Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Chuyên gia tâm linh Vũ Thế Khanh vs chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân

Sự kiện mới còn đang tiến triển. Tư liệu cũ từ năm 2013, thì ở đâyở đây.

Ở dưới là thuần túy lưu tư liệu mới.

Tư liệu được xếp ngược và bổ sung dần.

---

4.
Ngày 14 Tháng 9, 2015 | 09:18 AM

Vụ chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân bị tố dùng bằng rởm: Có thể khởi kiện ra tòa

GiadinhNet - Như Báo GĐ&XH số 109 ra ngày 11/9 đã thông tin, ông Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu ứng dụng khoa học Thôi miên Việt Nam – HARUVA - Trung tâm NC sức khỏe Thể - Tâm - Trí, bị “tố” sử dụng bằng rởm và dùng thôi miên để chữa bệnh. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, bằng cấp, mới đây Trung tâm của ông Quân đã nhận được tư vấn pháp lý của luật sư về việc khởi kiện vụ việc trên ra tòa.

Lớp học của ông Quân. Đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường Đại học Tuebingen, CHLB Đức (ảnh nhỏ). Ảnh: Đ.A
Đủ chứng cứ pháp lý về bằng cấp
Ông Nguyễn Huy Long, Công ty Luật Nam Nam và Cộng sự cho rằng, việc “tố” chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân dùng bằng “rởm”, gian lận về bằng cấp là hoàn toàn sai sự thật. Theo ông Long thì ông Nguyễn Mạnh Quân có đầy đủ bằng cấp và hồ sơ, tài liệu chứng minh học vị thạc sỹ thôi miên: 2 văn bằng bản chính được các học viện tại Đức cấp. Cụ thể, một là văn bằng thạc sỹ thôi miên do HYPNOSEMASTER AKADEMIE cấp ngày 14/05/2010 đồng thời cung cấp bản dịch của văn bằng này được dịch thuật tại Trung tâm dịch thuật VHD 187 Bà Triệu, dịch từ Tiếng Đức sang Tiếng Việt ngày 22/07/2011 do ông Hoàng Văn Thương dịch, với chứng thực của phòng Tư pháp quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Bản dịch này cũng đã nêu rõ: “Ông Nguyễn Mạnh Quân đã đỗ với kết quả tốt trong kỳ thi và được quyền mang học vị thạc sỹ thôi miên”. Hai là chứng nhận của DIE HYPNOSEMASTER AKADEMIE cấp cho ông Quân ngày 25/07/2010, trong bản dịch được chứng thực tại Phòng Tư pháp quận Hai Bà Trưng cũng đã nêu: “Nguyễn Mạnh quân đã tham gia có kết quả tốt Xeemina nâng cao về thôi miên tại Trung tâm đào tạo của Học viện thôi miên D-944424 Arnstort. Ông Nguyễn Mạnh Quân được quyền sử dụng biểu tượng và tên gọi nhà huấn luyện thôi miên”.
Như vậy, theo Luật sư Phan Huy Long thì chưa kể bằng thạc sĩ thôi miên của ông Quân đã được Tòa án Beclin hợp thức, công nhận hoạt động hợp pháp tại CHLB Đức thì việc được hợp thức Lãnh sự công nhận hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cũng chính là những tài liệu pháp lý quan trọng của ông Quân mà người tố có thể chưa nắm được. Việc ông Nguyễn Mạnh Quân có đầy đủ tài liệu về mặt pháp lý để chứng minh về học vị thạc sỹ thôi miên của mình là sự thật.
Luật sư Phan Huy Long cũng cho rằng, những lời lẽ tố ông Nguyễn Mạnh Quân như: “Gian lận về hồ sơ văn bằng, học vấn”, “tư cách đạo đức không tốt”, “chưa được đào tạo, chưa có hiểu biết về ngành y khoa cũng như chưa có khả năng thực sự về thôi miên”… là một chiều, không chỉ là vu khống mà còn xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người bị tố (ông Quân – PV) khi mà các văn bằng, giấy tờ chứng minh bằng cấp đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Hoạt động đã được đăng ký với Bộ KHCN
Ngoài ra, thông tin “Dùng khả năng thôi miên của mình để chữa bệnh” cũng đã được phủ nhận. Bởi vì, ông Nguyễn Mạnh Quân khẳng định mình không dùng thôi miên để chữa bệnh ở Việt Nam mà chỉ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học công nghệ theo Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ số A-976, đăng ký lần đầu ngày 30/06/2011 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp với tư cách người đứng đầu Trung tâm.
Cụ thể, theo Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu phát triển sức khỏe Thể - Tâm – Trí hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ sau: Nghiên cứu, ứng dụng, đánh giá, xây dựng mô hình phát triển về thể chất, tâm lý, trí tuệ; Dịch vụ KH & CN: Tư vấn, thẩm định, phản biện, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, phổ biến kiến thức, hội nghị, hội thảo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu trên; Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm. Căn cứ vào những điều đã phân tích ở trên, theo luật sư Long thì việc “tố” ông Quân là rất tắc trách”.
Phía văn phòng luật sư cho rằng, khi chưa có căn cứ xác đáng đã có những phát ngôn như: “gian lận về hồ sơ văn bằng, học vấn”, “tư cách đạo đức không tốt”, “gian lận”, “chưa được đào tạo, chưa có hiểu biết về ngành y khoa cũng như có khả năng thực sự về thôi miên”,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Từ những phân tích ở trên, luật sư Nguyễn Huy Long đã đề xuất  2 phương án giải quyết vụ việc này: Một là, ông Quân có thể yêu cầu phía “tố” sai cải chính thông tin trên 3 số báo liên tiếp trên các trang mạng đã đăng tải lời tố cáo đối với ông Nguyễn Mạnh Quân. Hai là ông Quân có thể khởi kiện ra tòa vì bị xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của mình.
“Tố” bậy có thể bị phạt đến 2 năm tù
Theo luật sư Phan Huy Long, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Ðiều 37 Bộ luật Dân sự quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Thế nên, theo quy định thì người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính theo điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Cũng theo luật sư này, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự. Cụ thể: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm; Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1- 5 năm”.
Luật sư Phạm Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế và Đồng nghiệp cho rằng, ông Quân có thể khởi kiện khi bị xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm. Căn cứ điều 122, Bộ luật Hình sự đó là tội Vu khống: “Khoản 1: người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội cần tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt cảnh cáo, cải tại không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. 
Trường Đại học Tuebingen đã cấp bằng Tiến sĩ
Thông tin “tố” cho rằng nơi ông Quân học không cấp bằng Thạc sỹ song tìm hiểu  chúng tôi được biết, Trường Đại học Tuebingen – nơi ông Quân bảo vệ Thạc sĩ, không chỉ đã cấp bằng Thạc sĩ mà còn cấp bằng Tiến sĩ. Đó là việc cấp bằng Tiến sĩ thôi miên cho ông Drik Revenstorf, người Đức vào năm 2003 tại đây.
Đông An/Báo Gia đình & Xã hội
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/vu-chuyen-gia-thoi-mien-nguyen-manh-quan-bi-to-dung-bang-rom-co-the-khoi-kien-ra-toa-20150914091823164.htm



3.

Tiến sỹ học thôi miên 3 ngày: "Không thể đánh giá ông Mạnh Quân"

Hoàng Đan | 

Tiến sỹ học thôi miên 3 ngày: "Không thể đánh giá ông Mạnh Quân"

TS Phan Quốc Việt (bên trái) và chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân.


Chủ tịch Tâm Việt Group Phan Quốc Việt cho biết, ông đã từng tham gia lớp học 3 ngày của chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân và thu được nhiều điều bổ ích.



Tiên phong trong lĩnh vực thôi miên ở VN
Những "lùm xùm" xung quanh câu chuyện bằng cấp cũng như năng lực của chuyên gia thôi miên, thạc sỹ Nguyễn Mạnh Quân đang gây sự chú ý của dư luận xã hội.
Để có cái nhìn khách quan hơn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi thêm với Tiến sỹ Phan Quốc Việt, Chủ tịch Tâm Việt Group, một người nổi tiếng với các lớp dạy kỹ năng mềm và là người trực tiếp học thôi miên ở lớp của ông Quân.
Ngay khi vừa nhắc đến chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân, TS Phan Quốc Việt đã cho biết ngay, ông rất trân quý ông Quân.
"Ông Quân là một chuyên gia giỏi và là nhà tiên phong trong lĩnh vực thôi miên ở Việt Nam, cá nhân tôi chưa biết người thứ hai", TS Việt chia sẻ.
Hai bằng gốc về thôi miên được chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân cung cấp cho phóng viên.
Hai "bằng" gốc về thôi miên và tâm lý được chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân cung cấp cho phóng viên.
Theo TS Việt, khi ông Nguyễn Mạnh Quân mới về Việt Nam mở lớp dạy, ông đã được mời tham gia lớp học 3 ngày được tổ chức ở Hà Nội.
"Lúc đầu, tôi bỏ tiền ra đóng học phí để đi nghe và hoàn toàn tự nguyện để học, nhưng khi ông Quân biết tôi là một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo thì ông ấy mời chứ không thu tiền và tôi dự đủ 3 buổi đó", TS Việt cho hay.
Trong 3 ngày học, TS Việt cho biết, ông đã thu nhận được rất nhiều điều có ích và về mặt tâm lý đã mang lại hiệu quả thật sự.
"Tôi thấy, vấn đề quan trọng nhất trong lớp học chính niềm tin, ý chí, tinh thần và tự thôi miên, nhưng thực tế thôi miên là niềm tin thôi!
Nếu anh tin là khỏe anh sẽ khỏe, tin là tốt thì anh sẽ luyện tập theo hướng tốt còn không khi mất niềm tin sẽ mất hết. Thôi miên cũng dựa vào niềm tin.
Nhiều người tưởng rằng thôi miên nguy hiểm, sợ nhưng nếu ta không chấp nhận, không muốn thì không ai thôi miên được cả. Điều này giống như không muốn bác sỹ mổ thì không ai dám mổ cả.
Người muốn thôi miên phải rất thả lỏng, ngồi im, chấp nhận để người ta giúp, hỗ trợ thì mới làm được", TS Việt nói.
Đây được cho là tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Đây được cho là tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Bản dịch tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Bản dịch tấm "bằng" thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
TS Việt cũng cho biết thêm, thực tế, trong lớp mà ông dự học, chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân có tiến hành thôi miên.
"Ở đây là niềm tin như ta dán thìa hay điện thoại vào người, nếu ta tin làm đươc thì sẽ làm được còn tin là rơi nó sẽ rơi.
Ông Quân là người có tài thật, có học, có nghề và làm được nhiều việc thực sự. Trong lĩnh vực thôi miên ở Việt Nam thì phải đánh giá, ông Quân là một chuyên gia giỏi, hàng đầu mà chưa ai làm được", TS Việt bày tỏ.
Cùng với đó, vị Tiến sỹ này nhấn mạnh, chuyên môn thực sự của ông Quân đến đâu thì ông không thể đánh giá được và nếu cần nên mời chuyên gia nước ngoài về đánh giá.
"Thôi miên là một ngành được thế giới công nhận, còn ông Quân là người giỏi nhưng giỏi đến đâu thì tôi không đánh giá được vì không có chuyên môn.
Nếu chúng ta không có chuyên môn mà đánh giá người thôi miên thì bậy hoàn toàn. Chúng ta không thể đánh giá ông Quân được!
Nếu ở Việt Nam chưa có chuyên gia thì có thể mời các chuyên gia thôi miên thế giới về đánh giá. Như thế mới có lợi cho đất nước, còn chưa biết mà ném đá thì không nên", TS Việt nhìn nhận.
"Bằng" thôi miên chỉ là "chứng chỉ"
Trong khi đó, từ thông tin về tấm bằng "thạc sỹ thôi miên" mà ông Nguyễn Mạnh Quân cung cấp, chúng tôi đã nhờ một số chuyên gia tại Viện Goeth (tổ chức văn hóa của CHLB Đức, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới - PV) dịch lại và kết quả khá bất ngờ.
Theo thầy Nam Anh, một giảng viên tại Viện Goeth thì "bằng" liên quan đến thôi miên mà ông Quân cung cấp được Hypnosemaster akademie - basel cấp.
Tuy nhiên, chữ Urkunde trên tấm "bằng thạc sỹ thôi miên" mà ông Quân cung cấp không phải là "bằng" mà dịch sang tiếng Việt chỉ được hiểu là "chứng nhận".
Trong dòng chữ Hypnosemaster ghi trên "bằng" thì Hypnose là tiếng Đức được dịch ra là thôi miên còn master là tiếng Anh và ở Đức cũng có dùng từ này.
Theo thầy Nam Anh, nếu hiểu theo đúng nghĩa thì đây không nên dịch là thạc sỹ thôi miên mà chỉ là "sư phụ thôi miên".
Đồng quan điểm đó, một người từng có thời gian dài cộng tác với chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân cũng khẳng định, đã tìm hiểu rất kỹ và chữ Urkunde tiếng Đức dịch ra tiếng Việt chỉ là chứng nhận. Còn văn bằng ở tiếng Đức phải là diplome.
"Dòng chữ Hypnosemaster cũng không nên dịch là thạc sỹ thôi miên mà chỉ nên dịch là người thành thục, thành thạo về thôi miên", người này nói.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này đến bạn đọc...
http://soha.vn/xa-hoi/tien-sy-hoc-thoi-mien-3-ngay-khong-the-danh-gia-ong-manh-quan-20150908003423148.htm


2.

Chuyên gia thôi miên Mạnh Quân nói gì về nghi án dùng bằng "rởm"?

Hoàng Đan | 






Chuyên gia thôi miên Mạnh Quân nói gì về nghi án dùng bằng "rởm"?

Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân



Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân khẳng định, bằng cấp của ông là thật và ông không dùng thôi miên để chữa bệnh ở Việt Nam.







Đã được tòa án chứng thực (?!)
Liên quan đến một số thông tin "tố" việc sử dụng bằng "rởm", không có năng lực, sử dụng thôi miên chữa bệnh không phép... , chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với thạc sỹ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân để làm rõ.
Buổi làm việc diễn ra gần 2 tiếng tại trụ sở Trung tâm UNESCO nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam, tại tầng 2 của Nhà văn hóa Phường Yên Phụ, số 1/15, ngõ 189 đường An Dương, Tây Hồ, Hà Nội.
Mở đầu buổi làm việc, chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân cho biết, sau khi đi bộ đội từ 1984 - tháng 12/1987, bước sang năm 1988, ông sang Đức theo diện bộ đội xuất ngũ. Từ đó đến năm 2010, ông học và làm việc chuyên ngành ở CHLB Đức.
Sau khi về Việt Nam từ năm 2010, ông mở trung tâm đào tạo tư vấn này.
"Tôi về đây, nói thật mục đích không phải vì tiền mà là để anh em mình có các mối quan hệ với nhau, thông qua mối quan hệ chúng ta quen nhau, giúp cho mọi việc kinh doanh kết hợp với công ty của tôi bên kia (nước Đức - PV).
Đáng ra cuối năm nay, tôi nghỉ việc này. Vì hiện nay, mức độ quen của tôi đã đủ để hiểu nhau, các giao dịch thông qua nhau, hàng bên kia (Đức - PV) về công ty nào mua cho mình.
Anh em sang kia mua nhà mua cửa, du lịch... công ty chúng tôi sẽ dẫn, đại diện pháp luật...", ông Quân nói.
Liên quan đến thông tin sử dụng bằng cấp chuyên môn thôi miên "rởm", tại buổi làm việc, chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân đã cung cấp cho chúng tôi 2 văn bằng bản chính được các học viện tại Đức cấp cho ông.
Hai bằng gốc về thôi miên được chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân cung cấp cho phóng viên.
Hai bằng gốc về thôi miên được chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân cung cấp cho phóng viên.
Đồng thời, vị này cho rằng, đây là bằng, tưởng như không bao giờ có. Theo đó, một văn bằng là bằng thạc sỹ thôi miên do HYPNOSEMASTER AKADEMIE cấp cho Nguyễn Mạnh Quân, sinh ngày 22/4/1964 tại Thái Bình. Bằng được cấp ngày 14/5/2010.
Ông Quân cũng cung cấp bản dịch của ông Hoàng Văn Thương, trung tâm dịch thuật VHD 187 Bà Triệu, dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt ngày 22/07/2011, với chứng thực của phòng tư pháp Q. Hai Bà Trưng, trong đó, nêu rõ:
Nguyễn Mạnh Quân đã đỗ với kết quả tốt kỳ thi và được quyền mang học vị thạc sỹ thôi miên.
Bản sao bằng thạc sỹ thôi miên được tòa án Đức xác nhận của ông Quân.
Bản sao bằng thạc sỹ thôi miên được tòa án Đức xác nhận của ông Quân.
Phần nội dung xác thực của tòa án Berlin (Đức).
Phần nội dung xác thực của tòa án Berlin (Đức).
Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán VN tại CHLB Đức đối với chữ kỹ, cơ quan chứng thực bản sao bằng của ông Quân.
Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán VN tại CHLB Đức đối với chữ kỹ, cơ quan chứng thực bản sao bằng của ông Quân.
Cùng với đó, là một giấy chứng nhận của DIE HYPNOSEAKADEMIE cấp cho Nguyễn Mạnh Quân đề ngày 25/8/2010.
Trong bản dịch của ông Thương được chứng thực của phòng tư pháp Q. Hai Bà Trưng cũng nêu rõ: Nguyễn Mạnh Quân đã tham gia có kết quả tốt Xêmina nâng cao về thôi miên tại Trung tâm đào tạo của Học viện thôi miên D-944424 Arnstorf.
Ông Quân được quyền sử dụng biểu tượng và tên gọi Nhà huấn luyện thôi miên.
Bản dịch tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Bản dịch tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
"Về lý thuyết bằng nước ngoài, nếu đi học ở nước ngoài bây giờ bắt buộc phải hợp thức hóa, bởi ngày xưa chỉ có công chứng. Để hợp thức hóa một bằng mất rất nhiều tiền.
Đầu tiên là công chứng của nước Đức, sau đó là công chứng bằng, tòa án (nhưng không phải tòa án cấp quận) phải xác nhận chữ ký, con dấu của công chứng, đồng thời, phải chứng nhận bằng lưu hành hợp pháp tại Đức.
Sau khi tòa án Berlin chứng nhận thì Đại sứ quán Việt Nam mới hợp thức hóa.
Hợp thức hóa lâu như vậy đó, ngay kể cả một bằng mà mình tưởng là không bao giờ có", ông Quân vừa nói vừa đưa cho chúng tôi xem văn bằng được chứng thực của ông.
Chuyên gia thôi miên này cũng nhấn mạnh, với chứng thực của tòa án Berlin vào bản phô tô, bằng của ông còn giá trị gần bằng 90 lần bản gốc.
Về trường cấp bằng, ông Quân nhấn mạnh, đây là trường đào tạo chuyên môn cho các nhà trị liệu.
"Ở nước ngoài khác hẳn với Việt Nam, đặc biệt ở Đức. Đào tạo chuyên môn thì chúng ta được tự lập ra viện, bởi vì bên đó mình được phép. Họ không quan trọng học trường nào, ở Đức cũng thế, không quan trọng đầu vào mà là đầu ra.
Khi lên trường học thì không phải ngồi trường mà là tự học, có thể lấy tài liệu về học, đó là việc của mình còn kỳ thi mới là quan trọng, đó là đầu ra", ông Quân nói.
Cũng theo ông Quân, việc học thạc sỹ ông phải đến trường và sau 6 tháng, ông được cấp bằng.
"6 tháng với tôi thì dễ vì tôi nghiên cứu về cái đấy. Tôi nghiên cứu đầu tiên là về cai nghiện. Thôi miên chính là suy nghĩ của mình. Nhiều bác sỹ nghĩ rằng, thôi miên là mờ nhưng vào đó mới thấy, thôi miên là tỉnh, không lừa được ai.
Thôi miên người đó phải muốn, kết hợp làm theo. Mình không bao giờ thôi miên được con người khi họ không muốn. Ngay trong trạng thái thôi miên sâu, tôi đố, một người nào nói một câu mà họ thực hiện theo, bởi vì họ tỉnh.
Thôi miên chính là trạng thái thiền", ông Quân cho hay.
Về thông tin cho rằng mình bị trục xuất khỏi Đức về Việt Nam, ông Quân cho rằng, nên đến Đại sứ quán để hỏi.
Bên cạnh đó, ông Quân cũng cung cấp thêm hồ sơ xin thành lập trung tâm được lập từ 1/8/2012 với nhiều giấy tờ, chứng nhận, bản dịch có liên quan đến học vấn, sơ yếu lý lịch bản thân...
Kèm với đó là một bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ do Bộ Khoa học Công nghệ cấp từ năm 2012, được công chứng tại UBND P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ.
Không dùng thôi miên để chữa bệnh (!?)
Ông Quân cũng đưa ra nhiều thông tin nghiên cứu được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu về ứng dụng thôi miên vào chữa bệnh.
Vị này khẳng định, ông được đào tạo ở Đức để dùng thôi miên trị liệu, chữa bệnh và thừa điều kiện nhưng ông không dùng thôi miên để chữa bệnh ở Việt Nam bởi bất khả thi.
"Nếu mình trị liệu cho người Việt thì điều kiện sàn mặt bằng của người Việt Nam mình bây giờ họ không thể có tiền. Mình chỉ trị liệu trong khả năng của người ta, ví dụ vậy, vì mình không phải là một tổ chức Nhà nước.
Nếu bây giờ một ngày mình tiếp được 3 thân chủ, Việt Nam gọi là bệnh nhân thì bắt bệnh nhân trả mình bao nhiêu. Cho nên không khả thi, không làm được", ông Quân nói.
Ông Quân nhấn mạnh thêm, trung tâm của ông không trị bệnh, không hẳn dạy phương pháp trị bệnh. Mục đích chính là nghiên cứu về sức khỏe con người, đặc biệt là trầm cảm, ám ảnh...
Trung tâm unesco nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm UNESCO nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam.
Người này nhấn mạnh: "Lớp học của tôi cũng là khơi nguồn sức sống mới. Vào lớp học, tôi sẽ phân tích về các dải sóng não như thế nào, tác động vào đâu.
Các học viên đến đây học lớp này và đọc siêu tốc, rất nhanh, ví dụ, kiểm tra tốc độ đọc 300 từ/ phút thì sau khoảng 2 tiếng học sẽ đọc được 600 từ/phút. Bình thường đọc 3 tiếng thì chỉ còn 1 tiếng đồng hồ, rút ngắn được 2 tiếng.
Ngoài ra, với các học viên khác sẽ có những phương pháp khác nhau. Các học viên sẽ tả xem đang bị gì và mình sẽ hướng dẫn cho họ, ví dụ nguyên nhân đau, chẳng hạn lệch đĩa đệm thì tại sao lại lệch đĩa đệm...".
Cũng theo chuyên gia thôi miên Mạnh Quân, rất nhiều học viên, kể cả là các bác sỹ, chuyên gia đã tham gia học và đều đánh giá cao khả năng của ông.
Để tham gia lớp học khơi nguồn sức sống mới này, mỗi học viên phải nộp mức học phí gần chạm ngưỡng 25 triệu đồng/người/3 buổi. Nhưng thực tế, số lượng học viên thật trong mỗi lớp chỉ là khoảng 10% còn lại là khách mời miễn phí.
Về đoạn clip dùng thôi miên bẻ thìa được chia sẻ trên nhiều trên mạng, ông Quân thừa nhận, đó chỉ là trò ảo thuật, đồng thời đã biểu diễn lại "chiêu trò" này cho phóng viên theo dõi.
Ông Quân cũng cho rằng, việc sử dụng những màn ảo thuật này là cách khiến cho người ta cảm thấy tò mò và thông minh hơn.
Chuyên gia thôi miên này cũng nhận định, việc mình bị "tố" sử dụng bằng giả hay không có chuyên môn, trình độ về thôi miên là do bị thù hằn...
Trong email phản hồi về nội dung chúng tôi cung cấp về việc hợp thức hóa bằng ở Đức, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức cho biết:
Theo quy định về hợp pháp hóa, cơ quan thực hiện chỉ xác nhận chữ ký, con dấu và chức danh người ký.
"Nội dung giấy tờ không thuộc phạm vi chứng thực.
Cơ quan chứng thực của phía Đức cũng như cơ quan của Việt Nam không bảo đảm về tính xác thực của nội dung giấy tờ", email trả lời của Bộ phận lãnh sự Đại sứ quán viết.
Trao đổi thêm về thông tin này, chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân xác nhận về điều này và cho biết:
"Đúng vậy, chỉ có tòa mới xác nhận được điều đó. Việt Nam trước đây chỉ yêu cầu công chứng, nhưng giờ yêu cầu bắt buộc phải hợp thức hóa và hợp thức hóa Đại sứ quán chỉ làm được khi tòa làm.
Công chứng thì không cần, công chứng bằng thật chỉ cần Đức công chứng xong đến Đại sứ quán công chứng. Nhưng đấy là công chứng bằng thật còn hợp pháp hay không thì không biết.
Do đó mới đòi hỏi tòa án", ông Quân nói.


http://soha.vn/xa-hoi/chuyen-gia-thoi-mien-manh-quan-noi-gi-ve-nghi-an-dung-bang-rom-20150902185404718.htm





1.


Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân bị "tố" dùng bằng "rởm"?

Hoàng Đan | 






Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân bị "tố" dùng bằng "rởm"?

TS Vũ Thế Khanh


TS Vũ Thế Khanh cho rằng, việc ông Nguyễn Mạnh Quân tự khai báo chức danh khoa học "thạc sỹ thôi miên" là hành vi gian lận về hồ sơ văn bằng, học vấn (?!).







"Bị đuổi" khỏi UIA (?!)
Thời gian qua, những thông tin về lớp học với mức giá "cắt cổ" từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng của thạc sỹ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân đã khiến dư luận không khỏi xôn xao.
Cùng với đó, dư luận cũng bán tín, bán nghi về những lời quảng cáo khả năng "đánh thức mọi tiềm năng của con người" hay chữa bệnh nhờ thôi miên trị liệu của vị chuyên gia này.
Trao đổi với chúng tôi tại trụ sở của Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), TS Vũ Thế Khanh đã bất ngờ đưa ra một số thông tin về việc thực hư tài năng của vị thạc sỹ thôi miên này.
Theo ông Khanh, sau khi từ Đức trở về với tấm bằng được giới thiệu là thạc sỹ thôi miên, thông qua một người bạn đang là thạc sỹ tâm lý, năm 2010, ông Nguyễn Mạnh Quân đã đến xin được tham gia vào UIA .
Từ lời giới thiệu cùng với sự tự "quảng cáo" của ông Quân, vào ngày 9/8/2010, ông Khanh đã ký quyết định số 089/TC - LH thành lập Viện nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên do ông Nguyễn Mạnh Quân làm viện trưởng.
Tuy nhiên, vào ngày 15/02/2011, sau 6 tháng thực nghiệm của Viện trưởng Nguyễn Mạnh Quân, ông Khanh đã phải ký quyết định giải thể Viện này.
Bởi theo giải thích của ông Khanh, ông Quân không hề có tài thôi miên như "quảng cáo" và tư cách của ông này cũng không tốt.
Quyết định
Quyết định giải thể  Viện nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên do ông Nguyễn Mạnh Quân làm viện trưởng.
Tại quyết định giải thể Viện do ông Vũ Thế Khanh cung cấp tại buổi trao đổi với chúng tôi cũng nêu rõ:
Trong thời gian hoạt động thực nghiệm theo quy định (6 tháng kể từ khi ký quyết định thành lập), ông Nguyễn Mạnh Quân không hề có hiểu biết về y khoa, chưa nắm được nguyên lý cơ bản cũng như chưa có năng lực thôi miên như trong hồ sơ đăng ký thành lập Viện.
"Chúng tôi yêu cầu phải làm 100 ca khảo nghiệm trực tiếp do chính UIA đặt ra, trước sự chứng kiến của các nhà khoa học nhưng trong quá trình 1 khảo nghiệm, Quân đã không làm được.
Tất cả cán bộ trực tiếp của UIA ở đây, chúng tôi yêu cầu Quân thôi miên nhưng cũng không được bất cứ ai cả. Như vậy, rõ ràng Quân không có năng lực”, ông Khanh nói.
Cũng theo ông Khanh, chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân cũng đã có biểu hiện không trung thực trong thực hành khảo nghiệm.
"Anh ta đã dùng tiểu xảo trong quy trình biểu diễn cái gọi là "năng lực thôi miên đặc biệt" để lừa gạt dư luận xã hội.
Ngay việc anh ta biểu diễn bẻ cong thìa, khi theo dõi kỹ thì đó không phải là năng lực đặc biệt mà chỉ là trò tiểu xảo", ông Khanh cho hay.
Để minh chứng cho điều nàỵ, TS. Khanh đã cho chúng tôi xem trực tiếp video “Chuyên gia thôi miên Mạnh Quân biểu diễn bẻ cong thìa bằng ý nghĩ” được đăng tải trên một số trang mạng.
Trong đó, thạc sỹ Quân biểu diễn bài để một người phụ nữ tiến hành thực hiện bẻ cong chiếc thìa đang nằm trong tay của mình bằng ý nghĩ. Sau một vài câu “niệm chú”, quả thực chiếc thìa bị cong thật.
"Tuy nhiên, nếu để ý ở giây thứ 30 -31, khi mọi người đang chú ý vào động tác hướng dẫn cho người phụ nữ, chuvên gia Quân đã chủ động bẻ cong chiếc thìa từ trước (?!).
Biểu diễn như thế thì chỉ nên coi là một màn ảo thuật, chứ không thể gọi là thôi miên bằng ý nghĩ được” TS. Khanh nhấn mạnh.
Cùng với đó, trong quyết định giải thể Viện và theo thông tin của ông Khanh cung cấp thì theo số liệu thẩm tra về lý lịch khoa học của ông Quân cũng cho thấy sự gian lận.
"Ông Quân mới chỉ dự khóa ngắn ngày về thôi miên của một tổ chức cá nhân, không nằm trong hệ thống đào tạo chính quy; đồng thời, ông Quân cũng chưa từng học qua trình độ cử nhân.
Do vậy, việc tự khai báo với chức danh khoa học "thạc sỹ thôi miên" là hành vi gian lận về hồ sơ văn bằng học vấn", ông Khanh nhấn mạnh.
Ông Khanh cũng cho rằng, việc ông Quân chủ trương dùng "khả năng thôi miên" của mình để quảng bá chữa bệnh là vi phạm luật hành nghề y tế, vì ông Quân chưa được đào tạo và chưa có hiểu biết về chuyên ngành y khoa cũng như có khả năng thực sự về thôi miên.
Văn bản giải thể Viện do ông Khanh ký khẳng định: "Ông Nguyễn Mạnh Quân còn có những phát ngôn và hành vi thiếu văn hóa đối với giới khoa học, nghiêm trọng hơn là hành vi coi thường, xúc phạm các chuyên gia ngành y khoa.
Do vậy không đủ tư cách là cán bộ của UIA. Và trong 6 tháng, vì ông Quân không đủ yêu cầu nên chúng tôi đã giải thể Viện ngay, không cho ra mắt và đuổi ra khỏi cơ quan", ông Khanh khẳng định.
Theo ông Khanh, sau khi bị UIA giải thể Viện, ông Quân đã sang "đầu quân" cho Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam và tiếp tục "nổ" cho đến nay.
Nghi vấn chuyên gia thôi miên dùng bằng "rởm"?
Để làm rõ hơn các thông tin về chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân, chúng tôi đã tiếp tục có buổi làm việc với một thạc sỹ tâm lý từng có thời gian cộng tác khá lâu và giúp vị thạc sỹ này rất nhiều. Nhưng, do một số lý do cá nhân nên vị này đã đề nghị được giấu tên.
Thông tin của vị này cung cấp, lý lịch khoa học viết ngày 10/5/2011, để hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển sức khỏe Thể - Tâm – Trí tại Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có khai quá trình đào tạo của ông Quân:
Tháng 8-1997: bảo vệ bằng Thạc sĩ tâm lý tại EUROPEAN BUSINESS ACADEMY, UNIVERSITY OF APPLIED SCIENCES (dịch là ĐH Khoa học ứng dụng, viện thương mại Châu Âu).
Tháng 5 - 2010: bảo vệ bằng Thạc sỹ thôi miên y khoa tại Basel, Thuỵ Sỹ.
Đây được cho là tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Bản photo tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Bản dịch tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Bản dịch tấm bằng thạc sỹ thôi miên của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Tuy nhiên, theo vị này, việc ông Quân khai bảo vệ bằng thạc sĩ tâm lý tại EUROPEAN BUSINESS ACADEMY, UNIVERSITY OF APPLIED SCIENCES vào năm 1997 là không chính xác
"Tôi tìm trên trang web của trường này thì không thấy chức năng đào tạo thạc sỹ tâm lý. Hơn nữa, học viện này cũng cấp “chứng chỉ” sau mỗi khóa học.
Đây là các khóa đào tạo chuyên gia tư vấn, train the trainer, huấn luyện kinh doanh…. Thực tế, khi nộp bằng cấp cho Liên hiệp hội Vusta, chỉ có 1 bằng tâm lý, không phải Thạc sĩ tâm lý như khai báo", vị này cho hay.
Cũng theo vị này, năm 2010, ông Quân đã Bảo vệ thành công bằng Thạc sĩ thôi miên tại HYPNOSEMASTER AKADEMIE, BASEL, Thụy Sĩ.
"Nhưng đây cũng là một học viện tư nhân tại Đức chẳng có tiếng tăm gì, đào tạo về thôi miên. Và cũng cấp “chứng chỉ” sau khóa học, chứ chẳng có bằng “thạc sỹ thôi miên".
Thực tế, dòng chữ Urkunde được dịch nghĩa là chứng chỉ, chứng nhận, còn bằng thì phải là chữ diplome. Hypnosemaster được dịch là người thành thạo, thành thục về thôi miên, không phải là Thạc sĩ thôi miên", vị này nhấn mạnh.
Vị này cũng khẳng định, trên trang web thoimien.net (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam – trường Đào tạo thôi miên – NLP tiếng Việt đầu tiên) có đăng thông tin công khai giới thiệu về công dụng chữa bệnh của thôi miên. 
"Việc đăng tải các thông tin cá nhân của bệnh nhân một cách công khai mà ông Quân đang làm trên trang web của mình cũng vi phạm đạo đức nghề của nhà tâm lý", vị này nói thêm.
Trước những thông tin phản ánh này, chúng tôi đã liên lạc và có cuộc làm việc trực tiếp với chuyên gia thạc sỹ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân tại trụ sở thuê của Trung tâm đặt tại tầng 2 nhà văn hóa phường Yên Phụ, Số 1/15 ngõ 189 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội.
(Còn tiếp)
http://soha.vn/xa-hoi/chuyen-gia-thoi-mien-nguyen-manh-quan-bi-to-dung-bang-rom-20150829011107096.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét