Dưới là bổ sung.
---
55.
Ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng
07/04/2016 08:40 GMT+7
- Sáng nay, QH đã bỏ phiếu kín bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.
Theo công bố của Ban kiểm phiếu, ông Nguyễn Xuân Phúc nhận được tỉ lệ tán thành cho chức danh Thủ tướng Chính phủ là 90,28%, tỉ lệ không tán thành 8,91%. Cụ thể, có 446/490 ĐB có mặt đồng ý và 44 ĐB không đồng ý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Hoàng Long |
Ra sức phấn đấu, rèn luyện
Tuyên thệ nhậm chức trước QH, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói : "Tôi xin trân trọng cảm ơn QH đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH, trước đồng bào và cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Tôi nguyện ra sức phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".
Theo Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước QH về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước QH, UB Thường vụ QH, Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán tỉnh Quảng Nam, cử nhân kinh tế, lý luận chính trị cao cấp.
Ông đã kinh qua các cương vị ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông là ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng 3 khóa (10, 11, 12), ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12, ĐBQH khóa 11 và 13.
Thách thức tham nhũng, chủ quyền chờ Thủ tướng ĐB Lê Nam (Thanh Hóa): Mong tân Thủ tướng đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nội xâm và ngoại xâm. Nội xâm chính là tham nhũng và ngoại xâm là bảo vệ thực sự vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của chúng ta ở Biển Đông. Đó chính là khát vọng, yêu cầu, mong đợi của nhân dân. Tân Thủ tướng phải làm thế nào có được chuyển biến và kết quả cụ thể trong hai vấn đề rất cấp bách này. ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM): Thủ tướng phải là người năng động, sáng tạo, có trách nhiệm cao trong từng lĩnh vực và điều hành sát sao. Mong tân Thủ tướng sẽ có nhiều quyết sách đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, chi tiêu ngân sách hiệu quả để giảm nợ công, bội chi. Đặc biệt phải giải quyết các tình huống bất ngờ như hạn hán, tội phạm, an toàn thực phẩm... ĐB Bùi Thị An (Hà Nội): Mong muốn đầu tiên là tân Thủ tướng có chính sách đột phá trong việc tinh giản bộ máy, biên chế, bởi con người là quan trọng nhất. Con người làm việc có hiệu quả, kỷ cương được đảm bảo tốt, môi trường trong sạch thì tất cả mọi việc sẽ tốt hơn. ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng): Ông Nguyễn Xuân Phúc đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ qua với những lĩnh vực được phân công chỉ đạo đều khó, nhiều lúc nóng bỏng, dư luận theo dõi rất sát. Ông luôn có mặt ở những điểm nóng, gần gũi với nhân dân, có lối sống giản dị, được ĐBQH, người dân tin yêu, mến phục. Thủ tướng là người trưởng thành từ cơ sở, kinh qua nhiều vị trí, lĩnh vực, tôi tin là ông có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để lãnh đạo, điều hành Chính phủ nhiệm kỳ tới. |
Chung Hoàng - Hồng Nhì
Ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng
07/04/2016 08:40 GMT+7
- Sáng nay, QH đã bỏ phiếu kín bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.
Theo công bố của Ban kiểm phiếu, ông Nguyễn Xuân Phúc nhận được tỉ lệ tán thành cho chức danh Thủ tướng Chính phủ là 90,28%, tỉ lệ không tán thành 8,91%. Cụ thể, có 446/490 ĐB có mặt đồng ý và 44 ĐB không đồng ý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cúi chào lá cờ Tổ quốc trước khi tuyên thệ |
Ra sức phấn đấu, rèn luyện
Tuyên thệ nhậm chức trước QH, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Tôi xin trân trọng cảm ơn QH đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH, trước đồng bào và cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Tôi nguyện ra sức phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".
Thủ tướng tuyên thệ |
Tân Thủ tướng xúc động phát biểu:
"Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn QH đã bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ. Đây là vinh dự to lớn và cũng là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tôi sẽ nỗ lực hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tất cả vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của QH, tôi sẽ cùng các đồng chí thành viên nỗ lực xây dựng Chính phủ vững mạnh, đoàn kết nhất trí, hiệu lực, hiệu quả, hành động quyết liệt, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát, hợp tác, ủng hộ của QH, của Chủ tịch nước, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đạt được của các Chính phủ tiền nhiệm, nghiêm túc lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đồng bào, cử tri cả nước, ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước và trong toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an ninh, an toàn cho người dân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí Thủ tướng tiền nhiệm đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Với tình cảm chân thành, tôi xin kính tặng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng bó hoa tươi thắm, và chúc đồng chí luôn mạnh khỏe, tiếp tục có đóng góp cho đất nước".
Tân Thủ tướng nhận hoa chúc mừng từ Chủ tịch QH |
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng người kế nhiệm |
Theo Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước QH về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước QH, UB Thường vụ QH, Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán tỉnh Quảng Nam, cử nhân kinh tế, lý luận chính trị cao cấp.
Ông đã kinh qua các cương vị ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông là ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng 3 khóa (10, 11, 12), ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12, ĐBQH khóa 11 và 13.
Thách thức tham nhũng, chủ quyền chờ Thủ tướng ĐB Lê Nam (Thanh Hóa): Mong tân Thủ tướng đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nội xâm và ngoại xâm. Nội xâm chính là tham nhũng và ngoại xâm là bảo vệ thực sự vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của chúng ta ở Biển Đông. Đó chính là khát vọng, yêu cầu, mong đợi của nhân dân. Tân Thủ tướng phải làm thế nào có được chuyển biến và kết quả cụ thể trong hai vấn đề rất cấp bách này. ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM): Thủ tướng phải là người năng động, sáng tạo, có trách nhiệm cao trong từng lĩnh vực và điều hành sát sao. Mong tân Thủ tướng sẽ có nhiều quyết sách đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, chi tiêu ngân sách hiệu quả để giảm nợ công, bội chi. Đặc biệt phải giải quyết các tình huống bất ngờ như hạn hán, tội phạm, an toàn thực phẩm... ĐB Bùi Thị An (Hà Nội): Mong muốn đầu tiên là tân Thủ tướng có chính sách đột phá trong việc tinh giản bộ máy, biên chế, bởi con người là quan trọng nhất. Con người làm việc có hiệu quả, kỷ cương được đảm bảo tốt, môi trường trong sạch thì tất cả mọi việc sẽ tốt hơn. ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng): Ông Nguyễn Xuân Phúc đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ qua với những lĩnh vực được phân công chỉ đạo đều khó, nhiều lúc nóng bỏng, dư luận theo dõi rất sát. Ông luôn có mặt ở những điểm nóng, gần gũi với nhân dân, có lối sống giản dị, được ĐBQH, người dân tin yêu, mến phục. Thủ tướng là người trưởng thành từ cơ sở, kinh qua nhiều vị trí, lĩnh vực, tôi tin là ông có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để lãnh đạo, điều hành Chính phủ nhiệm kỳ tới. |
Chung Hoàng - Hồng Nhì - Ảnh: Nguyên Trí
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/298173/ong-nguyen-xuan-phuc-lam-thu-tuong.html
Tiểu sử tóm tắt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thứ Năm, 07/04/2016 10:41
Sáng 7/4, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Quốc hội Khóa XIII đã được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ. Báo Tin Tức trân trọng giới thiệu Tiểu sử tóm tắt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
TIỂU SỬ TÓM TẮT ĐỒNG CHÍ NGUYỄN XUÂN PHÚC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Họ và tên: NGUYỄN XUÂN PHÚC
2. Ngày, tháng, năm sinh: 20/7/1954.
3. Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
4. Nơi đăng ký thường trú: phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
5. Dân tộc: Kinh.
6. Tôn giáo: không.
7. Trình độ hiện nay:
- Giáo dục phổ thông: 10/10;
- Chuyên môn, nghiệp vụ: là cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (năm 1978);
- Ngoại ngữ: Anh văn B, Nga văn B;
8. Nơi làm việc: Văn phòng Chính phủ.
9. Ngày vào Đảng: 12/5/1982; ngày chính thức: 12/11/1983;
10. Là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI và XII;
Là Uỷ viên Bộ Chính trị các khóa XI và XII
11. Là đại biểu Quốc hội khóa XI và XIII.
12. Là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004 -2011.
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
-1966 - 1968: Lên Chiến khu cách mạng, được Đảng đưa ra miền Bắc đào tạo
-1968 - 1972: Học phổ thông; Bí thư Đoàn trường cấp III.
-1973 - 1978: Sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Bí thư Chi đoàn.
-1978 - 1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
-1979 - 1993: Chuyên viên; Phó Văn phòng; Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Bí thư Đảng ủy cơ quan; Đảng ủy viên Đảng ủy khối dân chính đảng Quảng Nam - Đà Nẵng khóa 1 và khóa 2. Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính quốc gia.
- 1993- 1996: Giám đốc Sở Du lịch, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng khóa 15 và khóa 16. Học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
- 1997 - 2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khóa 17 và khóa 18; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 6; kiêm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam.
- 2001- 2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khóa 18; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam khóa 6; Đại biểu Quốc hội khóa XI; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khóa XI. Kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.
- 2004- 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khóa 19; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam khóa 7; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 7; Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khóa XI.
- 3/2006 - 5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- 6/2006- 8/2007: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI.
- 8/2007- 01/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
- 1/2011 - 7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI); Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ; Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
- 8/2011 - đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI và khóa XII); Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt-Lào; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương…
-Ngày 7/4/2016 : tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
http://baotintuc.vn//chinh-tri/tieu-su-tom-tat-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-20160407103304341.htm54.
Đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng
06/04/2016 15:01 GMT+7
- Chiều nay, ngay sau khi có kết quả miễn nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trình QH xem xét bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
Như vậy, người duy nhất được đề cử bầu làm Thủ tướng kế nhiệm là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tờ trình của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu: “Căn cứ điều 88 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, căn cứ điều 8 luật Tổ chức QH, căn cứ Nghị quyết 01 ngày 12/3/2016 của Ban chấp hành TƯ Đảng khóa 12, căn cứ nội quy kỳ họp QH, Chủ tịch nước trân trọng trình QH xem xét bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, ĐBQH khóa 13, giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán tỉnh Quảng Nam, cử nhân kinh tế, lý luận chính trị cao cấp, đã đảm nhiệm các chức vụ ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng khóa 10, 11, 12, ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, ĐBQH khóa 11 và 13". Chủ tịch nước tóm tắt quá trình công tác của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Hoàng Long |
"Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao", Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh thêm.
Sau khi nghe tờ trình, các ĐBQH về thảo luận tại đoàn để trở lại hội trường bỏ phiếu kín vào sáng mai.
Kết quả bầu tân Thủ tướng sẽ được công bố vào phiên họp sáng mai. Sau đó, tân Thủ tướng Chính phủ sẽ tuyên thệ nhậm chức trước QH.
Chung Hoàng
53.
Đại tướng Trần Đại Quang trở thành Chủ tịch nước
02/04/2016 08:49 GMT+7
- Sáng nay, QH đã bỏ phiếu kín bầu Đại tướng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước.
Theo công bố của Ban kiểm phiếu, ông Trần Đại Quang nhận được tỉ lệ tán thành cho chức danh Chủ tịch nước 91,5%, tỉ lệ không tán thành 5,87%. Cụ thể, có 452/483 ĐB có mặt đồng ý và 29 ĐB không đồng ý.
Như vậy, Đại tướng Trần Đại Quang đã trở thành tân Chủ tịch nước, thay ông Trương Tấn Sang được QH miễn nhiệm hôm 31/3.
Tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Phạm Hải |
Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Là Chủ tịch nước, Đại tướng Trần Đại Quang đồng thời thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê Ninh Bình, ĐBQH khóa 13, là GS.TS Luật, đã đảm nhiệm các chức vụ Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Thứ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Công an.
Ông là ủy viên TƯ Đảng các khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12
Chủ tịch nước bản lĩnh, trách nhiệm ĐB Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương): Mong Đại tướng Trần Đại Quang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước sẽ thực hiện được nguyện vọng của nhân dân, tức người lãnh đạo của dân, do dân và vì dân. Tôi rất tin tưởng Chủ tịch nước mới sẽ làm tròn trách nhiệm, đặc biệt là đối ngoại với nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, có giải pháp tích cực hơn nữa để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau): Có thể thấy sự chủ động và tầm nhìn trong điều hành của Đại tướng Trần Đại Quang. Với kinh nghiệm, nền tảng, bề dày công tác, Đại tướng Trần Đại Quang chắc chắn sẽ kế thừa và phát huy thành tựu của các Chủ tịch nước trước, cho thấy sự kế nhiệm này không hụt hẫng, tạo được nhiều dấu ấn. ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh): Tôi thấy Bộ trưởng Công an là người bản lĩnh, trách nhiệm, linh hoạt. Mong ông là Chủ tịch nước sẽ thể hiện được tính thống lĩnh lực lượng vũ trang, là người chính trực, liêm minh và gần gũi. Mong Chủ tịch nước thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn nữa trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN, tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế trong giải quyết các vấn đề biển đảo trên cơ sở luật pháp chứ không đối đầu. ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội): Bộ trưởng Công an là người lắng nghe, dễ gần. Ông cũng là nhà khoa học trong lĩnh vực an ninh, có tầm nhìn sâu rộng cần cho yêu cầu quốc phòng của đất nước hiện nay. |
C.Hoàng - H.Nhì - T.Hạnh
52.
Giới thiệu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước
31/03/2016 16:23 GMT+7
- Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang là nhân sự duy nhất được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, kế nhiệm ông Trương Tấn Sang.
Ngay sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang, chiều nay, QH đã nghe danh sách nhân sự dự kiến bầu tân Chủ tịch nước.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước. Ảnh: Phạm Hải |
Tờ trình do Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay: "Căn cứ điều 74 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, căn cứ điều 8 luật Tổ chức QH, căn cứ điểm 4 Nghị quyết 01 ngày 12/3/2016 của Ban chấp hành TƯ Đảng khóa 12, căn cứ điều 31 Nội quy kỳ họp QH, UB Thường vụ QH trân trọng trình QH xem xét bầu ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an, giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê Ninh Bình, ĐBQH khóa 13, là GS.TS Luật, đã đảm nhiệm các chức vụ Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên TƯ Đảng các khóa 10, 11, 12, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, nay là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an TƯ, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh".
Các ĐB sẽ thảo luận tại đoàn trong chiều nay và tiến hành bỏ phiếu kín bầu chính thức vào phiên họp sáng thứ 7 (2/4).
Ngay sau khi được bầu, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức.
Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/297137/gioi-thieu-ong-tran-dai-quang-lam-chu-tich-nuoc.html
51.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành nữ Chủ tịch QH đầu tiên
31/03/2016 09:12 GMT+7
- Sáng nay, QH đã bỏ phiếu kín thống nhất bầu Phó Chủ tịch QH Nguyễn Kim Ngân trở thành Chủ tịch mới của QH.
Theo công bố của Ban kiểm phiếu, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhận được tỉ lệ tán thành cho chức danh Chủ tịch QH 95,5%, tỉ lệ không tán thành 1,82%. Cụ thể, có 472/484 ĐB có mặt đồng ý và 9 ĐB không đồng ý.
Đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, tỷ lệ tán thành bà Kim Ngân đảm nhiệm 91,5%, không tán thành 2,02%.
Tân Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Phạm Hải |
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là nhân sự dự kiến duy nhất cho chức danh Chủ tịch QH được trình ra QH chiều hôm qua. Sau khi các ĐB thảo luận tại đoàn và tại hội trường để thông qua danh sách, QH đã bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trước Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ nhậm chức, nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ:
CLIP CHỦ TỊCH QH TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC:
"Tôi xin trân trọng cảm ơn QH đã bầu tôi làm Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam. Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ trước Quốc hội. Ảnh: Phạm Hải |
Khắc ghi lời tuyên thệ
Sau khi nhận bó hoa chúc mừng từ người tiền nhiệm Nguyễn Sinh Hùng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói: "Kể từ giờ phút này, tôi luôn khắc ghi lời tuyên thệ của mình trước QH, để thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch QH theo luật định, phát huy truyền thống tốt đẹp của những người đi trước.
Người tiền nhiệm Nguyễn Sinh Hùng tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Phạm Hải |
Xin cám ơn chân thành Chủ tịch QH tiền nhiệm Nguyễn Sinh Hùng và xin phép thay mặt QH kính tặng đồng chí bó hoa tươi thắm cùng những tình cảm chân thành, trân trọng về những đóng góp đầy tâm huyết và trách nhiệm của đồng chí gần 5 năm qua cho hoạt động của QH nhiệm kỳ khóa 13.
Kính chúc đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và luôn dõi, góp ý cho hoạt động của QH".
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng chúc mừng tân Chủ tịch. Ảnh: Hoàng Long |
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người đầu tiên thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp 2013. Bà đảm nhận nhiệm vụ điều hành QH ngay sau khi nhậm chức.
Trong sáng nay, QH cũng bắt đầu nội dung miễn nhiệm Chủ tịch nước, kết quả miễn nhiệm sẽ có trong buổi chiều.
Tân Chủ tịch QH trẻ, sắc sảo ĐB Cao Sĩ Kiêm (Thái Bình): QH chúng ta hoạt động liên tục, mà vị Chủ tịch mới được bầu là người đã từng hoạt động ở các địa phương, các ngành chuyên môn rồi lên vị trí tại QH trải qua một nhiệm kỳ, điều hành khá sắc sảo và nắm bắt vấn đề khá nhanh nhạy, có kiến thức mới về kinh tế thị trường và những nguyên tắc để thực hiện kinh tế thị trường. Tôi mong Chủ tịch QH vừa có thực tiễn, vừa có kinh nghiệm điều hành QH, lại luôn tiếp thu nhanh các hoạt động bên ngoài trong công tác đối ngoại của QH, chắc chắn kết quả kế tục sẽ tốt hơn, những kinh nghiệm, đột phá mới sẽ được nảy sinh. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM): Trong xu thế phát triển, khoảng cách nam nữ trong các chức danh ngày càng thu hẹp, VN nằm trong xu thế chung. Cương vị Chủ tịch QH cần nhất là năng lực, phẩm chất, tiêu chuẩn. Tôi tin tưởng tân Chủ tịch QH sẽ điều hành một cách tốt đẹp và hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ của mình. Chủ tịch QH trẻ và đã trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, tôi tin rằng tương xứng với đòi hỏi của đất nước. Nhiệm vụ nặng nề hơn, tôi tin Chủ tịch QH mới sẽ phát huy ưu điểm của Chủ tịch cũ và năng lực riêng của mình để đảm đương trọng trách. |
Chung Hoàng - Hồng Nhì
(Nguồn clip: VTV)