Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Cảng Vũng Áng của Hà Tĩnh, tức "Vĩnh An cảng 永安港", thông tin cập nhật (tiếp 2)

Tư liệu cập nhật được đánh số.

Từ 0 đến 32 thì xem ở đây.

Từ 33 đến 63 thì xem ở đây.


Từ đây, cập nhật từ số 64.

---
90.

89.

Gấp rút xây trạm quan trắc giám sát Formosa xả thải


 - UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cấp kinh phí, chỉ đạo Sở TN&MT gấp rút hoàn thành trạm quan trắc môi trường tự động giám sát Formosa xả thải. Nếu triển khai chậm sẽ bị xử lý.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh hôm nay thông tin, sau chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh đã xác định đây là công trình cấp bách, không thể chậm trễ và giao Sở TN&MT chủ trì.
Formosa, xả thải, trạm quan trắc, cá chết, nhiễm độc
Hà Tĩnh đang gấp rút triển khai trạm quan trắc giám sát hoạt động xả thải của Formosa
Trước thông tin phía Sở TN&MT vẫn chưa thực hiện chỉ đạo với lí do kinh phí và đang tìm kiếm nhà thầu, ông Khánh cho biết đã yêu cầu Giám đốc Sở báo cáo ngay sự chậm trễ, đồng thời làm rõ trách nhiệm của cá nhân trong triển việc chậm triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh.
"Vì là công trình cấp bách trước mắt bỏ kinh phí ngay để làm, hồ sơ sẽ được bổ sung sau. Nếu làm chậm, làm không xong thì nghỉ, đừng đợi đến kỷ luật" - ông Khánh nói. Ông cho sẽ trực tiếp giám sát việc triển khai công trình quan trọng này.
Ngoài ra, do kết quả kiểm nghiệm mẫu hải sản tại các vùng biển trên địa bàn Hà Tĩnh đều cho kết quả không có độc tố, hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép nên Hà Tĩnh sẽ mở 25 điểm bán hải sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Giám đốc Sở Công thương Trần Nhật Tân cho biết 25 cửa hàng này sẽ khai trương vào ngày mai (12/5), sau đó mở rộng ra 150 điểm.
Hải sản được bán ra phải có tem an toàn, các điểm bán hàng phải có hệ thống bảo quản tốt. UBND tỉnh sẽ hỗ trợ mỗi điểm kinh doanh 5 triệu đồng.
Duy Tuấn - Hà Phương
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/304198/gap-rut-xay-tram-quan-trac-giam-sat-formosa-xa-thai.html



88. Một phân tích của bác Thiên Lí

Thứ tư, ngày 11 tháng 5 năm 2016


Cái ống xả thải nổi chìm và sự bất nhất của Bộ Tài - Môi

----------

Trong sự kiện “cá chết hàng loạt” dọc bờ biển bốn tỉnh miền Trung, thì dự án thép Formosa thuộc khu công nghiệp Vũng Áng, với cái ống xả thải “khổng lồ mét mốt” của nó vẫn còn làm các quan chức Bộ Tài - Môi nói năng lọng ngọng.
Mới hôm trước ông Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định Formosa được cấp phép làm “ống xả thải ngầm”, thì vài hôm sau, báo chí lại dẫn lời ông xếp nhớn, là Bộ trưởng Trần Hồng Hà bảo rằng “luật không cho phép ống xả thải đi ngầm”.
Thời gian gần đây, trong nhiều trường hợp, báo chí hoặc do thiếu chuyên môn (lá cải), hoặc do kém đạo đức nghề nghiệp (lá ngón) đã có những “trích dẫn” vô tình hay cố ý làm méo mó thông tin. Riêng đối với trường hợp “thiếu nhất quán” giữa hai quan chức hàng đầu thuộc Bộ Tài – Môi nêu trên, tôi ngờ rằng, khi nói “luật không cho phép ống xả thải đi ngầm” ông Hà hoặc đã diễn đạt thiếu chính xác, hoặc ông tỏ ra rất mù mờ về Luật Bảo vệ môi trường do chính Bộ của ông đề xuất.
Luật nào “không cho phép ống xả thải đi ngầm”?
Bạn hãy bước chân ra bất kỳ một đường phố, ngay dưới chân bạn bao giờ cũng có các “ống xả thải”. Chúng có thể nằm dọc hai bên vỉa hè hoặc ngay bên dưới dải phân cách giữa đường. Đó chính là hệ thống thoát nước đô thị, với các “ống xả thải” có kích thước đôi khi lên đến 4,4m bề ngang và 2,2 m chiều cao, đủ chỗ cho 8 cái ống xả “khổng lồ” của Formosa chui lọt. 
Hiển nhiên là chúng luôn luôn được đặt ngầm, và nếu “luật không cho phép ống xả thải đi ngầm” thì ông Bộ trưởng định đặt cái kích thước đó vào đâu? 
Hãy lấy một ví dụ là dự án vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tư vấn CDM (Camp Dresser&McKee International Inc,Inc - Mỹ) đã chọn giải pháp đặt tuyến cống dẫn nước thải, đường kính 3 m, dài 8,5km dọc theo và ngầm dưới đáy kênh ở độ sâu đến 40m, để không cho nước thải trộn lẫn vào nước kênh (kênh chỉ dành để thoát nước mưa).
Năm ấy (2001), một anh Tiến sĩ của Phân viện Vật lý tại TP HCM “phản biện” rằng thiết kế như vậy là “thiếu cơ sở khoa học” và nếu làm được, thì “còn khó hơn lên sao Hỏa”.
Để làm được cái việc “khó hơn lên sao Hỏa” đó, người ta sử dụng phương pháp “khoan kích ngầm”, vắn tắt là đào hai cái giếng thẳng đứng sâu hơn 40m ở hai đầu, rồi từ giếng 1, đầu khoan robot sẽ khoan theo phương ngang sang phía giếng 2, khoan tới đâu, thì đất được lấy ra (qua giếng) và ống cống (được đưa xuống cũng qua giếng) được đẩy đi bằng kích thủy lực theo tới đó. Từ giếng 2 sang giếng 3, chu trình trên được lặp lại.   
“Ống xả thải” ở dự án Nhiêu Lộc Thị Nghè đi ngầm ở độ sâu 40m có “trái luật”?
Thực ra, Luật Bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH13), không hề quy định về việc cho phép hay không ống xả thải đi ngầm hay đi nổi.
Duy có nhõn 1 dòng, tại khoản 1d, điều 101 yêu cầu: “Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát”
Điều này hoàn toàn không có nghĩa là “không cho phép ống xả thải đi ngầm” như phát biểu của ông Hà mà phải hiểu là: (i) anh phải bố trí một cái “cửa xả” ở vị trítiện lợi cho việc kiểm tra, giám sát (xem nước thải có được xử lý đạt tiêu chuẩn hay không) cái đã, rồi từ đó (hệ thống tiêu thoát) đi nổi hay đi ngầm thì tùy theo thiết kế, và (ii), cái này nói thêm, là không được phép xả trực tiếp vào lòng đất (tránh tình trạng nước thải thấm vào các tầng chứa nước ngầm dưới đất), và (bắt buộc) phải xả vào nguồn nước mặt hoặc nước biển. Cũng xin mách, cái (ii) nêu trên không nằm trong Luật Bảo vệ môi trường mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
Thêm nữa, là Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, nếu Formosa nó đặt cái hệ thống của nó vào trước thời điểm này, thì lại càng không thể nói nó đặt như vậy là “trái luật”.
Vậy thì Formosa nó đã làm đúng và giờ đây ông Bộ trưởng, có lẽ đã hiểu ra mình đã nói hớ về chuyện “luật không cho phép”, nên chỉ: “yêu cầu Formosa thiết kế bổ sung, xây dựng cửa xả nước thải sau xử lý bằng mương hở hoặc hồ sinh học, đặt ngoài hàng rào nhà máy, trước khi chảy vào đường ống ngầm.
Nhưng Bộ Tài – Môi còn có một ông Cục trưởng là ông Lương Duy Hanh, có lẽ muốn noi gương Lê Lai cứu chúa hay chăng (?). Ông này nói rất linh tinh, trên bài báo có tên Bộ Tài nguyên - Môi trường: Formosa thừa nhận tự ý xây toàn bộ đường ống xả thải đăng trên tờ Dân trí, nay họ đã hạ bài.  
Ông Hanh thao thao bất tuyệt về “Luật Đầu tư xây dựng” (trong khi Luật đầu tư và Luật Xây dựng là hai luật khác hẳn nhau) và về việc Formosa “đã tự ý xây dựng toàn bộ đường ống mà không có thiết kế cơ sở”.
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn trên, ông Hanh còn cho rằng Formosa đặt “họng xả chìm dưới đáy biển 12m”. Nếu đúng vậy thì Formosa còn vi phạm về Luật tài nguyên nước như đã nói ở mục (ii) bên trên và anh ngư dân “mất tích” tên Thành (của  đám lá cải) đã phải “lặn” xuống 12m đất mới nhìn thấy miệng cống (thực tế, ống được đặt “dưới mặt nước biển 12m”).
Nhưng đây là điều mà ông Hanh nói với báo Dân trí:
“Xả ngầm không vi phạm, phù hợp về kỹ thuật nhưng doanh nghiệp đã làm không đúng theo luật. Nói về sai thì hôm qua tôi đã làm việc với ông Phó Tổng giám đốc thì ông ấy thừa nhận rồi: Toàn bộ đường ống của họ là tự ý xây, không có thiết kế cơ sở xây dựng”.
Nhưng nếu Formosa thực sự “không có thiết kế cơ sở” thì làm sao có thể triển khai các bước tiếp theo là thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công và rồi có thể thực hiện toàn bộ hệ thống hiện hữu mà không có bản vẽ? 
Và không có thiết kế cơ sở thì làm sao có Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý là Bộ Công Thương biết dự án này giá trị bao nhiêu, để đầu tư và cấp phép đầu tư? Bởi vì theo quy định của Luật xây dựng thì thiết kế cơ sở phải được lập trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, cùng với Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định.
Không có thiết kế làm sao có thể xây dựng hệ thống xử lý như thế này? 
Trong khi chính ông Hà bộ trưởng lại nói chéo ngoe, và tôi hiểu ông Hà nói đúng, rằng: “Thiết kế cơ sở điều chỉnh của dự án đã được Bộ Công Thương cho ý kiến thẩm định và Bộ Giao thông chấp thuận”.
Nhưng sau thì hình như ông Hanh cũng muốn “sửa sai”, hay nịnh khéo ông Hà:
“Nhưng chỉ có điều thế này: Chủ dự án làm hệ thống này nằm trong nhà máy, không thuận lợi cho kiểm tra, giám sát và không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường. Anh Hà (Bộ trưởng Trần Hồng Hà – PV) nói thế là hoàn toàn phù hợp. Anh Hà cũng nói là không phải bốc nổi tất cả đường ống ngầm lên, mà cửa xả nước thải theo Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường ấy phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc tiêu thoát nước để kiểm tra, giám sát. Họ có thể xả nước trên bề mặt, có thể ở một cái hồ trước khi xả ngầm thì không có vấn đề gì. Tức là phải để cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước bất kỳ lúc nào đều có thể đến kiểm tra đột xuất. Mục tiêu của luật là thế. Anh Hà nói rằng cửa xả nước thải sau xử lý phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, nhưng trạm quan trắc của Formosa lại đặt bên trong thì bây giờ phải đặt nổi lên, có hồ nước trước khi xả ngầm”.
“Việc thứ hai, họ đang lập các phương án để trạm quan trắc tự động ở bên ngoài hàng rào, bất kỳ ai cũng có thể quan sát; trạm quan trắc tự động có hồ thật to để bất kỳ ai cũng giám sát được và có camera theo dõi. Theo đúng chỉ đạo của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi đang cho kiểm chuẩn hệ thống quan trắc online và sẽ truyền dữ liệu trực tiếp về Tổng cục Môi trường”.
Và cuối cùng, ông tỏ vẻ hả hê với phóng viên Dân trí:
“Bây giờ họ tâm phục khẩu phục rồi”.
Tôi cho rằng, chẳng qua Formosa đã bỏ vào dự án số tiền quá lớn nên họ mới chịu“nhận lỗi” với các ông (những cái lỗi không phải do họ gây ra), mục đích: thôi thì Hàn Tín luồn trôn, chờ qua cơn khủng hoảng.

Chứ còn đến mùa quýt nhé, người ta mới “tâm phục khẩu phục” các ông, khi thầy trò các ông trình ra, không chỉ rất nhiều những bất nhất trong phát ngôn mà còn bộc lộ ra toàn những kém cỏi về chuyên môn.

---------
http://locliec.blogspot.com/2016/05/cai-ong-xa-thai-noi-chim-va-su-bat-nhat.html




87.



Tại buổi tọa đàm về vấn đề chất thải công nghiệp sáng nay (10.5), nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ đề nghị cần làm rõ việc có tham nhũng hay không khi cho phép Formosa xả thải ra biển.

Không thể bất chấp hậu quả môi trường vì thu hút đầu tư
Phát biểu tại cuộc tọa đàm đang diễn ra tại Hà Nội, giáo sư (GS) Đặng Hùng Võ nhận định: các vấn đề cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nghi vấn xả thải từ Formosa đều là những vấn đề mới nổi lên. Những vấn đề này cảnh báo việc quản lý môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở ta, đang có vấn đề từ phía cơ quan quản lý.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, có thể nhằm để thu hút đầu tư nên hiện các chỉ tiêu về mặt môi trường ở ta hơi thấp so với thế giới và khu vực. “Tuy nhiên, đây là câu chuyện của thời kỳ trước. Hiện nước ta đang sang thời kỳ mới, thuộc các nước có mức thu nhập trung bình, không nên bất chấp hậu quả về môi trường để thu hút đầu tư. Cần chú trọng hơn đến giá trị phát triển bền vững”, GS Đặng Hùng Võ nói.
Nói về vấn đề xả thải của Formosa, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh ông không tin rằng khi thi công giải pháp môi trường của nhà máy này mà Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh không biết. Chỉ đến khi Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà vào tận nơi kiểm tra mới vỡ lẽ ra Formosa sai phạm trong giải pháp về môi trường.



“Tại sao lại thay đổi từ nơi xả thải từ sông Quyền sang xả thải ra biển? Tôi cho rằng đây là sự luẩn quẩn trong công tác quản lý. Cần chỉ ra rằng có tham nhũng trong vấn đề này hay không? Đường ống xả thải ra sông hay ra biển là cả vấn đề lớn. Ra biển nguy hiểm hơn nhiều. Ra sông khi biết còn có biện pháp xử lý được, còn ra biển thì khi xảy ra sự cố môi trường rồi thì chịu không thể kiểm soát, khắc phục vô cùng khó khăn, tốn kém”, GS Đặng Hùng Võ nói.
Ông Võ cũng nhấn mạnh công tác thanh tra về môi trường ở miền Trung, đặc biệt ở Hà Tĩnh, có vấn đề lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm, để xảy ra hiện tượng cá chết như những ngày qua.
“Chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết, chưa ai chứng minh được mối liên hệ giữa cá chết với xả thải của Formosa. Nhưng tôi xin lưu ý rằng, nếu nhận tiền để đồng ý bằng miệng để cho doanh nghiệp xả thải ra biển thiếu kiểm soát thì hậu quả vô cùng đáng ngại. Nhận 1 đồng bây giờ thì vài năm sau có thể phải mất nhiều tỉ đồng trả giá, con cháu sẽ phải trả giá đau xót”, GS Đặng Hùng Võ nói thêm.
Thanh kiểm tra về môi trường có vấn đề
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cũng cho rằng, trong việc xả thải của Formosa thể hiện rất rõ sự kết nối rời rạc về mặt quản lý môi trường của cơ quan nhà nước cấp địa phương với T.Ư. “Cụ thể, Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh hơi thiếu trách nhiệm”, ông Võ nói.
Chia sẻ thêm về giải pháp giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần phải tăng cường sự giám sát của người dân, tổ chức dân sự. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có luật Đất đai để cửa cho người dân tham gia. Còn nhiều luật khác, thậm chí cả luật Bảo vệ Môi trường, cũng không đề cập đến vấn đề này.
GS Trần Thế Loãn, nguyên Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng Cục môi trường (Bộ TN-MT) cho biết, tình trạng xả trộm nước thải là có, thậm chí rất nhiều, chủ yếu vào ban đêm. Số lượng những vụ bắt được chắc chắn là ít hơn nhiều những vụ xả thải trộm. Hậu quả có thể thấy qua các vụ bị phanh phui như vụ Công ty Vedan đầu độc sông Thị Vải…
http://thanhnien.vn/thoi-su/co-tham-nhung-hay-khong-khi-cho-formosa-xa-thai-ra-bien-701016.html



86.



Dân trí ›
Xã hội › Thứ Hai, 09/05/2016 - 07:02



Dân trí Theo nguồn tin của PV Dân trí, dự kiến tuần này đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đang hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) sẽ có văn bản kết luận và báo cáo kết quả gửi tới Thủ tướng Chính phủ.

 >> Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận khuyết điểm

Kết luận thanh tra tại Formosa sẽ được công khai ? (Ảnh: V.D)
Kết luận thanh tra tại Formosa sẽ được công khai ? (Ảnh: V.D)
Chưa rõ nội dung kết luận thanh tra ra sao nhưng thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, song song với việc thành lập các đoàn kiểm tra tại Khu kinh tế Vũng Áng, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thành lập Hội đồng liên ngành để kiểm tra, đánh giá báo cáo kết quả của các tổ kiểm tra.
Tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã khẳng định, kết thúc quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế Vũng Áng sẽ công khai thông tin để người dân được rõ.
Trước đó, như Dân trí đã phản ánh, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đang hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng; đơn vị tham gia phân tích mẫu môi trường và đo đạc các mẫu liên quan; nội dung báo cáo của các đơn vị được kiểm tra.
Theo quyết định này, đoàn kiểm tra được chia làm 6 tổ công tác:
Tổ 1 do PGS.TS Trịnh Văn Tuyên - Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm Tổ trưởng, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với Xưởng phân tách khí, Nhà máy luyện Cốc, Nhà máy luyện thép, luyện gang và các hạng mục công trình khác có liên quan.
Tổ 2 do PGS Vũ Đức Lợi - Phó viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm Tổ trưởng, sẽ đi kiểm tra về bảo vệ môi trường với nội dung nhập khẩu, mua, bán và sử dụng hóa chất, hoạt động xúc, rửa đường ống của Dự án và các nhà thầu tham gia có liên quan.
Tổ 3 do PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật môi trường (Đại học Xây dựng Hà Nội) làm Tổ trưởng, đi kiểm tra về bảo vệ môi trường với các công trình thu gom vận chuyển và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hóa, nước thải công nghiệp; việc nhập khẩu và sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải; xưởng xử lý nước cấp; hệ thống thoát nước mưa và nước thải của toàn bộ dự án.
Tổ 4 do TS Trinh Thành - Phó viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) làm Tổ trưởng, sẽ đi kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với Nhà máy Nhiệt điện - Tổ máy số 1 của Formosa và các công trình phụ trợ khác của Formosa và Công ty Điện lực Dầu khí Vũng Áng.
Tổ 5 do ông Nguyễn Xuân Quang - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường làm Tổ trưởng, sẽ đi kiểm tra bảo vệ môi trường đối với xưởng bảo dưỡng thiết bị; cảng Sơn Dương, Nhà máy cán thép-phôi nhập khẩu, các công trình phụ trợ của Formosa và Trung tâm dịch vụ và Hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng.
Tổ 6 là Tổ tham mưu tổng hợp do ông Vũ Kim Tuyến - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Môi trường làm Tổ trưởng, hoạt động theo phân công của Trưởng đoàn Kiểm tra.
Ngoài ra, được sự đồng ý của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, một đoàn chuyên gia gồm 5 nhà khoa học đến từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Israel đã cùng một số nhà khoa học Việt Nam tới Hà Tĩnh để xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt. Đoàn chuyên gia hoạt động một cách độc lập và đồng thời sẽ tham gia hỗ trợ đánh giá kết quả của các đoàn kiểm tra liên ngành.
Theo Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch UBND các địa phương theo quy định của pháp luật, rà soát tất cả cơ sở sản xuất có xả thải, đồng thời tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp ven biển, không được để tình trạng xả thải ra biển mà không được quan trắc theo quy định của pháp luật về môi trường; yêu cầu phải giám sát chặt chẽ việc xả nước thải làm ảnh hưởng môi trường biển.
Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, trong đó làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan; đồng thời triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy.
Thế Kha
http://dantri.com.vn/xa-hoi/tuan-nay-bao-cao-thu-tuong-ket-luan-thanh-tra-formosa-20160509065929877.htm




Thứ Tư, 04/05/2016 - 18:25











Dân trí Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đang hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
 >> Vụ cá chết: Thủ tướng chỉ đạo truy thủ phạm, không để dân đói
 >> Thủ tướng giao Bộ Công an rà soát dấu hiệu hình sự vụ cá chết
 >> Xử nghiêm tổ chức, cá nhân nếu hiện tượng cá chết do con người gây ra

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong chuyến thị sát tại Khu kinh tế Vũng Áng vừa qua (Ảnh: Tiến Hiệp)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong chuyến thị sát tại Khu kinh tế Vũng Áng vừa qua (Ảnh: Tiến Hiệp)
Theo quyết định của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường làm Trưởng đoàn kiểm tra. Hai Phó đoàn gồm có ông Lương Duy Hanh - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường) và ông Phạm Lam Sơn - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh.
Thành phần đoàn kiểm tra có sự tham gia của đại diện Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Năng lượng và Nguyên tử Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội và một số đơn vị chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế…
“Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đang hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng; đơn vị tham gia phân tích mẫu môi trường và đo đạc các mẫu liên quan; nội dung báo cáo của các đơn vị được kiểm tra”- thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ.
Theo quyết định của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đoàn công tác sẽ chia làm 6 tổ công tác:
Tổ 1 do PGS.TS Trịnh Văn Tuyên - Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm Tổ trưởng. Tổ 1 sẽ kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với Xưởng phân tách khí, Nhà máy luyện Cốc, Nhà máy luyện thép, luyện gang và các hạng mục công trình khác có liên quan.
Tổ 2 do PGS Vũ Đức Lợi - Phó viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm Tổ trưởng, sẽ đi kiểm tra về bảo vệ môi trường với nội dung nhập khẩu, mua, bán và sử dụng hóa chất, hoạt động xúc, rửa đường ống của Dự án và các nhà thầu tham gia có liên quan.
Tổ 3 do PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật môi trường (Đại học Xây dựng Hà Nội) làm Tổ trưởng, sẽ đi kiểm tra về bảo vệ môi trường với các công trình thu gom vận chuyển và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hóa, nước thải công nghiệp; việc nhập khẩu và sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải; xưởng xử lý nước cấp; hệ thống thoát nước mưa và nước thải của toàn bộ dự án.
Tổ 4 do TS Trịnh Thành - Phó viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) làm Tổ trưởng, sẽ đi kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với Nhà máy Nhiệt điện - Tổ máy số 1 của Formosa và các công trình phụ trợ khác của Formosa và Công ty Điện lực Duầ khí Vũng Áng.
Tổ 5 do ông Nguyễn Xuân Quang - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường làm Tổ trưởng, sẽ đi kiểm tra bảo vệ môi trường đối với xưởng bảo dưỡng thiết bị; cảng Sơn Dương, Nhà máy cán thép-phôi nhập khẩu, các công trình phụ trợ của Formosa và Trung tâm dịch vụ và Hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng.
Tổ 6 là Tổ tham mưu tổng hợp do ông Vũ Kim Tuyến - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Môi trường làm Tổ trưởng, hoạt động theo phân công của Trưởng đoàn Kiểm tra.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở, khu công nghiệp, khu kinh tế còn lại đang hoạt động xả nước thải ra biển trên địa bàn.
“Đề nghị UBND các tỉnh nêu trên xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường (gửi qua Tổng cục Môi trường) trước ngày 25/5 để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định”- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch UBND các địa phương theo quy định của pháp luật, rà soát tất cả cơ sở sản xuất có xả thải, đồng thời tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp ven biển, không được để tình trạng xả thải ra biển mà không được quan trắc theo quy định của pháp luật về môi trường; yêu cầu phải giám sát chặt chẽ việc xả nước thải làm ảnh hưởng môi trường biển.
Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, trong đó làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan; đồng thời triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy.
Thủ tướng đánh giá việc hải sản chết bất thường hàng loạt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là sự cố nghiêm trọng về môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân 4 tỉnh ven biển miền Trung. Do đây là sự cố bất thường, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta, nên ban đầu việc xử lý còn thiếu thông tin, bị động, lúng túng.
Thế Kha
http://dantri.com.vn/xa-hoi/6-bo-tien-hanh-kiem-tra-toan-dien-van-de-moi-truong-tai-vung-ang-20160504184100477.htm




85.

Cá chết hàng loạt tại miền Trung: Vẫn đang nỗ lực tìm nguyên nhân

Ngọc Ánh (Ban Thời sự)Cập nhật 14:58 ngày 07/05/2016

Giáo sư Yoshihiko Yamada cùng các nhà khoa học Việt Nam vẫn đang tích cực tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung. (Ảnh: VTV News)

VTV.vn - Giáo sư Yoshihiko Yamada của Đại học Tokai, Nhật Bản cho biết để có kết luận chính xác về hiện tượng cá chết hàng loạt cần kết hợp phân tích nhiều yếu tố.


Những ngày qua, Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm Chủ tịch đã có những ngày khảo sát, nghiên cứu tại khu vực miền trung để phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng cá chết. 3 tổ nghiên cứu mang tính liên ngành đã đối chứng kết quả phân tích và tập trung đi sâu vào các hướng nghiên cứu về tác nhân hóa học, sinh học, khí tượng, thủy văn và động lực học biển.
Sau 5 ngày làm việc ở miền Trung cùng các đoàn chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khảo sát hiện trường khu vực biển có hiện tượng cá chết hàng loạt, Giáo sư Yoshihiko Yamada của Đại học Tokai, Nhật Bản đã có những chia sẻ cụ thể hơn trong video sau:


'Cần một năm để có kết luận vụ cá chết'?

  • 7 tháng 5 2016







Giáo sư Yoshihiko YamadaImage copyrightVTV
Image captionGiáo sư Yoshihiko Yamada là một trong các chuyên gia được Việt Nam mời điều tra độc lập vụ cá chết hàng loạt.

Sẽ có thể cần tới một năm trước khi biết được kết luận cuối cùng của sự cố môi trường gây cá chết hàng loạt ở duyên hải miền Trung Việt Nam theo kinh nghiệm quốc tế, một chuyên gia được Việt Nam mời điều tra nói với truyền thông nhà nước.
Hôm 07/5/2016, Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản, được kênh truyền hình nhà nước, VTV1, dẫn lời nói:
"Vấn đề hiện nay chúng tôi các nhà khoa học ở trên thế giới và trong lần sang để cùng các nhà khoa học của Việt Nam (điều tra), chúng tôi ai cũng hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của chúng tôi.







"Và cố gắng tìm ra nguyên nhân nhanh chóng tìm ra hiện tượng cá chết là nguyên nhân nào và sau đó cũng cần phải có những thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là môi trường đã an toàn và cá thì đảm bảo cho sức khỏe của người dân, không có vấn đề gì.
"Đó là trách nhiệm đầu tiên, đối sách cấp bách mà chúng tôi cần tìm ra nguyên nhân đó và vấn đề thứ hai như các bạn (Việt Nam) đã biết, đây là một trong những ô nhiễm môi trường mà để tìm kiếm ra nguyên nhân, bây giờ Viện Hàn lâm Khoa học, Công nghệ Việt Nam cũng đã đi theo hai hướng.
"Một là khả năng có thể nguyên nhân là do thủy triều đỏ, hai nữa là cũng có khả năng đó là nguyên nhân do những độc tố hóa học gây ô nhiễm biển.
"Thì để tìm ra đúng nguyên nhân nào và đúng tất cả các nguyên nhân, thì chúng ta cần phải kết hợp rất nhiều các yếu tố, những phân tích v.v... và với kinh nghiệm của chúng tôi, nó sẽ phân tích có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân đó."
Ông Yoshihiko Yamada cho truyền thông Việt Nam hay ông vừa tham gia một đợt nghiên cứu nguyên nhân kéo dài năm ngày, với một nhóm các chuyên gia quốc tế gồm các nhà khoa học Israel, Đức, Mỹ cùng tham gia với các chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam 'tích cực' khảo sát ở hiện trường các khu vực biển để cố gắng tìm nguyên nhân sự cố.

'Đã đủ kết luận'

Trước đó, hôm thứ Năm, 05/5, tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ, một nhà chuyên gia hải dương học của Việt Nam từ Nha Trang cho rằng đã có thể đưa ra ngay kết luận về nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt dựa trên bằng chứng khoa học đã điều tra và đã có, mà không nên "để lâu hơn nữa" mới công bố.
"Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồi," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Việt Nam nói.
"... Khoảng hôm 20 [tháng Tư] những kết quả ấy đã được phân tích, được hình thành báo cáo, tôi nghĩ đã đến lúc hội đồng khoa học cấp quốc gia đánh giá và thông báo một cách khách quan.
"Nhưng đây là kết quả khoa học, còn công bố ra thông tin thế nào là trách nhiệm của cơ quan công bố thông tin, theo luật pháp của Việt Nam là như vậy."
Truyền thông Việt Nam gần đây cũng đăng tải quan điểm của một nhà khoa học, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, cho rằng 'chỉ cần một ngày là đủ tìm ra nguyên nhân cá chết'.
"Tôi theo dõi vụ việc này rất sát qua thông tin báo chí đăng tải," nhà khoa học từ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội nói với báo chí Việt Nam.







"Nhiều người đại diện cho cơ quan nhà nước đưa ra câu trả lời về nguyên nhân cá chết mà theo tôi như sách giáo khoa đã dạy là: Cá sẽ chết vì thiếu chất oxy; chất hữu cơ nhiều quá sinh ra độc tố khiến cá chết, hay sóng vỗ mạnh quá cá cũng chết.
"Tuy nhiên, tôi khẳng định, cá ở các tỉnh miền Trung bị chết chắc chắn là do ngộ độc trong nước. Đặc biệt, cá chết hàng loạt, trong đó có nhiều loại sống dưới tầng đáy và trong cùng một thời điểm thì độc tố phải rất mạnh. Còn độc tố đó là gì thì phải trực tiếp làm mới xác định được.
"Khi sự việc xảy ra, chúng ta phải nghi ngờ đơn vị nào có khả năng gây ra. Trên dải bờ biển ấy, Formosa là đơn vị có nhiều nghi vấn nhất. Theo ý kiến của tôi, có thể cá bị ngộ độc do nước thải công nghiệp rất độc và khả năng do Công ty Formosa là cao nhất," báo Việt Nam dẫn lời chuyên gia nói.
Hôm 05/5, một chuyên gia công nghệ môi trường Việt Nam khi bình luận về một cơ sở công nghiệp 100% vốn nước ngoài đang bị nghi ngờ có trách nhiệm trong vụ cá chết, nêu quan điểm về sự cố và quan hệ với nhà công nghiệp này.
"Nói chung các cơ sở xả thải lớn, các cơ sở lấy nước làm mát lớn, thì người ta đều có ống dẫn như thế cả, là nó ra ngoài biển," Thạc sỹ Đào Nhật Đình bình luận về công nghệ xả thải của 'nghi can' Formosa, nhà sản xuất thép của Đài Loan, tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.
"Và lý do người ta để ngầm vì nếu không thì 1 km rưỡi thì tàu nó va vào, tại sao phải 1 km rưỡi là nó có thải ra và cái xả thải bao giờ nó cũng cao hơn môi trường bên ngoài. Ít nhất nó là nước ngọt xả ra nước mặt, do đó anh phải có cái độ phân tán, khuếch tán ngay lập tức, để cho cá vô tình bơi qua, nó không bị đột ngột mà chết, nó còn bơi ra kịp.
"Đấy là nguyên nhân ống xả thải ngầm ngoài biển. Đấy là một thiết kế công nghiệp khá phổ biến thế giới. Bây giờ người ta có thể tuần hoàn được nước 100%, chưa nước nào làm được 100% nhưng phấn đấu được 40%, ngay nước Mỹ cũng có nhiều ống xả thải nước biển như thế."

'Không đổ xuống biển?'

Các đánh giá, nhận định ngay trong giới khoa học, công nghệ Việt Nam về nguyên nhân vụ thảm họa môi trường tiếp tục có một số khác biệt.
Về khả năng xảy ra ô nhiễm từ nguồn công nghiệp, Thạc sỹ Đào Nhật Đình, người từng tham gia các nghiên cứu của JICA, Nhật Bản tại Việt Nam, tuần này đưa ra bình luận với BBC:







"Ô nhiễm công nghiệp, thì cho đến nay chưa đủ để chứng minh là nó chết ngần ấy cá ở khu vực rộng như thế, thí dụ như báo chí nói là 296 tấn chất cực độc của Formosa được mua về.
"Thứ nhất là người ta mua về, người ta dùng như thế nào, chúng ta cũng không biết, thứ hai là trong 296 tấn đó, có khoảng từ 185-190 tấn là chất nung và trợ (giúp) để cho gang khi đúc ra lỏng, tạo độ khuôn bám, thì những chất đó người ta chưa dùng đến.
"Và đó là chất tẩy rửa, người ta không ai đổ cái đó xuống biển cả," ông Đào Nhật Đình nói với BBC.
Trước đó, hôm 02/5, một chuyên gia đúc và luyện kim Việt Nam trong trao đổi với BBC gọi kinh nghiệm quản lý môi trường công nghiệp Việt Nam qua hàng loạt sự cố môi trường công nghiệp, từ Vedan, Bauxite Tây Nguyên, cho tới vụ cá chết hạng loạt mà ông gọi là một 'bài học cay đắng'.
"Tôi nghĩ phải bình đẳng, không có vùng cấm nào trong việc kiểm tra này. Và không thể tin tưởng một cách rất mù quáng, người ta nói như thế nào mình tin như thế. Kinh nghiệm của Formosa đã cho chúng ta một bài học cay đắng như thế nào...," Kỹ sư Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội khoa học, kỹ thuật đúc - luyện kim Việt Nam nói với BBC.






Việt NamImage copyrightReuters
Image captionViệt Nam cho hay đã mời các chuyên gia quốc tế vào điều tra nguyên nhân thảm họa môi trường.

"Rằng là phải bí mật tìm hiểu thì mới biết rằng là họ (Vedan) đã gian dối trong xả thải ra sông Thị Vải và chỉ có dân phát hiện là cá chết không biết bao nhiều lâu rồi, và rồi rò tìm thế nào đó, thì mới bắt được là họ đã không xử lý mà xả thải trực tiếp ra sông, khi mà không có ai kiểm soát họ, ở đây là đóng gọn trong cái khung hàng rào nhà máy, chúng ta không thể biết được.
"Thì đối với chuyện môi trường, qua kinh nghiệm này, chúng ta phải có quan trắc của riêng Việt Nam, đặt tại Formosa và quan trắc 24/24 giờ, ngoài việc kiểm soát của họ nối mạng với các cơ quan quản lý, kiểm soát của chúng ta (Việt Nam), thì chúng ta có quyền đặt một trạm kiểm soát chuyện đó ở trong khu vực nhà máy Formosa," nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam nêu quan điểm, trong lúc chính quyền đang điều tra, tìm kiếm nguyên nhân của thảm họa môi trường.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160507_one_year_fish_death_result




84.

Thợ lặn của Formosa Hà Tĩnh phát hiện cá chết hàng loạt tại miệng ống xả thải


LĐO QUANG ĐẠI - TRẦN TUẤN  


Thợ lặn Chu Văn Đại
Là thợ lặn chuyên nghiệp của Cty Formosa Hà Tĩnh, ông Chu Văn Đại (thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện cá chết rất nhiều vào trưa 6.4, sức khỏe bị ảnh hưởng nên ông cùng 14 thợ lặn làm đơn xin nghỉ. Vị trí lặn tại điểm cuối của Cty Formosa, sát vị trí xả thải.
Phóng viên Lao Động liên hệ để trao đổi về việc ông phát hiện cá chết trong quá trình lặn tại Cty Formosa, ông Đại đồng ý và hẹn gặp vào 17h30, sau khi đi làm về.
Đúng 17h30 ngày 7.5, PV có mặt tại thôn Hải Phong 2, Kỳ Lợi. Ông Chu Văn Đại năm nay 52 tuổi, người rắn chắc, là thợ lặn chuyên nghiệp có thâm niên vài chục năm, đã từng lặn ở đảo Trường Sa. Ông Đại chính thức vào làm cho nhà thầu phụ của Cty Formosa đã được 4 năm. Trong thôn Hải Phong 2 có 5 thợ lặn, toàn đội lặn là 15 người.
Công việc của các thợ lặn là san đá, ghép bê tông, trải vải chống lún, vải chống thấm, ngày lặn một buổi, làm trên bờ một buổi. Vị trí lặn ngay điểm cuối của Cty Formosa, phía đông, ngay sát vị trí xả thải của Cty Formosa. 

Cty Fomosa Hà Tĩnh nhìn từ âu thuyền Kỳ Phương. 
Về thời điểm phát hiện cá chết, ông kể: “Lúc đó, tôi lặn lên vào khoảng 9 giờ ngày 6.4, thì phát hiện cá chết rất nhiều. Ông bảo vệ cũng đã bắt được vài cân cá. Mùi nước thì không cảm nhận được do mũ lặn bịt kín, còn nước biển có màu hơi vàng.
Đây là hiện tượng mà từ mấy chục năm nay, ông và các bạn lặn chưa hề gặp. Mọi người đều nhận định, xưa nay chỉ có con cá đồng chết giá (rét), chứ chưa bao giờ có chuyện cá biển chết nhiều như thế này. “Chúng tôi cảm thấy nước độc”, ông Đại nói.
Ông Đại tiếp tục lặn thêm vài ngày nữa, khi lên bờ cảm thấy đắng trong miệng, về nhà cảm thấy mệt hơn những lần trước.
“Trước đây nước chỉ có vị mặn chứ không thấy khác lạ như lúc đó”, ông nói.
Cả 15 người đều thấy đi lặn về người mệt mỏi, khó chịu.
Lo lắng cho sức khỏe, sau đó, ông và mấy anh em trong tốp thợ lặn bàn nhau xin nghỉ một thời gian. Mọi người viết đơn và được Cty phê duyệt đồng ý. “Bọn anh được nghỉ từ 14.4 đến ngày 3.5, đúng 20 ngày”, ông Đại cho biết.
Đến ngày 3.5, ông Đại và tốp thợ lặn được Cty Formosa gọi đi làm lại. Về lý do đồng ý đi làm trở lại, ông Đại bộc bạch: “Anh em cũng bàn nhau chắc nước đã nhạt rồi, không độc nữa. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, không có việc gì khác, con cái đi học, chi tiêu trong gia đình trông chờ vào bố cả, bố không có việc làm thì chết đói”. Mức tiền công của ông là 400 nghìn đồng/ngày, được đóng bảo hiểm đầy đủ.
PV hỏi sau khi đi làm lại có hiện tượng gì khác thường không, ông Đại cho hay: “Ngày đầu thì chát, còn ngày qua (6.5) thì thấy đắng đắng trong miệng”. Tốp thợ lặn được đưa đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Kỳ Anh, nhưng không phát hiện điều gì bất thường. 
Tốp thợ lặn báo cáo với Cty, thì được trả lời nguyên nhân là “tảo nở hoa và thủy triều đỏ”.
Về nguyện vọng, ông Đại mong muốn các cơ quan ban ngành xử lý làm sao để ngư dân ra khơi đánh bắt, ổn định cuộc sống.

 Clip thợ lặn Chu Văn Đại kể chuyện phát hiện cá chết tại biển gần Cty Formosa:
http://laodong.com.vn/xa-hoi/tho-lan-cua-formosa-ha-tinh-phat-hien-ca-chet-hang-loat-tai-mieng-ong-xa-thai-549327.bld



83.








Cận cảnh nước thải đổ ra biển ở nhiệt điện Vũng Áng 1

TRÀ PHƯƠNG | 
Cận cảnh nước thải đổ ra biển ở nhiệt điện Vũng Áng 1

Nước thải trắng xóa với áp lực rất lớn của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PVN Power) đã được xả ra biển.










Cận cảnh nước thải đổ ra biển ở nhiệt điện Vũng Áng 1
Sáng 6-5, đoàn kiểm tra liên ngành đã khảo sát và lấy mẫu nước tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Theo quan sát của PV, đoàn kiểm tra sau khi kiểm tra phía trong nhà máy đã ra kiểm tra cống xả nước ra biển và lấy mẫu nước mang đi kiểm tra.
Cửa xả nước thải sau khi làm mát hệ thống nhiệt điện Vũng Áng 1.
Cửa xả nước thải sau khi làm mát hệ thống nhiệt điện Vũng Áng 1.
Lần theo đường bờ biển khoảng 2 km phía sau nhà máy để tiếp cận khu vực cống nước thải ra biển của nhà máy.
Tại đây, theo quan sát, hệ thống cống được xây dựng như một cái đập nước có cửa xả khá rộng, lượng nước xả thải ra biển rất lớn, áp lực nước mạnh. Nước thải ra có màu trắng, nhiều bọt, có pha lẫn váng màu vàng.
Nước thải ở nhiệt điện Vũng Áng 1 với áp lực mạnh có bọt trắng xóa
Nước xả với áp lực mạnh có bọt trắng xóa
Theo một cán bộ nhà máy này cho biết nước thải theo cống đổ ra biển là nước làm mát cho hệ thống nhà máy nhiệt điện. Nước này được hút từ biển sau đó làm mát máy móc và đổ lại ra biển.
Nước thải ở nhiệt điện Vũng Áng 1 có váng màu vàng sánh.
Nước đổ ra biển có váng màu vàng sánh.
Để nắm rõ hơn hoạt động của hệ thống xả nước thải này, PV đã liên hệ với lãnh đạo nhà máy nhiều lần qua điện thoại nhưng đều không được.
Cùng ngày, PV đã trực tiếp đến nhà máy liên hệ làm việc với lãnh đạo, dù đã xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu nhưng bảo vệ nhà máy cho biết lãnh đạo đang bận họp và từ chối tiếp đón.
Nước thải ở nhiệt điện Vũng Áng 1 sau khi xả ra biển
Hồ chứa xả xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1
Hồ chứa xả xỉ than của nhà máy nhiệt điện.
Cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ TN&MT kiểm tra hệ thống cống xả tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, sáng 6-5.
Cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ TN&MT kiểm tra hệ thống cống xả tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, sáng 6-5.
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 có tổng công suất 1.200 MW, được khởi công xây dựng từ tháng 7-2009. Nhà máy gồm hai tổ máy lò hơi - tua bin - máy phát. Lò hơi sử dụng công nghệ than phun PC. Ngày 27-5-2015, nhà máy chính thức được Tổng thầu EPC Lilama bàn giao cho chủ đầu tư - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vận hành thương mại.
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 có tổng công suất 1.200 MW, được khởi công xây dựng từ tháng 7-2009. Nhà máy gồm hai tổ máy lò hơi - tua bin - máy phát. Lò hơi sử dụng công nghệ than phun PC. Ngày 27-5-2015, nhà máy chính thức được Tổng thầu EPC Lilama bàn giao cho chủ đầu tư - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vận hành thương mại.
theo Pháp luật TPHCM

82. Bài vừa bị xóa





Thứ Sáu, 06/05/2016 - 18:03




























Dân trí "Nói về sai thì hôm qua tôi đã làm việc với ông Phó Tổng giám đốc Formosa, ông ấy thừa nhận rồi: Toàn bộ đường ống của họ là tự ý xây, không có thiết kế cơ sở xây dựng. Thứ hai nữa, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng phê duyệt quy hoạch này cũng không có đoạn ấy" - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường trả lời PV Dân trí.


 >> Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc cấp phép, giám sát xả thải của Formosa
 >> Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Formosa xả thải như thế nào?

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, chiều nay 6/5, Phó trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường tại Formosa - ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường) đã trả lời PV Dân trí về những kết quả điều tra bước đầu.
Đoàn thanh tra đã phát hiện sai phạm đầu tiên của Formosa (Ảnh: V.D)
Đoàn thanh tra đã phát hiện sai phạm đầu tiên của Formosa (Ảnh: V.D)
Phóng viên: Thưa ông, dư luận đang băn khoăn trước việc tại sao Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh ban đầu được phê duyệt theo hướng đưa nước thải ra sông Quyền, hòa vào nước sông rồi mới đổ ra vịnh Sơn Dương, nhưng sau đó (năm 2013) Bộ Tài nguyên và Môi trường lại điều chỉnh phương án, nước thải được chuyển bằng cống ngầm đổ ra vịnh Sơn Dương? Ngoài ra, trả lời báo chí, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói đường ống xả thải ra biển của Formosa được cấp phép chứ không phải lắp đặt lén lút, nhưng trong chuyến thị sát thực địa vừa qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà lại khẳng định, hệ thống ống xả thải mà lắp đặt ngầm là không cho phép?
Ông Lương Duy Hanh - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường): Theo cơ sở pháp luật, Luật Bảo vệ môi trường cũng như luật khác quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là căn cứ để cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép triển khai một dự án hoặc cấp giấy phép xây dựng, đầu tư. Tức là, nó là biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa, là căn cứ. Nếu đảm bảo môi trường rồi thì cho triển khai dự án ấy. Như dự án thủy điện Đồng Nai 6-6A trước đây, ĐTM cho thấy giải pháp bảo vệ môi trường không đảm bảo thì xác định luôn không thông qua, không được triển khai dự án đấy.
Thứ hai, tôi có vào Hà Tĩnh rà soát lại toàn bộ thủ tục liên quan không chỉ đến môi trường mà còn là Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Doanh nghiệp nữa. Theo quy định, sau khi ĐTM được duyệt, chủ dự án phải có thiết kế cơ sở các công trình của dự án, trong thiết kế cơ sở đó có công trình bảo vệ môi trường. Lúc ấy họ phải trình cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Ví dụ như chúng ta xây cái nhà phải có thiết kế nhà, rồi gửi lên cơ quan cấp phép xây dựng để họ thẩm tra, thấy đảm bảo quy hoạch thì mới cho phép xây dựng. Thiết kế ấy là căn cứ để cơ quan cấp phép xây dựng hoặc UBND tỉnh cấp phép xây dựng phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Trước tháng 3/2013 có nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư xây dựng. Hồi đó chắc là coi đó là trách nhiệm của doanh nghiệp nên để doanh nghiệp tự thiết kế cơ sở và gửi lên cơ quan cấp phép xây dựng thôi. Thiết kế cơ sở ấy theo nghị định cũ, có câu “đối với dự án nằm ngoài khu đô thị thì chủ dự án tự quyết định thiết kế cơ sở và có thể lấy ý kiến các cơ quan liên quan nếu cần”. Chính vì thế nên Formosa nói rằng theo Luật Đầu tư xây dựng thì hệ thống ống xả ra ngoài biển không cần phải báo cáo. Họ sai như thế.
Sau này từ vụ thủy điện Sông Tranh, Chính phủ thấy rằng những công trình liên quan đến thiết kế môi trường ấy phải thẩm tra, thẩm định và có Nghị định 15/2013. Lúc ấy công trình của toàn bộ nhà máy thép Formosa phải được thẩm định thiết kế cơ sở và Bộ Công thương thẩm định thiết kế cơ sở. Nhà nước chúng ta chỉ quản lý về thiết kế cơ sở thôi, còn thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công thì chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm.
Sau khi hoàn công công trình xong thì theo quy định của Luật Xây dựng, chủ dự án phải lập hồ sơ hoàn công. Hồ sơ hoàn công này phải gửi cho Bộ Công thương - cơ quan thẩm tra thiết kế cơ sở trước đây xem xây dựng có đúng theo thiết kế cơ sở đã thẩm tra hay không. Vừa rồi Bộ Công thương đã có kiểm tra nhưng chưa có biên bản thông báo việc này.
Sau khi nghiệm thu hoàn công công trình xong - hoàn công do chủ dự án và nhà thầu lập - phải có báo cáo cơ quan thẩm tra thiết kế cơ sở. Hiện nay Bộ Công thương chưa có ý kiến.
Về nguyên tắc Formosa chưa được hoạt động. Đấy là tôi phân tích về mặt luật.
Về vấn đề môi trường. Môi trường chỉ là một căn cứ nhỏ trong việc cho phép hoạt động hay không thôi. Vấn đề trước đây điều chỉnh ĐTM và vừa rồi Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân có phát biểu, về mặt khoa học trên thế giới thì nếu đưa nguồn thải càng xa, có độ khuếch tán càng rộng thì khả năng gây ô nhiễm càng giảm. Trước đây định thải ra sông Quyền nhưng nếu thải sông Quyền thì ô nhiễm còn nguy hại nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thải ra biển.
Về phía Bộ, chúng tôi thấy rằng về mặt khoa học trên thế giới người ta xả thải ra ngoài biển, khả năng pha loãng môi trường tốt hơn. Sông Quyền là sông nhỏ thôi, vừa rồi Hà Tĩnh lại ngăn đập lấy nước nên sẽ không có nước, nếu thải ra đó thì nó sẽ thành sông chết. Việc chuyển từ sông Quyền ra biển, về mặt khoa học và kỹ thuật thì hoàn toàn có thể xử lý được, cả thế giới người ta làm thế rồi. Cái đó là tốt, không có vấn đề gì.
Hồ sơ điều chỉnh đánh giá về môi trường cũng dựa trên các nguyên lý, mô hình, đánh giá rằng nếu thải ra ngoài ấy thì họng xả chìm dưới đáy biển 12m thì khả năng khuếch tán nguồn thải rộng hơn, phạm vi ảnh hưởng ít hơn; Bộ Công thương cũng nói là đảm bảo an toàn về giao thông, hệ thống nổi ảnh hưởng tới giao thông đi lại, tất nhiên đó là lý do thôi. Việc cho điều chuyển ấy hoàn toàn phù hợp về kỹ thuật và khoa học.
Nhưng chỉ có điều thế này: Chủ dự án làm hệ thống này nằm trong nhà máy, không thuận lợi cho kiểm tra, giám sát và không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường. Anh Hà (Bộ trưởng Trần Hồng Hà - PV) nói thế là hoàn toàn phù hợp. Anh Hà cũng nói là không phải bốc nổi tất cả đường ống ngầm lên, mà cửa xả nước thải theo Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường ấy phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc tiêu thoát nước để kiểm tra, giám sát. Họ có thể xả nước trên bề mặt, có thể ở một cái hồ trước khi xả ngầm thì không có vấn đề gì. Tức là phải để cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước bất kỳ lúc nào đều có thể đến kiểm tra đột xuất. Mục tiêu của luật là thế. Anh Hà nói rằng cửa xả nước thải sau xử lý phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, nhưng trạm quan trắc của Formosa lại đặt bên trong thì bây giờ phải đặt nổi lên, có hồ nước trước khi xả ngầm.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trong chuyến thị sát tại Khu kinh tế Vũng Áng vừa qua (Ảnh: Tiến Hiệp)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trong chuyến thị sát tại Khu kinh tế Vũng Áng vừa qua (Ảnh: Tiến Hiệp)
Theo giấy phép xả thải mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp cho Formosa và thực tế xả thải hiện nay tại nhà máy này, đặc biệt là việc xả ngầm như vậy có phù hợp, có đúng không ?
Xả ngầm không vi phạm, phù hợp về kỹ thuật nhưng doanh nghiệp đã làm không đúng theo luật. Nói về sai thì hôm qua tôi đã làm việc với ông Phó Tổng giám đốc thì ông ấy thừa nhận rồi: Toàn bộ đường ống của họ là tự ý xây, không có thiết kế cơ sở xây dựng. Thứ hai, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng phê duyệt quy hoạch này cũng không có đoạn ấy.
Ông Phó Tổng giám đốc cũng rất cầu thị, nói rằng đã đầu tư vào đây lớn, không có ý định gian trá. Chúng tôi đã thống nhất, họ sẽ điều chỉnh thiết kế cơ sở lại, sẽ lấy một phần nước thải sau xử lý đưa vào một cái bể nhỏ để nuôi cá trước khi thải ra hệ thống thoát nước mưa trong khu công nghiệp để xem như thế nào. Họ đang thiết kế rồi.
Việc thứ hai, họ đang lập các phương án để trạm quan trắc tự động ở bên ngoài hàng rào, bất kỳ ai cũng có thể quan sát; trạm quan trắc tự động có hồ thật to để bất kỳ ai cũng giám sát được và có camera theo dõi. Theo đúng chỉ đạo của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi đang cho kiểm chuẩn hệ thống quan trắc online và sẽ truyền dữ liệu trực tiếp về Tổng cục Môi trường.
Bây giờ họ tâm phục khẩu phục rồi.
Thưa ông, cơ quan, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trước việc toàn bộ đường ống của Formosa là tự ý xây, không có thiết kế cơ sở xây dựng, khi Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng phê duyệt quy hoạch này cũng không có chi tiết ấy?
Về nguyên tắc thì ngành xây dựng phải đi thanh tra, kiểm tra, không phát hiện ra thì trách nhiệm của các ông ấy, còn môi trường thì chỉ làm về môi trường thôi, không làm được việc của xây dựng.
Thẩm định thiết cơ sở hiện nay giao cho Bộ Công thương thẩm định, nhưng cấp phép xây dựng thì Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng - họ cũng có bộ phận xây dựng.
Vậy trách nhiệm chính trong việc không phát hiện sự việc này kịp thời thuộc về Bản Quản lý khu kinh tế Vũng Áng?
Trong lĩnh vực xây dựng có thể Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng, thẩm định thiết kế cơ sở là Bộ Công thương.
Nhưng sau khi phê duyệt ĐTM chả lẽ Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng không kiểm soát, giám sát việc xây dựng đường ống xả thải đó?
Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 bộ luật là Luật Bảo vệ môi trường và Luật Quản lý tài nguyên nước. Luật Bảo vệ môi trường quy định, sau khi hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, bàn giao, nghiệm thu môi trường để đưa vào hoạt động thì phải có thiết kế cơ sở của Bộ Công thương thẩm tra, đánh giá. Làm theo đúng thiết kế cơ sở thì lúc ấy mới vận hành thử. Theo Luật Bảo vệ môi trường là được vận hành thử trong vòng 6 tháng. Nếu trong 6 tháng ấy mà gây sự cố môi trường, gây ô nhiễm thì phải dừng, cải tạo nâng cấp lên.
Nếu trong 6 tháng vận hành thử mà đạt thì họ mới gửi hồ sơ lên Bộ Tài nguyên và Môi trường duyệt. Vừa rồi họ có gửi lên Bộ rồi nhưng xảy ra sự cố như vậy, chúng tôi đang đi kiểm tra nên chưa xem xét việc ấy.
Tức là họ đang hoạt động thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường, xem công trình bảo vệ môi trường có đạt hay không. Họ họat động thử từ cuối năm 2015 đến giờ mới được 4 tháng.
Có thể coi đây là sai phạm đầu tiên của Formosa mà Đoàn thanh tra phát hiện?
Họ chỉ có mỗi nhà máy điện hoạt động hơi sớm, từ tháng 9/2015 là hơi quá thời hạn, còn tất cả các công trình đều đang trong giai đoạn vận hành thử. Các nhà máy chính luyện gang, luyện thép của họ đã hoạt động đâu.
Xây đường ống như thế là không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường, sai với Luật Xây dựng.
Khi phát hiện sai phạm như thế này, Đoàn thanh tra có kiến nghị ngay tới Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cũng như các bộ ngành liên quan phương hướng xử lý, khắc phục?
Hôm nay họ đã ký văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh để xin ý kiến điều chỉnh thiết kế cơ sở đấy. Chắc ngày mai tôi ký biên bản triển khai thì sẽ đề cập vào nội dung ấy.
Xin cảm ơn ông!
Công khai kết quả kiểm tra Formosa cho nhân dân được rõ
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đang hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: “Song song với việc thành lập các đoàn kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ thành lập Hội đồng liên ngành để cuối đợt kiểm tra sẽ đánh giá báo cáo kết quả của các tổ kiểm tra. Kết thúc quá trình kiểm tra, chúng ta sẽ công khai thông tin để người dân được rõ”.
Thế Kha (thực hiện)

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:gCGaCZdzps4J:dantri.com.vn/xa-hoi/bo-tai-nguyen-moi-truong-formosa-thua-nhan-tu-y-xay-toan-bo-duong-ong-xa-thai-20160506174751687.htm+&cd=1&hl=en&ct=clnk






http://dantri.com.vn/xa-hoi/formosa-thua-nhan-tu-y-xay-toan-bo-duong-ong-xa-thai-20160506174751687.htm

(Yêu cầu của bạn hệ thống chưa kịp xử lí hoặc nội dung không tìm thấy ! Bạn vui lòng bấm vào đây để quay về trang chủ.)


81.


09:11-06/05/2016 


GS. Phạm Hùng Việt*

Các nhà khoa học khảo sát hiện trường, lấy mẫu
phân tích nguyên nhân cá chết
hàng loạt ở miền Trung

Tại cuộc họp báo ngày 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 2 nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt:
- Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển.
- Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên.
Trên cơ sở khoa học chung, chúng tôi đồng tình với hai nguyên nhân này. Ở đây, xin có một số nhận định về nguyên nhân có khả năng xảy ra cao hơn.



Trước tiên, xin được nêu vắn tắt tiến trình xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Ngày 4/4/2016, phát hiện cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh, mà khởi đầu là khu vực cảng Vũng Áng, Kỳ Anh. Tới ngày 14/4, cá chết lan sang các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị; ngày 15/4, tới Thừa Thiên - Huế. Hiện tượng này kéo dài hơn 200 km bờ biển, làm chết gần 100 tấn cá tự nhiên, gần 70 tấn thủy sản nuôi của người dân, gây thiệt hại lớn về kinh tế [1].



Như vậy, hiện tượng cá chết có xu hướng lan xuống phía Nam của Hà Tĩnh, trong khi khu vực phía Bắc như Nghệ An lại chưa được ghi nhận. Điều này phải có sự liên quan tới đặc điểm của bờ biển duyên hải miền Trung. Quan sát lược đồ dòng hải lưu tại Biển Đông [2], có thể thấy rằng, vào mùa đông, dòng hải lưu ven biển di chuyển theo hướng từ Bắc vào Nam, trùng với hướng lan của hiện tượng cá chết. Để thấy rõ hơn vai trò của dòng hải lưu, ta hãy thử làm một phép tính đơn giản. Giả sử như, nguyên nhân làm chết cá là tác nhân gây độc, chẳng hạn thủy ngân (một trong những kim loại nặng độc nhất), với nồng độ tối đa cho phép là 1 ppb (1 phần tỉ, tức là 0,001 mg/L). Nếu tính trung bình trên 200 km bờ biển, khoảng cách bờ chỉ là 1 km và độ sâu 20 m thì thể tích nước biển vào khoảng 4 tỉ m3. Như vậy khối lượng thủy ngân cần để đạt đến ngưỡng gây độc trên là 4 tấn! Đây là con số rất lớn, có phần không thực tế. Điều này chỉ có thể giải thích rằng, do tác động của dòng hải lưu Bắc – Nam đưa tác nhân gây độc đi từ Hà Tĩnh qua Quảng Bình, Quãng Ngãi vào Thừa Thiên – Huế. Do đó, lượng chất độc có thể nhỏ hơn rất nhiều trong khi vẫn gây ra thảm họa như đã thấy. Từ suy luận này, chúng tôi đồng tình với nhận định trước đó của một số nhà khoa học khác khi cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này cũng chính là điểm khởi đầu, tức cảng Vũng Áng!




Hình 1. Sơ đồ hướng di chuyển của các dòng hải lưu tại biển Đông


Tại cuộc họp báo ngày 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 2 nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt:



- Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển.

- Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa, mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.
Trên cơ sở khoa học chung, chúng tôi đồng tình với hai nguyên nhân này. Ở đây, xin có một số nhận định về nguyên nhân có khả năng xảy ra cao hơn.

Nhận định về nguyên nhân

1. Câu hỏi đặt ra là, vậy tảo nở hoa có phải là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung không? Theo quan điểm cá nhân, chúng tôi thấy nguyên nhân này là có thể nhưng ít khả năng xảy ra. Điều kiện để tảo nở hoa là vùng nước vận động chậm, điều này không thật sự phù hợp với điều kiện duyên hải miền trung nước ta. Tảo nở hoa thường làm chết các loài thủy sinh ở tầng mặt, trong khi các loài cá chết ở miền Trung đa phần là loài sống tại tầng đáy [1]. Ngoài ra, tảo nở hoa xảy ra trong môi trường nước ấm, thường vào mùa hè (ở Bình Thuận là vào tháng 7). Mặt khác, sự bùng nổ của tảo sẽ làm cạn kiệt oxi trong nước nhưng chỉ số oxi hòa tan (DO) đo được tại các địa phương có cá chết hàng loạt hiện nay vẫn ở mức bình thường. Hiện tượng này cũng rất dễ nhận ra, có thể quan sát bằng mắt thường hoặc ảnh vệ tinh, trong khi tới nay chưa có hình ảnh nào về việc nước biển đổi màu. Tảo sau khi chết sẽ gây ra mùi hôi thối, điều này cũng chưa được ghi nhận. 

Hình 2. Các loại cá chết và tầng sinh sống

 Để kiểm chứng giả thiết trên, ta cần tập trung thực hiện song song hai công việc sau:
-  Lấy mẫu, phân lập và định danh xem có loài tảo nào trong nước biển tại khu vực cá chết.

-  Từ kết quả trên, ta sẽ tập trung vào phân tích các độc tố sinh ra từ các loài tảo trên.

2. Nguyên nhân thứ hai được đưa ra là do các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Các độc tố mà chúng tôi khoanh vùng bao gồm: kim loại nặng, xyanua (cyanide, CN-) và độc tố hữu cơ.

a. Kim loại nặng

Sau khi xem xét, chúng tôi nhận định khả năng này rất có thể xảy ra, nhất là khu vực Vũng Áng được định hướng phát triển gắn liền với khai khoáng và công nghiệp luyện kim. Kết quả quan trắc tại Huế cho thấy, nồng độ Cr cao gấp 9 lần quy chuẩn cho phép, ngoài ra Mn cũng rất cao. Điều này khẳng định rằng nguồn nước ở bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, đặc biệt Huế là vùng cuối của thảm họa này, nồng độ các chất phải nhỏ hơn so với đầu nguồn là Hà Tĩnh. Tuy vậy, cần có các nghiên cứu thêm, đặc biệt là hàm lượng của các kim loại nặng  tại Hà Tĩnh, nhất là khu vực Vũng Áng. Cũng cần lưu ý thêm rằng, các kim loại nặng thường là chất độc mãn tính, trong khi cá chết hàng loạt rất nhiều và rất nhanh.

Để xác định nguyên nhân do kim loại nặng, cần phân tích mẫu nước, mẫu cá và đặc biệt là mẫu trầm tích, do khả năng tan trong nước của các hợp chất chứa kim loại nặng không cao.

b. Xianua

Độc chất xianua (CN-) thường được sử dụng trong khai thác vàng. Nhiễm độc xianua gây hiện tượng cá chết hàng loạt đã từng bị nghi ngờ ở khu vực sông Bồng Miêu, Quảng Nam vào năm 2008 khi các công ty khai thác vàng xả nước thải chưa qua xử lí (có hàm lượng xianua tới 67,8 mg/L) trực tiếp ra môi trường [3].

Mặc dù xianua là chất độc cấp tính, tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, khả năng xảy ra nguyên nhân này không cao.

c. Độc tố hữu cơ

Từ thực tế việc cá chết chủ yếu sống ở tầng đáy, quá trình diễn biến lan xuống phía nam trong một thời gian dài khá dài, chúng tôi nhận định rằng chất độc này phải tương đối ít tan và bền vững. Như vậy, chất độc có nguồn gốc hữu cơ có khả năng cao hơn là các hợp chất vô cơ như kim loại nặng hay xianua. Sự có mặt của các độc tố hữu cơ này có thể đến từ hai nguồn:

- Nước thải chưa qua xử lí sau khi sử dụng các hóa chất tẩy rửa công nghiệp.

Trong ngành luyện kim, các thiết bị vận hành cần được làm mát. Tuy vậy, để bảo vệ thiết bị, cần có các hóa chất hoạt động bề mặt nhằm chống rỉ, chống cặn. Các hóa chất này có thể chứa các chất độc như PCBs, PAHs, nonylphenol,… và còn có thể có các độc chất khác nữa.

 - Nước thải chưa qua xử lí từ lò luyện cốc.

Than cốc chứa chủ yếu là cacbon (%C > 80%), có thể dùng làm nhiên liệu hoặc chất khử trong ngành luyện kim. Luyện thép thường đi kèm với luyện cốc. Nước thải lò cốc có chứa nhiều chất độc như phenol, xianua hay amoniac. Ngoài ra còn có thể có nhiều chất hữu cơ khác như fluorene, pyrene, acenaphthalen,…là nhóm các hợp chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ có độc tính rất cao [4].

Về cơ chế gây độc, chúng tôi giả thiết có hai cơ chế sau:

- Cạnh tranh tạo phức với oxi trong hồng cầu, làm hồng cầu mất chức năng vận chuyển oxi, tương tự như ngộ độc CO.

- Tạo lớp màng bao phủ gây tắc mang cá. Theo cơ chế này, các chất hữu cơ phải là các chất hoạt động bề mặt với một đầu ưa nước và một đầu kị nước, có khả năng tạo huyền phù hoặc nhũ tương.

Để xác định giả thiết này, cần phân tích mẫu cá, đặc biệt là mang, cùng với mẫu nước và mẫu trầm tích.

3. Kiến nghị

Xây dựng các trạm quan trắc tự động, liên tục tại các nhà máy, khu công nghiệp để quản lí nguồn phát thải. Trạm quan trắc này phải hoạt động on-line, tức là có khả năng truyền số liệu về các trung tâm quan trắc, các cơ quan quản lí qua đường vô tuyến (qua mạng internet). Ngoài các chỉ tiêu phân tích cơ bản như pH, DO, hàm lượng các ion vô cơ cơ bản (NH4+, NO2-, NO3-,…), trạm quan trắc này còn phải có khả năng phân tích các độc chất như các kim loại nặng hay xianua, phenol,… Việc này có thể được thực hiện bằng cách ứng dụng các phương pháp phân tích mới như sensor điện hóa [5], thiết bị điện di mao quản [6],… Công việc này cần có sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, không chỉ về Hóa học phân tích, Hóa học môi trường mà còn cả về Độc chất học sinh thái và Độc chất học môi trường. Một trong những cơ quan nước ngoài mà theo ý kiến riêng của chúng tôi là có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này là Trung tâm nghiên cứu môi trường biển (CMES), thuộc Đại học Ehime, Nhật Bản do GS. Shinsuke Tanabe điều hành. Trung tâm này được chính phủ Nhật Bản đầu tư và phong là một trong những trung tâm nghiên cứu xuất sắc (Centre of Excellence, COE) của Nhật Bản về nghiên cứu môi trường biển, có nhiều thành tựu khoa học và là cơ quan tư vấn quan trọng trên lĩnh vực môi trường biển và đại dương có uy tín rất cao trong giới khoa học và cộng đồng quốc tế.

Trích bài viết: Hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh duyên hải miền Trung và những hệ luỵ tới môi trường và sinh thái biển.

* PTN trọng điểm ĐHQGHN về Công nghệ phân tích phục vụ cho kiểm định Môi trường và An toàn thực phẩm

Tài liệu tham khảo
[1] Nhóm phóng viên báo VnExpress, 26/4/2016, Cá chết lan rộng ở miền Trung như thế nào,http://vnexpress.net/infographics/thoi-su/ca-chet-lan-rong-o-mien-trung-nhu-the-nao-3393340.html.
[2] Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam, http://www.vawr.org.vn/images/Image/IMAGE575.jpg.
[3] Nhóm phóng viên báo Người lao động, 16/12/2008, Cá chết do cyanua trong khai thác vàng?,http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ca-chet-do-cyanua-trong-khai-thac-vang-249348.htm.
[4] Byung-ran Lim, Hong-ying Hu, Koichi Fujie (2003), Biological degradation and chemical oxidation characteristics of coke-oven wastewater, Water, Air, and Soil Pollution, 146, pp.23–33.
[5] Đỗ Phúc Quân, Trịnh Hải Thái (2016), Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống quan trắc ô nhiễm nước tự động, Kỷ yếu hội nghị Tổng kết giai đoạn 2010 – 2015 Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Bộ Công thương.
[6] Phạm Hùng Việt, Dương Hồng Anh, Mai Thanh Đức, Nguyễn Thanh Đàm, Lê Minh Đức, Nguyễn Duy Chiến, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Mạnh Huy (2016), Hệ thiết bị diện di mao quản hai kênh loại xách tay và ứng dụng trong kiểm soát chất lượng môi trường nước, Kỷ yếu hội nghị Tổng kết giai đoạn 2010 – 2015 Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Bộ Công thương.

http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=9612




80.

Hoàng Nam


Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết

06:36 ngày 07 tháng 05 năm 2016


TP - “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt” - ngư dân Phạm Văn Thùy thông báo sau cú lặn thứ 2 xuống đáy biển, ngay phía trước xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Hiện vật cú lặn thứ 3 là cây san hô đỏ bị chết.Hiện vật cú lặn thứ 3 là cây san hô đỏ bị chết.
Ngư dân sợ lặn biển
Cả một buổi sáng, PV Tiền Phong rong ruổi khắp xã Nhân Trạch nhưng chẳng ai nhận lời lặn xuống thám sát đáy biển, nơi có rặng san hô kéo dài mấy km cách bờ biển Nhân Trạch và Quang Phú chừng 1 hải lí. Thông tin đáy biển la liệt xác hải sản khiến chúng tôi nóng lòng, nhưng ngư dân ở đây nói, rất sợ lặn xuống biển vì không biết chất độc gì đang nằm dưới đó.
Cậy nhờ đến ông Phạm Văn Khiển, trưởng thôn Nhân Quang động viên mọi người nhưng vẫn không ăn thua. Chỉ đến khi ông Khiển nói, các phóng viên đang giúp bà con mình phản ánh thông tin để Nhà nước biết, về tìm nguyên nhân xử lí, thì hai ngư dân Phạm Văn Thùy, Phạm Văn Quý, là con cháu của ông Khiển mới nhận lời.
Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết - ảnh 1Chuẩn bị ra khơi bắt đầu chuyến lặn biển
Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết - ảnh 2Anh Thủy trong bộ đồ lặn chuyên nghiệp xuống nước
Rặng san hô là nguồn sống của gần 1/3 ngư dân xã Nhân Trạch và Quang Phú. Muốn bắt thủy hải sản ở rặng san hô chỉ có duy nhất là lặn xuống đáy biển dùng lao hoặc tay không. Loài cá thì dùng lao để phóng khi phát hiện chúng nấp trong hang hốc; còn ngao, sò, ốc, vẹm, nhím biển thì chỉ cần dùng tay nhặt bỏ vào giỏ mang về. Mỗi ngày một thợ lặn có thể thu nhập từ 500 nghìn đến vài triệu đồng từ việc đánh bắt hải sản.
“Rặng san hô này ngày xưa đẹp lắm, đỏ có, xanh có, tím có, trắng có... như một vườn hoa lung linh sắc màu. Từ ngày cá chết, ngư dân bọn em chẳng ai ra đó vì sợ nước biển nhiễm độc. Đặc biệt, sau khi nghe thông tin mấy thợ lặn ở Vũng Áng bị nhiễm độc, có một người chết thì không ai dám ra tắm biển chứ đừng nói đến lặn biển. Hôm nay nể trưởng thôn lắm, bọn em mới đi đấy. Có đoàn các nhà khoa học từ Nha Trang ra, không thuê được thợ lặn ở đây, phải đưa thợ lặn từ Nha Trang ra để lấy mẫu của rặng san hô, bọn em chỉ nhận chở họ ra đó thôi” - anh Thùy nói.
“Nghĩa địa” trong lòng biển
Thuyền ra cách bờ chừng 500m, chúng tôi đề nghị dừng thuyền để lặn thám sát đáy biển. Anh Quý cho biết, ở đây chưa đến rặng san hô, nước sâu chừng 10m. Khoảng 2 phút, anh Thùy ngoi lên khỏi mặt nước, trong chiếc giỏ mang theo, đựng đầy xác cá, xác vẹm, còn túi bóng đựng bùn đất được lấy từ đáy biển. Anh Thùy cho biết, nước ở tầng đáy có màu vàng đục khác thường, xác thủy hải sản chết nằm la liệt. Ngoài những bộ xương cá, còn có rất nhiều xác cá đang phân hủy và cá mới chết. Phần cát trộn với bùn đất lấy từ đáy biển có mùi hôi khó chịu.
Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết - ảnh 3Hiện vật đầu tiên mà anh Thùy mang lên từ đáy biển, bao gồmxác cá, xác ngao và một ít bùn đất
Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết - ảnh 4Hiện vật thứ 2 khiến mọi người thảng thốt
Chiếc thuyền tiếp tục tiến ra rặng san hô, cách bờ chừng 1 hải lí. Cú lặn thứ hai của anh Thùy cũng nhanh như lần trước. “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Dưới đó cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt hết rồi” - anh Thùy thông báo.
Cú lặn thứ 3 của anh Thùy cách bờ chừng 1,5 hải lí, sóng to khiến chiếc ống dẫn ôxy  bị bung đoạn khớp nối, nhưng anh Thùy cũng kịp mang lên một cây san hô đỏ nặng chừng 1,5kg. Cây san hô bị nám đen phần gốc, còn phần thân bị ố vàng, chỉ còn lại phần ngọn dính một ít màu đỏ sẫm. Anh Thùy nói, bình thường để nhổ được cây san hô rất khó vì nó dính chặt vào rạn đá, nhưng nay chỉ cần cầm vào nhấc nhẹ là lấy được. Điều này chứng tỏ nó đã chết nên phần gốc bị phân hủy. Mùi của cây san hô này cũng tanh nồng như xác cá chết.
Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết - ảnh 5
Anh Quý cầm cặp nhím biển trên tay ngao ngán
Trời về chiều, gió nồm càng lớn, chiếc thuyền nghiêng ngả có nguy cơ không trụ nổi, chúng tôi quyết định vào bờ. Sau 3 cú lặn ở 3 điểm khác nhau nhưng những gì mà thợ lặn mang lên đều chung kết quả, chỉ là xác chết của hải sản. Anh Thùy khẳng định, ở đây, đáy biển không còn thấy con vật gì sống sót, chỉ toàn xác chết của các loài hải sản nằm la liệt.
Đón chúng tôi trên bờ, ông Hồ Văn Nam, Bí thư Chi bộ thôn Nhân Quang với gương mặt buồn rầu nói: “Giờ chỉ mong là sao các cấp, các ngành sớm công bố nguyên nhân, chỉ ra ai đã gây ra thảm họa này để bắt họ phải chịu trách nhiệm. Dân chúng tôi sống nhờ vào biển, giờ biển thế này thì không biết sẽ ra sao. Cũng mong sao các nhà khoa học có cách gì xử lí tình trạng ô nhiễm đáy biển, nếu không sẽ là thảm họa đối với con người”.
Ngày 5/5/2016, ngay khi nhận được thông tin phản ánh tình trạng thủy hải sản chết nằm la liệt dưới đáy biển, Sở TN&MT Quảng Bình đã có Công văn số 768, báo cáo tình hình và đề nghị Bộ TN&MT cử chuyên gia vào cuộc đánh giá, cũng như tìm biện pháp xử lí môi trường đáy biển. 
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thay-gi-duoi-day-bien-sau-tham-hoa-ca-chet-1001339.tpo





79.




06/05/2016 18:57 GMT+7
TTO - Ngày 6-5, đoàn kiểm tra về chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế Vũng Áng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kiểm tra tại Formosa, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng và khu trung tâm dịch vụ và hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng.

​Kiểm tra cửa xả nước làm mát tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Cửa xả thải nước làm mát tuôn ào ạt như thác đổ ra biển tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng - Ảnh: Hồ Văn
Khoảng 9g sáng tại cống xả thải nước làm mát ra biển của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, một tổ kiểm tra liên ngành tới kiểm tra và lấy mẫu quan trắc theo lịch phân công của đoàn kiểm tra.
Các thành viên ra tận cống xả thải để thấy thực tế tình hình và sau đó vào làm việc với nhà máy.
Tại đây, cống xả tuôn ào ạt như thác đẩy dòng nước trắng xóa ra biển. Dòng nước tạo một vệt màu trắng, có váng màu vàng dài cả kilômet vươn ra vùng biển ở làng bè Vũng Áng.
Một cán bộ nhà máy cho biết: “Đây là cửa xả nước làm mát trong quá trình nhà máy hoạt động, nước được hút từ biển vào sau khi làm mát được xả trở lại biển”.
Bác Chu Văn Mâu (80 tuổi, thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh), một ngư dân sống gần nhà máy, cho biết:
“Nhà máy xả thải nước mát ra thì cũng bình thường, nhưng trùng vào thời điểm họ súc rửa đường ống để làm sạch chất bám, sò hàu trên đường ống và khi xả ra thì có hiện tượng cá chết theo dòng chảy.
Tôi đi biển hàng chục năm ở đây nhận thấy khi chưa có nhà máy thì có bữa đánh được ít thì vài tạ, nhiều thì vài tấn cá mực. Nhưng thời gian gần đây lượng cá, mực ở đây giảm đi khoảng 30-40% so với trước”.
Trao đổi qua điện thoại, trưởng đoàn Hoàng Văn Thức, phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết ngày 6-5 đoàn vẫn đi kiểm tra các nhà máy theo lịch trình và ngày 7-5 cũng làm việc như kế hoạch đã đề ra.
Cũng trong sáng 6-5, tại khu vực biển xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) xuất hiện vệt nước màu sẫm kéo dài hàng kilômet và chiều rộng vài trăm mét. Các ngư dân đi biển cho biết vệt nước màu đỏ sẫm xuất hiện từ khoảng 6-7g sáng cho đến trưa thì không còn.
Trao đổi qua điện thoại, ông Dương Tất Thắng, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết “khi nhận được tin báo từ ngư dân, cơ quan chức năng cùng với cán bộ huyện đã ra kiểm tra và nhận thấy có vệt nước màu sẫm khác thường so với màu nước biển xung quanh. Trung tâm quan trắc của Sở TN-MT tỉnh đã lấy mẫu để kiểm định”.
​Kiểm tra cửa xả nước làm mát tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Tổ kiểm tra liên ngành đi kiểm tra thực tế tại cửa xả nước làm mát ra biển của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng - Ảnh: Hồ Văn
​Kiểm tra cửa xả nước làm mát tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Cửa xả thải nước làm mát tuôn ào ạt như thác đổ ra biển tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng - Ảnh: Hồ Văn
​Kiểm tra cửa xả nước làm mát tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Cửa xả thải nước làm mát tuôn ào ạt như thác đổ ra biển tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng - Ảnh: Hồ Văn
​Kiểm tra cửa xả nước làm mát tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Tổ kiểm tra liên ngành đi kiểm tra thực tế tại cửa xả nước làm mát ra biển của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng - Ảnh: Hồ Văn
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160506/kiem-tra-cua-xa-nuoc-lam-mat-tai-nha-may-nhiet-dien-vung-ang/1096618.html



78.



Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình



TP - Ngày 5/5, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả.

Tấm lưới cũ thành “mới” sau khi thả xuống đáy biển của ngư dân Quảng Bình.Tấm lưới cũ thành “mới” sau khi thả xuống đáy biển của ngư dân Quảng Bình.
"Chúng tôi đã gửi cho Bộ TN&TM, Bộ KH&CN. Các mẫu tất nhiên có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế nào thì bộ không được công bố”- ông Tám nói.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, bộ này phải chuyển cho Bộ TN&MT, KH&CN để công bố nguyên nhân. Hiện việc truy tìm nguyên nhân cá chết có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Việc công bố nguyên nhân phải chính xác, minh bạch nên cần thời gian.
Theo ông Tám, thống kê từ các địa phương, số cá chết trôi nổi, dạt vào bờ khoảng 100 tấn. Số cá chết chìm dưới đáy không thống kê được. Dù chưa thống kê đầy đủ, nhưng đây là sự cố nghiêm trọng chưa có bao giờ.
Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển
Ngư dân các xã bãi ngang ven biển Quảng Bình cho biết: Họ phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển từ bờ ra từ 1 đến 6 hải lí.
Ông Nguyễn Hơn, ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết khi lặn xuống đáy biển, nơi có rạn san hô để bắt cá, thấy cá chết xếp lớp. Bên cạnh đó, rạn san hô bị phủ một lớp bùn đen kịt khác với ngày xưa. “Nhìn trên mặt biển thì thấy màu nước vẫn bình thường rứa đó, nhưng mà lặn xuống thì có màu vàng đục” - ông Hơn nói.
Ông Nguyễn Cần cũng ở xã Nhân Trạch, chuyên thả lưới bắt cá gần bờ cho biết, khi tấm lưới cũ của ông thả xuống đáy biển, sau đó kéo lên thì sạch bóng. “Lưới đánh ở vùng rạn thường rất bẩn, chỉ vài tháng là đen sì. Nhưng đợt này tui mà thả xuống, khi kéo lên lưới lại trắng tinh như mới mua. Tui nghi đáy biển có chất tẩy rửa” - ông Cần nói.
Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lí, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.
Trước phản ánh của người dân, ngày 5/5, Sở TN&MT Quảng Bình đã có công văn đề nghị Bộ TN&MT vào cuộc.
Quảng Trị: Cá chết gây thiệt hại 134 tỷ đồng
Đến thời điểm này, dù tình trạng cá chết không còn xuất hiện ở vùng ven biển Quảng Trị nữa, song các sản phẩm đánh bắt hải sản tiêu thụ vẫn chưa bắt nhịp được như bình thường trước đây. Thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Trị cho thấy, cá chết gây thiệt hại tại tỉnh này khoảng 134 tỷ đồng; hơn 42.000 người và  hơn 2.500 tàu thuyền bị ảnh hưởng.
Sau khi đến kiểm tra các điểm thu mua, chế biến hải sản đánh bắt xa bờ tại 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh là nơi bị thiệt hại nặng, chiều tối 5/5, ông Hà Sỹ Đồng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy hải sản về các địa phương, trực 24/24h để cấp chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với những loại cá đánh bắt xa bờ. “Tỉnh cũng đã kết nối, kêu gọi một số doanh nghiệp thu mua cá cho bà con. Có doanh nghiệp thu mua đến cả tấn cá thu của tàu xa bờ mới cập cảng. Đối với những doanh nghiệp đồng hành với ngư dân trong thời điểm này, UBND tỉnh sẽ có chính sách trợ giá để khuyến khích họ”, ông Đồng nói.
Hàng tấn cá nuôi chết trong vùng đầm phá
Chiều 5/5, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế cho biết, cá nuôi trên vùng đầm phá thuộc địa bàn tỉnh này lại chết, với số lượng hàng tấn.
Theo kiểm tra bước đầu từ Sở NN&PTNT tỉnh, cá nuôi tại  thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) đều gần cửa biển Thuận An bị chết khoảng 4 tấn, ở hàng chục lồng nuôi, chủ yếu là các loài mú, vẩu, hồng, chẽm, dìa... Trước đó, vào giữa tháng 4, cá nuôi tại vùng đầm Lập An gần cửa biển Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) từng chết hàng loạt. Nguyên nhân cá chết vẫn chưa được xác định. Theo kết quả quan trắc từ Sở TN&MT tỉnh TT-Huế, các chỉ tiêu hóa lý mẫu nước lấy trên đầm phá Tam Giang gần vùng nuôi xảy ra cá chết hàng loạt, cũng như vị trí cửa biển và bãi tắm Thuận An, đều nằm trong giới hạn an toàn.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phat-hien-ca-chet-xep-lop-duoi-day-bien-o-quang-binh-1000865.tpo#ref-http://m.facebook.com/




77.


Bộ Công thương: Formosa đã nhập 384 tấn hóa chất


 - Từ đầu năm đến nay, Formosa đã sử dụng 51 tấn hóa chất, còn tồn trong kho 248 tấn.


Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, phóng viên báo Thanh niên đặt câu hỏi về hai cuộc kiểm tra đối với công ty Formosa do liên bộ Công thương và Tài nguyên Môi trường chủ trì.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nhiều đoàn của Chính phủ và bộ ngành đã vào Formosa kiểm tra vì đây là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý, nền kinh tế và cả chính trị của đất nước. 
Formosa Hà Tĩnh, Formosa
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải 
"Việc vào cuộc của Chính phủ và nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước, QH là hết sức cần thiết", ông cho hay.
"Bộ Công thương đã có 2 đoàn kiểm tra, một là kiểm tra việc vận hành hoạt động của Formosa xem có đúng quy trình, quy định về an toàn lao động, thiết vị, xử lý... 
Hai là đoàn kiểm tra riêng về việc sử dụng hóa chất mà Formosa đã nhập khẩu vào VN, theo quy định là phải qua Cục Hóa chất của Bộ Công thương và phải sử dụng đúng theo kê khai", ông Hải nói.
Thứ trưởng Công thương cung cấp các con số: Từ năm 2015 đến nay, Formosa đã nhập khẩu 384 tấn hóa chất, gồm 103 loại, được đăng ký và được chấp nhận nhập khẩu, sử dụng. Từ đầu năm nay, Formosa đã được chấp thuận nhập khẩu 224 tấn gồm 43 loại hóa chất.
Mục đích sử dụng theo Formosa từ đầu là để làm sạch bề mặt kim loại, khử khuẩn, xử lý nước, ổn định, làm mát... Từ đầu năm đến nay, công ty này đã sử dụng 51 tấn hóa chất, còn tồn trong kho 248 tấn.
Báo VnmMedia đặt câu hỏi:: "Lượng hóa chất Formosa nhập khẩu vào thải ra môi trường an toàn đến đâu? Bộ Công thương đã tính toán đến tác động môi trường của việc sử dụng và xả thải này như thế nào?"
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải so sánh với việc ngành y tế phải nhập thuốc rất độc để chữa bệnh.
“Tương tự, việc nhập hóa chất độc hại phải sử dụng đúng quy trình. Khi ra đến bể thải phải tuân thủ các quy định về môi trường. 
Formosa có tuân thủ đúng môi trường và xử lý thế nào chờ kết quả kiểm tra, chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ cụ thể”, ông nói.

Thủ tướng đã chủ động chỉ đạo sớm

Báo Pháp luật TP.HCM đặt câu hỏi: "Sự việc cá chết gây mang mang cho người dân đến nay tuy có đỡ hơn nhưng trước đó sự vào cuộc của các bộ ngành, địa phương còn lúng túng. Chính phủ có rút kinh nghiệm? Khi nào có kết quả xác định nguyên nhân cá chết?"
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho hay, vụ việc lần đầu tiên xảy ra trên diện rộng tại nhiều vùng biển nên ta chưa có kinh nghiệm xử lý những tình huống như vậy.
Nhưng khi sự việc xảy ra, Thủ tướng đã chủ động, sớm chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ TN&MT, NN&PTNT vào trực tiếp nơi xảy ra cá chết, mời chuyên gia nước ngoài cùng chuyên gia trong nước xem xét đánh giá với tinh thần dựa tên kết luận khoa học, chứng cứ xác đáng.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại quan điểm của Thủ tướng là xử lý nghiêm, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào nếu có sai phạm.
"Hôm nay Thủ tướng có rút kinh nghiệm thông tin báo cáo của địa phương lên Chính phủ còn chậm và thụ động. Còn việc xử lý, Thủ tướng rất chủ động và quyết liệt", Bộ trưởng cho biết.
Một số báo thổi phồng quá mức
Báo Zing đặt câu hỏi cho Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn, người vừa đích thân đi đến các khu vực bị ảnh hưởng để kiểm tra, về việc khoanh vùng giới hạn an toàn đến 20 hải lý.
Bộ trưởng khẳng định, ngay khi vụ việc xảy ra, ông nhận chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến các tỉnh để kiểm tra tình hình thực tế có đúng như báo chí nêu không.
Formosa Hà Tĩnh, Formosa
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Báo chí phải tuyên truyền thông tin hai chiều
"Một số cơ quan báo chí đã tích cực vào cuộc, giúp cơ quan có trách nhiệm kịp thời dự báo, cảnh báo người dân. Nhưng cũng có một số báo đưa tin thổi phồng quá mức, suy diễn thủ phạm, khi các cơ quan chức năng đang xem xét thì truy bức họ phải đưa ra nguyên nhân”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trao đổi.
Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu tuyên truyền hai chiều, một mặt khuyến cáo người dân thu gom tiêu hủy cá chết, không ăn hay tiêu thụ cá chết, cá lừ đừ, nhưng các loại cá đánh bắt xa bờ là hoàn toàn an toàn.
Có ngư dân phải khóc vì đánh bắt xa bờ 150 hải lý nhưng vì người dân tẩy chay, không ai mua mà phải đổ cá ra đường”, Bộ trưởng TT&TT lưu ý tuyên truyền không được gây hoang mang dư luận, vì hiện đã xuất hiện tâm lý cứ cá biển là không an toàn.
Ông khẳng định khi nguyên nhân được các nhà khoa học, cơ quan chức năng tìm ra trong thời gian sớm nhất, Bộ TT&TT sẽ trực chờ thông tin.
"Khi có sẽ cung cấp ngay cho báo chí, kể cả ban đêm. Chúng tôi để điện thoại 24/24h để chờ thông tin và đảm bảo sẽ cung cấp cho báo chí ngay khi có”, Bộ trưởng TT&TT khẳng định.
Chung Hoàng - Thu Hằng - Ảnh: VGP

76.


05/05/2016 08:56 GMT+7
TTO - Hôm nay 5-5, đoàn kiểm tra tiếp tục làm việc với Formosa và ngày 6-5, sẽ làm việc với công ty Điện lực dầu khí Vũng Áng và Trung tâm dịch vụ và hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng.
Sau Formosa, sẽ kiểm tra 2 doanh nghiệp xả thải ra biển
Cá mới chết dạt vào bờ biển xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) sáng 4-5 - Ảnh: Nguyệt Anh
Chiều 4-5, đoàn kiểm tra liên bộ Tài nguyên - môi trường, Công an, Quốc phòng, Khoa học - công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương và các viện khoa học, chuyên gia đã tiến hành kiểm tra toàn diện tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà cho biết đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra tập trung việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đang hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành xác định trọng tâm kiểm tra tập trung đối với ba doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty Điện lực dầu khí Vũng Áng, Trung tâm dịch vụ và hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng.
Ông Đặng Ngọc Sơn, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết đây là ba doanh nghiệp có hoạt động xả thải ra biển.
5 tổ kiểm tra
Ông Hoàng Văn Thức - phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (thuộc Bộ TN-MT) - dẫn đầu đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh đoàn kiểm tra lần này kiểm tra “việc chấp hành và bảo vệ môi trường khí thải, chất thải và chất rắn tại Khu kinh tế Vũng Áng”.
Ông Thức khẳng định mục đích của việc kiểm tra lần này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để làm rõ vấn đề liên quan đến nguyên nhân cá chết cũng như công tác môi trường tại các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động xả thải ra biển.
Theo Bộ TN-MT, đoàn kiểm tra liên ngành chia thành năm tổ kiểm tra thực hiện kiểm tra đồng loạt với các đơn vị.
Cụ thể, ngay trong chiều 4-5, các tổ liên ngành đã kiểm tra trực tiếp tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Cũng theo Bộ TN-MT, sau buổi kiểm tra tại Formosa chiều 4-5, cả ngày 5-5 các tổ kiểm tra tiếp tục làm việc, kiểm tra tại Formosa và làm việc với các nhà thầu của công ty như nhà thầu Wei Chien, nhà thầu Nhất Hóa, các nhà thầu có liên quan.
Còn trong ngày 6-5, các tổ kiểm tra tiếp tục làm việc với hai doanh nghiệp còn lại.
Sau Formosa, sẽ kiểm tra 2 doanh nghiệp xả thải ra biển
Cơ quan chức năng lấy mẫu nước tại vùng biển có màu đỏ tại Quảng Bình để xét nghiệm - Ảnh: Nguyệt Anh
Chuyên gia nước ngoài đánh giá độc lập
Để kết quả kiểm tra của đoàn chính xác, khách quan, ông Thức cho biết Bộ TN-MT đã mời các chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng đến từ Nhật, Đức, Mỹ cùng tham gia kiểm tra với các tổ chuyên môn.
Tại cuộc họp, đoàn đã nghe Formosa báo cáo về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tiến độ triển khai dự án và những vấn đề xung quanh quy trình xả thải của Formosa. Các thành viên trong đoàn đã chất vấn về quy trình xả thải và việc xả thải 
của Formosa.
Bộ TN-MT cho biết đoàn chuyên gia nước ngoài gồm các nhà khoa học đến từ các nước Mỹ, Đức, Nhật Bản, Israel đã cùng một số nhà khoa học VN vào Hà Tĩnh để đánh giá độc lập xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt.
Bộ TN-MT cũng cho biết các chuyên gia nước ngoài và chuyên gia VN sẽ đánh giá độc lập với kết quả của các đoàn kiểm tra.
Cá vẫn chết
Sau Formosa, sẽ kiểm tra 2 doanh nghiệp xả thải ra biển
Cá mới chết dạt vào bờ biển xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) sáng 4-5 - Ảnh: Nguyệt Anh
Trong khi đó, liên tục hai ngày 3 và 4-5, trên bờ biển đoạn qua xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) lại xuất hiện tình trạng cá mới chết dạt vào bờ tuy số lượng không nhiều như hai lần trước.
Đây là đợt cá chết dạt vào bờ thứ ba kể từ khi xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt cách đây một tháng. Hiện chính quyền địa phương đang tích cực thu gom và tiêu hủy số cá chết mới dạt vào này.
Bộ TN-MT chiều tối 4-5 cho biết theo tổng hợp từ các địa phương đã phát hiện thêm tại một số điểm vẫn có hiện tượng cá chết cục bộ.
Mặc dù thống kê số lượng cá chết không nhiều, tuy nhiên Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu Tổng cục Môi trường chỉ đạo các trung tâm quan trắc trong hệ thống quan trắc quốc gia tăng tần suất quan trắc nước biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam với tần suất tăng từ 2 đến 3 lần/ngày và thường xuyên cung cấp số liệu đến các địa phương trong vùng, các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân được biết.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160505/sau-formosa-se-kiem-tra-2-doanh-nghiep-xa-thai-ra-bien/1095502.html


75.

Lập Hội đồng Quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt



04/05/2016 12:28

(NLĐO)- GS-VS Châu Văn Minh, Chủ tịch hội đồng Quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt, vừa làm việc với các chuyên gia quốc tế từ Đức, Mỹ, Israel.


GS-VS Châu Văn Minh (giữa) trong một buổi làm việc với chuyên gia nước ngoài - Ảnh tư liệu
GS-VS Châu Văn Minh (giữa) trong một buổi làm việc với chuyên gia nước ngoài - Ảnh tư liệu
Tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) ngày 4-5 cho biết vừa thành lập Hội đồng chuyên gia KH-CN cấp quốc gia do GS-VS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, làm chủ tịch để phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng cá chết bất thường.
Theo đó, hội đồng gồm 3 tổ nghiên cứu mang tính liên ngành, tập hợp các nhà khoa học từ các cơ quan khác nhau để tiếp tục phối hợp, đối chứng kết quả phân tích và tập trung đi sâu vào các hướng nghiên cứu về tác nhân hoá học, sinh học, khí tượng, thuỷ văn và động lực học biển.
Thay mặt Hội đồng quốc gia, ngày 2-5, GS-VS Châu Văn Minh đã gặp gỡ, làm việc với các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ, Israel để thảo luận kế hoạch phối hợp trong việc tìm ra nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh miền Trung vừa qua.
GS-VS Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ tịch hội đồng quốc gia tìm nguyên nhân cá chết bất thường tại các tỉnh miền Trung.
Trước đó, từ ngày 18-4, Chủ tịch Viện Châu Văn Minh đã cử đoàn công tác liên ngành của Viện để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt bất thường ở các tỉnh miền Trung. từ ngày 19-4, các nhà khoa học của Viện đã tiến hành khảo sát hiện trường tại các điểm từ Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) đến Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tổ công tác đã tiến hành đo đạc các thông số tại hiện trường và tiến hành lấy 200 mẫu nước và trầm tích biển; 200 mẫu cá chết tại các điểm Vũng Áng, Đèo Ngang, Cửa Nhật Lệ, Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa Việt, Chân Mây và Lăng Cô.
Kết quả phân tích ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và các ảnh vệ tinh khác cho thấy trong khoảng thời gian từ ngày 6-4 đến ngày 24-4 chưa phát hiện các vụ tràn dầu lớn tại khu vực nghiên cứu nên nguyên nhân cá chết do tràn dầu có thể được loại bỏ. Nguyên nhân từ động đất, sốc nhiệt do phá hủy bề mặt, bên trong vỏ hoặc những biến đổi địa tầng trong vỏ đại dương cũng được loại trừ.
Các nhà khoa học cũng phân tích, đánh giá ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, các thông số môi trường và các độc tố trong nước, trầm tích tại mặt cắt ngang 25 km từ cửa Cửa Tùng ra đảo Cồn Cỏ. Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến nguyên nhân cá chết hàng loạt, tổ công tác đang khẩn trương xác định tảo độc và phân tích các độc chất trong nước, trầm tích và các mẫu cá đã thu thập tại hiện trường.







http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/lap-hoi-dong-quoc-gia-tim-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-20160504122026415.htm#first



74.

04/05/2016



Thành Nam
(Doanh nhân khoáng sản và luyện kim)
Nếu tống tất cả chất thải của Formosa ra biển, chưa bàn đến ô nhiễm biển, cũng chưa tính toán kỹ các dòng hải lưu sẽ mang đi, thì chỉ trong vài tháng, biển Hà Tĩnh chúng ta sẽ lội tới đầu gối. Cá chết ở miền Trung chỉ là chuyện nhỏ mà toàn bộ Biển Đông cá sẽ tuyệt chủng – Thành Nam
Xin nêu lên một giả định sau đây: Nếu có một sự tự nguyện – điều e không bao giờ có – liệu moi hết những bọc đô la mà quan chức Hà Tĩnh và trung ương nhận từ Formosa trong mười năm nay, gộp lại, có mổ xẻ được “cục ung bướu” Formosa quẳng đi cho đất nước sạch hơn không thưa ông Thành Nam?
Bauxite Việt Nam

Với kinh nghiệm một doanh nghiệp đã từng làm về khoáng sản và luyện kim chúng tôi có một số nhận xét về FOMOSA như sau :
Với sản lượng thép của FOMOSA là 7.1 triệu tấn/năm.
Vậy FOMOSA sẽ phải thải ra môi trường xung quanh một lượng chất thải rắn thấp nhất là 7,1 triệu tấn/năm, tức 600.000 tấn/tháng: Thành phần của chất thải bao gồm: (Đất  đá + Các kim loại nặng ngoài sắt + Phốt pho, lưu huỳnh + hóa chất để lọc quặng).
(Xin bạn hãy lưu ý: Trong quặng sắt bao giờ cũng chỉ có trên 50% là sắt còn lại là các tạp chất khác).
Nếu nhà nước bố trí một mặt bằng rất lớn ở trên cạn và thành lập những núi thải lớn, thì FOMOSA cũng phải bố tri một đoàn xe hùng hậu để chở thải đi đổ chi cho vận tải chất thải là 30 tỷ VND/tháng.
Nếu tống tất cả ra biển, chưa bàn đến ô nhiễm biển, cũng chưa tính toán kỹ các dòng hải lưu sẽ mang đi thì chỉ trong vài tháng, biển Hà Tĩnh chúng ta sẽ lội tới đầu gối. Cá chết ở miền Trung chỉ là chuyện nhỏ mà toàn bộ Biển Đông cá sẽ tuyệt chủng.
Nếu Nhà nước buộc FOMOSA Phải tách các kim loại nặng & phốt-pho lưu huỳnh ra khỏi chất thải thì FOMOSA sẽ lỗ vốn chổng vó và phải đóng cửa ngay ngày hôm sau khi có lệnh ban bố của Nhà nước.
Còn một vấn đề khác hết sức nghiêm trọng mà tôi thấy hình như người Việt Nam chưa ai quan tâm, đó là: Nếu để làm ra 7.1 triệu tấn thép trong một năm, vậy mỗi năm FOMOSA cần phải đốt hết, thấp nhất là 4 triệu tấn than cốc. Cả một lượng khí CO2 khổng lồ thải ra trên bầu trời Việt Nam, không biết Nhà nước tính toán tới vấn đề này chưa, và FOMOSA  đã có hạn ngạch thải khí CO2 với quốc tế chưa?
Nếu buộc FOMOSA đóng cửa ngay lúc này, Nhà nước phải bồi thường 28 tỷ USD, đối với Việt Nam chúng ta là một việc quá sức vì hiện nay chúng ta đang phải đi vay mới để đảo nợ cũ.
Có 03 điểm tôi xin lưu ý bạn đọc là:
1- Bản chất của ngành luyện kim từ quặng là: Trong quặng kim loại, có rất nhiều các thành phần kim loại nặng khác nhau, người ta chỉ luyện, lọc ra loại kim loại có hàm lượng cao nhất, còn các kim loại khác có hàm lượng thấp sẽ là phế thải đổ đi.
2- Các kim loại nặng nếu được cô đọng thành thỏi sẽ không gây hại cho người. Nếu ở dạng các nguyên tử và trộn lẫn các tạp chất khác thì lại là thứ hết sức độc hại.
3- Ngành luyện kim không thể thu hồi tất cả các kim loại từ một chất quặng, nếu doanh nghiệp nào làm được việc đó thì cũng đồng nghĩa với sập tiệm.
· Điều khôn ngoan nhất đối với Nhà nước hiện nay là: Hủy bỏ xả thải của FOMOSA ra biển, tập kết nó về một bãi. Đó là thứ vật liệu làm gạch không nung và làm đường rất tốt.
· Nhà nước cần phải công bố công khai toàn văn: Bản thỏa thuận môi trường giữa FOMOSA và phía Nhà nước
T.N.
Tác giả gửi cho BVN
http://boxitvn.blogspot.com/2016/05/fomosa-cuc-ung-buou-khong-giai-quyet-noi.html



73.


Chiều nay, chính thức tổng kiểm tra Formosa Hà Tĩnh


04/05/2016 - 14:06 (GMT+7)

Chiều nay, 4/5, đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ TN&MT chủ trì sẽ chính thức làm việc với Formosa Hà Tĩnh.


















formosa-xa-thai

Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ TN&MT chủ trì làm việc với Formosa Hà Tĩnh trong chiều nay, 4/5.

Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ TN&MT thành lập nhằm đánh giá tác động của việc xả thải đến tình trạng cá chết hàng loạtNgoài đại diện các Bộ, ngành liên quan, đoàn kiểm tra còn bao gồm các tổ chức khoa học trong và ngoài nước tham gia nhằm đưa ra những kết luận độc lập. 
Đây là một trong những hoạt động chính trong việc triển khai quyết định kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của các đơn vị trong khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) của Bộ TN&MT. Theo danh sách kiểm tra lần này, ngoài Formosa Hà Tĩnh, đoàn kiểm tra còn làm việc với Công ty Điện lực dầu khí Vũng Áng và Trung tâm dịch vụ hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng.
Theo kế hoạch, đoàn chia làm những tổ kiểm tra nhiều nội dung. Riêng trong ngày đầu tiên (chiều 4/5), thành viên trong đoàn sẽ nghe Công ty Formosa Hà Tĩnh báo cáo về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường và tiến độ triển khai dự án.
Những ngày tiếp theo, các tổ sẽ kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các nhà máy luyện gang, thép, phân tách khí...; kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán hoá chất, rửa đường ống...; kiểm tra các công trình thu gom, xử lý nước thải; kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của nhà máy nhiệt điện - tổ máy 1 của Formosa, các công trình phụ trợ khác của Formosa và Công ty Điện lực Dầu khí Vũng Áng; kiểm tra đối với xưởng bảo dưỡng thiết bị, cảng Sơn Dương, nhà máy cán thép - phôi nhập khẩu của Formosa; các công trình phụ trợ của Formosa Trung tâm Dịch vụ, Hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng...
Trong một diễn biến khác, sáng nay 4/5, Bộ KH&CN cũng đã thành lập Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia do GS.VS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm Chủ tịch, để phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung.
Hội đồng gồm 3 tổ nghiên cứu mang tính liên ngành, tập hợp các nhà khoa học từ các cơ quan khác nhau để tiếp tục phối hợp, đối chứng kết quả phân tích và tập trung đi sâu vào các hướng nghiên cứu về tác nhân hoá học, sinh học, khí tượng, thuỷ văn và động lực học biển.
Được biết, đến nay đã có gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: nuôi trồng thủy sản, môi trường, địa chất- địa vật lý biển, hóa học, cơ học, công nghệ vũ trụ, kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa dầu, khai thác khoáng sản...

>>>Người đứng đầu Hội đồng Quốc gia tìm nguyên nhân cá chết là ai?

Các chuyên gia đã lấy hàng trăm mẫu để phân tích ngay từ ngày 7/4 bao gồm: mẫu cá chết trên biển, mẫu cá chết trong lồng, mẫu nước, mẫu trầm tích, sinh vật phù du… để phân tích độc tố, bệnh dịch thuỷ sản, sự hiện diện của tảo độc, các thông số về môi trường nước; số liệu về động đất từ ngày 6/4 để phân tích sự hiện diện của hiện tượng sốc nhiệt và các ảnh hưởng khác do động đất gây ra, số liệu về viễn thám từ ngày 1/4 để phân tích dòng chảy, nhiệt độ, hàm lượng chlorophylla, sự hiện diện của dầu loang...
Các mẫu được phân tích tại các phòng thí nghiệm với các hệ thống máy móc hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Thuỵ Sĩ.
Các nhà khoa học đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng hải sản chết bất thường, bước đầu đã loại trừ một số nguyên nhân từ bệnh dịch, dầu loang, hiện tượng sốc nhiệt và các ảnh hưởng khác do động đất gây ra. Hai nguyên nhân đang được tập trung phân tích, đối chứng kết quả và đánh giá bao gồm nguyên nhân sinh học và nguyên nhân hoá học.
Video: Cận cảnh ống xả thải của Formosa dưới đáy biển

http://www.baogiaothong.vn/chieu-nay-chinh-thuc-tong-kiem-tra-formosa-ha-tinh-d148642.html



72.


Thứ tư, 4/5/2016 | 16:08 GMT+7



Xuất hiện vệt nước đỏ 1,5 km sát bờ biển Quảng Bình

Vệt nước xuất hiện lúc 8h sáng 4/5, đến gần cuối giờ chiều vẫn còn nhưng đã nhạt màu hơn. Kèm theo đó là hiện tượng cá mới chết dạt bờ, nhưng chỉ rải rác.

Sáng 4/5, người dân xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) phát hiện vệt nước màu đỏ gạch dài khoảng 1,5 km chạy qua bờ biển 5 thôn, rộng 10 mét sát mép nước. Theo ông Phan Thanh Hiền, Chủ tịch xã Nhân Trạch, vệt nước xuất hiện lúc 8h sáng, đến gần cuối giờ chiều vẫn còn nhưng đã nhạt màu hơn.
Ông Hiền cho hay, cùng với vệt nước màu đỏ bất thường, tại bờ biển xuất hiện một số cá biển mới chết dạt vào. "Chúng tôi đang kiểm tra để xem cá biển có tiếp tục chết dạt vào buổi chiều hay không", ông Hiền nói.
xuat-hien-vet-nuoc-do-1-5-km-sat-bo-bien-quang-binh
Vệt nước màu đỏ kéo dài 1,5 km sát bờ biển Quảng Bình. Ảnh: QH
Nhận tin báo, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình) đã cử người lấy nhiều mẫu nước để gửi Tổng cục Môi trường xét nghiệm. Sở Tài nguyên Quảng Bình cũng khuyến cáo người dân không tắm biển hoặc sử dụng nước biển cho các hoạt động khác cho đến khi xác định được nguyên nhân và có thông báo kết quả chính thức.
Chuyên gia trong và ngoài nước của Tổng cục Môi trường từ Hà Tĩnh đã tới khu vực xuất hiện vệt nước khác thường trên để kiểm tra. Ảnh chụp dải nước bất thường ở Quảng Bình đã được gửi vào Viện Hải dương học Nha Trang. Ngay trong ngày, Viện Hải dương học đã cử cán bộ trực tiếp tới Quảng Bình thu mẫu để tìm nguyên nhân.
Xem những hình ảnh từ Quảng Bình gửi vào, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm (Viện Hải dương học Nha Trang có 20 năm nghiên cứu về tảo độc) nhận định: "Dù chưa nhận được mẫu nước nhưng đây có thể là hiện tượng tảo nở hoa, hay còn gọi là thủy triều đỏ. Loại tảo gì thì phải chờ kết quả phân tích mẫu nước biển".
Ông Lâm thông tin thêm, kết quả phân tích mẫu nước lấy ngày 27/4 từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) cho thấy có vi tảo Heterosigma cf. akashiwo, mật độ xấp xỉ 300 triệu tế bào trên một lít. "Với mật độ này, vi tảo có thể gây chết cá và ảnh hưởng đời sống thủy sinh", GS Lâm nói. 
xuat-hien-vet-nuoc-do-1-5-km-sat-bo-bien-quang-binh-1
Cận cảnh vi tảo Heterosigma cf. akashiwo (trên) và mật độ 300 triệu tế bài một lít nước (dưới). Ảnh: GS Lâm cung cấp.
Đầu tháng 4, từ lồng cá nuôi gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị chết, hiện tượng dần lan theo hướng Bắc - Nam đến Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết, chủ yếu là các loài sống ở tầng đáy gần bờ.
Kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên công bố tối 27/4 cho biết, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa (còn gọi là thủy triều đỏ) là nguyên nhân khiến cá chết.
Gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước ở nhiều lĩnh vực như: nuôi trồng thủy sản, địa chất, hóa, công nghệ vũ trụ... cùng một số nhà khoa học đến từ Đức, Mỹ, Israel đang vào cuộc tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở miền Trung.

Hoàng Táo
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/xuat-hien-vet-nuoc-do-1-5-km-sat-bo-bien-quang-binh-3397303.html


71.



Thứ Ba, 03/05/2016 - 12:11
Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc cấp phép, giám sát xả thải của Formosa

























































Dân trí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, trong đó làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan...

 >> Chất lượng nước biển ven bờ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế an toàn
 >> Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận khuyết điểm


Thủ tướng chỉ đạo hàng loạt cơ quan vào cuộc làm rõ nguyên nhân hải sản chết hàng loạt thời gian qua.
Thủ tướng chỉ đạo hàng loạt cơ quan vào cuộc làm rõ nguyên nhân hải sản chết hàng loạt thời gian qua.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường ngày 1/5 vừa qua tại Hà Tĩnh.
Bộ Công an điều tra, xử nghiêm vi phạm về môi trường
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong việc hỗ trợ nhân dân ở vùng hải sản chết bất thường để ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất và công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, ý kiến phát biểu của các Phó Thủ tướng, các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đây là sự cố nghiêm trọng về môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân 4 tỉnh ven biển miền Trung.
Do đây là sự cố bất thường, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta, nên ban đầu việc xử lý còn thiếu thông tin, bị động, lúng túng. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, liên tục của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là lãnh đạo các địa phương, đến nay tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được kiểm soát, môi trường biển, nhất là ở khu vực xa bờ ngoài 20 hải lý là an toàn.
Các địa phương đã có nhiều cố gắng, huy động cả hệ thống chính trị, các đơn vị chức năng (có tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo) vào cuộc quyết liệt để giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh.
Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định, một số địa phương còn chậm trong việc báo cáo đề xuất giải pháp xử lý; một số Bộ, ngành chưa kịp thời xử lý các tình huống nảy sinh trong lĩnh vực quản lý của ngành; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành với nhau và giữa các Bộ, ngành với địa phương còn lúng túng, thiếu chặt chẽ, thiếu thống nhất nên hiệu quả xử lý vấn đề này chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập, nhất là việc quan trắc, giám sát nước thải ở một số nhà máy liên quan còn lỏng lẻo. Một số đối tượng xấu đã lợi dụng tình trạng hải sản chết có ảnh hưởng đến đời sống người dân để kích động, lôi kéo quần chúng gây rối, làm phức tạp tình hình.
Nhấn mạnh đây là sự cố môi trường nghiêm trọng, bất thường, lần đầu tiên xảy ra tại nước ta trên vùng biển rộng, Thủ tướng yêu cầu việc xác định nguyên nhân phải thực hiện khẩn trương, thận trọng, chắc chắn và có căn cứ khoa học.
Để sớm tìm ra nguyên nhân sự cố môi trường này và để tăng cường kiểm soát, không để sự cố tương tự xảy ra, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, sớm khôi phục sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan, kể cả huy động các nhà khoa học nước ngoài để nhanh chóng kết luận một cách khách quan, khoa học, độc lập nguyên nhân về sự cố môi trường nêu trên.
Trên cơ sở ý kiến của Bộ khoa học và Công nghệ về nguyên nhân, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường - là cơ quan phát ngôn về vấn đề này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào.
Bộ Công an được giao chủ trì, tiếp tục điều tra các vụ việc vi phạm về môi trường tại khu vực miền Trung để sớm kết luận, xử lý nghiêm minh.
Các địa phương, các Bộ, ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an cung cấp hồ sơ, chứng cứ có liên quan phục vụ cho công tác điều tra.
Làm rõ việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Formosa
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch UBND các địa phương theo quy định của pháp luật, rà soát tất cả cơ sở sản xuất có xả thải, đồng thời tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp ven biển, không được để tình trạng xả thải ra biển mà không được quan trắc theo quy định của pháp luật về môi trường; yêu cầu phải giám sát chặt chẽ việc xả nước thải làm ảnh hưởng môi trường biển.
Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, trong đó làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan; đồng thời triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy.
Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, công bố công khai ngay vị trí ngư trường an toàn cho việc đánh bắt hải sản và các loại hải sản an toàn để nhân dân biết yên tâm sử dụng.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến hải sản tiếp tục triển khai đồng loạt các giải pháp thu mua, tiêu thụ kịp thời hải sản đánh bắt xa bờ đã được xác nhận bảo đảm an toàn.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông thông tin chính xác, khách quan, kịp thời động viên, khuyến khích nhân dân yên tâm, tiếp tục ra khơi đánh bắt ở vùng ngoài 20 hải lý và tiêu thụ hải sản. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp thông tin chính thống, kịp thời cho các cơ quan truyền thông để thông báo cho nhân dân biết về sản phẩm hải sản an toàn (có chứng nhận sản phẩm sạch mới được tiêu thụ), môi trường biển sạch và thông tin tuyên truyền về các hoạt động sản xuất và du lịch tại tất cả các tỉnh ven biển miền Trung.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao nhiệm vụ chỉ đạo các tổ chức tín dụng có phương án giảm, miễn, khoanh nợ, giãn nợ những khoản vay cũ và cho vay mới để ngư dân tiếp tục sản xuất; hỗ trợ ngư dân vay ưu đãi khi có nhu cầu.
Bộ Công an cùng các địa phương tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng kích động, lôi kéo người dân tụ tập, gây rối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại về kinh tế, bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và môi trường đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương luôn chủ động, sẵn sàng các phương án huy động các lực lượng kịp thời xử lý các tình huống, bảo đảm an ninh trật tự, không bị động, bất ngờ trong chỉ đạo, điều hành.
Hỗ trợ người dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
Về một số kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến các Bộ, cơ quan về việc hỗ trợ bằng gạo, tiền, lãi suất cho các đối tượng tham gia nuôi trồng, đánh bắt, hoạt động dịch vụ nghề cá, thu mua thủy, hải sản, các hộ ven bờ, các chủ tàu đánh bắt ven bờ và vùng lộng bị ảnh hưởng.
Trong đó, hỗ trợ đối với các hộ nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Quyết định số 49/2012 và Quyết định số 142/2009; cấp 15 kg gạo/nhân khẩu/tháng trong thời gian 1,5 tháng cho các hộ đánh bắt ven bờ và vùng lộng bị ảnh hưởng; hỗ trợ các tàu khai thác ven bờ không ra khơi được mỗi tàu 5 triệu đồng; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các hộ thu mua cá và dịch vụ nghề cá; hỗ trợ tiêu hủy cá chết.
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các địa phương liên quan khẩn trương đề xuất phương án hỗ trợ cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 5/5.
Đối với các chủ tàu đánh bắt xa bờ bị ảnh hưởng, Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát, thống kê cụ thể, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan (bao gồm cả các tổ chức tín dụng) xem xét, xử lý ngay theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng nhà nước ở địa phương, ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách thực hiện các giải pháp hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, xử lý rủi ro đối với các hộ dân bị ảnh hưởng theo quy định và tiếp tục cho vay mới để phục hồi, phát triển sản xuất.
Thế Kha
http://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-yeu-cau-bao-cao-viec-cap-phep-giam-sat-xa-thai-cua-formosa-20160503114821426.htm



70.

Dân Quảng Trị bắt cá "bị say, bị dại": Lãnh đạo huyện nói gì?


01/05/2016 - 20:08 (GMT+7)


Một lãnh đạo huyện Vĩnh Linh cho rằng theo quy định, người dân vẫn được phép bán cá còn sống ra thị trường.


IMG_20160428_065709

Thu mua cá tại bãi ngang xã Vĩnh Thái vào sáng ngày 28/4. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên



Trong nhiều ngày qua, ngư dân thuộc bãi ngang ven biển Vĩnh Linh (Quảng Trị) vẫn tiếp tục khai thác những loại cá có biểu hiện bị nhiễm độc. Cụ thể tại xã Vĩnh Thái, nhiều hộ ngư dân đã đánh bắt được loại cá trạng bơi hàng đàn và rất dễ bị bắt. Những con cá này theo những ngư dân có kinh nghiệm cho rằng cá dễ bắt vì đi hàng đàn, có biểu hiện như bị say. Trước đây loại cá này người dân cũng bắt được, nhưng rất ít.

Ngày 19/4, Chủ tịch xã Vĩnh Thái Ngô Thế Thành có công văn báo cáo UBND huyện Vĩnh Linh cho biết: 
Một số ngư dân tại đia phương đánh cá ở khu vực cách bờ 20 hải lý vùng Quảng Bình, Quảng Trị có báo cáo lại rằng: Sau khi lặn sâu cách mặt nước biển khoảng 5m thì thấy cá chết rất nhiều, nhiều cá chết nổi trên mặt.  Nước biển màu đỏ nâu. 
Ngư dân cảm thấy tức ngực và khó thở nên không dám lặn nữa. 
Theo ngư dân Nguyễn Văn Niên (56 tuổi, thôn Tân Hoà, xã Vĩnh Thái) kể lại: "Vào thời điểm rộ lên thông tin cá bị nhiễm độc, tại bãi biển ở thôn cũng xảy ra tình trạng bất thường. Ngư dân ở đây bắt được hàng đàn cá đuối tới vài chục con, có con nặng tới 5-7kg. Bình thường cá đuối bơi và lặn dưới cát, chúng tôi phải nằm phục chờ mắt chống lên rồi dùng mũi lao có ngạnh để xiên. Tuy nhiên, vào thời gian cá chết bất thường cũng là lúc mà cá đuối bị bắt rất dễ. Chúng bơi hàng đàn vào tận bờ biển. Người dân chỉ việc xiên đem về... Có hôm tôi và con trai bắt và bán được khoảng 1 triệu đồng chỉ trong buổi sáng." 

Còn tại bến Vịnh Mốc (Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh), nhiều ngư dân chỉ đi trên một thuyền nan đã bắt cá đuối và bán được tới hơn 10 triệu đồng trong một ngày. Ngư dân Hồ Văn Bình trú tại thôn cho hay, cá này chỉ cần vớt chứ không phải khó nhọc mới bắt được. Ngoài ra nhiều loại cá khác cũng dễ bắt trong tình trạng như thế.
13101338_1731610373718806_1851058171_n

Thu mua cá tại bãi biển Vịnh Mốc (Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh)

Ngày 29/4, UBND xã Vĩnh Giang có báo cáo huyện Vĩnh Linh về vấn đề cá chết tại ven bờ sông Bến Hải. 
Theo đó, trong chiều ngày 28/4, nhiều người dân đã phát hiện nhiều cá chết dạt vào bờ sông Bến Hải. Xã đã chỉ đạo thu gom và tiêu huỷ để đảm bảo vệ sinh môi trường. 
Cá được thương lái mua tại bãi ngang và được vận chuyển đi nhiều nơi khác để tiêu thụ, trong đó có nhiều loại được đem đi xuất khẩu...

Trao đổi với PV ông Nguyễn Đức Lập, Chánh văn phòng UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho rằng: "Chúng tôi cũng đã biết về chuyện ngư dân vẫn đánh bắt cá có biểu hiện bị trúng độc. Tuy nhiên, cá này chưa chết nên ngư dân vẫn có thể bán và sử dụng, vì theo văn bản của Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị), các xã thông báo cho người dân và các hộ kinh doanh thuỷ sản không sử dụng cá biển chết để làm thực phẩm, không thu mua và chế biến cá chết chưa rõ nguyên nhân. Những con cá nghi bị nhiễm độc mà ngư dân đánh được vẫn còn sống nên rất rất khó xử lý dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ".

Không những thế, trong nhiều ngày 27-29/4, nhiều tàu cá từ Quảng Bình vào bến Vịnh Mốc để bán cá trích, mực. Tuy nhiên khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng cũng lúng túng trong việc giải quyết. Cơ quan đã "cãi nhau" nhưng cuối cùng cũng phải để doanh nghiệp thu mua đưa hai xe cá nặng hơn 3 tấn này vào khu công nghiệp Quán Ngang (Gio Linh). Theo các chủ tàu, số cá này được đánh cách bờ khoảng 20 hải lý, đàn cá trích là cá nổi trên mặt biển, thường xuyên di cư...  

"Còn việc doanh nghiệp thu mua cá để làm gì thì chúng tôi không nắm rõ", một cán bộ điều tra công an huyện Vĩnh Linh cho biết.




69.


Cay đắng con mực nháy Vũng Áng
   Tôi cùng bạn bè thật mạo hiểm khi dùng món mực tươi sống với mù tạt, chắc chắn trước mắt sẽ không sao, nhưng về lâu dài không biết món ăn này có để lại di chứng gì không?

Một nhóm các nhà báo trẻ ở Quảng Bình và Hà Tĩnh hẹn về Vũng Áng để xem lại thương hiệu mực nháy ở đây thất bát như thế nào. Quả thật trong cơn dâu bể, người ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh thốt lên cay đắng rằng con mực nuôi nấng phận người nơi đây từng được đón nhận nức tiếng thì nay bị khước từ vì hồ nghi có độc tố. Từ ngày cá chết đến nay, người ở Vũng Áng chưa có câu trả lời thỏa đáng nào từ cơ quan chức năng khiến họ càng đau lòng hơn.

Chủ nhà hàng mực nháy Trung Thành nằm bên vịnh Vũng Áng, chị Chu Thị Thành, là một trong những người đàn bà làng biển buồn nhất cả tháng qua. Ngày 1-5 cao điểm của nghỉ lễ, nhưng quán vắng đến cô đơn. Chị Thành bảo, mọi năm mỗi ngày bán cả tạ mực, còn nay thì mỗi ngày chỉ bán được vài ký. 

Cả một nhà hàng nổi trên vịnh rất đẹp của chị Thành cũng như các quán khác chỉ lèo tèo vài khách, có quán không một bóng người lui tới. Những người buôn bán ở đây, mấy ngày nay họ thật tổn thương tinh thần, cứ hỏi đến buôn bán hải sản, nước mắt có người như chực trào, có người ầng ậc khóc, có người quay đi mà nuốt buồn vô trong.


Bên sau các nhà hàng nổi vắng khách là nước vịnh Vũng Áng, phía gần kia có ống khói nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với 1.200MW, vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Nhà máy điện có công nghệ đốt than phun trực tiếp, ngoài bờ biển là cầu cảng ăn than bằng băng chuyền dài hơn 400m. Nhiệt điện Vũng Áng có hệ thống làm mát bằng nước biển, mỗi ngày dùng hàng triệu khối nước biển làm mát và nguồn đó cũng đưa lại ra biển. Chúng tôi không biết trong nguồn nước đưa lại ra biển có những chất gì và tác động như thế nào, nó thuộc vào nghiên cứu của bộ Tài nguyên Môi trường mà đến nay chưa công bố.

Con mực nháy Vũng Áng cay đắng đến tang thương.

Tôi cùng bạn bè thật mạo hiểm khi dùng món mực tươi sống với mù tạt, chắc chắn trước mắt sẽ không sao, nhưng về lâu dài không biết món ăn này có để lại di chứng gì không? Bởi lẽ, Hà Tĩnh vừa cho công bố kết quả kiểm tra nguồn nước dọc các bãi biển, cơ quan chức năng địa phương này nói an toàn mà một số tờ báo đã đưa tin. Nhưng nước biển Vũng Áng thì chưa có kết quả kiểm tra nào được công bố. Một bản tin đăng: "Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức công bố nước biển tại 6 bãi tắm, khu du lịch biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đều nằm trong giới hạn cho phép, tức là đều ở ngưỡng an toàn, gồm: bãi tắm biển Xuân Hải (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà), bãi tắm Xuân Thành (xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân), bãi tắm Thạch Hải (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà), bãi tắm Thiên Cầm (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên), bãi tắm Kỳ Ninh (xã Kỳ Ninh) và bãi tắm Mũi Đao, xã Kỳ Nam, Kỳ Anh". Những địa danh này ở Hà Tĩnh không có cá chết bởi chúng đều nằm về phía bắc Hà Tĩnh, chỉ có một địa điểm ở phía nam là Mũi Đao, xã Kỳ Nam, giáp với Quảng Bình.


Mực bơi trong lưới ngư dân ở Vũng Áng.

Hãy nhớ rằng, từ ngày cá chết dọc bãi biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, mỗi ngày cơ quan quan trắc lấy mẫu nước biển 2 lần dọc các bãi biển, nhật trình quan trắc những ngày biển chết đó vì sao không công bố? Vì sao không thông tin để người ta thấy từ đáy đen chết chóc, dần sáng ra mực nước an toàn, để người ta thấy không chậm trễ và lúng túng?

Các bãi biển Hà Tĩnh như tuyên bố đã trích dẫn không cho biết căn cứ như thế nào để nói các bãi tắm an toàn? Số liệu mẫu quan trắc, ngày nào, bao nhiêu mẫu? Người ta cũng đặt câu hỏi, trong gần một tháng qua, mẫu quan trắc nước biển mỗi ngày vì sao không công bố mà chỉ chờ đợi mẫu "như ý" mới công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng?


Chị Chu Thị Thành làm cho chúng tôi một dĩa mực nho nhỏ còn tươi rói, theo lời người bạn Hà Tĩnh, ăn như thế lần đầu không quen khó nuốt, nhưng khi quen rồi thành ra nghiện, đã nghiện ăn sống con mực đang bơi thì đến mùa không thể bỏ rơi được nó. Vừa nghe kể, vừa thấy đứa con trai của chị Thành vào phía sau nhà nổi, vớt lên một con để ăn bữa. Chị Thành kể, "nó mấy ngày nay thèm ăn sống, cứ mỗi bữa một con. Bữa cá chết kéo dài, nó nằm trằn trọc, nhớ món mực sống ngon đó mà không biết làm răng".

Chúng tôi ăn con mực bữa nay không phải để cổ xúy cho lời nói của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đặng Ngọc Sơn, “yên tâm ăn cá, tắm biển” ở Vũng Áng. Khi ông Sơn khuyên thế, cá vẫn còn chết tươi rói, chết tức tưởi, chết đau đớn, chết cô đơn, chết một cách cay đắng. 


Món mực ăn sống mà chúng tôi mạo hiểm dùng.

Món mực mà chị Thành đưa lên từ bếp nóng, thấm vào đó bao nhiêu câu hỏi chua chát, vì sao nguồn nước ở Vũng Áng chưa công bố kết quả quan trắc? Chúng tôi tìm kiếm những người bán hàng, bạn bè Hà Tĩnh, chưa thấy ông Sơn lên lịch đến dùng hải sản và tắm biển Vũng Áng, mặc dù trên các trang mạng xã hội có thâu âm tiếng nói của ông là lên lịch đến đây ăn hải sản cùng tắm với dân.

Một bữa ăn mạo hiểm mà bên trong ai cũng đặt nhiều dấu hỏi, ngày mai có bị đau bụng không, dài lâu có bị gì không? Một nỗi lo vô hình bám vào bên trong suy nghĩ của những người bạn và tôi. Khuyên mọi người rằng, đừng thử bằng cách này, bởi tôi không chắc bữa ăn này giúp chị Thành có thêm thu nhập, chẳng qua cũng chỉ đủ cái bếp của chị bén lửa mà xào nấu cho đỡ hiu quạnh bao nhiêu ngày qua. Tôi càng lo nữa, anh của tôi đi công cán đang dùng bữa mực nháy cách đó mấy dãy nhà chỉ với quan sát mực bơi lội mà lấy làm niềm tin như tôi. Bữa trước khi ở quê, nhắc đến hai chữ ngư dân, anh đã tổn thương rớt nước mắt. Cũng bởi anh lớn lên với mặn mòi cát trắng, với bữa cơm trắng búng cá từ nhỏ. Bữa anh thử món cá ngừ đại dương, cơ quan chức năng đã kiểm định an toàn; còn Vũng Áng thì chưa hề. Nay vì thương người ven biển mà anh tôi thử thế thôi. Thật xót xa.



Mực luộc trong ngày vắng khách đến thê lương

Thường chị Thành bán mỗi ký mực nháy 700.000 đồng, hôm nay sau bao ngày luồng cá chết quật cho xơ xác, chị bán mỗi ký 300.000 đồng. Miếng mực đầu tiên lo lo, miếng thứ hai đưa vào trào lên ngậm ngùi khổ đau, ăn miếng nữa mặn như nước mắt bà con câu mực ậng trào trên cát. Có ngồi giữa bão tố thua thiệt của người dân miền biển Kỳ Lợi, mới thấy họ chịu thương đến nao lòng. Chị Thành kể, thiệt hại ngư dân thì nhiều, thiệt hại nhà hàng mùa này mỗi nhà nổi cũng phải 2-3 trăm triệu, không biết lúc mô niềm tin với con mực trở lại, chỉ chờ vô các nhà khoa học, chứ thế này nóng lòng nóng gan quá rồi. 

Một bữa ăn quán rộng, chỉ có mấy chúng tôi ngồi với nhau, nhiều bạn chảy nước mắt nhưng cứ mượn lý do mù tạt khi nghe kể bao câu chuyện của những ngày cá chết thê lương. Bạn tôi nói cái bữa ăn này là cái bữa ăn thiệt thòi, bữa ăn cay đắng, bữa ăn khó nuốt, bữa ăn sẻ chia nhưng thiếu niềm tin vô cùng. Ngồi giữa sóng cả ba đào thiệt hại của ngư dân mới thấy chát mặn nỗi thua của con mực nháy Vũng Áng cùng những câu dân ca xứ biển Hà Tĩnh.



CU LÀNG CÁT
Ảnh bìa: Nhà hàng nổi mực nháy vắng khách, sau kia là nhiệt điện Vũng Áng 1.
http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/cay-dang-con-muc-nhay-vung-ang-30886.html


68.



Cập nhật lúc 09:28 03/05/2016
Những ngày này ngư dân xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang háo hức vượt sóng vươn khơi, mang về một nguồn lợi thuỷ sản lớn.
Ngay từ sáng sớm, làng biển Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng đông vui, nhộn nhịp hẳn lên. Tàu thuyền tấp nập nối đuôi nhau cập bến, người và phương tiện thu mua hải sản chật kín cả khu chợ cá ven biển.
Theo ghi nhận của PV rất nhiều vựa cá, tôm, cua, ghẹ... của ngư dân vừa đánh bắt về còn tươi nguyên, được các thương lái thu mua ngay bên mép sóng.
Ngư dân ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh lại tiếp tục ra khơi
Ngư dân ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh lại tiếp tục ra khơi
Chị Nguyễn Thị Hoà người chuyên thu mua hải sản ở chợ cá Cồn Gò vui mừng cho biết: “Hải sản ở đây rất tươi sống, giá bán lại phù hợp và đặc biệt là giờ đây người dân không còn tâm lý lo ngại, dè dặt khi sử dụng nên chúng tôi đã mua một số lượng lớn cá, tôm đem ra tận chợ Thành phố Hà Tĩnh để tiêu thụ”. 
Chợ cá Cồn Gò diễn ra vào sáng sớm và trong khoảng thời gian chỉ vài tiếng đồng hồ, nhưng số lượng hải sản mà ngư dân Cẩm Nhượng đánh bắt về nhiều vô kể.
Không ít ngư dân "đầu đội trời, chân đạp sóng" hồ hởi khoe, chuyến đi biển lần này trừ chi phí xăng dầu họ còn lãi gần chục triệu đồng. Kết quả đó đang tiếp thêm niềm tin, động lực để ngư dân mạnh dạn vươn khơi bám biển dài ngày.  
Ông Nguyễn Sỹ Huyền - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết: Toàn xã hiện có 184 tàu thuyền, trong đó có 28 tàu có công suất từ 90CV trở lên. Ngư trường rộng lớn, đại đa số người dân trong xã ở độ tuổi lao động đều theo nghiệp đánh bắt hải sản để nuôi sống gia đình, làm giàu cho quê hương. 
Ông Huyền thông tin thêm: Sau sự cố cá chết hàng loạt, người tiêu dùng e ngại sử dụng hải sản, vậy nhưng kể từ khi có kết quả quan trắc nước biển, lấy mẫu thử nghiệm trên cá tôm.... của các cơ quan chức năng thì mọi chuyện đã đổi khác.
Số lượng hải sản do ngư dân đánh bắt ngoài khơi đưa về đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Chỉ tính riêng trong mấy ngày nghỉ lễ, 6/6 kho cấp đông lạnh đều hoạt động liên tục mới có thể đáp ứng được nhu cầu thu mua, cất trữ hải sản tươi sống phục vụ mùa du lịch biển.  
Nhiều chuyến đi biển đầy ắp tôm cá.
Nhiều chuyến đi biển đầy ắp tôm cá.
Chủ trương huy động các doanh nghiệp, thương lái kịp thời thu mua hải tươi sống nhằm động viên chia sẽ những khó khăn của ngư dân sau thảm hoạ cá chết hàng loạt đang được tỉnh Hà Tĩnh tích cực triển khai thực hiện.
Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Tĩnh đến ngày 2/5 toàn tỉnh đã thu mua được trên 110 tấn hải sản tươi sống của ngư dân. 
Một ngày mới nữa lại về, làng biển Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng và rất nhiều vùng quê ven biển ở Hà Tĩnh tàu thuyền lại tiếp tục vượt sóng vươn khơi, khai thác nguồn lợi thuỷ sản, góp phần giữ vững bình yên cho biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
theo VOV
http://www.kinhtedothi.vn/xa-hoi/doi-song/2016/05/81033B3D/ngu-dan-ha-tinh-lai-vuot-song-vuon-khoi/




67.


Bộ trưởng Trần Hồng Hà mời chuyên gia Đức, Mỹ, Israel tư vấn


 - Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà hôm qua làm việc với các nhà khoa học Đức, Mỹ, Israel, các chuyên gia trong nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực hải dương học, địa chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững.
Bộ trưởng Hà đề nghị các nhà khoa học nước ngoài vào cuộc tư vấn ngay lập tức cho Bộ TN&MT cũng như hợp tác lâu dài trong công tác bảo vệ môi trường biển.
cá chết hàng loạt, bộ TNMT, bộ trưởng Trần Hồng Hà
Cuộc họp giao ban ngày 2/5 của Bộ TN&MT
Các chuyên gia nước ngoài nói sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc điều tra, xác định nguyên nhân sự cố ô nhiễm môi trường dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung.
GS Roberto Mayerle - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Công nghệ Đại học Kiel - CHLB Đức đề xuất: “Sau khi làm việc với Bộ TN&MT, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ KH&CN. Nếu được các bộ đồng ý, chúng tôi sẽ đưa thêm chuyên gia, mang thêm trang thiết bị để giúp Việt Nam điều tra nguyên nhân sự cố môi trường biển.
Nếu chúng ta đi đúng hướng và làm việc với tinh thần khẩn trương, chúng tôi tin sẽ cùng với các nhà khoa học Việt Nam sớm tìm ra nguyên nhân".
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ chủ trì nghiên cứu khoa học tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt.
Quan trắc biển miền Trung
Hôm qua, Bộ TN&MT cũng ban hành 2 văn bản về việc huy động tổng lực để phối hợp tham gia quan trắc chất lượng môi trường nước biển miền Trung.
cá chết hàng loạt, bộ TNMT, bộ trưởng Trần Hồng Hà
Phân tích mẫu nước thực hiện quan trắc nước biển tại Hà Tĩnh sáng 1/5. Ảnh: Việt Hùng
Đầu tiên là văn bản gửi Bộ NN&PTNT, Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam về việc phối hợp tham gia quan trắc chất lượng môi trường nước biển miền Trung.
Thứ hai là công văn gửi UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế về việc tiếp tục báo cáo tình hình xử lý các vấn đề liên quan đến việc hải sản chết bất thường.
Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh gửi báo cáo về trước 9h và 16h hàng ngày, bắt đầu từ ngày 2/5 về Tổng cục Môi trường để kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Kiên Trung
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/302637/bo-truong-tran-hong-ha-moi-chuyen-gia-duc-my-israel-tu-van.html



66.




























Đề nghị Bộ Quốc phòng quan trắc chất lượng nước biển miền Trung

Hoàng Đan | 
Đề nghị Bộ Quốc phòng quan trắc chất lượng nước biển miền Trung
Đoàn chuyên gia tiến hành lấy mẫu bùn ở cách cửa biển Thừa Thiên Huế tầm 500m - Ảnh: Lê Đình Dũng/ Một Thế giới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Bộ NN & PTNT, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam về việc phối hợp tham gia quan trắc chất lượng môi trường nước biển miền Trung.






























Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi Bộ NN&PTNT; Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc phối hợp tham gia quan trắc chất lượng môi trường nước biển miền Trung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ chỉ đạo các đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, bao gồm:
Viện Tài nguyên và Môi trường biển; Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn môi trường biển; Viện Hải dương học; Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường biển hải quân; Viện Nghiên cứu hải sản.
Các đơn vị này tham gia cùng Đoàn của Bộ TN&MT tiến hành quan trắc chất lượng nước biển tại khu vực miền Trung ưu tiên bố trí trang thiết bị và nhân lực, xây dựng kế hoạch triển khai quan trắc chất lượng nước biển khu vực miền Trung.
“Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các Bộ yêu cầu thủ trưởng các trạm quan trắc tham gia để thống nhất Kế hoạch triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, công văn nêu rõ.
Cùng với đó, Bộ này cũng có văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc ký gửi UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế về việc tiếp tục báo cáo tình hình xử lý các vấn đề liên quan đến việc hải sản chết bất thường…
Để có cơ sở đánh giá diễn biến tình hình trong thời gian tới, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh khẩn trương chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện một số hoạt động sau:
Tổng hợp, đánh giá các hoạt động đã và đang triển khai trên địa bàn liên quan đến hải sản chết bất thường và các kết quả đạt được trong việc xác định nguyên nhân.
Đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ kèm theo kết quả phân tích mẫu; ước tính thiệt hại về kinh tế, môi trường.
Thường xuyên kiểm tra, thu thập thông tin, báo cáo diễn biến tình hình hải sản chết hàng ngày; các vấn đề mới phát sinh có liên quan trên địa bàn địa phương và các đề xuất, kiến nghị.
Đồng thời, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh thường xuyên gửi báo cáo về trước 09h và 16h hàng ngày, bắt đầu từ ngày 02/5/2016 về địa chỉ Tổng cục Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phổ Hà Nội.
Thư điện tử: phongtonghop@vea.gov.vn để kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Những vấn đề cấp bách khác, Bộ TN&MT đề các tỉnh thông tin trực tiếp cho ông Hồ Kiên Trung, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường qua điện thoại: 0913.588.252.
Quy trình quan trắc nước biển miền Trung
Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường cũng đã hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu nước biển ven bờ gửi 4 tỉnh. Cụ thể:
- Địa điểm quan trắc: mẫu được lấy ở bãi tắm, trong phạm vi cách bờ không quá 1,5 km, nằm cách độ sâu cách mặt nước từ 0,3 m đến 0,5 m. Gồm các điểm sau:
+ Quan trắc phân tích chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tại 06 điểm: Bãi tắm Xuân Thành; Bãi tắm Xuân Hải; Bãi tắm Thạch Hải; Bãi tắm Thiên Cầm; Bãi tắm Kỳ Ninh; Bãi tắm Mũi Đao.
+ Quan trắc phân tích chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tại 04 điểm: Bãi tắm Vũng Chùa, Quảng Đông, Quảng Trạch; Bãi tắm Đá Nhảy, Thanh Trạch, Bố Trạch; Bãi tắm Nhật Lệ, Tp. Đồng Hới; Bãi tắm Hải Ninh, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh;
+ Quan trắc phân tích chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tại 03 điểm: Mũi Si, thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh; Bãi tắm Gio Hải, xã Gio Hải, Gio Ninh; Bãi tắm Mỹ Thủy, xã Hải An, Hải Lăng;
+ Quan trắc phân tích chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, tại 09 điểm: Cửa biển Lăng Cô; Bãi tắm Lăng Cô; Bãi tắm Cảnh Dương; Cửa biển Vinh Hiền; Bãi tắm Vinh Thanh; Bãi tắm Thuận An; Cửa biển Thuận An; Bãi tắm Quảng Ngạn; Bãi tắm xã Điền Lộc.
- Phương pháp quan trắc và phân tích tuân thủ theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển.
- Thông số quan trắc: theo Bảng số 1 về giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển ven bờ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10-MT:2015.
- Thời điểm quan trắc: 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
- Thực hiện QA/QC theo đúng quy định tại Thông tư 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định đảo bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
Bắt đầu từ ngày 28/4/2016, các tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình quan trắc tại vũng bãi tắm và thường xuyên cung cấp số liệu cho người dân.
Đồng thời Tổng cục Môi trường tiến hành lấy mẫu và thông báo kết quả trên trang Web của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
theo Trí Thức Trẻ



65.


Trên 1.000 cán bộ TP Đà Nẵng sẽ ăn cá vào buổi trưa


LÊ PHI - Thứ Hai, ngày 2/5/2016 - 16:54


(PLO)- Đó là chỉ đạo của ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) vừa đưa ra để khuyến khích việc tiêu thụ hải sản khi ngư dân đang gặp khó khăn.
Ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) đã có văn bản yêu cầu Văn phòng UBND TP Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 5-5 phải yêu cầu bộ phận căn tin tại trung tâm hành chính sử dụng hải sản để chế biến các món ăn phục vụ cán bộ, công chức ăn trưa. 
Theo đó, hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức TP, trong đó có cả Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ và giám đốc các sở, ban ngành sẽ ăn cá tại căn tin này trong ít nhất một tuần, kể từ ngày 5-5.
Ông Thơ cũng chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Y tế, TN&MT, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng khẩn trương hướng dẫn ngư dân vùng khai thác hải sản, quản lý chặt các phương tiện đánh bắt hải sản, bảo đảm việc đánh bắt ở các vùng biển không nghi ngờ về ô nhiễm nguồn nước.

Ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) thăm hỏi tình hình đánh bắt cá của ngư dân đang gặp khó khăn. Ảnh: LÊ PHI
Bên cạnh đó xác lập quy định, quy trình để quản lý chặt chẽ các nguồn hải sản nhập vào TP Đà Nẵng phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Lập thủ tục cần thiết để xác nhận sản phẩm an toàn cho các cơ sở khai thác, thu mua, chế biến hải sản trên địa bàn TP bắt đầu từ ngày 4-5.
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các quận/huyện và các đơn vị liên quan quản lý hải sản tại các chợ và các điểm tiêu thụ khác cho bà con ngư dân; có biện pháp hỗ trợ cho hoạt động này của các doanh nghiệp.
Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với đơn vị thu mua, chế biến, xuất khẩu hải sản trên địa bàn để bàn biện pháp đẩy mạnh thu mua, chế biến xuất khẩu hải sản.

Ông Đặng Việt Dũng (Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, áo trắng bên trái) cùng các lãnh đạo sở, ban ngành ăn hải sản để khuyến khích tiêu thụ cho ngư dân tại lễ hội ẩm thực. Ảnh: LÊ PHI
Ông Thơ yêu cầu các doanh nghiệp không được lợi dụng tình hình để ép giá, gây khó khăn cho bà con ngư dân. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền đến ngư dân tuyệt đối không đổ cá chết xuống sông, biển gây ô nhiễm nguồn nước, tạo tâm lý hoang mang dư luận xã hội...
Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính, Sở Công Thương tham mưu UBND TP có hướng hỗ trợ khó khăn cho bà con ngư dân vào thời điểm này. Sở VH-TT&DL tổ chức Tuần lễ ẩm thực hải sản khuyến mãi vào đầu tháng 5-2016 với tổng kinh phí thực hiện là 500 triệu đồng. Sở có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, lập thủ tục thanh toán đúng quy định.
Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập sản phẩm khai thác hải sản ở các tỉnh phía Bắc vào TP Đà Nẵng. Hình thành các điểm bán hải sản tập trung tại các chợ và vài địa điểm lưu động trên địa bàn TP bắt đầu từ ngày 4-5.

Những mớ cá tươi rói như thế này sẽ được kiểm tra trước khi đưa đến bàn ăn của người dân. Ảnh: LÊ PHI
Ông Thơ cũng yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, chủ tịch UBND các quận/huyện theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm vận động, tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân tiêu thụ sản phẩm hải sản có nguồn gốc, xác nhận đảm bảo an toàn của Sở NN&PTNT.
Sở TN&MT tiếp tục quan trắc, lấy mẫu nguồn nước biển và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Giao UBND các quận ven biển như Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn theo dõi địa bàn quản lý; chủ trì, phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tổ chức lực lượng ra quận dọn vệ sinh môi trường ở các bãi biển và hoàn thành trước ngày 10-5.
LÊ PHI
http://plo.vn/thoi-su/tren-1000-can-bo-tp-da-nang-se-an-ca-vao-buoi-trua-626709.html



64.


Việt Nam xuống đường vì vụ cá chết

  • 1 tháng 5 2016

Hàng ngàn người đổ về các trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong cuộc xuống đường vì hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại miền Trung Việt Nam.
Tại Hà Nội, nhiều con phố ở trung tâm kín người biểu tình với băng rôn "Tôi yêu môi trường biển và tôm cá", "Toàn dân Việt Nam cứu biển"...


























Image copyrightOther

Ước tính có khoảng 1.000 người tham gia cuộc tuần hành tại Hà Nội. Có một số xe chặn ngang đường ngăn đoàn người và nhiều an ninh mặc thường phục.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn người đi qua các con đường Lê Duẩn, Chợ Bến Thành, mang theo các khẩu hiệu "phải trả lại môi trường cho nhân dân", "Biển chết, tôm cá nghêu chết... Dân Việt Nam rồi sẽ chết nếu không đứng lên đòi quyền sống", "Trả lại Việt Nam Biển trong xanh, ngừng xả thải ra biển".


























Image copyrightOther
Image copyrightOther
Image copyrightOther

'Trấn áp'

Một số clip quay lại cho thấy tại đây đã xảy ra việc trấn áp người biểu tình, khi các nhóm mặc áo xanh vây ráp và xô xát với người tuần hành.
Những hình ảnh bạn đọc gửi cho BBC dường như cho thấy đã xảy ra tình trạng trấn áp người xuống đường tại đây.


























Image copyrightOther
Image copyrightOther
Image copyrightOther
Image copyrightOther
Image copyrightOther
Image copyrightOther

Các lực lượng mặc trang phục màu xanh xiết chặt dần vòng vây, và xảy ra xô xát với người cầm khẩu hiệu.
Một số bạn trẻ phản kháng bằng cách ngồi xuống và giơ cao khẩu hiệu bảo vệ môi trường.
Có người dân đã tặng hoa cho lực lượng cảnh sát giao thông trên đường đoàn người đi qua.
Ở một số thành phố khác như Nha Trang, Vũng Tàu, cũng có những nhóm người dân mang theo biểu ngữ ra bờ biển, thể hiện quan điểm về vụ cá chết hàng loạt tại Việt Nam.



























Trong khi đó, tại Đà Nẵng, một số nhà hoạt động và người dân xuống đường đã ngay lập tức bị trấn áp.
Một số người nói họ "bị đánh" bởi lực lượng an ninh tại thành phố miền Trung này.
Sau thảm họa môi trường cá chết tại miền Trung, nhiều lãnh đạo Đà Nẵng đã công bố công văn nói biển Đà Nẵng không bị ảnh hưởng, dù một số báo tại Việt Nam vẫn công bố hiện tượng một số cá chết dạt lên bờ tại đây.
Ngày 30/4, bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã cùng các lãnh đạo đi tắm biển cùng người dân và ăn cá để giải tỏa lo âu cho người dân.


























Image copyrightOther
Image copyrightOther
Image copyrightOther

Thảm họa môi trường này xảy ra hơn ba tuần tại tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng vào Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.
Trong hôm 29/4, người dân Cảnh Dương, một làng khác cũng thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã chăng lều bạt phản đối trên Quốc lộ 1A.
Nhiều người dân vứt cá ra giữa đường, căng lều bạt phản đối vì tàu đi đánh bắt về nhưng cá không ai mua vì lo sợ cá bị nhiễm độc.
Cho tới hiện tại, truyền thông tại Việt Nam không đưa tin về các cuộc biểu tình này, hãng tin Reuters cho biết.
Mời quý vị theo dõi một Tọa đàm Bàn tròn của BBC Việt ngữ tuần này về chủ đề 'cá chết hàng loạt và ứng phó của Việt Nam' tại đây.

Tin liên quan



http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160501_vietnam_protest_formosa








Người VN ở nước ngoài biểu tình vụ cá chết

  • 1 tháng 5 2016
























Image copyrightOther

Bạn đọc của BBC gửi đến hình ảnh từ Đài Loan, nơi những công nhân, người lao động Việt Nam xuống đường thể hiện quan điểm về sự kiện cá chết tại khu vực Hà Tĩnh.
Đây là cuộc biểu tình đòi nâng lương làm ngày thứ Bảy của công nhân Việt Nam. "Nhưng vì Việt Nam nơi quê nhà vụ cá chết đang nóng như lửa nên nhân tiện việc này anh em cầm biểu ngữ phản đối Formosa" - một người tham gia cuộc biểu tình nói.
"Tại Đài Loan người Việt chúng ta đã đến ngay tại trụ sở của Formosa đòi họ phải chịu trách nhiệm với những tai hoạ họ đã gây ra. Cuộc biểu tình này diễn ra cùng lúc với hàng ngàn người xuống đường tại Sài Gòn, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình v.v...," một người viết trên Facebook.
"Đây là những người Việt, những anh chị em lao động sống tại Đài Loan đã không ngại xứ lạ quê người đến thẳng trụ sở Formosa để lên tiếng bảo vệ cho đồng bào và đất nước Việt Nam thân yêu.
"Các bạn sẽ lần lượt thấy tại một số nơi Formosa có nhà máy hay công ty chi nhánh, người Việt trên khắp thế giới sẽ có những cuộc biểu tình, dù nhỏ hay lớn. Sự đồng loạt này sẽ gây sức ép lên Formosa và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm với dân," Facebooker này viết.























Image copyrightOther
Image copyrightOther

Tại Bangkok, Thái Lan, một người Việt đã chia sẻ câu chuyện thảm họa cá chết cho những người Thái xung quanh và nhận được sự ủng hộ của họ.























Image copyrightOther
Image copyrightOther
Image copyrightOther

Độc giả này đã gửi cho BBC những hình ảnh mà cô vận động họ góp tiếng nói về vấn đề này tại Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160501_protest_formosa_vietnam_oversea?SThisFB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét