Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Đền thờ Phạm Tu trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng (xem lại một mẩu cũ ở đây) - người mà mới đây nguyện theo con đường viết của cha.

Một luận giải của Sơn Định về ngôi đền làng (quê hương của nhà văn Sơn Tùng).

Bài lấy về từ VHNA.

---


Đền thờ Phạm Tu trên đất Diễn Kim

  •   
  • SƠN ĐỊNH
  • Thứ hai, 24 Tháng 2 2014 09:59
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Ở xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã từng có một ngôi đền thờ danh tướng thời tiền Lý giữ yên bờ cõi phương Nam, giúp Lý Bí lên ngôi, lập nên quốc hiệu Vạn Xuân (544). Một tấm lòng trung quân ái quốc, đó là tướng quân Phạm Tu.

Trước Cách mạng tháng Tám, xã Diễn Kim có ngôi Đền Cả, thường gọi là đền trong (vì nằm sâu trong làng)
Theo nhà văn Sơn Tùng, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về nguồn cội đất Diễn Châu, đặc biệt là vùng biển bãi ngang. Ông đã tập hợp các tài liệu thu thập để viết một một cuốn sách có tên “Ông Biển”. Rất tiếc tác phẩm đó chưa kịp hoàn thành thì ông bị ngã bệnh. Nhà văn Sơn Tùng nói về lịch sử Diễn Kim và Đền Cả như sau:
“Từ khởi nguyên Kẻ Lũy tới trang Kim Hoa, rồi làng Hoa Lũy cho đến thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có ba đền nguy nga thờ thần và một đình trung đồ sộ.
Đền Cả “thôn Thượng” gọi nôm là thôn trên, nơi xuất xứ Kẻ Lũy. Đền Cả thờ thần thời Lý Nam Đế (Lý Bôn) quốc hiệu Vạn Xuân. Vào khoảng năm 541- 543, vùng biển Hàm Hoan (Diễn Châu) thường diễn ra nhiều trận đánh ác liệt (trong đó có trang Kim Hoa) giữa quân Lâm Ấp với quân ta, do Phục Man tướng quân Phạm Tu và tả tướng quân Triệu Quang Phục chỉ huy. Dẹp xong giặc Lâm Ấp, về sau làng Đức Thịnh (Diễn Hải) dựng đền thờ Triệu Quang Phục (vua Triệu). Bên làng Hoa có đền Cả. Trước hai ngôi đền là cánh đồng màu rộng lớn gọi là cánh Đồng Ngô, nơi ghi dấu trận đánh ác liệt giữa quân ta với giặc nhà Lương hay còn gọi giặc Ngô bên Tàu. Mạnh Bá đại tướng quân Bùi Văn Thôn người làng Kim bị tử trận tại đây. Do vậy mà trước Cách mạng tháng Tám, theo lệ, hàng năm đến ngày rằm tháng ba âm lịch, họ Bùi khi tế tổ ở nhà thờ lớn, đồng thời cũng bày biện lễ vật gồm: Năm gánh cháo hoa, mỗi gánh là hai nồi mười đầy cháo, một gánh gồm ngô rang và bánh khô và một mâm đầy ngũ quả. Tất cả đồ lễ được đưa vào trước cửa Đền Cả để cúng tế Mạnh Bá đại tướng quân Bùi Văn Thôn. Lễ xong thì múc cháo vung khắp cánh đồng, bánh khô bẻ nhỏ cùng ngô rang rải khắp cánh đồng Ngô ban cho các vong hồn tử sĩ hy sinh vì nước vì dân và cho cả các linh hồn những người lính ngoại bang tử trận tại đây”.
Nhà văn Sơn Tùng cho biết thêm: “Đền Cả thờ Phạm Tu, làng Kim còn có thờ thần vị, thần phả của ngài Triệu Quang Phục và thần vị, thần phả Mạnh bá Đại tướng quân Bùi Văn Thôn”.
Theo Lịch sử Việt Nam, quyển thượng của Đào Duy Anh (1955) cho biết:
Qua năm 543, nước Lâm Ấp thấy Giao Châu vừa có biến bèn cho quân ra đánh phá đất Nhật Nam. Để bảo vệ lãnh thổ mới khôi phục được, Lý Bôn sai tướng là Phạm Tu đem quân vào đánh lui quân Lâm Ấp ở huyện Cửu Đức (Nghệ An)
Năm sau Lý Bôn lên ngôi vua, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu Vạn Xuân và đặt quan chức để xây nền tự chủ. Tinh Thiều làm tể tướng, Triệu Túc là Thái phó, Phạm Tu làm tướng quân ”.
Phạm Tu tướng quân vốn người Quang Liệt, huyện Thanh Đàm nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông sinh năm 476 mất năm 545. Thân sinh ông là Phạm Thiều, thân mẫu là Lý Thị Trạch.
 Do có công lớn được Lý Nam Đế gả công chúa, ban quốc tính họ Lý (Lý Phục Man). Vào năm 545 nhà Lương sai Trần Bá Tiên đem quân sang đánh, quân ta thua trận thủy chiến ở vùng sông Lục Đầu (Hải Dương). Lý Nam Đế phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Do thành bằng đất. lũy bằng tre, gỗ nên không giữ được lâu. Tướng quân Phạm Tu lại tuổi cao, sức yếu không cầm cự nổi, đã anh dũng hy sinh ngày 20 tháng 7 âm lịch.
Như vậy ta có thể kết luận: Để ghi nhớ công đức đánh bại quân Lâm Ấp giữ yên bờ cõi phía Nam, người làng Kim xưa đã dựng Đền Cả thờ tướng quân Phạm Tu và tôn ông làm vị thần Bản Thổ linh quan của làng, còn người dân Đức Thịnh dựng đền thờ Triệu Quang Phục
