Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Ngôi chùa liên quan đến nhà Mạc ở Vĩnh Phúc nhận bằng di tích

Là ngôi chùa trên bìa sách, đã nói đến ở entry trước.

Và, nhất là, gần đây, nó được giải thích là liên quan đến Mạc Kính Quang. Giải thích này cũng đã được điểm tin ở đây và ở đây (tháng 12 năm 2015).

Dưới là sự kiện của ngày 20/3/2016 (Chủ Nhật). Lấy về từ trang Mạc tộc.

---














Ngày 20/3/2016 (tức ngày 12/2 Bính Thân) xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia chùa Sùng Khánh. Về dự chung vui ngày lễ trọng đại này có các Đồng chí Đại diện thường vụ Tỉnh ủy, UBND, lãnh đạo Sở văn Hóa thể thao và Du lịch, Sở TNMT, Công an, các sở ban ngành .. cơ quan báo chí truyền thông tỉnh, Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lập thạch, lãnh đạo chính quyền địa phương và nhân dân, con em sinh sống làm ăn xa quê  xã Tiên lữ  .

Đoàn HĐMTVN gồm : Ông Thái Khắc Việt Chủ tịch, ông Hoàng Trần Hòa Phó chủ tịch thường trực kiêm trưởng ban Kiểm tra, bà Nguyễn ngọc Dung Trưởng ban Tổ chức cùng đi có bà Thái thị Hương Sen.

Đoàn HĐMT Vĩnh Phúc có ông Nguyễn Ngọc Thu chủ tịch  , ông Nguyễn Hữu Hạnh Phó chủ tịch  đồng thời là người chủ trì - trưởng ban tổ chức buổi lễ  và nhiều con cháu hậu duệ họ Mạc ở các tỉnh, thành vùng lân cận cùng về dự.

Chùa Sùng Khánh được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ XVII do con trai trưởng của Hoàng Đế Mạc Kính Vũ là Mạc Kính Quang về đây để xây dựng ngôi chùa này, sau đó  ngài trụ trì đổi tên là Nguyễn Hữu Pháp, tự Đạo Thái, hiệu Huyền Ân. Ngôi chùa mang kiến trúc thời Mạc, hệ thống tượng phật còn nguyên vẹn, hiện còn giữ được hai bia đá cổ dựng năm 1708 và một bia dựng năm 1712 ghi lại nhân dân công đức xây lầu gác tam quan, xây bờ tường bao trong đó có ghi tên Ngài con cả Nguyễn Hữu Pháp hội chủ hưng công.

Chùa cổ  Sùng Khánh chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu minh chứng cho sự phát triển văn hóa thời Mạc, ghi nhận những giá trị văn hóa đó nên đã được Bộ VHTTDL công nhận là: di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia tại quyết định số: 4249/BVHTTDL ngày 09/12/2015. Đây là niềm vinh dự tự hào cho con hậu duệ họ Mạc ở Tiên Lữ nói riêng và con cháu họ Mạc cả nước nói chung. Lễ đón nhận được tổ chức với nghi thức trang nghiêm . Kết thúc Đại biểu và bà con thụ lộc cơm chay trong niềm vui hân hoan tự hào.

Theo  ông Hoàng trần Hòa có lẽ để hậu thế mai sau luôn nhớ về tổ tiên, các Tiên vương tiên đế họ Mạc, Nhà Mạc , nên  đặt tên  Chùa là “Sùng Khánh”  để  nhớ  hướng về Điện Sùng Đức do Mạc Thái Tổ lên ngôi xây dựng ở Long động đã truy tôn thờ phụng tổ tiên họ Mạc và Vua Mạc Mậu Hợp đặt niên hiệu  thứ 3 Sùng Khang 11 năm (1568-1578) . Họ Mạc , nhà Mạc  luôn tôn Sùng chữ  “Đức” lấy Đức là gốc trị quốc chăn Dân làm trọng , lấy văn giáo để rèn luyện nhân tài nên mới có tên “Sùng Đức, Sùng Khang, Sùng Khánh” là vậy. Nhân đây con cháu phát hiện thêm  các địa danh, công trình Đền, chùa, Đình, Đền, Đạo quán, chợ…Hậu duệ  xưa các ngài có lấy niên hiệu các Tiên vương đặt tên ở đâu nữa?

Nhân dịp này Đoàn Thường trực HĐMTVN và HĐMT Vĩnh phúc cùng con cháu hậu duệ họ Mạc dâng hương lăng mộ ngài Nguyễn Hữu Pháp ở xứ đồng mả vàng xã Tiên Lữ.

 Chùa Sùng Khánh
 
Thừa ủy quyền Bộ Văn Hóa TT&DL. Phó Giám đốc Sở văn Hóa TT& DL trao Bằng công nhận Di tich Quốc Gia Chùa Sùng Khánh.
 
                                   Đại biểu quan khách về dự
 
Đại biểu HĐMT Việt nam và HĐMT Vĩnh Phúc về dự
Các tăng ni phật tử , các cụ bà về dự lễ
 
 Thường trực HĐMTVN chụp ảnh lưu niệm với Đại diện HĐMT tỉnh Vĩnh Phúc
 
Lăng mộ Ngài Nguyễn Hữu Pháp ở xứ đồng Mả vàng xã Tiên lữ.

 Thường trực HĐMT Việt nam và HĐMT Vĩnh Phúc dâng hương lăng mộ  Tổ ngài Nguyễn Hữu Pháp

Tin Bài và Ảnh : Nguyễn Hữu Hạnh PCT HĐMT tỉnh Vĩnh Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét