Về Chúa Bầu, đã có những entry trước (ví dụ ở đây).
Về quan hệ giữa Chúa Bầu và Chúa Mạc, thì đã viết từ năm 2012 và 2013, ở đây.
Dưới là thông báo về một tư liệu mới (hiện được bảo quản ở Yên Bái).
Lấy nguyên về từ Thông báo Hán Nôm năm 2012.
---
Lý Kim Khoa |
49. Đồng diệp phổ ký 12 danh thần thời Vũ Văn Mật (1545-1580) (Phát hiện tại Đình Khuôn Sơn, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, Yên Bái). (TBHNH 2012) |
Cập nhật lúc 20h21, ngày 19/02/2015 |
LÝ KIM KHOA Bảo tàng tỉnh Yên Bái Bản Đồng diệp phổ ký 12 danh thần có 143 chữ, chia làm 14 dòng khắc dọc vào ngày 24 tháng 10 năm Quý Mão (1783). Trong bản Đồng diệp phát hiện danh thánh gia Quốc công Vũ Văn Mật, thờ ở Đại Đồng Vũ Miếu. Trước khi trình bày với các bậc tiền bối về toàn bộ nội dung trong bản Đồng Diệp phổ ký, chúng tôi xin được điểm lại lai lịch danh thần: Xét về dòng họ Vũ trong lịch sử, chúng ta kể đến chi họ Vũ ở xã Ba Đông, tổng Tông Đức, huyện Gia Lộc, trấn Hải Dương. Đó là một hảo hán tên là Vũ Văn Uyên, cùng em là Vũ Văn Mật đã giết kẻ cường hào, áp bức ở quê nhà, rồi bỏ quê quán đi lên vùng Đại Đồng, Tuyên Quang (nay vùng đất này thuộc về tỉnh Yên Bái năm 1956). Họ chiêu binh mãi mã, lập ra căn cứ chống lại nhà Mạc ngay từ năm 1530. Xây thành nhà Bầu rất quy mô làm chiến khu và giang sơn một cõi, anh hùng nhất khoảnh, định chia ba thiên hạ cùng nhà Mạc, nhà Trịnh (giống như đời Tam quốc bên Tàu thế kỷ thứ 3). Nhưng sau do thế yếu, Vũ Văn Mật phải hợp tác với quân Lê Trung hưng để đánh bại nhà Mạc. Dòng họ Vũ này được phong tước Quốc công, An Tây vương rất hùng mạnh khoảng giữa thế kỷ thứ 16 thì chiếm toàn bộ vùng Tây Bắc và châu thổ sông Hồng, uy danh làm miền Nam Trung Quốc cũng phải nể sợ, làm họ Mạc, họ Trịnh đều ngại ngùng. Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyên được nhân dân vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang tôn là Đức Chúa Bầu. Dân chúng tụ họp làm ăn, kinh tế thương mại suốt 35 năm (1545-1580) khá phồn thịnh và thanh bình. Họ Vũ ở thành nhà Bầu kế tiếp làm chúa một cõi suốt hai đời Quận công, ba đời Quốc công, hai đời tước Vương lẫy lừng trong 180 năm (1530-1710) mới chấm dứt làm lãnh chúa. Đó là các nhân vật “bá vương” họ Vũ nhưng sự nghiệp chỉ có gần 200 năm lịch sử và chỉ có uy danh ở miền núi Tây Bắc. Sử sách không nhắc nhiều vì họ Trịnh ganh ghét đã ra lệnh cho sứ thần không được nhắc tới nên những dòng sử liệu lưu lại rất sơ sài, nhỏ lẻ, cần tiếp tục sưu tầm, chắp nối lại qua dòng lịch sử bằng Hán Nôm học về một dòng họ còn bỏ ngỏ ở địa phương Yên Bái. Trở lại bản Đồng diệp phổ ký 12 danh thần, chúng tôi phiên âm toàn bộ để cùng bàn dịch nghĩa như sau: - Đức Chế Đương cảnh Thành hoàng thổ địa chính thần Đại vương. - Đức Chế Tĩnh tây Hồng thánh Duệ triết Anh nghị Nghĩa thuận Đại vương (đây là danh thánh gia Quốc công Vũ Văn Mật). - Đức Chế Phụ chính Hiển đức Ân hậu Đại vương. - Đức Chế Chinh phúc Hoằng khánh Dục lệ Đại vương. - Đức Chế minh Thông quảng Thái hậu tướng Đại vương. - Đức Chế cận Tâm Khiêm Phúc Phổ Thiện Đại vương - Đức Chế Hiển ứng Uy linh Dũng phù Đại vương - Đức Chế Linh ứng Anh liệt Tráng chân Đại vương - Đức Chế Tư ba Đại vương. - Đức Chế Tư hai Đại vương. - Đức Chế kỳ Ba Vì Tản Viên sơn quốc chúa Đại vương. Cảnh Hưng tứ thập tam niên thập nguyệt nhị thập tứ nhật Yên Bình phủ Thu Châu Đại Đồng Khuôn Sơn xã đẳng. Trên đây là toàn bộ 143 chữ trên bản Đồng diệp phổ ký 12 Danh thần. Trước khi chuyển dân vùng lòng hồ thủy điện Thác Bà năm 1965, một người dân đã ký gửi hiện vật ở Bảo tàng Yên Bái. Đây cũng là chủ đề mà chúng tôi chọn để tiếp cận, học hỏi lần đầu tiên tại Hội nghị Thông báo Hán Nôm học 2012. Trân trọng cảm ơn. (Thông báo Hán Nôm học 2012,tr.411-413) |
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=2375&Catid=940
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét