---
16:46 ngày 27 tháng 02 năm 2016
Mãn nhãn nghi lễ hầu đồng ở Phủ Dầy
Lan Anh
TPO - Với 8 giá hầu đồng kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ diễn ra tối 26/2 tại Phủ Tiên Hương thuộc Phủ Dầy, Nam Định, thanh đồng Trần Thị Huệ đã làm mãn nhãn phái đoàn ngoại giao do Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì.
Đây là lần đầu tiên các đại sứ nước ngoài được tận mắt chứng kiến nghi lễ chầu văn ngay tại nơi được coi là khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ đạo Mẫu mà Việt Nam đang trình hồ sơ lên UNESCO để được công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại.
Các vị khách nước ngoài rất ngạc nhiên và thích thú khi được phát lộc. Đại sứ Mỹ thắc mắc có phải trả lại lộc hay không.
Các vị khách nước ngoài thích thú khi được phát lộc
Đại sứ Azerbaijan cho biết sẽ gọi điện ngay về nước để nước ông ủng hộ Việt Nam.
Bà Katherin Muller, Giám đốc văn phòng UNESCO tại Hà Nội hy vọng nghi lễ chầu văn của Việt Nam sớm được UNESCO công nhận.http://www.tienphong.vn/van-nghe/man-nhan-nghi-le-hau-dong-o-phu-day-974434.tpo
Thứ tư, 02/03/2016 - 00:00
Thứ tư, 02/03/2016 - 00:00
UB Quốc gia UNESCO VN đã tổ chức chương trình Chầu Văn “Tứ Phủ”, các đại sứ và hơn 50 nhà ngoại giao tham gia chuyến thực tế đến Phủ Dầy-Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Tập quán Thờ nữ thần (thờ Mẫu) là tín ngưỡng tín mang đậm chất bản địa và nguyên thuỷ của người Việt. Đây là tín ngưỡng thờ cúng gần với thiên nhiên, trời đất, và được “đời thường hóa” để gắn liền và đáp ứng những khát vọng của con người trong đời sống hàng ngày. Tín ngưỡng thờ mẫu hiện nay được coi như một đạo giáo (Đạo Mẫu) của người Việt Nam. Nghi lễ thờ Mẫu, chứa đựng một loạt những tập hợp giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài những nghi thức thờ cúng, trong nghi lễ còn sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa – nghệ thuật như: Hát Chầu Văn, hay lên đồng… Những giá trị này mang đậm tính nhân văn tốt đẹp về phong tục tập quán của tổ tiên ta từ xa xưa truyền lại.
Các đại sứ xem hầu đồng ở phủ Dầy |
Theo đại sứ Phạm Sanh Châu, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam: Đây là một hồ sơ trình được nhiều người quan tâm, tuy nhiên còn rất nhiều người hiểu chưa đúng về nghi lễ Chầu Văn, Tứ phủ và cũng vì thế lại có một bộ phận đã lạm dụng nó với những chiêu trò mê tín. Vì thế chúng ta cần tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu đúng và đủ về một sinh hoạt cộng đồng mang giá trị văn hóa và chứa đựng sự linh thiêng, sự bình đẳng giới và cả kêu gọi bảo vệ thiên nhiên. Đó chính là hình ảnh người phụ nữ, thần núi, thần nước… trong không gian văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ. Không chỉ trong nước, Ủy ban UNESCO Việt Nam còn thường xuyên tuyên truyền cho nhiều quốc gia trên thế giới hiểu về những bản sắc của người Việt trong sự kế tục, thúc đẩy sự phát triển bền vững. Đứng về góc độ nhân quyền, đây là một hành động để bác bỏ luận điểm rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền và hạn chế tôn giáo.
Ngày 28 tháng 3 năm 2015, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ sẽ được UNESCO xem xét đánh giá vào tháng 12 năm 2016 tại kỳ họp lần thứ 11 của Ủy ban liên chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 (Công ước 2003) tại Ethiopia. Vì thế việc nhận thức đúng về Tín ngưỡng thờ Mẫu để xây dựng đồng thuận trong nước và sự ủng hộ của quốc tế là điều rất quan trọng. Chính vì vậy Ủy ban quốc gia UNESCO Việt tổ chức buổi giới thiệu Tín ngưỡng thờ Mẫu tới ban bè quốc tế, đặc biệt là các nước thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 (cơ quan xét duyệt hồ sơ Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt).
Theo ông Phạm Tứ, Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt: Kết quả duyệt hồ sơ này được cộng đồng những người thực hành nghi lễ này lẫn những người không thực hành nghi lễ này hết sức quan tâm. Để thành công chúng ta phải xây dựng ngôn ngữ đồng thuận vì trước đây, người ta vẫn có ác cảm, vẫn hiểu sai rằng Hầu Đồng là mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, cầu phúc cầu lộc của những người buôn bán. Thực sự, đây là một tín ngưỡng rất đẹp của dân tộc, rất độc đáo của Việt Nam, chỉ có điều, người ta thực hành sai đi, bóp méo nó đi. Khó khăn nhất là phải tìm được sự đồng thuận và phải giải thích tận tường cho chuyên gia xem hồ sơ.Hiện nay, mỗi hồ sơ chỉ được giải thích trong mấy ngàn chữ. Mà trong từng ấy chữ, không thể nào giải thích hết được cái hay, cái đẹp. Phải mời họ đến xem thì họ mới hiểu được. Khó khăn là phải làm sao cho các chuyên gia hiểu đúng, hiểu đủ.
Theo Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam: đưa đại sứ các nước tham quan và tìm hiểu về Đạo Mẫu trong thực hành tại Phủ Dầy, nơi chiếm vị trí linh thiêng số 1 trong Đạo Mẫu Việt Nam để họ hiểu và quảng bá. Tham gia có đại sứ các nước Bỉ, Slovakia, Nga, Adecbaidan, Sri Lanka, Mỹ, Mexico, Vênezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Pháp, Lào, bà trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội Katherine Muller-Marin,… Sau khi buổi lễ kết thúc đại sứ Mỹ Ted Osius vô cùng xúc động: “Tôi thấy nghi lễ này rất tuyệt và tôi thật may mắn dự buổi lễ hôm nay. Chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam giới thiệu những hình ảnh di sản như hình ảnh vịnh Hạ Long, các di sản khác ra thế giới và mong nghi lễ này sẽ sớm được công nhận”.
Còn bà trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội Katherine Muller-Marin lại cho rằng: “Việc được chiêm ngưỡng nghi lễ Hầu Thánh là một vinh hạnh rất lớn. Các bạn cũng biết hồ sơ đệ trình tín ngưỡng thờ Mẫu trong đó có Hầu Đồng trở thành Di sản Phi vật thể của Nhân loại sẽ được 24 quốc gia thành viên UNESCO xem xét và quyết định vào tháng 12. Tôi đặc biệt chúc mừng các bạn thành công với hồ sơ này”. Có vị đại sứ không những ủng hộ mà còn hứa sẽ kêu gọi bạn bè các nước cũng như người dân nước ông cùng ủng hộ cho hồ sơ này của Việt Nam vì quá xứng đáng.
http://baophunuthudo.vn/sites/epaper/PNTD/Detail.aspx?ArtId=22841
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét