Theo đó, đâm trâu cũng học theo cách này.
Tin từ các nơi.
---
Thứ năm, 25/2/2016 | 10:17 GMT+7
Đăk Lăk quây bạt để đâm trâu tại lễ hội
Nhằm tránh hình ảnh phản cảm nhưng vẫn giữ được lễ hội truyền thống, tỉnh Đăk Lăk sẽ đâm trâu ở góc sân, che bạt, để người dân không chứng kiến.
Ngày 25/2, ông Vũ Minh Thoại - Trưởng phòng Văn hóa huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) - cho biết, Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc của địa phương năm nay sẽ thay đổi một số chi tiết trong nghi lễ đâm trâu.
"Địa phương vẫn tổ chức lễ hội để thực hiện theo phong tục nhưng sẽ không trực tiếp đâm trâu như mọi năm. Khi Thông tư 15 có hiệu lực về việc bỏ các lễ hội mang hình ảnh man rợ, huyện đã họp những người lớn tuổi để lấy ý kiến. Tuy nhiên, họ không đồng ý vì cho rằng như vậy là lừa dối thần linh", ông Thoại nói.
Nghi lễ đâm trâu tại lễ hội truyền thống huyện Buôn Đôn 2016 sẽ thay đổi. Ảnh:Kh.Uyên |
Cũng theo ông Thoại, đây là lễ hội được người bản địa Êđê tổ chức từ thời xa xưa nhưng bị gián đoạn một thời gian do chiến tranh. Sau giải phóng, các già làng ở Tây Nguyên đã phục hồi lễ hội cho đến nay.
Lễ hội văn hóa truyền thống huyện Buôn Đôn bao gồm 3 phần chính với các nghi lễ như: cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi, liên hoan văn hóa cồng chiêng… Đặc biệt, huyện huy động 18 con voi để tổ chức thi voi chạy, bơi vượt sông và đá bóng nhằm tái hiện cảnh săn bắt và thuần dưỡng voi rừng truyền thống của người dân bản địa.
Trước đó, tại lễ hội hằng năm, UBND huyện đều tổ chức đâm trâu để dâng lên Yàng (trời) và các đấng thần linh. Theo quan niệm của người đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên, việc này sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, tai nạn, không bị “chết xấu”, mùa màng sẽ bội thụ, cuộc sống sẽ ấm no.
"Tuy nhiên, do yếu tố phản cảm của nghi lễ nên sau nhiều lần họp, Ban tổ chức quyết định vẫn tổ chức nghi lễ đâm trâu để duy trì lễ hội nhưng năm nay không đâm trâu trước mắt du khách mà đâm ở góc sân, được căng bạt che kín không để người dân chứng kiến", ông Thoại thông tin.
Lễ hội truyền thống huyện Buôn Đôn được đánh giá là hoạt động văn hóa có ý nghĩa, nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh ở lĩnh vực du lịch và xúc tiến đầu tư của địa phương, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, vào các năm chẵn. Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 12 đến 14/3 tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Krông Ana.
Kh.Uyên
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dak-lak-quay-bat-de-dam-trau-tai-le-hoi-3360107.html
Đau đớn cảnh xẻ thịt trâu chọi sống bán với giá "cắt cổ"
25/02/2016 11:42 GMT+7
Sau hai ngày tổ chức, Lễ Hội chọi trâu xã Hải Lựu đã có 32 ông Cầu (trâu chọi) thi đấu. Ông Cầu sau khi chiến xong được mang đi giết thịt để bán cho người dân lấy lộc. Mặc dù giá mỗi kg thịt ông Cầu giải nhất lên đến 3 triệu đồng/kg nhưng người dân vẫn cố chen nhau mua.
Thịt trâu chọi đắt gấp 15 thịt trâu thường vẫn được săn đón
Trận chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc kết thúc ngày 24/2/2016. Giải nhất thuộc về ông Cầu số 29 (chủ trâu là ông Đỗ Duy Cao, thôn Hòa Bình, xã Hải Lựu) với giải thưởng lên đến 50 triệu đồng.
Mặc dù Lễ hội chọi trâu diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi - trời mưa to, địa điểm bán thịt trâu chọi lầy lội nhưng vẫn không ngăn được đoàn người ùn ùn đổ về mua thịt trâu giành giải nhất lấy may.
Nếu thịt trâu thường bán với giá 200 nghìn/kg thì thịt trâu chọi ở Hải Lựu được bán với giá từ 600 nghìn -3 triệu đồng/kg (tùy theo trâu giành giải cao, thấp). Dù đắt gấp 15 lần giá thị trường nhưng thịt trâu giành giải vẫn được rất nhiều người săn đón.
Ông Cầu sau khi chiến xong được đem đi mổ |
"Ông Cầu" sau khi chiến xong được mổ rồi cúng thành hoàng làng, một phần thịt được phân phát về cho các gia đình trong thôn có công nuôi dưỡng, chăm sóc "ông Cầu". Phần thịt còn lại sẽ bán cho du khách có nhu cầu, nên ai ai cũng muốn mua để được chút lộc may mắn đầu năm.
“Tôi chờ từ sáng đến giờ mới được mua thịt "ông Cầu" nhất. Giá hơi đắt nhưng là phúc là lộc, ít nhiều gì cũng phải mua được một tí để cầu cho năm mới tài lộc về nhà, may mắn cả năm, gia đình ai cũng khỏe mạnh”, anh Nguyễn Xuân Tài (Tp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) chia sẻ.
Người dân chen nhau mua thịt ông Cầu giải nhất |
Theo khảo sát của PV, ngoài thịt được bán với giá ngất ngưởng, các bộ phận của "ông Cầu" cũng được săn đón giá cao. Đầu của ông Cầu nhất được khách trả 40 triệu nhưng gia chủ không bán (vì để mang tế thần theo lệ làng), bộ da được chào bán từ 2 đến 5 triệu đồng, tiết 70 – 150 nghìn/ chai nửa lít…
Không chỉ thịt mà các bộ phận khác của ông cầu cũng được mua với giá cao |
Ông Nguyễn Xuân Bình, đội trưởng đội quản lý thị trường số 6 cho biết: “Việc định giá bán bao nhiều hoàn toàn do chủ trâu quyết định và nó thuộc về vấn đề quan niệm truyền thống tâm linh, cũng như tâm lý của du khách. Do vậy, ban tổ chức và đội quản lý thị trường không định giá. Nhưng theo tôi giá cả như vậy là bình thường vì để nuôi được một "ông Cầu" rất tốn kém và không phải dễ dàng”.
Cùng là trâu, đắt do đâu?
Thương hiệu trâu chọi Hải Lựu đã nức tiếng gần xa từ xưa đến nay. Trâu chọi ở đây được nuôi dưỡng, chăm sóc với một chế độ rất đặc biệt và phải tuân thủ nhiều nguyên tắc. Để nuôi được một con trâu chọi thực rất kỳ công.
Về người nuôi trâu, đó phải là người có kinh nghiệm lâu năm, có tâm huyết, gia đình có địa thế thuận lợi, đồng bãi rộng rãi. Đặc biệt, gia đình được chọn để nuôi trâu năm đó phải không có tang bởi theo quan niệm, gia đình có tang thì trâu chọi sẽ thua.
Trâu chọi được chăm sóc đặc biệt, trở thành những chiến binh bất khả chiến bại đên sới đấu |
Chế độ ăn uống, chăm sóc trâu chọi cũng đặc biệt khắt khe. Trâu cho ăn hoàn toàn chất sơ, một ngày một con trâu chọi có thể ăn đến một tạ cỏ. Ngoài ra chỉ cho ăn thêm bột ngô và mật, tuyệt đối không có thức ăn công nghiệp.
Việc tắm cho trâu cũng có những nguyên tắc riêng. Không phải cứ mùa hè là cho trâu tắm thoải mái, nước tắm cho trâu cũng phải là nước sạch không được tắm nước ao.
Trâu chọi là những con trâu được tuyển chọn rất kỹ lưỡng |
Ngoài ra việc tuyển chọn để mua được con trâu chọi tốt cực kỳ tốn công sức, thời gian và phải là người có kinh nghiệm lâu năm đi tuyển chọn kỹ lưỡng. Theo ông Đỗ Duy Cao, chủ trâu vô định năm 2016, cho hay: “Năm được giải nhất tôi rất vinh dự. Để tìm được trâu này, gia đình tôi phải tìm mất một tuần trời, phải đi rất nhiều lần, đi xa tìm mới thấy”
Được biết mỗi con trâu chọi tham gia mùa lễ hội năm 2016, từ khi mua về đến khi ra sân thi đấu được có giá trị từ 140 – 170 triệu, riêng con trâu được giải nhất vừa rồi có trị giá là 170 triệu.
Những lễ hội chọi trâu là truyền thống dân tộc, tuy nhiên, việc xẻ thịt trâu sống, tranh nhau mua bán như vậy là một hành vi đang gây nhiều tranh cãi.
Như Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét