Nhân sự kiện Hoa Lư thi tập của thơ nhân Hoàng Quang Thuận đạt kỉ lục mới năm 2016, lễ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long vừa rồi, thì đã cho chạy lại bài cũ năm 2012, ở đây.
Nhưng chất lượng bản vớt từ hệ thống blog wp không tốt, nhất là ảnh thì bay cả.
Nên lấy từ bản gốc (lưu giữ bên ngoài), để đăng lại, cho rõ.
Từ đây trở xuống là từ bản gốc đã post năm 2012.
---
Liên quan đến "Thi vân Yên Tử", chúng ta thấy nó được sao chép từ sách của một ông Trương (là nhà nghiên cứu Trần Trương ở Yên Tử).
Bây giờ, nhân lướt qua tập "Hoa Lư thi tập" (gọi tắt) có cả nguyên bản tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh trên website của dịch giả Thái Bá Tân, tôi tựa như thấy bóng dáng của một ông Trươngkhác.
"Tôi vui mừng được góp sức đưa tập thơ tuyệt vời này, một tập thơ hay cả về khía cạnh lịch sử lẫn văn học, đến với độc giả tiếng Anh. Một tập thơ, theo tôi, thực sự xứng đáng được đọc trên toàn thế giới".
2. Tập thơ Hoa Lư này, theo nhân chứng là ông Dương Kỳ Anh, thì nó được thi sĩ Hoàng Quang Thuận sáng tác ra trong một đêm vào năm 2009. Chú ý đến "năm 2009" (bài báo của ông Dương Kỳ Anh thì lên mạng năm 2010).
Đại khái ông Dương cho biết thế này:
"Tôi sang phòng Hoàng Quang Thuận định đọc cho anh nghe, chợt nhìn thấy ngoài cửa căn nhà sàn bóng ai đi lại như người mộng du trong làn sương sớm. Tôi gọi. Hoàng Quang Thuận giật mình. Rồi anh kêu lên : Anh Dương Kỳ Anh …Em làm được 121 bài thơ đêm qua, lạ lắm! Lạ lắm anh ạ!
Thuận chạy vội vào phòng mang ra một tập dấy khổ A4 đã kín chữ. Tôi nhận ra chữ ký của mình ở phía dưới góc mỗi tờ giấy. Chúng tôi vào nhà. Cả một tập thơ mới viết. Vợ chồng tôi ngồi nghe Thuận đọc thơ. Những bài thơ về vị hoàng đế đầu tiên của nước ta, vừa lên ngôi đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Những bài thơ về các địa danh lịch sử, những chốn linh thiêng, những hang động như tiên cảnh … “ Cờ lau, tập trận ở thung lau, ai biết làm vua kẻ chăn trâu …”/ “ Bỏ luôn niên hiệu của Bắc Phương, trời Nam một cõi đấng quân vương /Thái Bình niên hiệu vua Đinh đặt…”/…Tôi xin chép nguyên một bài thơ bốn câu, bài 101 của anh :
Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi
Bầu vú căng tròn, sữa vẫn rơi
Sư Tử chầu bên, không lay động
Voi thiền, mắt nhắm, nước sông trôi
Cao hứng, Thuận bốc máy điện thoại di động gọi chị Lan , gọi cả vợ anh đang ở Sài Gòn dậy, đọc thơ cho họ nghe …"
3. Thử đọc một bài bất kì trong tập thơ kì lạ của thi sĩ Hoàng Quang Thuận xem sao. Tôi vào trang Thái Bá Tân ngẫu nhiên lấy bài sau:
"GIẾNG NGỌC
Mắt rồng long mạch hiện thiên cơ (1)
Giếng nước ngàn xưa mãi đến giờ
Trai giới lễ tiên dùng giếng Ngọc
Xanh trong không cạn tự khai sơ
Khói sương huyền ảo thật lạ lùng (2)
Nắng hè hơi mát giữa không trung
Mùa đông ấm áp đầy sinh khí
Long lanh đáy nước tận cửu trùng
----------------------------------------------------------------------------------------
(1.) Sinh thời, Đức Thánh Nguyễn đào giếng lấy nước, đồ xôi cúng Phật và nấu thuốc chữa dân lành. Giếng Ngọc đường kính rộng 30m, nước trong suốt có độ sâu 6m. Đây là một cái giếng cổ lớn nhất Việt Nam."
4. Tôi đang viết bài tham dự một hội thảo về tín ngưỡng dân gian Việt Nam sắp tới, nên tìm xuống từ trên giá sách nhiều cuốn để tham khảo. Trong đó, có một cuốn đã in lần thứ nhất năm 2008 (tái bản nhiều lần sau đó). Chú ý đến "năm 2008".
Đó là cuốn sách về chùa Bái Đính, tôi đã mua vào tháng 4 năm 2011 nhân một lần ghé thăm khu vực Bái Đính - Tràng An một cách tranh thủ (đang trên đường vào xứ Thanh, tạt ngang qua đó).
Sách ấy mua của một bà cụ bán sách dạo. Bà cắp một cái mẹt hay cái rổ to, trong đựng sách và băng đĩa. Lúc ấy, trời đã nhá nhem, tôi nhặt từ trong mẹt/rổ ra khoảng 4 cuốn gì đó. Ghi ấn tượng này lại để thấy là cuốn sách được bán rất rộng rãi ở khu vực Hoa Lư - Ninh Bình.
5. Hãy chú ý đến 3 câu sau ở khổ thứ hai trong bài Giếng ngọc nói trên:
"Khói sương huyền ảo thật lạ lùng
Nắng hè hơi mát giữa không trung
Mùa đông ấm áp đầy sinh khí"
để thấy nó rất giống, đến lạ lùng, với dòng văn xuôi của ông Trương ở Ninh Bình như sau (trang 42, đoạn có dòng kẻ màu đỏ):
6. Mai tôi lại đi du lãng từ sáng sớm rồi, và vốn không có được thời gian, để thử đối chiếu tiếp. Vậy bạn nào, hay Thường vụ của Hội Nhà văn Việt Nam, có được điều kiện về thời gian, xin mời đọc đối sánh HOA LƯ THI TẬP với cuốn sách sau, tôi có thể tặng một bản (vì vừa phát hiện là trong nhà có tới 2 bản):
Đoạn trích ở trang 42 ở trên là lấy ra từ cuốn sách của nhà nghiên cứu họ Trương ở Ninh Bình.
Không biết ông Trương ở Ninh Bình này có phản ứng như thế nào, không biết sẽ là giống hay là không giống với ông Trương ở Yên Tử.
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- HOA LƯ THI TẬP tựa như cũng lại được nhập đồng từ sách của một ông Trương khác
- Ứng nghiệm, nhà thơ phun châu nhả ngọc (bài Dương Kỳ Anh, 2010)
- Nhà thơ Hoàng Quang Thuận và quê hương Quảng Bình (tin của năm 2008)
- Bài duy nhất còn lại về Hoàng Quang Thuận trên website thuộc Hội Nhà văn VN (tháng 2/2012)
- HOA LƯ THI TẬP tựa như cũng lại được nhập đồng từ sách của một ông Trương khác
- Ứng nghiệm, nhà thơ phun châu nhả ngọc (bài Dương Kỳ Anh, 2010)
- Nhà thơ Hoàng Quang Thuận và quê hương Quảng Bình (tin của năm 2008)
- Bài duy nhất còn lại về Hoàng Quang Thuận trên website thuộc Hội Nhà văn VN (tháng 2/2012)
- Thái Bá Tân - David dịch và giới thiệu thơ Hoàng Quang Thuận (2010)
- Toàn cảnh dàn nhạc đệm hoành tráng cho bức tranh Yên Tử của ông Hoàng Quang Thuận
- Hiện tượng Thi Vân Yên Tử: Tác giả Trần Trương ở Yên Tử lên tiếng(15/8/2012)
- Hiện tượng Thi Vân Yên Tử (Hoàng Quang Thuận) - thử đọc những lời ngợi ca
(ANTĐ) - Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Quang Thuận - Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ - Viễn thông, tác giả “ Thi vân Yên Tử”, tập thơ thiền nổi tiếng đã được gửi đi Thụy Điển dự giải Nôben văn học năm 2009 gọi điện mời vợ chồng tôi đi tham quan khu du lịch tâm linh bậc nhất Việt Nam. Hơn 6h sáng, ô tô khởi hành từ Hà Nội đi Ninh Bình.
Chuyện lạ ở khu du lịch tâm linh bậc nhất Việt Nam
(ANTĐ) - Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Quang Thuận - Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ - Viễn thông, tác giả “ Thi vân Yên Tử”, tập thơ thiền nổi tiếng đã được gửi đi Thụy Điển dự giải Nôben văn học năm 2009 gọi điện mời vợ chồng tôi đi tham quan khu du lịch tâm linh bậc nhất Việt Nam. Hơn 6h sáng, ô tô khởi hành từ Hà Nội đi Ninh Bình.
Chùa Bái Đính |
Đón chúng tôi ở khách sạn Hoa Lư là chị Phạm Thị Lan, “bà chủ” của khu du lịch tâm linh nổi tiếng Tràng An - Bái Đính. Chị Lan là vợ của doanh nhân Nguyễn Văn Trường. Nghe nói vợ chồng chị đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng khu du lịch tâm linh này.
Tôi đã nhiều lần đến cố đô Hoa Lư , vào thắp hương ở đền thờ vua Đinh, vua Lê, rồi đi thuyền vào một vài hang động ở nơi được coi là vịnh Hạ Long trên cạn kỳ thú này. Dẫu vậy, trở lại cố đô lần này, tôi thực sự ngạc nhiên. Nơi xưa kia là ruộng hoang mọc đầy cỏ lác nay là con đường nhựa phẳng lỳ. Những khoảng đất hai bên đường bạt ngàn những cây bồ đề mới trồng. Chị Lan cho hay, đất ở đây nếu phân lô bán cũng lên tới bảy, tám tỷ đồng mỗi lô. Như vậy, có thể thu hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng, vợ chồng chị không bán mà trồng cây bồ đề.
Đây là rừng bồ đề lớn nhất Việt Nam. Cây bồ đề của nhà Phật lên xanh ở vùng đất thiêng. Ngồi trên xe ô tô tôi ngỡ như ngồi trên con thuyền đang rẽ sóng đi giữa vịnh Hạ Long. Một vùng non xanh nước biếc linh thiêng tưởng như đã ngủ quên ngàn năm đang thức dậy .
Câu chuyện nàng công chúa Phất Kim thời nhà Đinh bị gả cho phiên bang đã bị chồng hành hạ, xẻo tai, rạch mặt… được kể lại bên giếng Ngọc. Khi nàng trốn được, trở về nhà, đến bên giếng soi mình, nhận ra những vết sẹo ngang dọc trên gương mặt xinh đẹp ngày xưa, nàng khóc, nước mắt như mưa, không chịu nổi, nàng đã nhảy xuống giếng trẫm mình. Nước giếng trong xanh như ngọc cho đến tận bây giờ, sau một ngàn năm.
Đứng bên giếng Ngọc, chúng tôi bái vọng lên chùa Bái Đính. Ngôi chùa linh thiêng có tự ngàn năm. Theo sử sách, Bái Đính cổ tự, do Thiền sư Nguyễn Minh Khuông dựng lên. Sách “ Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Quốc sư Minh Khuông… rất linh ứng, phàm khi có tai ương, hạn hán, cầu đảo đều nghiệm cả”. Chùa thờ Phật, thờ Mẫu, tọa lạc trên một ngọn núi cao 187 mét. Khi kinh lý qua đây Vua Lê Thánh Tông tự tay đề bốn chữ: Minh đỉnh danh lam. Theo người đời truyền lại, Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, tiên Phật ở trên cao.
Chúng tôi đến khu chùa Bái Đính mới. Thực ra, đây là một quần thể được tọa lạc trên các quả đồi, từ thấp lên cao chia làm 5 cấp theo đường chính đạo: Từ Tam quan nội, đến tháp chuông, điện Quan thế Âm Bồ Tát, điện thờ Phật Tổ và trên cùng là tòa Tam Thế.
Bước vào hành lang La Hán, tôi thực sự ngạc nhiên. Hành lang bằng gỗ chạy dài từ chân đồi lên đỉnh đồi thật kỳ vĩ. Đông nghịt người đến với khu du lịch tâm linh Bái Đính. Có ngày lên tới 40, 50 nghìn người. Hai hành lang với 500 pho tượng La Hán ngự tọa, mỗi tượng cao 2,5 mét, nặng 5 tấn bằng đá xanh được tạc thật sinh động “mỗi người mỗi vẻ mặt con người… Cuộn cuộn đau thương chảy giữa đời” như nhà thơ Huy Cận đã viết: “Tôn Ma ni Bảo; Tôn tuệ quảng Tăng;
Tôn ca na Diếp; Tôn ca na đê Bà; Tôn giả kiên trì Tam Tự… 500 vị La Hán đầy đủ họ tên, như đang hiện hữu quanh ta, như đang cùng ta sống cuộc sống thường nhật với mọi vui buồn trần thế! Tôi nhìn lên pho tượng Di Lặc bằng đồng cao 10 mét, ngự trên đỉnh đồi cao 93 mét bên phải tòa Tam Thế và nhớ tới hai câu thơ:
No nê, vui vẻ với đời
Kìa ông Di Lặc đang cười với ta.
Có phải triết lý nhà Phật và triết lý dân gian đã giúp ông cha ta vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống bể dâu?
Chúng tôi lên thắp hương ở điện thờ Phật Tổ và Tòa Tam Thế. Gióng một hồi chuông. Tiếng chuông trầm mặc ngân xa. Tận cùng những hang động. Tận cùng của lòng người, của sự thành tâm, thành ý, nơi linh thiêng ngàn năm, nơi vị hoàng đế đầu tiên - Đinh Tiên Hoàng đã đúc đồng tiền đầu tiên với niên hiệu “Thái Bình” của một Nhà nước tập quyền độc lập đầu tiên: Đại Cồ Việt.
Buổi trưa, chúng tôi ăn cơm chay ở tầng trệt tòa Tam thế. Nhà ăn cho cả ngàn người. Ngồi trên bộ tràng kỷ, tôi đọc cuốn sách “Chào mừng quý khách đến Tràng An - Bái Đính”. Mười ngàn tượng Phật bằng đồng, mười lăm ngàn người tham dự đại lễ cung nghênh ngọc xá lợi Phật, một ngàn xe tham gia lễ rước, một ngàn bộ tràng kỷ cho khách ngồi… Tôi đọc 13 kỷ lục Việt Nam của chùa Bái Đính và hỏi chị Lan số tiền bỏ ra mua vàng giát tượng? Chị cười. Rồi tôi cũng biết 5 pho tượng Phật dát vàng, mỗi pho bỏ ra 7 tỷ tiền mua vàng. Tiền bạc phù vân, nhưng giá trị văn hóa, tâm linh là trường tồn.
Đến phủ Khống nơi thờ vị Đinh Công tiết chế và bảy vị quan trung thần của nhà Đinh cũng là nơi có hang Khống, để bắt đầu cuộc hành trình bằng thuyền đi qua 13 hang động kỳ bí dài 13 cây số. Cô lái đò kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cách đây một ngàn năm. Khi vua Đinh bị tên phản tặc Đỗ Thích dùng thuốc độc hãm hại, rồi băng hà, triều đình biến loạn, có bảy vị quan trung nghĩa đã đúc 100 cỗ quan tài bằng đồng khâm liệm và chôn cất vua. Sau đó họ cùng nhau tuẫn tiết, để lại bí mật muôn đời về ngôi mộ thật của vua Đinh. Một vị Đinh Công đã lập bát nhang cho bảy vị trung thần, rồi nhân dân lập đền thờ. Nơi đây còn có cây thị tương truyền là hậu duệ của cây thị linh thiêng ngàn năm tuổi, có quả thị tròn và những quả thị dẹt trên cùng một cây. Thị tròn để thờ Trời Phật, thi dẹt để thờ thánh thần!
Trước phủ Khống là một hồ nước rộng với cả ngàn con thuyền san sát đợi khách. Con thuyền chở chúng tôi đi qua đền Trình, qua hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu… Thực là tiên cảnh. “Với địa thế núi là Thành, sông là đường, hang động là Cung Điện, Tràng An mê hoặc lòng người, bởi một hệ thống hang động, những thung nước liên hoàn, tạo thành một vòng tròn khép kín mà đường đi lối về trong một hành trình tham quan không hề gặp nhau”. Tôi đọc một đoạn trong cuốn sách giới thiệu khu du lịch tâm linh Tràng An - Bái Đính.
Bỗng mọi người trên thuyền kêu lên: Chim phượng hoàng! Một con chim tuyệt đẹp cánh trắng, mỏ vàng bay lướt qua rặng cây ven suối. Tôi đưa máy ảnh lên chụp nhưng không kịp. Cánh chim thần đã lẩn vào xa xanh. Chúng tôi lùi thuyền lại chờ đợi. Những quả gấc rừng chín đỏ, thức ăn của chim phượng hoàng rủ xuống ven suối. Vẫn không thấy phượng hoàng trở lại. Cô lái đò bảo: Thế là các anh may mắn lắm rồi, mấy ai nhìn thấy phượng hoàng xuất hiện. Long, Ly, Quy, Phượng, bốn loài thiêng, được dân ta tạc vào đền chùa cúng tế. Quả thực, đây là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy chim phượng hoàng. Cảm giác thật lạ cứ dâng lên trong tôi!
(Còn nữa)
Dương Kỳ Anh
http://anninhthudo.vn/phong-su/chuyen-la-o-khu-du-lich-tam-linh-bac-nhat-viet-nam/377047.antd
Chuyện lạ ở khu du lịch tâm linh bậc nhất Việt Nam (phần 2)
(ANTĐ) - Con thuyền chở chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình vào những hang động kỳ bí. Hang Trần, hang Quy Hậu, hang Khống, hang Sơn Dương, hang Seo lớn, rồi hang Sính, hang Si, hang Ba Giọt… Câu chuyện về chàng công tử yêu cô công chúa xinh đẹp thời nhà Đinh, thật cảm động. Khi công chúa bị mang đi cống Hồ, chàng công tử vô cùng đau khổ, chàng sắm sửa sính lễ, đến ngọn núi thiêng này, cầu cho nàng tai qua nạn khỏi, chàng khóc, ba giọt nước mắt đầu tiên rơi xuống đất tạo nên hang động kỳ bí này. Suốt một ngày trên thuyền cuối cùng chúng tôi cũng đến được đảo Si. Đây là hòn đảo giữa trời nước biếc xanh mọc toàn si. Tương truyền rằng, khi vua Đinh bị sát hại, triều đình biến loạn, có một vị tướng mang 1.000 quân sĩ trốn vào đây mong khôi phục nhà Đinh, nhưng đã bị bao vây, bị giết hết, máu chảy thành vũng gọi là vũng Thắm, trên mỗi nấm mồ tướng sĩ người ta cắm lên một cành si, đảo Si có từ đấy, tự ngàn năm.
Chuyện lạ ở khu du lịch tâm linh bậc nhất Việt Nam (phần 2)
(ANTĐ) - Con thuyền chở chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình vào những hang động kỳ bí. Hang Trần, hang Quy Hậu, hang Khống, hang Sơn Dương, hang Seo lớn, rồi hang Sính, hang Si, hang Ba Giọt… Câu chuyện về chàng công tử yêu cô công chúa xinh đẹp thời nhà Đinh, thật cảm động. Khi công chúa bị mang đi cống Hồ, chàng công tử vô cùng đau khổ, chàng sắm sửa sính lễ, đến ngọn núi thiêng này, cầu cho nàng tai qua nạn khỏi, chàng khóc, ba giọt nước mắt đầu tiên rơi xuống đất tạo nên hang động kỳ bí này. Suốt một ngày trên thuyền cuối cùng chúng tôi cũng đến được đảo Si. Đây là hòn đảo giữa trời nước biếc xanh mọc toàn si. Tương truyền rằng, khi vua Đinh bị sát hại, triều đình biến loạn, có một vị tướng mang 1.000 quân sĩ trốn vào đây mong khôi phục nhà Đinh, nhưng đã bị bao vây, bị giết hết, máu chảy thành vũng gọi là vũng Thắm, trên mỗi nấm mồ tướng sĩ người ta cắm lên một cành si, đảo Si có từ đấy, tự ngàn năm.
Dãy hành lang La hán |
Chúng tôi dừng lại nơi linh thiêng nhất: đền Trần. Đền Trần dựng bên vách đá cao ngất, phía trước là một hồ nước trong xanh bốn bề núi dựng. Đền Trần thờ một vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, Thánh quý Minh Đại Vương và phu nhân. Đền được Vua Đinh tiên Hoàng xây từ thế kỷ thứ X, với mong muốn mượn uy danh của ngài để trấn trạch 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Năm 1258, Vua Trần Nhân Tông sau khi dẹp giặc Nguyên - Mông đã vào đây tu hành và sửa lại.
Chị Lan nói rằng suốt một tuần qua, ngày nào chị cũng nhờ người sắm lễ, dâng hương cầu cho anh Hoàng Quang Thuận có được một tập thơ về chốn linh thiêng này. Chúng tôi mang đồ lễ, một gam giấy trắng, bốn cái bút máy. Tôi rút ra 141 tờ giấy khổ A4, ký tên mình phía dưới góc, Hoàng Quang Thuận cũng vậy. Chúng tôi để giấy, bút đồ lễ lên khay, dâng lên bàn thờ rồi thắp hương. Cầu mong được bình an và đêm nay ở lại ngôi nhà sàn ven hồ nước sẽ có thơ ứng nghiệm!
Trời khá nóng bức. Bốn bề im phăng phắc. Bỗng gió nổi lên, lá cây bay rào rào… Người coi đền bảo: ứng nghiệm rồi các anh ạ!
Sau bữa cơm tối đạm bạc, chị Lan ra đò trở về thành phố. Chúng tôi nghỉ lại trong ngôi nhà sàn chỉ có hai phòng. Vợ chồng tôi ở buồng bên phải, một mình Hoàng Quang Thuận ở buồng bên trái ngôi nhà. Gần 12h đêm, tôi qua phòng, vẫn thấy Hoàng Quang Thuận ngồi bên chiếc bàn gỗ, xấp giấy trắng, hai cây viết vẫn để nguyên trên bàn. Tôi hỏi Thuận đã làm được bài thơ nào chưa? Hoàng Quang Thuận lắc đầu. Tôi trở về phòng, mệt quá, ngủ thiếp đi. Gần 5h sáng, tỉnh dậy, mơ màng một lúc, trong đầu tôi hiện ra 4 câu thơ.
Tôi sang phòng Hoàng Quang Thuận định đọc cho anh nghe, chợt nhìn thấy ngoài cửa căn nhà sàn bóng ai đi lại như người mộng du trong làn sương sớm. Tôi gọi. Hoàng Quang Thuận giật mình. Rồi anh kêu lên: Anh Dương Kỳ Anh… Em làm được 121 bài thơ đêm qua, lạ lắm! Lạ lắm anh ạ!
Hoàng Quang Thuận chạy vội vào phòng mang ra một tập giấy khổ A4 đã kín chữ. Tôi nhận ra chữ ký của mình ở phía dưới góc mỗi tờ giấy. Chúng tôi vào nhà. Cả một tập thơ mới viết. Vợ chồng tôi ngồi nghe Hoàng Quang Thuận đọc thơ. Những bài thơ về vị hoàng đế đầu tiên của nước ta, vừa lên ngôi đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Những bài thơ về các địa danh lịch sử, những chốn linh thiêng, những hang động như tiên cảnh… “Cờ lau, tập trận ở thung lau, ai biết làm vua kẻ chăn trâu…” “Bỏ luôn niên hiệu của Bắc Phương, trời Nam một cõi đấng quân vương, Thái Bình niên hiệu vua Đinh đặt…” “Hang Sính, hang Si, hang Ba Giọt, chuyện tình công tử nước mắt rơi…” “Trăm hoa thiền mộng giữa ban ngày…”… Tôi xin chép nguyên một bài thơ bốn câu, bài 101 của anh:
Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi
Bầu vú căng tròn, sữa vẫn rơi
Sư Tử chầu bên, không lay động
Voi thiền, mắt nhắm, nước sông trôi.
Cao hứng, Hoàng Quang Thuận bốc máy điện thoại di động gọi chị Lan, gọi cả vợ anh (đang ở Sài Gòn) dậy, đọc thơ cho họ nghe…
Thật lạ lùng, có hàng chục địa danh trong những bài thơ mới làm của anh chúng tôi chưa bao giờ được biết, phải nhờ bác Thanh đang trông coi đền Trần chú giải suốt cả buổi sáng.
Hoàng Quang Thuận kể: Em ngồi từ 9h đến 12h đêm, không viết được một bài nào. Bỗng, em thấy mát lạnh trong người, như có một luồng gió thổi qua, rồi cứ thế những vần thơ tuôn trào. Em viết như một người mộng du… Khi ngửng lên, đồng hồ treo tường đã chỉ 4h sáng. Nhìn tập giấy trắng đã kín chữ, em ngớ ra một lúc, mình đã làm được cả một tập thơ, em thầm kêu lên, rồi bỏ bút, lăn ra giường ngủ. Tỉnh dậy đã 5h sáng. Em mở cửa, đi ra ngoài…
Tôi cầm bản thảo tập thơ trên tay, tự hỏi, vào lúc nửa đêm, buồn ngủ rũ người, tôi có thể chép lại được một tập thơ như thế này trong 4 tiếng đồng hồ không? Không thể! Chép cũng không được huống chi làm! Một sự lạ mà tôi chưa thấy bao giờ. Nếu tôi không tự tay ký vào dưới góc những tờ giấy trắng, có thể tôi sẽ nghĩ Hoàng Quang Thuận đã chép một tập thơ của anh làm, hay của ai đó rồi mang đi!
Tôi quen Hoàng Quang Thuận đã nhiều năm, anh là một nhà khoa học, điều đó nhiều người biết. Anh là hậu duệ của một thái y chuyên chữa bệnh cho các vua nhà Nguyễn, vợ anh, chị Thanh cũng là người của hoàng tộc, một gia đình tri thức có tâm. Khi có người gọi anh là nhà thơ, anh nói ngay, gọi tôi là thái y Thuận, tôi đâu phải nhà thơ! Tôi có cảm tưởng anh là người quảng giao, sống thành thật, trong sáng, say mê thơ thiền.
Hôm sau, về Hà Nội, anh tổ chức một bữa cơm thân mật, có chị Hằng, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, mấy vị Bộ trưởng, Thứ trưởng quen biết, vợ chồng tôi và nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Hoàng Quang Thuận mang tập thơ cho mọi người xem và kể lại xuất xứ, làm mọi người hết sức ngạc nhiên…
Tôi không biết những nhà thơ nổi tiếng, những thi tiên, thi thánh như Lý Bạch, Đỗ Phủ thời xưa có được nhập đồng về thơ, có làm được một đêm hàng trăm bài thơ không? Cũng chưa biết tập thơ “Hoa Lư thi tập” đang được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp của Hoàng Quang Thuận - Tập thơ được làm trong một đêm ở khu du lịch tâm linh nổi tiếng Bái Đính sau khi xuất bản được đón nhận thế nào? Tôi chỉ biết đó là một chuyện lạ mà không dễ gì lý giải được!
Như ở đời có bao nhiêu chuyện tâm linh, có bao nhiêu chuyện lạ chúng ta từng được biết.
Dương Kỳ Anh
http://anninhthudo.vn/phong-su/chuyen-la-o-khu-du-lich-tam-linh-bac-nhat-viet-nam-phan-2/377126.antd
ANTĐ - GS.TS Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông lâu nay nổi tiếng trong giới văn thơ bởi cả 2 tập thơ của ông đều rất đồ sộ được gửi tham dự giải Nobel Văn học. Những bài thơ Thiền của ông thường ra đời theo cách rất… bí ẩn.
Tác giả Hoàng Quang Thuận nhận Kỷ lục châu Á cho tập thơ “Thi vân Yên Tử”
Câu chuyện Hoàng Quang Thuận, một đêm làm 121 bài thơ đã được nhà thơ Dương Kỳ Anh kể lại trong một số bài báo. Đó là năm 2010, khi nhà thơ Dương Kỳ Anh và Hoàng Quang Thuận cùng có chuyến đi “cầu thơ” tại khu du lịch tâm linh Tràng An - Bái Đính. Sau khi làm lễ tại đền Trần ở Tràng An, Dương Kỳ Anh và Hoàng Quang Thuận ở lại qua đêm trong khu nhà lầu hình bán nguyệt, mỗi người một phòng. Hai người ký chéo những tờ giấy A4 và trao đổi cho nhau. Hoàng Quang Thuận nhận 141 tờ có chữ ký của Dương Kỳ Anh và ngược lại. Đến 12h đêm, mọi thứ vẫn yên bình không động tĩnh gì. Đến nửa khuya, Hoàng Quang Thuận thấy lành lạnh, ông lấy một tấm chăn choàng lên người và ngồi vào bàn viết. Và cứ thế, những câu thơ tuôn trào trong trạng thái vô thức.
Khi Hoàng Quang Thuận giật mình choàng tỉnh thì thấy đã 4h sáng. Nhìn trên mặt bàn, ông thấy la liệt những tờ giấy mình vừa viết, thu lại đếm thấy tất cả 121 bài thơ. Chính ông cũng ngỡ ngàng không tin được điều kỳ lạ vừa xảy ra. Sáng ra, hai người bạn thơ gặp lại và hỏi về tình hình thơ phú đêm qua, tổng kết lại Hoàng Quang Thuận làm được 121 bài, Dương Kỳ Anh làm được… 4 câu. Dương Kỳ Anh vô cùng khâm phục và kinh ngạc trước sự lạ diễn ra đêm hôm đó. 121 bài thơ đó sau này được Hoàng Quang Thuận in thành “Hoa Lư thi tập”. Tập thơ đã được làm độc bản nặng 54kg và trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, sau đó tác giả quyết định tặng cho thành phố Hà Nội.
Không chỉ nổi tiếng với “Hoa Lư thi tập”, hơn chục năm trước đó, năm 1997, trong một lần đến Yên Tử, Hoàng Quang Thuận cũng đã có cơ duyên với vùng non thiêng này. Theo như ông kể lại, ngày 24-11-1997, khi cùng đoàn phật tử miền Nam ra viếng Yên Tử, trên đường lên núi, đến chùa Hoa Yên ông gặp một người đàn ông địa phương đang rao bán một con rắn, điều đặc biệt là trên đầu vị hổ chúa có mào đỏ. Hoàng Quang Thuận đã mua con rắn và phóng sinh. Sư thầy Huệ Giác cùng đi trong đoàn đã gọi chú rắn là “Kim Xà”. Khi được thả, “Kim Xà” đã ngỏng cao đầu gật 3 lần như cảm ơn trước khi bò vào rừng. Từ Yên Tử trở về, chỉ trong 3 đêm ông đã làm được tập thơ “Ngọa vân Yên Tử”, sau này bổ sung và tái bản thành tập “Thi vân Yên Tử” với 143 bài. Tập thơ cũng đã được làm độc bản, nặng 120kg và được tổ chức Kỷ lục châu Á trao giải.
Thơ Thiền dự giải Nobel
Nhiều nhà phê bình văn học định danh thơ Hoàng Quang Thuận là thơ Thiền. Cho đến nay, có nhiều câu chuyện đồn thổi xung quanh những bài thơ của ông, chẳng hạn như việc một số địa danh xuất hiện trong thơ Hoàng Quang Thuận ở Yên Tử và Tràng An sau đó các nhà sử học mới tìm lại trên thực địa, có những địa danh đến dân bản địa cũng không rõ, và ngay chính Hoàng Quang Thuận cũng chưa một lần biết đến, dù chính ông đã đưa chúng vào thơ. Bản thân ông thì luôn lên tiếng phủ nhận nếu như có ai đó gọi mình là tác giả của những vần thơ ký tên Hoàng Quang Thuận. Ông giải thích, đó là do “tiền nhân mượn bút tôi, sai khiến tôi chép ra, tôi không dám nhận là tác giả”.
Tập “Thi vân Yên Tử” của Hoàng Quang Thuận đã được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp bởi một số dịch giả như Nguyễn Đình Tuyến, Hoàng Hữu Đản, Thái Bá Tân. Gần đây Giáo sư người Mỹ David đã xin phép tác giả được sử dụng thơ trong tập “Thi vân Yên Tử” để dạy trong trường Đại học Mỹ.
Một điều khá đặc biệt từng gây nhiều tranh cãi, đó là, cả hai tập thơ của Hoàng Quang Thuận đều đã được gửi đi Thụy Điển tham dự giải Nobel Văn học. Nhưng đơn vị đề cử là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử và Khu du lịch tâm linh Tràng An - Bái Đính chứ không phải là tác giả. Ông bảo, tôi không dám giữ lại gì cả, các tập thơ độc bản cũng đều được hiến tặng, nhận kỷ lục thì đó cũng là kỷ lục của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, nếu được giải Nobel thì cũng thuộc về Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
Lý giải về những giây phút xuất thần với thi ca, Hoàng Quang Thuận cho rằng đó là hiện tượng lên đồng thơ, nhập đồng thơ mà ông không phải là trường hợp duy nhất trên thế giới. Trong những giây phút xuất thần ấy, người làm thơ gần như trong trạng thái vô thức, người của hiện tại sống trên nền quá khứ, và người của quá khứ hiện hữu trong hiện tại.
Khi được hỏi, “liệu Thần Phật còn tiếp tục mượn bút ông dưới những vần thơ”, Hoàng Quang Thuận cho biết điều đó không thể nói trước, bởi chỉ trong những thời khắc lịch sử đặc biệt mới có sự linh ứng, chẳng hạn đúng dịp 700 năm vua Trần về Yên Tử thì mới có những bài thơ trong tập “Thi vân Yên Tử”; đúng dịp 1000 năm Thăng Long mới có “Hoa Lư thi tập”. Dù đã là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nhưng GS.TS Hoàng Quang Thuận chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. “Tôi là một nhà khoa học”, đó là câu cửa miệng của ông với bạn bè thi hữu.
http://anninhthudo.vn/blog-nghe-si/hoang-quang-thuan-tho-thien-du-giai-nobel/458875.antd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét