Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Một đời âm nhạc của Trần Văn Khê (qua lời người con trai, 2004)

Bài đã đăng trên trang vietsciences từ hơn 10 năm trước. Có nhiều chỗ tựa như lỗi đánh máy hay trình bày gì đó.

Quả thực là thế hệ mình còn rất ít đọc Trần Văn Khê. Bản thân mình, do có liên quan, nên đọc Trần Quang Hải nhiều hơn đọc Trần Văn Khê.

Từ đây trở xuống là bài của Trần Quang Hải.

---

Trần Văn Khê

16/08/2004

Vietsciences-Trần Quang Hải 

Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu. Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau. Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng.
Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác. Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa. Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm naỵ



I. Thời thơ ấu


Đêm rằm tháng 6 âm lịch năm Tân Dậu (1921), chú bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình bốn đời nhạc sĩ.

Cụ cố Trần Quang Thọ trước kia là nhạc công Triều đình Huế. Ông nội là Trần Quang Diệm, tục danh là Ông Năm Diệm, biết đàn kìm, đàn tranh nhưng chuyên đàn tỳ bà theo phong cách Thần kịnh Cha là Trần Quang Triều, mà giới tài tử trong Nam thường gọi là Ông Bảy Triều biết đờn nhiều cây, mà đặc biệt nhứt là đờn độc huyền (đàn bầu), và đờn kìm (đàn nguyệt). Với đờn độc huyền, Ông Bảy Triều đã bắt chước tiếng đào thán, tiếng ca nỉ non, nũng nịu của một người con gái, và ông đã chế ra cách lên dây đờn kìm mà ông gọi là "dây Tố Lan", thuộc hò nhì, lấy ch xự làm hò mà dây Tồn cao bằng giọng hò trầm, thường dùng để đờn Văn Thiên
Tường và Tứ đại oán, mà giới tài tử trong Nam đều biết và còn sử dụng. Người cô thứ ba Bà Trần Ngọc Viện, tục gọi là Cô Ba Viện, trước dạy nữ công tại trường Áo Tím, năm 1926 vì để tang Cụ Phan Châu Trinh nên bị sa thải , về Vĩnh Kim lập gánh hát đồng Nữ Ban, toàn diễn viên con gái, con nông dân vùng Vĩnh Kim, đông Hoà, Long Hưng, đàn tranh rất hay và đã truyền ngón cho Trần Văn Khê trong những bài Nam Xuân, Nam Ai.

Cụ cố ngoại là Nguyễn Tri Phương, đã làm đến chức Khâm sai Kinh Lược Nam Kỳ, tuyệt thực tử tiết khi Pháp chiếm thành Hà Nội lúc Cụ đang gi chức Tuyên sát đồng sức đại thần miền Bắc. Ngoại tổ là Nguyễn Tri Túc, lúc sinh thời đã nuôi rất nhiều nhạc sĩ danh tiếng vùng
Cần đước, Vĩnh Kim để cho hai người con là Nguyễn Tri Lạc và Nguyễn Tri Khương học các thứ đờn. Ông Nguyễn Tri Khương, cậu thứ năm của Trần Văn Khê mà cũng là thầy dạy Trần Văn Khê đánh trống nhạc lễ và trống hát bội, đã sáng tác nhiều bản nhạc theo truyền thống
như "Yến tước tranh ngôn", "Phong xuy trịch liễu" mà Trần Văn Khê đã ghi âm vào dĩa hát CD OCORA số C 56005. Mẹ là Nguyễn Thị Dành không được Cha cho học nhạc, nhưng thường thích nghe hoà nhạc trong gia đình.

Trần Văn Khê chẳng những được may mắn sanh trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều là nhạc sĩ , mà lại được "thai giaó" một cách rất đặc biệt. Nhà phía bên nội ở gần lò heo, nên người cậu thứ năm ông Nguyễn Tri Khương đã xin phép nội tổ được đem mẹ Trần Văn Khê về dưỡng thai trong miếng vườn riêng có trồng nhiều thứ hoa đẹp lại xa lò heo, không nghe tiếng heo kêu la khi bị thọc huyết. Mỗi ngày ông lại thổi sáo và đàn tranh cho người em gái là thân mẫu Trần Văn Khê nghe mỗi sáng, trưa, chiều. Mắt không xem hát bội, không xem đá gà, chỉ thường đọc những sách như "Nhị Thập Tứ Hiếu", "Gia Huấn Cạ" Sau khi chào đời, mỗi ngày Trần Văn Khê vẫn tiếp tục được nghe đàn sáo của cậu Năm Nguyễn Tri Khương, và cậu Mười Nguyễn Tri Ân cũng là người thổi ống tiêu rất hay.

Sau khi cúng thôi nôi, được ông nội rước về ở gần Ông và hàng ngày nghe ông đờn tỳ bà, cha đờn độc huyền, cô đờn tranh, chú bé đã sống trong một không khí đầy nhạc. Khách tới, ông nội đờn bài Lưu Thuỷ, để cho chú bé Trần Văn Khê nhảy cà tưng trong tay người cô hay người khách, cho thấy chú bé biết theo nhịp , hễ ông đờn mau, thì nhảy mau, ông đờn chậm thì nhảy chậm.

Sáu tuổi đã biết đờn kìm (đàn nguyệt) , đờn mấy bản dễ như "Lưu Thuỷ", "Bình Bán văn", "Kim Tiền", "Long Hổ Hội". Bảy tuổi đã tập cho các chị diễn viên gánh đồng Nữ Ban của cô Ba Viện hát bài "La Madelon" để chưng màn đầu cải lương. Tám tuổi biết đờn cò. Mười hai tuổi biết đờn tranh và đánh trống nhạc, biết cùng với người anh họ, anh Ba Thuận, con của cậu Năm Khương chơi trò làm chai, xô giàng, khai xá, đề phang.

Nhưng Trần Văn Khê lại bị mồ côi rất sớm. Ba tuổi ông ngoại qua đời. Năm tuổi đến phiên ông nội. Mẹ mất năm 9 tuổi, và năm sau 10 tuổi cha từ trần. Cô Ba Viện nuôi ba anh em Trần Văn Khê, Trần Văn Trạch và Trần Ngọc Sương đến ngày khôn lớn. Tuy mới lên 10 tuổi, mà cô ba đã lo việc đào tạo con người cho cháu. Trước hết phải biết đi xe đạp, phải đạp đi lần từ nhà ra ngả ba chim chim, rồi đi đến Xoài hột, rồi tới Mỹ Tho cách nhà 14 cây số. Phải biết lội. Hàng ngày cô nhờ mấy anh em bà con tập cho lội lần đến lúc bỏ bập dừa lội sang sông, cô mới cho tắm sông. Rồi cho học võ Thiếu Lâm với anh Ba Thuận, với mấy thày dạy võ trong vùng. Cho học để tự vệ, để khỏi sợ ma, mà không cho đi đấu. Cô lại mua cho một cây đờn kìm nhỏ vừa tay như bên Châu Âu con nít phải đờn violon 2/4 để khỏi hư ngón. Lúc nào đờn chơi, cô cũng nghe và vừa sai là sửa liền.


II. Thời kỳ học tập


Sơ học

10 tuổi đậu Tiểu học. Sang Tam Bình Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi. đến Tam Bình , Trần Văn Khê được học chữ Hán trong ba năm với Nhà thơ và nhà nho Thượng Tân Thị và trong kỳ Sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu Sơ Học có phần Hán Văn. Cả tỉnh chỉ có
Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đậu bằng chữ Hán.

Trung học

Vào trường trung học Trương Vĩnh Ký năm 1934, được cấp học bổng. Năm nào cũng đứng đầu lớp, và năm thứ tư học Pháp văn với ông Champion, được chấm đậu kỳ thi tuyển một học sinh xuất sắc nhứt trong năm đệ tứ để được du lịch trên chiếc xe lửa xuyên Việt năm 1938
từ Saigon đến Hà nội, ghé qua Phan Thiết, Tourane (Ðà Nẵng), Nha Trang, Huế. Thêm một cái may trong đời học sinh là được học Việt văn và Hán văn với Giáo sư Phạm Thiều.

Đậu tú tài phần nhứt năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, và nhờ vậy được Giải thưởng đặc biệt của đô đốc Decoux, để đi viếng cả nước Cao Miên (Kampuchea) xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng đế Thiên đế Thích và trên đường về Việt Nam, ghé Hà Tiện Nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, được nhà thơ Ðông Hồ tiếp đãi trong một tuần, dẫn đi xem thập cảnh mỗi nơi được nghe một bài thơ hay do thi sĩ Ðông Hồ đọc để vịnh cảnh đẹp.

Trong lúc học tại trường trung học Trương Vĩnh Ký, đã cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong Câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của Hội SAMIPIC (đức Trí Thể Dục Nam Kỳ). Trần Văn Khê chỉ huy hai dàn nhạc đó, vừa phối khí dàn nhạc dân tộc có chen đàn Tây như mandoline, ghi-ta (guitar), vừa diễn trong khuôn khổ dàn nhạc Scola Club, những bài hát Tây loại "Les Gars de la Marine", "Sunset in
Vienna", làm trưởng ban tổ chức lễ Ông Táo trước ngày lễ nghỉ vào dịp Tết Ta, Tổng thư ký hội Thể Thao, và gi tủ sách của trường trong ba năm Tú Tài.

Được học bổng của chánh phủ thuộc địa, lại được bổng đặc biệt của hội SAMIPIC , Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa.

Đại Học

Tại đại Học Hà Nội, cùng với các bạn Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng Hội Sinh Viên mà Chủ tịch là Dương Ðức Hiền và sau này là Phạm Biểu Tâm.

Trần Văn Khê đứng trong ban tổ chức đêm hát trường đại học hằng năm, không được học nhạc Tây phương bao giờ, chỉ học dương cầm (piano) vài giờ với Bình Minh , con gái của đốc Công đức, sau tự học piano, mà dám phê bình các nhạc sĩ trong dàn nhạc trường đại học, mà phê bình đúng, nên được các nhạc sĩ cử làm chỉ huy dàn nhạc trường đại học. Trần Văn Khê thừa dịp đó để có thể , ngoài những bản thông thường của nhạc Tây phương như "La Veuve Joyeuse", "Marche Turque", "Monument Musical",v.v. giới thiệu những bài hát thanh niên và lịch sử của Lưu Hữu Phước.

Trần Văn Khê và Lưu Hữu Phước tập cho học sinh trường Thành Nhân hát bài hát "Thiếu Sinh", các cô trường đồng Khánh hát bài "Thiếu Nữ Việt Nam", sinh viên đại Học Hà Nội hát bài "La Marche des Etudiants", và đầu năm 1943, dựng ca nhạc kịch "Tục Luỵ" (Thơ của Thế Lữ, nhạc phổ Lưu Hữu Phước) với nữ sinh trường đồng Khánh Hà Nội, hè 1943, dựng ca kịch "Tục Luỵ" với nữ sinh trường áo tím nữ học đường (sau đổi thành trường Gia Long cho tới năm 1975 đổi thành trường Nguyễn Thị Minh Khai).

Trần Văn Khê tham gia phong trào "Truyền bá quốc ngữ trong ban của Bà Hoàng Xuân Hãn, "Truyền bá vệ sinh" của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến "đi Hội đền Hùng", và đi viếng sông Bạch đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà.
 


III Lập Gia đình và Hoạt động Xã hội


Năm 1943 , Trần Văn Khê lập gia đình với Nguyễn Thị Sương, người bạn gái học cùng lớp Triết ở trường Pétrus Ký. Bà Sương là một trong bốn nữ sinh học ban Tú Tài của trường con trai Pétrus Ký vì lúc đó trường Áo Tím không có lớp trình độ trung học nhị cấp như bây giờ. Nguyễn Thị Sương rất giỏi về triết lý, bài viết đã từng được trên đài phát thanh. Lúc đó còn đang học trường thuốc, Trần Văn Khê nghe lời người cô Trần Ngọc Viện, người đã lo cho ăn học từ nhỏ tới lớn, để lập gia đình, với hy vọng có con trai nối dòng họ Trần. Trong gia đình họ Trần, thân phụ Trần Văn Khê đã qua đời sớm , để lại hai trai là Trần Văn Khê và Trần Văn Trạch (từ trần năm 1994 tại Paris, Pháp). Nếu không may hai cậu trai ấy qua đời mà chưa có con trai nối dòng thì dòng họ Trần sẽ tuyệt. Nghe theo lời của cô, Trần Văn Khê chịu lập gia đình. Trần Văn Khê yêu cô Nguyễn Thị Sương, bạn học cùng lớp Tú tài ở trường Pétrus Ký, người con gái thuỳ mị, dễ thương, học giỏi nhứt bên phía nữ, con gái đầu lòng của ông Hanh (Nguyễn Văn Hanh), giáo viên tại Saigon và sau đó làm đốc học tại Thủ Đức. Vào mùa hè năm 1943, sau mấy năm đeo đuổi hình bóng người con gái miền Nam kiều diễm, hiền hoà,
Trần Văn Khê đã cùng Nguyễn Thị Sương sánh duyên, mang lại cho dòng họ Trần 4 đứa con: hai trai (Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở Saigon) và hai gái (Trần Thị Thuỷ Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thuỷ Ngọc, nữ nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris). Sự hy sinh cao cả của người vợ hiền suốt thời gian tranh đấu cho đất nước đã giúp cho Trần Văn Khê làm tròn sứ mạng của một thanh niên yêu nước có đủ thì giờ tranh đấụ Từ 1949 khi Trần Văn Khê lên đường sang Pháp để lại quê nhà một vợ, 3 con thơ dại và một đứa con còn nằm trong bụng mẹ , người vợ đã trở thành cô giáo dạy Pháp văn vaÀnh văn để nuôi và dạy dỗ 4 con cho tới ngày trưởng thành. Sự hy sinh đó đã được đền bù xứng đáng là các con ngày nay đều thành danh, mang lại cho đất nước những tiếng thơm tốt đẹp qua những thành quả gặt hái khắp năm châu bốn biển của con trai đầu lòng Trần Quang Hải.

Mùa thu năm 1943, sau khi thi đậu đầu từ năm thứ nhứt đến năm thứ nhì trường Thuốc, đã bắt đầu chuẩn bị thi ngoại trú (Externe des Hơpitaux) thì nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về Nam.
Thứ nhứt là tại vấn đề sức khoẻ: bị rét rừng rất nă.ng. Trần văn Khê không có vi trùng lao trong cơ thể thử theo cách tiêm dưới da (intra dermo) cũng không thấy có vi trùng, thì khi học đến những bịnh truyền nhiễm , thì không đủ sức để kháng cự

Thứ hai là lúc đó có phong trào "Xếp bút nghiên." Lưu Hữu Phước đặt nhạc và Huỳnh Văn Tiểng viết lời bản nhạc "Xếp bút nghiên" đã được các sinh viên thời đó hát hăng say.

...Lúc quê hương cần người
Dứt là tơ vương
Giã trường lên yên...


Nhiều bạn trong đó có Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiểng đã rời nhà trường, không phải lên yên ngựa mà lên xe đạp đi về Nam bằng xe đạp. Trần Văn Khê lúc đó đau rét rừng mới hết, còn yếu, nên về Nam bằng xe lửa.
Lý do thứ ba là lúc ấy bắt đầu có nạn đói tại miền Bắc. Trần Văn Khê và Lưu Hữu Phước định về Nam để lập một gánh hát sinh viên đi các tỉnh vừa giới thiệu bài hát thanh niên, lịch sử của Lưu Hữu Phước, vừa góp tiền mua gạo gởi ra cứu đói ngoài Bắc. Và gánh hát không chuyên nghiệp và lưu động của sinh viên đã đi trong mấy tháng tại các tỉnh miền đông và miền Tây để hát.

Về Nam, cùng với các bạn sinh viên , Trần Văn Khê tham gia tổ chức "Đêm Lam Sơn" tại Saigon, để ủng hộ học sinh trại "Suối Lồ Ồ". Rồi tham gia phong trào "Thanh Niên Tiền Phong" đầu năm 1944, Trần Văn Khê dạy học tại hai trường tư lớn nhứt tại Saigon: trường Lê Bá Cang và trường Nguyễn Văn Khuê.

Ngày 13 tháng 5 dương lịch, năm 1944, Trần Quang Hải , con trai đầu lòng của Trần Văn Khê ra đời tại nhà bảo sanh Thủ Đức. Lưu Hữu Phước đã viết một ca khúc "Trần Quang Hải bao nỗi mừng" để chào mừng con trai đầu tiên của người bạn chí thân của mình. Đứa cháu trai nối dòng họ Trần.

Các trường tản cư xuống tỉnh. Trường Pétrus Ký do Giáo sư đặng Minh Trứ làm Giám đốc, được chuyển về Bến Tre. Trần Văn Khê trong khi chuẩn bị dạy trường ấy, dạy học trường tư thục của bác sĩ Nguyễn Văn Còn.

Lúc ấy, ngoài việc dạy học, còn tham gia Ban tuyên truyền của tỉnh Bến Tre cùng với Đặng Ngọc Tốt, đi các nơi trong tỉnh Bến Tre, Sa đéc. Anh Đặng Ngọc Tốt diễn thuyết, Trần Văn Khê hát các bài nhạc của Lưu Hữu Phước để nhắc lại những trang lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Sau ngày 9 tháng 3, năm 1945, Nhựt đảo chánh, Trần Văn Khê cùng các bạn sinh viên đại Học Hà nội, ủng hộ  "Chánh phủ cách mạng lâm thời " và thành lập nhóm "Hoàng Mai Lưu" (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước). Lúc đó Trần Văn Khê bắt đầu quen biết Phạm Duy, và giới thiệu Phạm Duy cho Lưu Hữu Phước.
 


IV- Tham Gia Kháng Chiến



Từ tháng 8, năm 1945, Ông Phạm Văn Bạch lúc ấy làm chánh chủ tỉnh Bến Tre đã ký giấy cho Trần Văn Khê lên chợ Thiên Hộ gặp Huỳnh Văn Tiểng, lúc đó làm Phó Chủ tịch uỷ ban kháng chiến Nam bộ. Trần Văn Khê được Huỳnh Văn Tiểng ký tên bổ nhậm làm "Nhạc trưởng quân đội Nam bộ" với cấp đại đội trưởng trong Cộng hoà vệ binh.

Trước khi vào khu kháng chiến , Trần Văn Khê đưa gia đình về Vĩnh Long. Tại đó gặp Phạm Duy, lúc đó Phạm Duy theo gánh hát cải lương "Đức Huy  Charles Miều" đêm đêm hát tân nhạc giữa hai màn cải lương. Mỗi đêm sau khi vãn hát, Trần Văn Khê và Phạm Duy gặp nhau nói chuyện về nhạc mới.


Lưu Hữu Phước đã cùng Trần Văn Khê đặt các điệu kèn cho quân đội để thay thế các giọng kèn Tây thổi lúc sáng thức dậy, lúc chào cờ, lúc đi ngủ , v.v. Lưu Hữu Phước tình nguyện đi làm thuốc súng và lựu đạn với Nguyễn Mỹ Ca tại Hoả Lựu (Rạch Giá). Trần Văn Khê đi kháng chiến, mà hiếu hoà, không ưng cầm súng, nên đi khắp nơi thay đổi các điệu kèn quân đội, tổ chức đoàn quân nhạc gồm các nhạc sĩ công giáo làng Lương Hoà. đi khắp vùng đồng Tháp, Chợ Thiên Hộ , đi đến Hậu giang, các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, đi đến Cà Mau, Năm Căn, Cái Nước vừa giúp ban tuyên truyền Nam bộ trong việc huy động toàn dân kháng chiến, vừa thâu tiền lẻ để giúp nhà thương quân y, như nhà thương ở Lẫm Biện Tú, vùng Cái Nước do bác sĩ Nguyễn Tú Vinh cai quản. Uỷ lạo chiến sĩ ngay mặt trận, đàn và hát cho thương binh nghe những điệu hát câu hò dân gian, và nhứt là những bài nhạc của Lưu Hữu Phước.

Tháng 3, năm 1946, đứa con trai thứ nhì Trần Quang Minh ra đời. Như vậy là Trần Văn Khê đã làm cho cô ba Viện an lòng nơi chín suối. Gia đình họ Trần đã có con trai nối dòng rồi! Và lúc ấy cả gia đình của Trần Văn Khê đều tản cư đến Cái Nước.

Cuối năm 1946,Trần Văn Khê trở về thành để tham gia với nhóm "kháng chiến tại thành" do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, sau Mai Văn Bộ chỉ huy, bằng cách viết báo cho nhóm Thống Nhứt, liên lạc với các giới nghệ sĩ cải lương Lúc ấy Trần Văn Khê vừa viết cho báo Thần Chung, Việt Báo, tạp chí Sông Hương, tạp chí Mai, vừa dạy Anh Văn tại hai trường Huỳnh Cẩm Chương, Ngô Quang Vinh, và mở lớp dạy tư Anh văn tại nhà. Được phái cho phận sự phê bình âm nhạc và sân khấu , Trần Văn Khê lúc ấy gặp gỡ rất thường càc đào kép cải lương như Tư Chơi, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Duy Lân, và hằng tháng gặp các anh có cả anh Tư Trang để bàn về sự phát triển của cải lương.

Năm 1948, các tổ kháng chiến tại thành bị lộ, Trần Văn Khê bị bắt và giam tại khám Catinat cùng một lúc với các giáo sư tư thục Nguyễn Văn Hiếu (sau này là Bộ trưởng Văn Hoá, Trần Thọ Phước (sau này là Giám đốc Air Vietnam ở đông Nam Á ). Năm ấy vào mùa thu, con gái đầu của Trần Văn Khê chào đời.

 


V. Những năm đầu tiên trên đất Pháp



Năm 1949, vì bị lộ nên Trần Văn Khê, sau khi bàn với các bạn, rời nước Việt Nam sang Pháp, vừa "lánh nạn", vừa du học.

Tới Pháp với hai bàn tay trắng, một bộ đồ vải tropical, và bản hợp đồng với các báo kể phía trên để làm "phóng viên" Trần Văn Khê lúc ấy thành ký giả chuyên nghiệp, có được thẻ nhà báo chuyên nghiệp do sở Thông tin Pháp cấp cho.

Vừa tới Pháp tháng 5, thì tháng 8 cùng đi với học sinh Việt Nam tham dự Liên hoan thanh niên tại Budapest (HungGia Lợi). Cùng với anh Nguyễn Ngọc Hà (hiện giờ chức Phó trưởng ban Việt kiều trung ương), tổ chức chương trình văn nghệ giới thiệu nước Việt Nam đang tranh đấu dành tự do. Trần Văn Khê dự thi nhạc cụ dân tộc, với hai cây đàn cò và đàn tranh, được Giải nhì , sau Liên Xô , đồng hạng với Mông Cổ, trước Hung Gia lợi và Bảo Gia lợi. đồng thời Trần Văn Khê được anh đại diện Kháng chiến Việt Nam từ chiến khu sang Miến điện để đi Bupadest, tặng "Lá cờ thi đua" vì đã giới thiệu có hiệu quả nhứt trong đoàn, tinh thần kháng chiến anh dũng của dân tộc Việt Nam cho thanh niên nhiều nước biết.
Sau chuyến đi Budapest, Trần Văn Khê mất học bổng sắp được để học Khoa báo chí tại đại học Michigan, và không được thẻ tạm trú tại Pháp, mỗi ba tháng phải lên sở cảnh sát Paris trình diện.
Tự làm việc để sinh sống, từ năm 1949 tới 1951 đọc các báo Pháp để viết tiết mục "điểm báo", làm phóng viên về các sinh hoạt Việt kiều, và viết du ký, phóng sự, và cắt gởi về toà soạn những bài báo xã thuyết về chánh trị quốc tế, và chánh trị liên hệ đến Việt Nam. Nhân làm báo, mới thi vào trường chánh trị nổi tiếng là "Sciences Po" Paris thử chơi. được đậu vào năm thứ nhì của trường, Trần Văn Khê học hai năm trong môn Giao dịch quốc tế, và học thêm Anh văn tại đại học văn khoa Paris.

Tiền học nhờ báo bên nhà hàng tháng chuyển ngân. Nhưng báo thường bị đóng cửa. Trần Văn Khê phải đi đờn mỗi tối thứ năm, và tối chủ nhựt tại hiệu cơm "La Paillote" của bà Từ Bá Hoà để được một bữa cơm ngon và chút ít tiền túi. Trong năm sau, mỗi cuối tuần, giới thiệu đờn cò, đờn tranh tại nhà hàng "Bồng Lai" của ông Bùi Văn Tuyền, tại vùng Champs Elysées. Ghi âm cho hãng dĩa hát ORIA, hơn 30 bài nhạc mới của Lưu Hữu Phước, Phạm Duy, Võ đức Thu, Nguyễn Hữu Ba, Lê Thương, Hùng Lân, với bí danh là Hải Minh (tên của hai đứa con trai ghép lại ).

Ngày 10 tháng giêng năm 1950, con gái út của Trần Văn Khê ra đời. Trần thị Thuỷ Ngọc sanh tại tỉnh Vĩnh Lọng Lúc ấy Trần Văn Khê đã ở Pháp hoạt động văn nghệ cho Hội Ái Hữu Việt Kiều do GS Phạm Huy Thông làm hội trưởng, chơi thân với nhà viết báo Khuông Việt, nhà thơ Nguyễn Văn Cổn, Lê Văn Sáu, lúc ấy là sinh viên trường Chánh trị và đại học văn khoa (cựu giáo sư đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh). Trần Văn Khê khi rời Việt Nam đi sang Pháp thì vợ mới cấn thai có 10 ngàỵ đứa con gái út mở mắt chào đời không thấy mặt
cha và cũng không biết cha cho tới năm 1969 mới được sang Pháp để nhìn thấy mặt cha lần đầu.

Mùa hè năm 1950, Trần Văn Khê sang La Haye, Hoà Lan học về luật quốc tế, một khoá với Lê Thành Khôi (từng làm giáo sư đại học Paris, người viết quyển Histoire du Vietnam được nổi tiếng)

Hè năm 1951, thi đậu ra trường Chánh trị Khoa giao dịch quốc tế. Nhờ đậu hạng 5, nên được tuyển vào ngạch thư ký quốc tế cho Liên Hiệp Quốc, năm ấy họp đại hội tại Paris.

Trong khi chờ đợi nhậm chức vào mùa thu 1951, thì tháng 8, hai tháng sau khi đậu bằng Chánh trị, bị đưa vào nhà thương Cochin, bị giải phẩu gấp và từ đó đến tháng 10 năm 1954, phải bị sống "bên lề cuộc đời", đi từ bịnh viện này, đến trung tâm dưng bịnh nọ , bị giải phẩu 4 lần, và đã phải uống, và bị tiêm bao nhiêu thứ thuốc có thể chữa bịnh này gây bịnh khác. Ba năm hai tháng, mới được trở về cuộc sống bình thường. Nhưng cũng nhờ bị "nhốt" trong nhà thương mà Trần Văn Khê có cơ hội, có thì giờ đọc bao nhiêu sách tại thư viện Paris. Ghi tên soạn luận án Tiến sĩ đại học Paris năm 1952, Trần Văn Khê được các uỷ viên văn hoá (délégué culturel) của các nhà thương dành cho sinh viên như Centre de Cure Universitaire tại Arie sur l'Adour, Postcure Universitaire tại vùng Sceaux, ngoại ô Paris, lo việc mượn, và trả sách.

Từ năm 1954, ra khỏi nhà thương, cho đến 1958, theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án Tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone, và André Schaeffner.

Ngoài ra Trần Văn Khê làm nhiều công việc để mưu sống . đáng kể nhứt là bốn việc sau đây:

1. Thực hiện 52 buổi nói chuyện bằng tiếng Việt cho đài BBC Luân đôn với các đề tài âm nhạc kịch nghệ và chuyện cổ tích Việt Nam

2. Ðóng phim cho hãng "Arthur Rank Corporation" bên Anh. Phim tên là "A Town Like Alice" (Một thành phố giống như Alice Springs, một thành phố giữa sa mạc bên châu Úc). Phim dựa theo tiểu thuyết của Nevil Shute, Pháp dịch tên phim là "Ma vie commence en Malaisie" (Đời tôi bắt đầu từ Mã Lai ). Ðóng vai đại uý Nhựt Sugaya, cai quản trại tù binh Anh và Úc. Đóng chung với Peter Finch và Virginia Mac Kenna. Phim được lựa chiếu tại Liên hoan phim Cannes năm 1957.

3. Trong phim Pháp "La Rivière des Trois Joncques" (Ba chiếc thuyền trên con rạch) , phim gián điệp. Trần Văn Khê đóng hai vai: vai chánh cảnh sát trưởng Việt Nam trong cơ quan phản gián điệp, vai phụ: ông già Tàu bán đồ cổ. Đóng với Jean Gaven và Dominiques Wilms.

4. Lồng tiếng phim "Gengis Khan" trong vai Thừa tướng Kao Lịnh Vai do tài tử Mỹ James Mason đóng. Tiếng Pháp do Trần Văn Khê nói.

Còn lồng tiếng cho phim "Tarzan nổi giận" trong vai Rokov do dược sĩ Nguyễn Trọng Thu, người tiền phong trong việc lồng tiếng phim ngoại quốc ra tiếng Việt chủ trương, và hai phim Mễ Tây Cơ do Vạn Ý Phim phát hành. Giám đốc: ông Huỳnh Tấn đốc.

Lồng tiếng phim cho mấy chục phim Mỹ chuyển sang tiếng Pháp cho các hãng Kikoine, Hen, vv. đóng phim quảng cáo cho xe Renault 4, cho hãng rượu Martini, v.v.

Tháng 6 năm 1958: đậu Tiến sĩ Văn Khoa (Môn Nhạc Học) đại học Sorbonnẹ Tối ưu với lời ban khen của giám khảo (Mention Très Honorable avec félicitations du Jury). Luận án chánh: Âm nhạc truyền thống Việt Nam (La musique vietnamienne traditionnelle / The Traditional Vietnamese Music). đề tài phụ:

1. 
Khổng Tử và âm nhạc (Confucius et la Musique / Confucius and Music).
2. Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam (Place de la musique dans la société vietnamienne / Place of Music in the Vietnamese Society).
 


VI. Sau khi đậu Tiến sĩ Văn Khoa


Tháng 8 năm 1958: dự hội nghị quốc tế đầu tiên tại trụ Sở UNESCO Paris. Tham luận và Hoà nhạc chung một chương trình với Ravi Shankar (Ấn độ), Ebadi và Hossein Malek (Ba Tư), Yuize Shinichi (Nhựt Bổn) và Yehudi Menuhin (Mỹ gốc Nga. Danh cầm thế giới về violon / violin). Năm 1959: Hội Singer Polignac cho học bổng một năm để nghiên cứu và phổ biến nhạc Việt Nam và nhạc châu Á tại Paris. Sáng lập Trung Tâm Nghiên cứu nhạc đông Phương (Centre d'Etudes de Musique Orientale / Center of Studies for Oriental Music). Gi chức Giám đốc học vụ và Giáo sư nhạc Việt Nam. Từ năm 1979 chủ tịch Trung tâm kiêm Tổng giám đốc học vụ đến năm 1989. Trung tâm này giải tán khi Trần Văn Khê hưu trí, sau 30 năm hoạt động.

Từ khi đậu Tiến sĩ đến lúc về hưu năm 1987, các hoạt động đi vào 5 hướng chánh:

1. Nghiên cứu âm nhạc

Năm 1960, được bổ nhiệm vào Trung Tâm nghiên cứu khoa học Pháp (Centre National de la Recherche Scientifique / National Center for Scientific Research) với chức Tuỳ viên (attaché de recherche), 1964 lên chức Chuyên viên nghiên cứu (chargé de recherche), năm 1968 lên chức nghiên cứu sư (mtre de recherche), và từ năm 1971 lên chức Giám đốc nghiên cứu (Directeur de recherche).

Đề tài nghiên cứu: trước hết là âm nhạc truyền thống Việt Nam rồi đi lần đến đề tài "đối chiếu nhạc cụ, nhạc lý và ngôn ng âm nhạc các nước Châu Á".
Trong mỗi đề tài đi dài trong thời gian và rộng trong không gian. Trong thư viện tìm thư mục, trong các Bảo tàng viện nghe các băng từ, dĩa hát làm phiếu, và nhứt là đi diền dã (recherche sur le terrain / field research), và tự ghi âm , chụp ảnh trên thuộc địa. Mỗi năm báo cáo kết quả và phải có ít nhiều bài đăng trong các tạp chí chuyên môn.

Phải tham gia giảng trong các trường đại học, và tham luận tại các hội nghị quốc tế.

Không thể đi sâu vào chi tiết, nhưng chỉ đưa ra vài con số điển hình:

- Trần Văn Khê đã đăng trong 27 năm làm việc, gần 200 bài đa số viết bằng tiếng Pháp, một số nhỏ bằng tiếng Anh có một số bài được dịch ra tiếng Đức, tiếng Trung quốc, tiếng Ả Rạp trong đó có hơn 130 bài đăng trong từ hai ba chục đến cả trăm trang đánh máy, và những bài đăng trong tạp chí Le Courrier de l'UNESCO được dịch ra hơn 15 thứ tiếng.

- Trần Văn Khê được các nước mời hay được Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp và UNESCO phái đi dự gần 200 hội nghị quốc tế trên 67 nước trên thế giới.

- đã tự ghi âm trên 600 giờ âm nhạc và trao đổi với nghệ nhân, nghệ sĩ Việt Nam, trên 300 giờ âm nhạc Châu Á, châu Phi, chụp hơn 8.000 tấm ảnh, dương bản, ảnh màu hoặc đen trắng về sinh hoạt âm nhạc tại Việt Nam và tại nhiều nước đãi qua, thu thập được gần 500 dĩa hát
của các nước trên thế giới, thực hiện được hơn 15 dĩa hát về âm nhạc truyền thống Việt Nam, 4 dĩa được 5 giải thưởng lớn của Hàn lâ m viện dĩa hát Pháp, năm 1960, 1970, dĩa hát đức quốc năm 1969, Diapason dór của tạp chí chuyên về giới thiệu và phê bình dĩa hát tại Pháp,
và Giải các nhà phê bình dĩa hát tại đức quốc năm 1994
.

- đã thực hiện nhiều phim ngắn dài về dân tộc nhạc học như phim về lối hát cổ điển Dhrupad( Ấn độ), vế ong Sheng Trung quốc (Sanh hầu), đàn Gu Quin (cổ cầm Trung quốc), đàn tranh Việt Nam.

2. Giảng dạy trong các trường đại học

Từ năm 1963 dạy trong Trung Tâm Nghiên cứu nhạc đông  Phương , dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc Học Paris (Institut de Musicologie de Paris / Institute of Musicology) môn thực tập đàn tranh và lớp lý thuyết, ngôn ng" âm nhạc các nước Châu Á đến năm 1980 chỉ lo về hành chánh và tổ chức chương trình giảng dạy.

Từ năm 1965 được mời dạy một lớp về âm thanh, thang âm điệu thức trong các truyền thống tại châu Á.

Từ năm 1970 đến sau dạy môn dân tộc nhạc học cho lớp cử nhân và Cao học. Có cả Séminaire cho các thí sinh Tiến sĩ. GS Trần Văn Khê chỉ đạo nghiên cứu, đỡ đầu và làm giám khảo cho hơn 50 thí sinh bảo vệ tiểu luận án cao học và luận án tiến sĩ về nhạc châu Á châu Phi. Trong số đó chỉ có một tiến sĩ Việt Nam là Nguyễn Thuyết Phong là có thời gian được dạy âm nhạc Việt Nam tại trường đại học Kent bên Mỹ.

Ngoài ra còn giảng ba năm cho trường Cao học Khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales), giảng nhiều lần tại Nhạc viện Paris lớp về nhạc cụ Châu Á của bà bá tước Genivieve de Chambure, và được thỉnh giảng trên 15 đại học năm châu, chỉ nhắc đến một vài nơi như Hàn Lâm viện List tại Budapest, đại học Varsovie, đại học Vicenza, Venise, Iran (Ba Tư), Tây Nam Úc châu, Perth, Trường nhạc Algerie, 3 lần tại đại học Hawaii, 2 lần UCLA,
Los Angeles, Carbondale (Southern Illinois), 3 lần tại Nhạc Viện Hà nội, và nhiều lần tại lớp thể nghiệm dạy nhạc dân tộc trên cấp đại học của Viện Nghiên cứu âm nhạc và múa do cố GS Lưu Hữu Phước làm Viện trưởng, v.v.

GS Trần Văn Khê thường nói trong 20 năm vừa qua đã "đốt đuốc tìm học trò". Và trong nhiều buổi thuyết trình Giáo sư có nhắc đến người môn sinh theo dõi và thực hiện được một số công trình mà Giáo sư mơ ước là Nhà giáo ưu tú Phạm Thuý Hoan, giảng viên đờn tranh tại Nhạc viện Thành Phố HồChí Minh.

3. Nhạc sĩ truyền thống Việt Nam

Tuy Giáo sư Trần Văn Khê dạy về nhạc học, nhưng vẫn không quên mình là nhạc sĩ truyền thống. Trong các hội nghị quốc tế, thường được mời tham dự với hai tư cách: người nghiên cứu tham luận trong các buổi họp và tối còn đàn như một nghệ sĩ.

- Trần Văn Khê còn dự rất nhiều nhạc hội, liên hoan âm nhạc Châu Á như Nhạc Hội Rennes, Royan bên Pháp, Ajaccio tại đảo Corsica, Bá Linh bên đức, Pamplona, bên Tây ban nha,
Venise, Roma bên Ý, Bratislava vàBrno (Tiệp Khắc), Shiraz (Ba Tư), Sao Paulo bên Nam Mỹ, Wellington bên Tân Tây Lan, v.v.

- Trần Văn Khê đã dạy đờn tranh trong Trung Tâm Nghiên Cứu Nhạc đông Phương và kết quả rõ nhứt là hai người con của Giáo sư, Trần Quang Hải và Trần Thị Thuỷ Ngọc đều biết đờn tranh và đã dạy lại cho nhiều trẻ em và thanh niên Việt Nam tại Pháp. Riêng Trần Quang Hải rất có khiếu về âm nhạc. Tốt nghiệp nhạc viện Saigon về vĩ cầm (học với nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt), sang Pháp học rất giỏi về đàn tranh, đỗ đầu các cuộc thi về nhạc Ba Tư, nhạc Ấn độ, nhạc Trung quốc, lý thuyết và thực tập. Trần Quang Hải là nhạc sĩ Việt Nam thực hiện 3
dĩa 33 vòng về đàn tranh và dân ca Việt Nam với người em cô cậu Hoàng Mộng Thuý từ năm 1975 tới 1978, 7 dĩa 33 vòng về nhạc Việt Nam với vợ là nữ ca sĩ Bạch Yến (từng nổi tiếng qua bài Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương và các thể loại nhạc thời trang bằng tiếng ngoại quốc. Trần Quang Hải tổng cộng làm 15 dĩa 33 vòng , 8 CD về nhạc Việt Nam, và 10 CD cộng tác với các nhạc sĩ khác, và là người Việt Nam duy nhứt được hai giải thưởng dĩa hát của Pháp (giải thưởng Hàn lâm viện Charles Cros / Grand Prix du Disque de l'Académie Charles Cros năm 1983 và năm 1996). Trần Quang Hải vừa là nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học, làm việc cho Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (viết 4 quyển sách, 300 bài viết về nhạc Á châu và hát đồng song thanh, giảng dạy tại trên 100 trường đại học tại 60 quốc gia ), vừa là nhạc sĩ trình diễn nhạc dân tộc Việt Nam (tham dự trên 140 đại hội liên hoan nhạc cổ truyền). Trần Quang Hải trở thành một chuyên gia về hát đồng song thanh nổi tiếng nhứt thế
giới sau 32 năm nghiên cứu. Ngoài ra còn được tặng cho danh hiệu là "Vua Muỗng "(Le Roi des Cuillers / The King of Spoons) sau khi thắng giải tại một đại hội liên hoan nhạc dân tộc tại tỉnh Cambridge (Anh quốc) năm 1967, và "Người đánh đàn môi giỏi nhứt thế giới "(The Best Jew's Harp player in the World) trong một đại hội liên hoan thế giới về đàn môi (The 3rd World Festival of Jew's Harp) tại tỉnh Molln (Áo quốc) năm 1998 với trên 300 nghệ nhân đàn môi giỏi nhứt trên thế giới tham dự Trần Quang Hải vừa là con và là học trò có khiếu nhứt của Trần Văn Khê, vừa bảo vệ truyền thống âm nhạc gia đình (đời thứ 5), vừa phát huy nhạc truyền thống thế giới qua sự giao lưu âm nhạc trình diễn trên các sân khấu đại nhạc hội trên
thế giới từ trên 30 năm qua. Con đường của Trần Quang Hải hoàn toàn khác con đường của Trần Văn Khê nhưng cả hai đều hướng về nhạc dân tộc. Trần Thị Thuỷ Ngọc, con gái út của Trần Văn Khê, rất chăm học đàn tranh, luyện tập rất kỹ và nắm vững truyền thống gia đình.
Cô Thuỷ Ngọc đã giúp đỡ người cha trong việc dạy nhạc Việt và đàn tranh tại Trung tâm nghiên cứu nhạc đông phương gần 10 năm trời và đã cộng tác với hai dĩa nhạc Việt Nam với cha của cô. Hiện nay Thuỷ Ngọc làm việc cho một toán nghiên cứu đông Nam Á của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp.Tại Pháp, Trần Văn Khê có ba môn sinh người Pháp, Nelly Felz, André Lant, và Kim Lý, đã học đờn tranh rồi sau đó tiếp tục học với ái nữ là Trần Thị Thuỷ Ngọc. Cả ba đều đờn được các hơi Bắc, Quảng, Nhạc, Xuân, Ai , đảo, Oán.

- Nhạc sĩ truyền thống Trần Văn Khê đã thực hiện những dĩa hát trong đó nhạc sĩ đờn độc tấu, vừa đờn vừa ca những bản xưa như "Bắc Cung Ai", đờn hoà với con gái Trần thị Thuỷ Ngọc, con trai Trần Quang Hải, với bạn tri âm là nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và nữ nhạc sĩ đàn tranh Nguyễn thị Hải Phượng. Nhạc sĩ có giới thiệu những cách tuỳ hứng đờn nguyệt (đờn kìm) , đờn tranh trong một dĩa hát mang tên là "Âm nhạc truyền thống mới" (Nouvelle Musique Traditionnelle/New Traditional Music). đây là sự phối hợp gia Trần Văn Khê (đờn kìm, đờn tranh, trống) với Trần Quang Hải (muỗng, sinh tiền). Cả hai người đã thử tìm một hướng đi cho nhạc cổ truyền Việt Nam, biến đổi cách rao, cách phát triển bài bản dựa theo tuỳ hứng như trong nhạc Jazz, nhạc Ấn độ, thêm vào đó tiết tấu cho hấp dẫn dựa theo chu kỳ tiết tấu (cycles rythmiques /rhythmical cycles). Cuộc thể nghiệm đầu tiên tại đại hội liên hoan nhạc cổ truyền tại tỉnh Shiraz (Ba Tư) gia đàn kìm và muỗng đã gặt hái một sự thành công ngoài sức tưởng tưng. Sau vài năm thử thách tại các đại nhạc hội , hoà tấu với sự phụ hoạ tiếng gõ song lang của Trần Thị Thuỷ Ngọc, một thể loại mới cho nhạc cổ truyền Việt Nam được thành hình. Năm 1973, hãng dĩa OCORA của Pháp mời ba cha con thu một dĩa nhạc cổ truyền Việt Nam theo thể loại mới. Sau ba năm bị "ngâm" trong học tủ , dĩa 33 vòng "Âm nhạc truyền thống mới" được xuất bản, đánh dấu một bước đường mới trong việc vạch một hướng đi mới lạ cho nhạc Việt. Từ đó, Trần Văn Khê có dịp về Việt Nam mang ý kiến này về xứ, thử thách với các nhạc sĩ trẻ (đặc biệt nhóm nhạc gõ Phù đổng) và được giới trẻ tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ. Một dĩa CD khác với các thể loại ngâm thơ cổ , thơ mới và ca những bài cổ như Ngũ đối hạ, Nam Xuân với sự cộng tác của con gái Trần Thị Thuỷ Ngọc

- Giáo sư Trần Văn Khê đã nhận lời thuyết trình cho Thanh niên yêu nhạc Thụy Sĩ , Nam Tư, cho các đài phát thanh, đài truyền hình nhiều nước trên thế giới về nhạc Việt Nam.

- 43 nước trên thế giới đã mời GS Nhạc sĩ Trần Văn Khê thuyết trình và biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam

4. Nhiệm vụ quốc tế

Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc, và trên trường quốc tế:

- Hội nhà văn Pháp (Société des Gens de Lettres) (Pháp)
- Hội âm nhạc học (Société Francaise de Musicologie) (Pháp)
- Hội dân tộc nhạc học Pháp (Société Francaise d'Ethnomusicologie) (Pháp)
- Hội âm nhạc học quốc tế (Société Internationale de Musicologie)
- Hội dân tộc nhạc học (Society for Ethnomusicology) (Mỹ)
- Hội nhạc học Á châu (Society for Asian Music) (Mỹ )
- Hội Âm nhạc Á châu và Thái Bình Dương (Society for Asian and Pacific Music)
- Hội quốc tế giáo dục âm nhạc (International Society for Music Education)

- Thành viên và chủ tịch hội đồng khoa học Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc với phương pháp đối chiếu (International Institute for Comparative Music Studies (Đức)
- Hội đồng quốc tế âm nhạc truyền thống (International Council for Traditional Music) nguyên phó chủ tịch (Mỹ)
- Hội đồng quốc tế âm nhạc (International Music Council / UNESCO), nguyên uỷ viên ban chấp hành, nguyên phó chủ tịch, đương kim Chung sanh hội trưởng danh dự (Pháp)
- Viện sĩ thông tấn, Hàn lâm viện Châu Âu, Khoa Học, Văn chương, Nghệ Thuật

Từ 14 năm nay, thành viên ban giám khảo quốc tế Giải thưởng cho cổ nhạc thế giới của đài phát thanh Insbruck (Áo quốc)

Từ 27 năm nay, thành viên và từ 10 năm nay chủ tịch ban tuyển lựa quốc tế của Diễn đàn âm nhạc châu Á do Hội đồng quốc tế âm nhạc tổ chức

Ban giám đốc của chương trình viết lại lịch sử âm nhạc thế giới (UNESCO đề xướng và tài trợ)

Với nhiều nhiệm vụ đó, GS Trần Văn Khê trong 36 năm nay đã tham dự rất nhiều Hội nghị quốc gia Pháp, đức, và Hội nghị quốc tế. Tất cả gần 200 hội nghị cử hành trong số 67 trên thế giớị

Xin đơn cử một số thí dụ:

Hội nghị các hội quốc tế

1. Hội đồng quốc tế âm nhạc (Unesco) , Paris 1958; Paris 1960; Roma 1962; Hambourg 1964; Rotterdam 1966; New York 1968; Moscou 1971; Geneva 1973; Ottawa, Montreal 1975; Bratislava, Praha 1977; Perth, Merbourne, Sydney 1979; Budapest 1981; Stockholm 1983; Berlin Est 1985; Brasilia 1987; Paris 1989.

2. Hội đồng quốc tế âm nhạc truyền thống, Jerusalem
1961; Honolulu 1977; Oslo 1979; Seoul 1981; New York 1983; Stockholm-Helsinki 1985; Berlin Est 1987; Schladming (Áo) 1989.

3. Hội quốc tế âm nhạc học, Copenhague 1972; Berkeley (Mỹ) 1977; Strasbourg (Pháp) 1982.

4. Hội quốc tế giáo dục âm nhạc , Perth 1979; Varsovie 1980.

5. Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc theo phương pháp đối chiếu , Berlin 1965, 1967, 1971, 1986, 1989

6. Diễn đàn âm nhạc châu Á, Paris 1969; Paris 1971, Alma Ata (Nga sô) 1975; Manila (Phi luật tân) 1976; Bagdad 1979; Bình Như"ng (Bắc Hàn) 1983; Ulan Bator (Mông cổ) 1985; Thành phố HồChí Minh 1990; Bombay 1993.

+ đề tài: Bảo vệ và giới thiệu truyền thống âm nhạc

Teheran 1967; Berlin 1968; Berlin 1969; Lisbonne 1971; Montreal 1975; Manila 1976; Manila 1978; Baghdad 1979; Brest 1982; Wellington (Tân Tây Lan) 1982; Madagascar 1985; Dakar 1985.

+ đề tài: Các phương tiện truyền thống và âm nhạc

Tokyo 1961; Jerusalem 1963; Paris 1967; Hyderabad (Ấn độ) 1978; Baden Baden (đức) 1980; New York 1983; Tây Bá Linh, 1986.

+ đề tài giáo dục âm nhạc

Teheran 1967; Tây Bá Linh 1969; Perth (Úc châu) 1979; Varsovie1982; Budapest 1982; Cannes 1984; Nice 1985; Paris 1988.

Giải thưởng, Huy Chương, Bằng Danh Dự

* 1938: Bng du lịch Saigon-Hànội-Saigon trên đường xe lửa xuyên Việt, cho học sinh xuất sắc các trường trung học miền Nam.

1941: Bng Toàn quyền đô đốc Decoux, cho học sinh đậu Thủ khoa Tú tài phần nhì và được toàn thể Giáo sư của lớp đề nghị

* 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.

* 1960: Giải thưởng lớn của Hàn lâm viện dĩa hát Pháp (Grand prix de l'Academie du Disque Français) Giải thưởng đại
Học Pháp (Prix des Universit('s de France). Dĩa hát về nhạc
Việt Nam của Boite à Musique số BM LD 365.

* 1969: Deutscher Schallplatten Preis, Giải thưởng dĩa hát đức quốc cho Dĩa về nhạc Việt Nam Truyền thống miền Trung , dĩa Barenreiter Musicaphon số BM 30 LD 2022. Dĩa UNESCO Collection

* 1970: Giải thưởng lớn Hàn lâm viện dĩa hát Pháp (Grand Prix du disque de l'Academie du Disque Français), Prix de l'Ethnomusicologie (Giải thưởng dân tộc nhạc học), dĩa Barenreiter Musicaphon số BM 30 LD 2022, UNESCO Collection.

* 1974: được cử làm hội viên danh dự của hội nghệ sĩ ái Hữu và được bằng ban khen của hội do ba nghệ sĩ lớn trong bộ môn cải lương ký tên: Năm Châu, Phùng Há, Kim Cương.

Huy chương bội tinh hạng nhứt của chánh phủ Việt Nam cộng hoà

Văn hoá bội tinh hạng nhứt của bộ giáo dục Việt Nam cộng hoà

* 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dư (Docteur en musique , honoris
căusa đại học Ottawa (Canadă

* 1981: Giải thưởng âm nhạc của Unesco Ợ Hội đồng quốc tế âm nhạc (Prix Unesco Ơ.CIM de la Musique)

* 1991: Officier de l'Ordre des Arts et des Lettres. Ministère de la Culture et de l'Information du Gouvernement francais (Huy chương về Nghệ Thuật và Văn Chương của Bộ Văn Hoá Chánh phủ Pháp).

* 1993: Cử vào Hàn Lâm Viện Châu Âu về Khoa Học, Văn Chương, Nghệ Thuật. Viện Sĩ thông tấn, Membre correspondant de l'Académie européenne des Sciences, des Lettres et
des A.rts

* 1993: được Tổng Thống Pháp Francois Mitterrand mời tháp tùng chuyến công du của Tổng thống tại Việt Nam

* 1994: Giải thưởng của các nhà phê bình đĩa hát Ðức quốc (Deutscher SchallplattenKritik Preis)

* 1995: Giải thưởng Koizumi Fumio về dân tộc nhạc học (Koizumi Fumio Prize for Ethnomusicology, Nhựt Bổn)

* 1998: Huy chương Vì Văn Hoá Dân Tộc Bộ Văn Hoá (CHXHCNVN)

* 1999: tháng 5 dương lịch: Tiến sĩ danh dự đại học Monoton (Nouveau Brunswick, Canadă

* 1999: Tháng 8 dương lịch: Huân chương Lao động hạng nhứt do Chủ Tịch Trần đức Lương cấp (CHXHCNVN)

Danh sách dĩa hát do Trần Văn Khê đờn hay thu thanh điền dã:

- 1950-1952: 14 dĩa 78 vòng do hãng dĩa ORIA sản xuất bên Pháp, phát hành bên Việt Nam, gồm có 28 bản tân nhạc của các nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy, Võ đức Thu, Hoàng Quý,
Thẩm Oánh, Hùng Lân, Nguyễn Hữu Ba, Hoàng Quý, Lưu Hữu Phước, vv & Lấy bí danh là ca sĩ Hải Minh.

- 1959: "Musique du Vietnam"(Nhạc Việt Nam), hãng La Boite a Musique số LD 365 (17cm/33 vòng), Paris. Grand Prix de l'Academie du Disque Français 1960. Prix des Universites de France (Giải thưởng Hàn lâm viện Dĩa hát Pháp 1960)

- 1969: "Viet Nam 1", hãng Barenreiter Musicaphon số BM 2022 (30cm/33 vòng), collection Unesco, Kassel, đức. Deutscher Schallplatten Preis 1969 (Giải thưởng dĩa hát đức 1969),
Grand Prix de l'Acad('mie du Disque Français 1970 Prix d'ethnomusicologie (Giải thưởng Hàn lâm viện Dĩa hát Pháp 1970 Giải thưởng Dân tộc nhạc học )

- 1970: "Viet Nam 2", hãng Barenreiter Musicaphone số BM 2023 (30cm/33 vòng) , collection Unesco, Kassel, đức.

- 1972: "Musique du Viet Nam , Tradition du Sud" (Nhạc Việt Nam, truyền thống miền Nam với Nguyễn Vĩnh Bảo và Trần Văn Khê), hãng OCORA số 68 (30cm/ 33 vòng) , Paris.

- 1972: "South Viet Nam , Entertainment Music" (Miền Nam Việt Nam,
Nhạc Tiêu Khiển với Nguyễn Vĩnh Bảo) , hãng Philips số 6586 028 ( 30cm/33 vòng) collection Unesco: Musical Sources, Hoà Lan
.

- 1972: "Inde du Nord / Pandit Ram Narayan/ Le Sarangi" (Ấn độ miền Bắc/ Nhạc sư Ram Narayan / đàn Sarangi), hãng OCORA số OCR 69 (dĩa 30cm/33 vòng), Paris. Lời dẫn giải: Trần Văn
Khê.

- 1972: "Narendra Bataju, Sitar/Surbahar" (Nhạc sĩ Narendra Bataju/đàn Sitar và Surbahar), hãng CETO SELAF Ợ ORSTOM số W 751, Paris. Lời dẫn giải: Trần Văn Khê.

- 1976: "Viet Nam: Nouvelle Musique Traditionnelle" (Việt Nam: Nhạc cổ truyền kiểu mới, với Trần Văn Khê, Trần Quang Hải, Trần thị Thuỷ Ngọc), hãng dĩa OCORA số 558 512 (30cm / 33 vòng) , Paris.

- 1978: "Viet Nam / Ca Trù and Quan Họ" hãng EMI ODEON số 064-183113 (30cm / 33 vòng), collection Unesco: Atlas Musical, Venise, Ý đại lợi.

- 1979: "Hát chèo / Vietnamese Traditional Folk Theatre", hãng Philips số 658 6035 (30cm / 33 vòng), collection Unesco: Sources Musicales, Amsterdam, Hoà Lan.

- 1983: "Viet Nam, Instruments et ensembles de musique traditionnelle" (Việt Nam, Nhạc khí và Ban nhạc cổ truyền), hãng ARION số ARN 38783 (30cm /33 vòng), Paris

- 1985: "Viet Nam, Court Theatre Music" (Việt Nam , nhạc tuồng hoàng giă , hãng EMI Ợ ODEON số 260 2821 (30cm / 33 vòng), collection Unesco: Musical Atlas

- 1985: "Musique du Vietnam" (Nhạc Việt Nam), hãng ACCT (Agence de
Coopération Culturelle et Technique) số 18110 (30cm/33 vòng),
Paris.

- 1990: "Viet Nam / Hat Cheo", hãng AUVIDIS số đ8022 (dĩa CD), collection Unesco, Paris. Tái bản của dĩa "Hat Cheo/Vietnamese Traditional Folk Theatre" của hãng Philips số 6586035 (30cm/33 vòng). Một băng cassette của CD này được xuất bản cùng một lúc.

- 1991: "Viet Nam / Ca Tru & Quan Ho", hãng AUVIDIS đ8035 (dĩa CD), collection Unesco, Paris. Tái bản của dĩa cùng tên của hãng Emi-Odeon số 064-183113 (30cm / 33 vòng). Một băng cassette của CD này được xuất bản cùng một lúc.

- 1994: "Viet Nam: Tradition du Sud/ Nguyen Vinh Bao & Tran Van Khe", dĩa OCORA số C 580043 (dĩa CD), Paris. được giải Diapason dÓr. Tái bản của dĩa OCORA số 68 (30cm/ 33 vòng, năm 1972)

- 1994: "Viet Nam / Poésie et Chants / Tran Van Khe & Tran Thi Thuy Ngoc" (Việt Nam / Ngâm thơ và Hát), hãng OCORA số C 560044 (dĩa CD), Paris.

- 1995: "Viet Nam / Le Dan Tranh: Musique d'Hier et d'Aujourd'hui" (Việt Nam / đàn Tranh: Nhạc quá khứ và hiện taị" với Nguyễn Thị Hải Phượng và Trần Văn Khê, hãng OCORA số
560045 (dĩa CD), Paris. 
Grand Prix de la Critique Allemande (Giải thưởng Phê Bình đức), CHOC de la revue Le Monde de la Musique
.

- 1996: "Viet Nam / Tradition du Sud/ Nguyen Vinh Bao & Tran Van Khe", hãng AUVIDIS số đ8049 (dĩa CD), collection Unesco, Paris.

- 1998: "Viet Nam / Improvisations/ Tran Van Khe, Tran Quang Hai, Tran Thi Thuy Ngoc", hãng OCORA số C 580070 (dĩa CD), Paris. Tái bản của dĩa OCORA số 558 512 (30cm / 33 vòng, năm 1976).

- 1997: "Viet Nam Ca Tru", hãng INEDIT số W 260070 (dĩa CD), Paris. Lời dẫn giải: Trần Văn Khê.

- 1997: "Viet Nam: Tradition de Hue" (Việt Nam: Truyền thống Huế/ Nhạc cung đình và Nhạc thính phòng), hãng INEDIT số W 260075 (dĩa CD), Paris. Lời dẫn giải: Trần Văn Khê.

- 1998: "Viet Nam: Tradition du Sud" (Việt Nam: Truyền thống miền Nam), hãng AUVIDIS đ8070 (dĩa CD), collection Unesco, Paris. Tài liệu thu thanh và lời dẫn giải: Trần Văn Khê &
Nguyễn Hữu Ba.

- 1998: "Viet Nam: Musique bouđhique" (Việt Nam: Nhạc Phật giáo), hãng INEDIT số &&. 
(dĩa CD), Paris. Lời dẫn giải: Trần Văn Khê.

Phim

Một số phim do Trần Văn Khê thực hiện và một số phim về Trần Văn Khê

1. Một phim về kỹ thuật hát Dhrupad của Ấn độ điệu thức Raga Todi do hai anh em Dagar trình diễn, do trung tâm GRM (Groupe de Recherche Musicale của ông Pierre Schaeffer), Paris , 1964. Một phim về cách lên dây đàn Tanpura Ấn độ và một phim về kỹ thuật đánh trống Pakhawaj và chu kỳ tiết tấu Chautala với 12 đơn vị.Một đoạn phim về cách đọc thơ và sau đó hát theo thể điệu Dhruapd và những thí dụ hát theo thể điệu Dhrupad, Kheyal và Thumri.

2. Phim "Histoire du riz", phần 1 về sắc tộc Ifugao ở Phi Luật Tân, phần 2 ở Việt Nam , phim nói bằng tiếng Pháp do Trần Văn Khê đọc. Thực hiện bởi Điier Mauro và Hồ Thuỷ Tiện Sản xuất: Orchidees.

3. Phim "Dis moi, Philippines" do Trần Văn Khê đọc tiếng Pháp và do Eric Dazin thực hiện. Sản xuất: Orchidees.

Tài liệu băng thu thanh

1. 
Les Traditions musicales de l'Asie (Truyền thống âm nhạc Á châu ) , nói tiếng Pháp

2. Le Dhrupad: un art vocal de l'Inde du Nord (Dhrupad: nghệ thuật hát Ấn độ miền Bắc) , nói tiếng Pháp

3. Le Tabla et les cycles rythmiques dans la musique hindoustane (Trống Tabla và chu kỳ tiết tấu trong nhạc ấn theo trường phái hindoustane), nói tiếng Pháp.

4. La musique arabe (Nhạc ả rạp), 6 tập, với sự cộng tác của Giáo sư Amnon Shiloah, nói tiếng Pháp.

Băng Video

Với sự cộng tác của cơ quan thính thị của trường đại học ParisĐauphine, INALCO (viện quốc gia ngôn ng" và văn minh đông phương) đặc biệt với Guy Senelle, Điier Tauin và Paul Hervé.

1. Le Sheng, orgue à bouche avec Cheng Shui Cheng (đàn Sanh Hầu với nhạc sĩ Cheng Shui Cheng). Quá trình lịch sử, cách chế tạo nhạc khí. Diễn giả: Trần Văn Khệ Khái quát về "Sanh
Hầu ở Á châu"

2. Le Quin, cithare chinoise à 7 cordes sans chevalets (đàn Cổ Cầm 7 dây không có nhạn với các nữ nhạc sĩ Liu, Yip Ming Mei). Quá trình lịch sử, kỹ thuật đàn, một vài bài cổ điển của đàn tranh cổ cầm. Diễn giả: Trần Văn Khê.

3. Le "Dan Tranh", cithare vietnamienne à 16 cordes (đàn Tranh Việt Nam 16 dây ) với sự cộng tác của Trần Thị Thuỷ Ngọc. Quá trình lịch sử , miêu tả , kỹ thuật đàn, một vài bản cổ truyền. Giải thích về điệu thức theo truyền thống miền Nam, đối chiếu với các loại đàn tranh Trung quốc, Nhựt Bổn, đại Hàn và Mông Cổ.

4. Le "Dan Tranh", cùng một đề tài nhưng với bài bản khác. Với sự cộng tác của Trần Thị Thuỷ Ngọc. Trình bày và giải thích bằng tiếng Pháp: Trần Văn Khê , thực hiện cho Trung tâm nghiên cứu nhạc đông Phương.

Tài liệu thu hình video tại Việt Nam:

1. Nhạc dân gian và tuồng ở Việt Nam năm 1982

- Lễ Giỗ Tổ Cải lương miền Nam ở TP HồChí Minh (29/09/1982)
- Trích đoạn tuồng "Thần nữ dựng ngũ linh kỳ"(29/09/1982)
- Nhạc dân gian vùng Huế (làng Xuân Long) (29/09/1982)
- Hát Tuồng, truyền thống Quảng Nạm Trang điểm, đọng tác, đấu võ (25/10/1982)
- Hát Tuồng , truyền thống Bình định: Nhạc, Diễn xuất, minh hoạ đọng tác, những cách ngâm do ông Võ Sĩ Thừa biểu diễn (27/10/1982)
- Tuồng dân gian Hát Bài chòị Minh hoạ và trích đoạn một vài tuồng cổ truyền (18/10/ 1982)
- Viếng thăm nữ nghệ sĩ nhân dân Phùng Há (tháng 11, 1982)

Đời sống âm nhạc ở Việt Nam năm 1987

- Tiết tấu cổ truyền dùng trong múa và tân nhạc với Văn Thinh
- Sáng chế cây đờn độc huyền Lạc Cầm phối hợp chung với đàn tranh 12 dây và 2 đàn kìm 4 dây do Mạc Tuyên sáng tạo Trình bày và thể nghiệm minh hoạ do các nhạc sĩ và giáo sư nhạc của trường âm nhạc Hà nội. Giáo sư Lưu Hữu Phước và Trần Văn Khê dẫn giải (17/11/1987)
- Nhạc truyền thống và dân ca trong các lớp mẫu giáo ở Củ Chi, và trường Lê Lợi (TP HCM) (27 /11/1987)
- Buổi hoà nhạc của nhóm Tiếng Hát Quê Hương, nhóm Tao đàn do Phạm Thuý Hoan, giáo sư trường Âm nhạc HCM xếp đặt đặc biệt cho Giáo sư Trần Văn Khê (29/11/1987)
- độc tấu đàn tranh do Hải Phượng đàn những bản cổ truyền và sáng tác mới của Phạm Thuý Hoan (30/11/1987)
- Nhóm đàn gõ Phù đổng tại TP HCM (04/12/1987)
- Lễ đặc biệt dành cho GS Trần Văn Khê do 3 nhóm trẻ "Tiếng Hát QuêHương", "Tao đàn", "Bình Thạnh" (06/12/1987)
- Dạ Hội nhạc cổ truyền Việt Nam tại toà Tổng Lãnh Sự Pháp ở TP HCM. Phần giới thiệu bằng tiếng Pháp: TrầnVăn Khê (07/12/1987)
- Âm nhạc truyền thống Việt Nam tại Montreal (Canada, ngày 19 và 27 tháng 4, 1987.
Thu hình video năm 1989:
- 5 chương trình nhạc truyền thống Việt Nam cho Viện nghiên cứu âm nhạc và múa được chiếu trên đài truyền hình của TP HCM (5 tháng 3, 1989) với GS Trần Văn Khê là diễn giả và với sự tham gia của nhạc sĩ Phạm Đức Thành (đàn bầu) và nhóm Phù đổng (nhạc cụ gõ).
- Buổi họp của nhóm nhà thơ Quỳnh Dao do nhà thơ Tôn nữ Hỷ Khương tổ chức vinh danh GS Trần Văn Khê (2 tháng 9, 1989) (video NTSC)
- Lưu Hữu Phước, cuộc đời, sự nghiệp, nghệ thuật, thuyết trình bởi Trần Văn Khê với minh hoạ của nhiều nhóm nhạc sĩ tại nhà hát Thành phố (TP HCM) vào hai ngày 11 và 12 tháng 9, 1989 (6 giờ phim video)
- Đêm Trung Thu do bà Phạm Thuý Hoan tổ chức và GS Trần Văn Khê trong vai tuỳ hứng Ông Tiên Già (phim video NTSC)
- Hội nghị quốc tế âm nhạc tại Osaka với bài tham luận bằng tiếng Anh "International Reception of Music in VietnameseTraditionữ (22/07/1990), tham gia bàn tròn về
"International Recepion in Music" (24 tháng 7, 1990) (phim video NTSC)
- Hội nghị về nhạc Á châu và Thái Bình Dương tại Kobe (Nhựt Bổn) (28 tháng 7, 1990) (phim video NTSC)
- Lễ 70 tuổi của GS Trần Văn Khê do hội các nhà thơ Gia đình Quỳnh Dao do nhà thơ nữ Tôn nữ Hỷ Khương tổ chức tại TP HCM (14 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
- Giới thiệu nhạc đàn tài tử miền Nam do Trần Văn Khê thuyết trình do đài Truyền hình Cần Thơ thực hiện (16 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
- Đêm vinh danh GS Trần Văn Khê do nhóm Tiếng Hát Quê Hương tổ chức (16 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
- Buổi nói chuyện của GS Trần Văn Khê về các hoạt động của giáo sư ở hải ngoại tại Thuỳ Khương trang (22 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
- Kỷ niệm Nguyễn Tri Phương, ông cố ngoại của GS Trần Văn Khê tại phường Bửu Hội, tỉnh Biên Hoà (đồng Nai )
(2 tháng 12, 1990) (phim video NTSC)
- Chương trình âm nhạc của nhóm Tiếng Hát Quê Hương cho đài truyền hình TP HCM (1 và 2 tháng 12, 1990) (phim video NTSC)

Ngoài ra từ 1991 tới nay (2001) hàng trăm chương trình phim video đã được thực hiện tại Việt Nam.

Về băng thu thanh, GS Trần Văn Khê đã thu trên 600 giờ nhạc cổ truyền Việt Nam về ca trù, hát chèo, hát tuồng, ca Huế, nhạc cung đình Huế, đàn tài tử miền Nam rất Hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử nhạc Việt sau này.

Sách mới

- 2000 : "Văn Hoá với Âm Nhạc Dân Tộc", Nhà Xuất Bản Thanh Niên, 158 trang, TP HCM, Việt Nam

Tiểu luận của GS Trần Văn Khê về cải lương, ca trù, Tán Tụng trong nhạc Phật giáo, nét nhạc dân tộc trong nhạc Lưu Hữu Phước, và một vài nhận xét về những nghệ sĩ trẻ Phương Phương,

Nguyễn Thanh Hằng và Ea Sola

- 2000 : "Trần Văn Khê & Âm Nhạc Dân Tộc", Nhà Xuất Bản Trẻ, 432 trang, TP HCM, Việt Nam

Sách gồm có hai phần : hồi ký và bút ký ghi lại những kỷ niệm của tác giả ở Việt Nam và hải ngoại qua âm nhạc trong thời gian 50 năm , và khảo cứu với 10 bài viết về ngôn ng và âm nhạc Việt / Á Châu, dân ca Quan Họ, đàn đá Khánh Sơn, cải lương với ưu và nhược điểm, và
liên hệ gia âm nhạc và kiến trúc.

- 2001 : "Hồi ký Trần Văn Khê: ướm mầm trổ nụ " tập 1, Nhà Xuất bản Trẻ , 303 trang, TP HCM, Việt Nam

Giai đoạn đầu tiên của GS Trần Văn Khê từ lúc sơ sinh tới lúc đi vào kháng chiến. Lúc nhỏ học ở Pétrus Ký, gặp Xuân Diệu, Huy Cận , Phạm Duy, và hoạt động lúc học trường thuốc ở Hà nội cùng với Lưu Hữu Phước , Mai Văn Bộ. Có liên hệ với giai đoạn sơ khai của lịch sự
tân nhạc Việt Nam.

- 2001: "Hồi ký Trần Văn Khê: đất khách quê người", tập 2, Nhà Xuất Bản Trẻ, 287 trang, TP HCM, Việt Nam

Giai đoạn đi sang Pháp năm 1949 đưa tới việc đậu xong tiến sĩ âm nhạc và phát huy vốn cổ nhạc Việt ở hải ngoại (Pháp và các diễn đàn hội nghị quốc tế) cho tới đầu thập niên 70.

Xin xem thêm về sự nghiệp âm nhạc của GS Trần Văn Khê:

Prof. Dr.Tran Van Khés Homepage :

www.philmultic.com/tran

Tôi sẽ phát triển thêm về khía cạnh nghiên cứu nhạc Á châu cũng như ảnh hưởng của GS Trần Văn Khê trong ngành dân tộc nhạc học (ethnomusicology) trên thế giới trong một dịp khác.

 


© http://vietsciences.free.fr  Trần Quang Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét