Sáng 5/5, tại Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã trao bằng kỷ lục độc bản thế giới cho cuốn “Hoa Lư thi tập” của GS.VS Hoàng Quang Thuận (Viện Công nghệ viễn thông, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam). Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ghi nhận đóng góp độc đáo của GS.VS Hoàng Quang Thuận, đồng thời cho rằng, sự ghi nhận của Liên minh Kỷ lục Thế giới sẽ góp phần khích lệ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho ra đời nhiều hơn nữa các đề tài và công trình có giá trị lịch sử trong tương lai.
Bài của Thanh Hà.
Chép nguyên về từ Gia đình.
---
Ngày 6 Tháng 5, 2016 | 11:17 AM
Sử thi "Hoa Lư thi tập" được trao kỷ lục độc bản thế giới: Khích lệ những sáng tạo mang giá trị lịch sử
GiadinhNet - Lần đầu tiên, một tác phẩm thơ được "chế tác" thành cuốn độc bản với sự kỳ công và độc đáo về hình thức thể hiện. Với ý nghĩa đó, cuốn sử thi "Hoa Lư thi tập" của GS.VS Hoàng Quang Thuận đã được tổ chức Liên minh Kỷ lục thế giới xác lập giá trị độc bản và trao bằng kỷ lục thế giới.
GS.VS Hoàng Quang Thuận. Ảnh: Đình Việt
Mong mỗi người đều có một "bãi cọc Bạch Đằng"
Sáng 5/5, tại Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã trao bằng kỷ lục độc bản thế giới cho cuốn “Hoa Lư thi tập” của GS.VS Hoàng Quang Thuận (Viện Công nghệ viễn thông, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam). Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ghi nhận đóng góp độc đáo của GS.VS Hoàng Quang Thuận, đồng thời cho rằng, sự ghi nhận của Liên minh Kỷ lục Thế giới sẽ góp phần khích lệ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho ra đời nhiều hơn nữa các đề tài và công trình có giá trị lịch sử trong tương lai.
Trước đó, năm 2010, vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tác phẩm này cũng đã được trao kỷ lục độc bản của Việt Nam. Ngay sau đó, GS.VS Hoàng Quang Thuận đã trao tặng ấn phẩm đặc biệt này cho UBND TP Hà Nội. Tác phẩm độc đáo này đã được đặt ở vị trí trang trọng trong khu Hoàng thành Thăng Long cho nhân dân cả nước thưởng lãm.
Niềm vui như nhân lên gấp bội khi tháng 3/2016, cuốn sách một lần nữa được Tổ chức Liên minh Kỷ lục thế giới xác lập và quyết định trao bằng kỷ lục độc bản. Điều này đồng nghĩa với việc, những bài thơ được viết bằng sự rung cảm với lịch sử hào hùng của dân tộc sẽ đến gần hơn với độc giả ngoài nước (đã có 2.500 cuốn “Hoa Lư thi tập” được in với ba ngôn ngữ Việt – Anh – Pháp để giới thiệu rộng rãi ra độc giả thế giới).
Sử thi “Hoa Lư thi tập” độc đáo bởi được "chế tác" thành một tác phẩm được đánh giá là "độc nhất vô nhị". Sau khi hoàn thành tác phẩm ở dạng thông thường, GS.VS Hoàng Quang Thuận đã được họa sĩ Trần Quốc Ẩn và nhiếp ảnh gia Phạm Tú chăm chút thành cuốn sách với kích thước 109cmx70cmx10cm, nặng 54kg. Bìa sách được làm bằng gỗ đỏ quý hiếm, chạm khắc hình rồng. Kỳ công hơn, các bài thơ đều được thể hiện bằng chữ thư pháp viết tay trên chất liệu giấy giả da. Ngoài giá trị độc đáo, chất liệu này còn giúp cho việc lưu giữ được lâu dài. Dẫu nội dung và tên gọi của cuốn sách vẫn còn nhiều tranh cãi, bàn luận, nhưng về mặt hình thức và cách thức thể hiện, nó xứng đáng được ghi nhận là tác phẩm độc bản công phu và độc đáo nhất ở thời điểm hiện tại.
Qua 121 bài thơ, tác giả lần giở những lớp lang của cố đô Hoa Lư, soi chiếu qua lăng kính tình yêu và cả niềm tự hào với mảnh đất "địa linh nhân kiệt”. Từng dòng thơ đều thể hiện sự tự hào và lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã gây dựng nên bề dày văn hóa, lịch sử của vùng đất này trong hàng nghìn năm qua. Đó không chỉ là chuyện "tức cảnh sinh tình" khi ông nhiều lần ghé thăm Hoa Lư, mà như ông từng chia sẻ, nó được viết ra như là một sự "gửi gắm" từ cõi linh thiêng, khiến ông viết như "nhập đồng" và nhanh đến khó tin. Đã có nhiều bài viết đánh giá về tác phẩm và đóng góp của GS.VS Hoàng Quang Thuận trong vai trò nhà thơ, nhưng với ông, khi được hỏi, tác giả “Hoa Lư thi tập” cho rằng, đó chỉ là sự đóng góp nhỏ bé cho thế hệ trẻ, nhắc nhớ cho con cháu về lịch sư, biết yêu quê hương và có ý thức dựng xây đất nước. “Với những câu chuyện được kể trong “Hoa Lư thi tập”, hay những bài học lịch sử của cha ông để lại, tôi mong mỏi mỗi người luôn có một "bãi cọc Bạch Đằng", qua đó hun đúc nên những con người mang tầm vóc như Trần Hưng Đạo", GS.VS Hoàng Quang Thuận nói.
Nếu vẫn còn duyên...
Trong niềm cảm xúc hân hoan với nhiều lời chia vui và chúc mừng ấy, GS.VS Hoàng Quang Thuận cũng sẵn lòng đón nhận những câu hỏi khó của truyền thông, những thắc mắc xung quanh tên gọi của tác phẩm cũng như việc nó được tôn vinh trang trọng hơn mức bình thường. Điều đó có thể sẽ bị coi là đi theo trào lưu kỷ lục đang rất tràn lan và hình thức như hiện nay? GS.VS Hoàng Quang Thuận không tỏ ra khó chịu trước nhận xét ngược chiều, trái lại, ông đánh giá đây là một câu hỏi rất hay. "Đúng là hiện nay có quá nhiều cách tôn vinh, bình chọn kỷ lục khiến cho danh hiệu này bị giảm đi ý nghĩa và uy tín của nó. Có những kỷ lục mà hôm nay vừa được xác lập thì ngày mai đã có người vượt qua dễ dàng. Nhưng với bộ sử thi này lại mang tính chất khác. Nó được ra đời khá đặc biệt, lại được dung nạp hào khí linh thiêng vào dịp 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, rồi sau đó được trưng bày tại nơi lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử như Hoàng thành... Các tác phẩm sau này có thể vẫn khai thác về đề tài lịch sử của Hoa Lư nhưng sự chế tác đặc biệt và cả "hồn vía" của nó thì sẽ khó có được. Nó có giá trị lâu dài với cho con cháu mai sau chứ không phải chỉ cho hiện tại", tác giả “Hoa Lư thi tập” nói.
Có mặt tại buổi trao bằng kỷ lục của GS.VS Hoàng Quang Thuận, nhà sử học Lê Văn Lan cũng giúp công chúng hiểu hơn về “Hoa Lư thi tập”. Ông cho rằng, nên hiểu cái tên là những bài thơ trong tác phẩm là viết về lịch sử chứ không nên hiểu như một thuật ngữ "sử thi" theo nghĩa nghiêm chỉnh, với những quy tắc và luật lệ đặt ra từ trước đó. Về 2 chữ "thi tập" cũng vậy, hãy hiểu nó là tập hợp những bài thơ được tác giả đưa vào nhân một sự kiện lịch sử của đất nước. Riêng về khái niệm "độc bản" thì nó đúng là như vậy. Dụng công và được thực hiện bằng những tài năng thư pháp, chế tác trên chất liệu quý... “Tôi hi vọng trong số 121 bài ấy sẽ có một vài bài hay, hay thậm chí, chỉ cần vài câu trong số đó "đứng" được với lịch sử và thời gian thì cũng là đáng quý và đáng trân trọng rồi. Còn đánh giá về toàn bộ tác phẩm thì tôi cho là chưa cần thiết, vì với một tác phẩm lịch sử thì nó cần có độ lùi về khoảng cách, về thời gian và không gian để nhìn ngắm và quan sát. Xem nó có chỗ đứng như thế nào với thời đại và công chúng, như thế mới chính xác và đầy đủ", nhà sử học Lê Văn Lan nhận định.
Chúng tôi hỏi GS.VS Hoàng Quang Thuận, sau “Thi Vân Yên Tử” (1998), “Ngọa Vân Yên Tử” (2002) và bây giờ là “Hoa Lư thi tập” đã được trao cho Hà Nội, ông sẽ chọn vùng đất nào để thử thách nghệ thuật thơ ca bản thân? Ông bảo: “Tôi đến với thơ ca là ở cái duyên. Sáng tác các tác phẩm về những vùng đất địa linh nhân kiệt ấy cũng lại là một sự hữu duyên. Cuộc đời con người không phải lúc nào cũng có được may mắn lớn lao ấy nên nếu còn được lựa chọn, tôi sẽ vẫn thử sức và chinh phục nó".
Được biết, sau buổi lễ đón nhận bằng kỷ lục này, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long sẽ mở rộng trưng bày, nâng cao và phát huy giá trị của độc bản thế giới "Hoa Lư thi tập" để giới thiệu cuốn sách tới đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Thanh Hà/Báo Gia đình & Xã hội
http://giadinh.net.vn/xem-nghe-doc/su-thi-hoa-lu-thi-tap-duoc-trao-ky-luc-doc-ban-the-gioi-khich-le-nhung-sang-tao-mang-gia-tri-lich-su-20160505224037804.htm----
Đọc tham khảo
Thứ hai, 17/09/2012, 19:04 (GMT+7)
Bài cũ trên Blog cũ
.
—
– Thái Bá Tân – David dịch và giới thiệu thơ Hoàng Quang Thuận (2010)
– Toàn cảnh dàn nhạc đệm hoành tráng cho bức tranh Yên Tử của ông Hoàng Quang Thuận
– Hiện tượng Thi Vân Yên Tử: Tác giả Trần Trương ở Yên Tử lên tiếng(15/8/2012)
(Thời sự) - Sau Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức, nhiều độc giả gửi thư đến BBT hỏi về tác giả Hoàng Quang Thuận. Chúng tôi đã trao đổi với tác giả Hoàng Quang Thuận và xin thông tin đến độc giả như sau:
– Tác giả Hoàng Quang Thuận, tên thật là Hoàng Quang Thuận, sinh ngày 5/5/1953, tại Quảng Bình, giữ chức vụ Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ 14/2/2004 đến nay.
– Năm 1978, chế tạo thiết bị máy điện xung QT-2 dùng trong châm tê và điều trị tại các Bệnh viện tại Quảng Nam – Đà Nẵng và miền Trung – được giải thưởng cao nhất của tỉnh và được nhà nước cấp bằng sáng chế, được trao Huy hiệu 10 năm sau giải phóng do có các đóng góp về khoa học cho tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
– Tốt nghiệp tiến sỹ năm 1986 với đề tài “Dòng điện hiệu ứng sinh học trên cơ thể sống”. Ngày 22/1/1997, Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã kí hợp tác khoa học “Ứng dụng dòng điện hiệu ứng sinh học trong cơ thể con người phục vụ cho y học bằng thiết bị điện tử kĩ thuật số”, đưa vào sử dụng tại Viện Y học dân tộc Việt Nam.
– Thiết bị HT-2LD thuộc đề tài “Hiệu ứng dòng điện sinh học trong cơ thể con người phục vụ cho y học” được tiếp tục hợp tác nghiên cứu và phát triển với các nhà khoa học Hoa Kì. Năm 2008 – Giáo sư danh dự tại Mỹ cho đề tài trên. Hiện nay, thiết bị HT-2LD đã được đưa vào ứng dụng tại một số bệnh viện và cơ sở y tế tại Việt Nam, trong đó có Bệnh viện 115 (TP. HCM) đang sử dụng vào điều trị.
– Tác giả tập thơ Thi Vân Yên Tử (1997), Ngọa Vân Yên Tử (2002), Hoa Lư Thi tập (2010). Năm 2010, vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tập thơ Hoa Lư Thi tập được nghệ sĩ thư pháp Trần Quốc Ẩn, nhiếp ảnh Phạm Tú và tác giả làm thành cuốn sách độc bản Hoa Lư Thi tập. Cuốn sách nặng 54 kg, kích thước 109cm x 70cm x 10cm dày 270 trang, bìa bằng gỗ gõ đỏ. Cuốn sách được đạt kỉ lục Việt Nam, đã trao tặng vào Bảo tàng Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
– Năm 2011, cuốn sách Độc bản Thi Vân Yên Tử được viết bằng thư pháp và minh họa ảnh do các nghệ sĩ trên cùng tác giả thực hiện. Cuốn sách nặng 120 kg, kích thước 125cm x 80cm x 16 cm, dày 300 trang, bìa bằng gỗ gụ, ở giữa có hình chùa Đồng. Năm 2012, cuốn sách Độc bản này được xác lập kỉ lục Việt Nam và kỉ lục châu Á, đã trao tặng cho Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
– Năm 2008, Trường Đại học Quảng Bình tổ chức Hội thảo với hơn 100 bản tham luận, trường đã chọn 21 tham luận đưa vào kỉ yếu “Hội thảo Thi vân Yên Tử với Hoàng Quang Thuận”.
– Năm 2012, Tạp chí Nhà văn, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”, với 21 tham luận của các nhà phê bình văn học
Theo (CAND)
http://quochoi.org/thong-tin-ve-ts-hoang-quang-thuan-hoi-vien-hoi-nha-van-viet-nam.html
Bài cũ trên Blog cũ
.
HOA LƯ THI TẬP tựa như cũng lại được nhập đồng từ sách của một ông Trương khác
Liên quan đến "Thi vân Yên Tử", chúng ta thấy nó được sao chép từ sách của một ông Trương (là nhà nghiên cứu Trần Trương ở Yên Tử).
Bây giờ, nhân lướt qua tập "Hoa Lư thi tập" (gọi tắt) có cả nguyên bản tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh trên website của dịch giả Thái Bá Tân, tôi tựa như thấy bóng dáng của một ông Trương khác.
1. Hoa Lư thi tập được David viết lời tựa, trong đó có những câu như:
"Tôi vui mừng được góp sức đưa tập thơ tuyệt vời này, một tập thơ hay cả về khía cạnh lịch sử lẫn văn học, đến với độc giả tiếng Anh. Một tập thơ, theo tôi, thực sự xứng đáng được đọc trên toàn thế giới".
2.
Tập thơ Hoa Lư này, theo nhân chứng là ông Dương Kỳ Anh, thì nó được thi sĩ Hoàng Quang Thuận sáng tác ra trong một đêm vào năm 2009. Chú ý đến "năm 2009" (bài báo của ông Dương Kỳ Anh thì lên mạng năm 2010).
Đại khái ông Dương cho biết thế này:
"Tôi sang phòng Hoàng Quang Thuận định đọc cho anh nghe, chợt nhìn thấy ngoài cửa căn nhà sàn bóng ai đi lại như người mộng du trong làn sương sớm. Tôi gọi. Hoàng Quang Thuận giật mình. Rồi anh kêu lên : Anh Dương Kỳ Anh …Em làm được 121 bài thơ đêm qua, lạ lắm! Lạ lắm anh ạ!
Thuận chạy vội vào phòng mang ra một tập dấy khổ A4 đã kín chữ. Tôi nhận ra chữ ký của mình ở phía dưới góc mỗi tờ giấy. Chúng tôi vào nhà. Cả một tập thơ mới viết. Vợ chồng tôi ngồi nghe Thuận đọc thơ. Những bài thơ về vị hoàng đế đầu tiên của nước ta, vừa lên ngôi đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Những bài thơ về các địa danh lịch sử, những chốn linh thiêng, những hang động như tiên cảnh … “ Cờ lau, tập trận ở thung lau, ai biết làm vua kẻ chăn trâu …”/ “ Bỏ luôn niên hiệu của Bắc Phương, trời Nam một cõi đấng quân vương /Thái Bình niên hiệu vua Đinh đặt…”/…Tôi xin chép nguyên một bài thơ bốn câu, bài 101 của anh :
Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi
Bầu vú căng tròn, sữa vẫn rơi
Sư Tử chầu bên, không lay động
Voi thiền, mắt nhắm, nước sông trôi
Cao hứng, Thuận bốc máy điện thoại di động gọi chị Lan , gọi cả vợ anh đang ở Sài Gòn dậy, đọc thơ cho họ nghe …"
3. Thử đọc một bài bất kì trong tập thơ kì lạ của thi sĩ Hoàng Quang Thuận xem sao. Tôi vào trang Thái Bá Tân ngẫu nhiên lấy bài sau:
"GIẾNG NGỌC
Mắt rồng long mạch hiện thiên cơ (1)
Giếng nước ngàn xưa mãi đến giờ
Trai giới lễ tiên dùng giếng Ngọc
Xanh trong không cạn tự khai sơ
Khói sương huyền ảo thật lạ lùng (2)
Nắng hè hơi mát giữa không trung
Mùa đông ấm áp đầy sinh khí
Long lanh đáy nước tận cửu trùng
—————————————————————————————-
(1.) Sinh thời, Đức Thánh Nguyễn đào giếng lấy nước, đồ xôi cúng Phật và nấu thuốc chữa dân lành. Giếng Ngọc đường kính rộng 30m, nước trong suốt có độ sâu 6m. Đây là một cái giếng cổ lớn nhất Việt Nam."
4. Tôi đang viết bài tham dự một hội thảo về tín ngưỡng dân gian Việt Nam sắp tới, nên tìm xuống từ trên giá sách nhiều cuốn để tham khảo. Trong đó, có một cuốn đã in lần thứ nhất năm 2008 (tái bản nhiều lần sau đó). Chú ý đến "năm 2008".
Đó là cuốn sách về chùa Bái Đính, tôi đã mua vào tháng 4 năm 2011 nhân một lần ghé thăm khu vực Bái Đính – Tràng An một cách tranh thủ (đang trên đường vào xứ Thanh, tạt ngang qua đó).
Sách ấy mua của một bà cụ bán sách dạo. Bà cắp một cái mẹt hay cái rổ to, trong đựng sách và băng đĩa. Lúc ấy, trời đã nhá nhem, tôi nhặt từ trong mẹt/rổ ra khoảng 4 cuốn gì đó. Ghi ấn tượng này lại để thấy là cuốn sách được bán rất rộng rãi ở khu vực Hoa Lư – Ninh Bình.
5. Hãy chú ý đến 3 câu sau ở khổ thứ hai trong bài Giếng ngọc nói trên:
"Khói sương huyền ảo thật lạ lùng
Nắng hè hơi mát giữa không trung
Mùa đông ấm áp đầy sinh khí"
để thấy nó rất giống, đến lạ lùng, với dòng văn xuôi của ông Trương ở Ninh Bình như sau (trang 42, đoạn có dòng kẻ màu đỏ):
6. Mai tôi lại đi du lãng từ sáng sớm rồi, và vốn không có được thời gian, để thử đối chiếu tiếp. Vậy bạn nào, hay Thường vụ của Hội Nhà văn Việt Nam, có được điều kiện về thời gian, xin mời đọc đối sánh HOA LƯ THI TẬP với cuốn sách sau, tôi có thể tặng một bản (vì vừa phát hiện là trong nhà có tới 2 bản):
Đoạn trích ở trang 42 ở trên là lấy ra từ cuốn sách của nhà nghiên cứu họ Trương ở Ninh Bình.
Không biết ông Trương ở Ninh Bình này có phản ứng như thế nào, không biết sẽ là giống hay là không giống với ông Trương ở Yên Tử.
—
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
– Ứng nghiệm, nhà thơ phun châu nhả ngọc (bài Dương Kỳ Anh, 2010)
– Nhà thơ Hoàng Quang Thuận và quê hương Quảng Bình (tin của năm 2008)
– Bài duy nhất còn lại về Hoàng Quang Thuận trên website thuộc Hội Nhà văn VN (tháng 2/2012)
– Nhà thơ Hoàng Quang Thuận và quê hương Quảng Bình (tin của năm 2008)
– Bài duy nhất còn lại về Hoàng Quang Thuận trên website thuộc Hội Nhà văn VN (tháng 2/2012)
– Thái Bá Tân – David dịch và giới thiệu thơ Hoàng Quang Thuận (2010)
– Toàn cảnh dàn nhạc đệm hoành tráng cho bức tranh Yên Tử của ông Hoàng Quang Thuận
– Hiện tượng Thi Vân Yên Tử: Tác giả Trần Trương ở Yên Tử lên tiếng(15/8/2012)
https://dzjao.wordpress.com/2012/08/20/hoa-lu-thi-tap-tua-nhu-cung-lai-duoc-nhap-dong-tu-sach-cua-mot-ong-truong-khac/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét