương Dung là người đã đứng ra nộp lại tiền vé máy bay của cả đoàn và tiền mỗi nhà báo nhận mỗi người 200 nghìn đồng chỉ vì cô “thấy tội cho các anh chị, không muốn thu lại của từng người nữa”.
Vì cho đăng bài về Công ty Dầu Khí Đồng Tháp trên báo Tuổi trẻ Thủ đô, tôi đã phải làm việc với cơ quan Công an. Họ cũng nói ngay rất rõ là nhà báo Lê Phương Dung không hề liên quan đến vấn đề kinh tế, hay nhận hối lộ gì ở đây cả. Khi đối chất với Mai Văn Huy trước cán bộ điều tra xét hỏi, anh ta có nói một câu:
– “Từ lâu, tôi vẫn thường được nghe nói chất “sỹ phu Bắc Hà”, nhưng thực lòng tôi không hiểu nó như thế nào. Giờ được gặp chị Nga, chị Dung thì tôi mới hiểu thế nào là “sỹ phu Bắc Hà”. Tự nhiên hai hàng nước mắt của tôi chảy ra.
Thấm thoát đã hơn 10 năm trôi qua, Mai Văn Huy đã được trả tự do. Cơ duyên thế nào Huy lại bay ra Hà Nội, uống cà phê với tôi và Phương Dung bên Hồ Tây. Anh ta nhờ vả Dung giúp vốn làm ăn, và thật không ngờ Dung đã vui vẻ cho Huy vay rất nhiều tiền để tạo lập cuộc sống khi Huy chỉ còn hai bàn tay trắng. Điều đáng mừng, hiện nay Huy là Giám đốc một doanh nghiệp mạnh ở Cần Thơ. Kết thúc câu chuyện thật có hậu.
Chắc các bạn muốn biết một nhà báo làm sao có nhiều tiền để làm từ thiện? Xin nói ngay: Bà nội của Dung là dân Paris gốc, lấy chồng Việt Nam. Dĩ nhiên bố Dung lai Pháp, ông đi bộ đội, là chiến sĩ Vệ quốc đoàn… Bản thân Dung đã trải qua những giai đoạn khó khăn của thời thơ ấu, mẹ goá con côi. Một mình mẹ Dung đã chèo lái, ở vậy thờ chồng nuôi bốn đứa con thơ dại khi goá chồng ở tuổi 30. Dung ngoan ngoãn, hay làm hay làm, tần tảo từ tấm bé. Trong một lần đi cùng Dung, tôi đã được gặp những người bạn, người công tác cùng mẹ của Phương Dung ở Cty Bách hoá bông vải sợi VP, thì họ đều ca ngợi và luôn nhớ về mẹ của Phương Dung, một người phụ đẹp nền nã, con gái gốc Nam Định, có một cách giáo dục con cái rất nghiêm khắc “quân phiệt”, nhưng lại là một người thường xuyên hay giúp đỡ người khác “thương người như thể thương thân”, và còn khen Dung giống mẹ mình ở cái tính bộc trực, thẳng thắn. Dung cũng chung lưng, gánh vác, lo toan, đi làm thuê, làm mướn để có thêm thu nhập giúp mẹ nuôi các em. Họ kể, cứ nghỉ hè là Dung mít lại đi làm “cô hàng giải khát” và phụ nấu bếp cho bếp ăn tập thể, học thì rất giỏi vì Dung có một trí thông minh kỳ là, nên được tuyển thẳng vào lớp hai khi tròn 6 tuổi.
Nhưng rồi số phận dun dủi khiến gia đình bà nội ở Paris tìm ra cô. Họ nội của Dung là một dòng dõi quý tộc lớn ở Pháp, có nhiều dinh thự, lâu đài, họ đã cho cô phần thừa kế lớn gia sản. “Số giàu mang đến dửng dưng” là thế. Có tiền, nhưng Dung không “giầu đổi bạ ” mà vẫn hoà đồng, chân tình với những người bạn, sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm láng giềng một cách vô điều kiện.
Hàng ngày, nhìn nhà báo Phương Dung chơi pi-a-nô, hát nhạc Trịnh, ăn mặc sành điệu, tự tin điều khiển chiếc ô tô sang trọng của mình, chắc chẳng ai có thể ngờ chừng 20 năm trước, cô sinh viên Phương Dung có hai bằng ngoại ngữ và kinh tế, phải đi rửa bát thuê cho các quán ăn để tự nuôi thân và phụ giúp cho mẹ đẻ nuôi các em ăn học. Có lúc Dung đã phải tá túc trong một ngôi đền trong phố cổ Hà Nội, hưng chịu mọi nỗi cơ hàn, bị mẹ đánh, đuổi đi chỉ vì Dung đã” dám ” bảo vệ tình yêu của mình, khi gia đình Dung quyết liệt không chấp nhận cuộc tình này.
Nhưng cuộc sống thiếu thốn, gian khổ không vùi dập được Dung, trái lại nó giúp cô có thêm nghị lực để vươn lên và trưởng thành. Dù khó khăn, cô vẫn yêu thương mọi người, giúp đỡ bạn bè. Câu chuyện Dung tặng nhà báo T.H có hoàn cảnh khó khăn hơn mình chiếc xe máy khi Dung chẳng khá gì khiến bạn bè còn nhắc mãi.
Cuộc đời của Dung không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Sau cái đận vào Đồng Tháp, Dung bị ung thư phổi phải ra nước ngoài phẫu thuật, thời gian tiếp theo là mấy lần lên bàn mổ. Nhưng có lẽ cô gái tốt bụng, được trời thương, hộ trì cho qua kiếp nạn đê sống vui, sống khoẻ với hai cậu con trai ngoan ngoãn, còn người chồng mà cô” hi sinh tình máu mủ “,để bảo vệ, thì cô cũng dứt ra cho bằng được chỉ vì một lần duy nhất nhìn thấy anh ta đang dúi đầu người mẹ đẻ của mình, khi đó mẹ của Dung đã bị mù mắt do bệnh thiên đầu thống. Đã bị nhiều lần thằng “con rể ” trời đánh, hành hạ, tạt tai vì cái tội ăn cơm vãi ra ngoài, và cho là bà ăn bám, nhưng vì thương con gái, nên đành nghiến răng chịu đựng, và hiển nhiên khi Dung bắt quả tang tại chỗ, anh ta đã không được Dung tha thứ.
Mọi thứ dù khó khăn, hay gặp những cư sử nhiều khi phải nói là bạc bẽo, trở mặt của chính những người đã từng nhận ở Dung sự giúp đỡ rất chân tình vô điều kiện, khi được việc rồi họ quay ngoắt 180 độ với Phương Dung, thì Dung vẫn vui vẻ nhẹ nhàng. Không bao giờ thù hận hay trách cứ ai là một điều rất đặc biệt ở Dung. Nhưng tôi nghiệm ra những người đó thường gặp vận hạn, rủi ro ngay sau đó. Ngẫm ra cũng là một sự khác lạ…
Còn thư cảm ơn Phương Dung thì có đến hàng xấp. Em Lê Thanh Hiền, sinh viên Học viện HCQG cũng mới gửi thư cho Dung. Mẹ Hiền là bác sỹ bệnh viện đa khoa Thái Nguyên bị chết vì tai nạn ô tô, bố làm công chức nuôi hai chị em Hiền, gia cảnh nghèo túng. Khi ông bị mắc bệnh thiên đầu thống, Dung đã giúp toàn bộ chi phí mổ mắt, nay ông đã khỏi hẳn.
Lá thư có đoạn: “dù cháu chưa được gặp cô, nhưng qua lời bà cháu kể cháu thật lòng ngưỡng mộ cô. Bố cháu từ Thái Nguyên về Hà Nội chữa mắt đã được cô giúp đỡ. Bố cháu phi thường lắm. Bố làm việc vất vả, hi sinh nhiều chỉ để lo cho hai chị em cháu không bị thiếu thốn. Có lẽ ông trời thương bố cháu nên đã cho bố cơ hội gặp được một người có tấm lòng nhân hậu như cô. Cả nhà cháu vẫn thường nhắc đến cô với sự biết ơn và cảm phục. Cháu nhiều lần muốn được gặp cô để nói lời cảm ơn, nhưng chưa có cơ hội nào cả…”.
Còn cụ bà Phạm Thị Nguyên cán bộ VPCP nghỉ hưu ở Hoàng Hoa Thám, Hà Nội thì viết:
“…Hôm vừa qua cô tổ chức cho chúng tôi ba chục cụ đi xem ở Nhà hát lớn, một nơi tôi ít được đến, mọi người đều rất hân hoan vì cách cô tổ chức thật chu đáo, một mình tôi ở xa, cô đưa về tận nhà, đêm thao thức tôi cảm động không sao ngủ được. Nhân đây tôi cũng xin nói với cô về chuyến đi của đoàn Phật tử hơn 50 người về cúng chùa Ninh Bình do cô thuê xe đưa đón hôm 20/10 vừa qua. Khi lên đường thì trời mưa rất to đến nơi thì trời tạnh, chúng tôi nghĩ có sự hộ trì của cô nên chúng tôi gặp may mắn. Tôi rất vui mừng khi biết cô cho một chuyến xe và 10 triệu đồng cùng bánh kẹo, hoa quả để cúng chùa. Khi lên xe cô còn phát tiền cho tất cả các Phật tử, công đức của cô thật vô lượng, vô biên, cô là hiện thân của con nhà Phật, chỉ có Bồ tát mới có tấm lòng vàng như vậy…”.
Trời cho Dung làm tỷ phú tài năng và xinh đẹp, nhưng cô vẫn lao vào cuộc sống để viết báo, làm thơ với tất cả tình yêu con người sẵn có. Tôi đã đọc nhiều bài báo Phương Dung viết về Hà Nội và viết về thủ đô các nước xa lắc khi cô có dịp đặt chân tới. Tất cả đều tinh tế, thú vị và độc đáo.
Tôi thích bài thơ” Trên đại lộ danh vọng ” của Dung. Xin trích mấy câu kết:
“… Nếu anh hỏi em mơ gì chiều nay
trên đại lộ quang vinh
Nơi hàng ngàn ngôi sao cứ hoài
nhấp nháy
Em biết mọi danh vọng cuộc đời
rồi sẽ qua đi
Chỉ tình yêu – Là điều cuối cùng ở lại “.

Không ham tiền tài, danh vọng, không bon chen và cũng chả bao giờ giữ lại trong mình sự thù hận hay tức tối với kẻ ganh ghen, nói xấu, bôi nhọ mình.
Phương Dung cứ nhẹ nhàng thanh thản với cuộc sống, trong một kỷ luật rất “con nhà lính”. (Mẹ của Phương Dung cũng vốn là một quân nhân chuyển ngành với thương tật 1/4). Có lẽ mà vì vậy cô trẻ “rất dai”. Chúng tôi vẫn nói đùa với nhau rằng có lẽ thời gian đã quên hẳn Dung rồi chăng?
Với một quan niệm: Cho tức là nhận. Khi ta đem niềm vui đến cho mọi người thì chính ta là người hạnh phúc nhất.
Tôi yêu Phương Dung bởi cô là một nhà báo như thế.
Hà Nội, Xuân 2013

Nguồn: Tạp chí Nhà báo Thủ Đô, xuân Quý Tỵ

https://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/07/02/nha-bao-le-phuong-dung-chi-tinh-yeu-o-lai/



3.

4.