Đền Cả làng Kim không biết được xây cất từ thời gian nào, chỉ biết Thần đền làng Kim có 42 sắc phong, từ thời Lý Thái Tổ đến thời nhà Nguyễn, vua Khải Định. Tuy nhiên, hiện chỉ còn sót lại 21 bản; 3 bản bị rách nát, 18 bản còn nguyên vẹn.
Trong 18 bản sắc phong nói trên, có 8 bản của Đền Cả. Bản xưa nhất là thời Lê Cảnh Hưng thứ 28 (1767) bản gần nhất thời Khải Định cửu niên (1924). Dưới đây là một  bản sắc phong thần Đền Cả:
 “ Sắc Bản thổ vị hiệu Quản Đông- Bắc linh quan, duệ thông hiển ứng thần mô, hùng đoán dực vận tế thế, hộ quốc bảo dân, phong công thịnh đức chiêu liệt, thùy hiếu đôn lương, tuyên từ tề thánh, hoằng mô vĩ lược, trung chính diễn khánh tuy phúc đại thần; thái nhất chung linh, phù dư dậng tú, ngự tai hãn hoạn, hạp cảnh tư mặc, tương chi công tích, cổ thùy hưu lũy, chiêu tịch âm, phù chi lực thịnh lữ. Ký chương đại đức biến vu, cái cử cựu chương, vị
Tự vương tiến phong
Vương vị lâm cư chính phủ tôn phù
Tông xã củng cố hồng đồ, lễ hữu đăng trật, ứng gia phong mỹ tự, nhị tự khả gia phong Bản thổ vị hiệu..tuy phúc 
Diên hưu dụ trạch đại thần.
                                                 Cố sắc
Cảnh Hưng 28 niên 8 nguyệt, 8 nhật (1767)
Lược dịch:
Sắc cho bản thổ linh quan, cai quản vùng Đông bắc, là vị đại thần, thông minh mưu lược, quyết giữ vận mệnh nước nhà, che chở chở cho dân, công nhiều đức lớn, sáng suốt mạnh mẽ, đôn hậu hiền hòa, rộng lòng yêu người, mưu cao tài giỏi, trung thành chính trực, đem lại vui sướng cho dân.
Linh thiêng bậc nhất, có công lớn giúp vua, ngăn tai cản nạn, giữ  yên bờ cõi.
Xét xem công tích, để lại phúc thọ, tăng thêm điều lành, công sức chiêu tạ ân phù nhiều lắm vậy.
Đã rõ đức lớn rộng khắp, vì vậy:
Nhà vua tiến phong cho người đã tôn phù vương vị làm cho xã tắc vững bền rực rỡ, xét trật tự lễ nghi, gia phong:“Bản thổ vị hiệu... tuy phúc” thêm mỹ tự “Diên hựu dụ trạch đại thần”
Vậy, có sắc này.
Ngày mồng 8, tháng 8, năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767)
Kiến trúc Đền Cả được xây theo lối Tiền bái hậu cung:
 Hậu cung hay còn gọi nội điện là chỗ thâm nghiêm nơi thờ vị thần, trong cùng là cung cấm an phụng Thần vị. Phía trước an phụng Thần vị có ban thờ sơn son thiếp vàng, trên bàn có hương án và các đồ thờ, hòm đựng sắc vua phong, thần tích của các vị thần, biển ngăn: tĩnh túc và hồi tỵ…
Hai bên ban thờ là Tả Hữu nội gian đặt các hàng tự khí gồm cờ quạt, tàn lọng…ban thờ Thổ Công…
Một nhà Tiền bái hay gọi Tiền tế cũng chia thành ba gian. Gian chính là nơi tế tự... Hai bên có các dãy hương án khác làm nơi đặt đồ lễ của người làng hoặc khách thập phương đến tiến cúng. Trước nhà Tiền bái có treo hoành phi phía trên ban thờ nói về công đức của vị thần.
Trước nhà Tiền bái có sân rộng và hai dãy nhà hẹp lòng như hành lang gọi là Tả mạc, Hữu mạc dùng để quan viên sửa soạn áo mão vào tế lễ và cũng là nơi ngồi chờ khi làng vào đám rước. Trước sân nhà Tiền bái có cổng Tam quan và khoảng sân rất rộng thuận lợi cho dân làng tổ chức tế lễ hàng năm. Xung quanh Đền Cả là những cây trúc ken dày thành lũy và rất nhiều cổ thụ như cây quéo (cây muỗm) cây thị…
 Trước mặt Đền Cả là con sông Bầu Giang (Trái Bầu) rộng lớn được nối thông với kênh Nhà Lê, xưa kia thuyền bè tấp nập vào ra đưa sản vật đi khắp nơi.
Rất tiếc, sau Cách mạng tháng Tám và thời kỳ tiêu thổ kháng chiến, cả ba ngôi đền, một đình trung, một nhà thờ thánh Đức Khổng Phu Tử bị xóa sạch.
Mong rằng một ngày nào đó thôn trên xã Diễn Kim phục dựng lại ngôi Đền Cả, có nơi hương khói phụng thờ tướng quân Phạm Tu - vị Thần Bản Thổ của làng, để cho con cháu đời đời hạnh phúc, ấm no. Và xã Diễn Kim có lẽ là nơi duy nhất ở Nghệ An có đền thờ tướng quân Phạm Tu - Lý Phục Man./.

http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/dat-nuoc-xu-nghe/den-tho-pham-tu-tren-dat-dien-kim

Báo xăng dầu : Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989


Lấy về từ báo xăng dầu.

---
10:23 | 29/02/2016



Đội quân tiên phong bị giải thể trong Chương trình Cải cách Quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Quân đoàn 27, sự kiện gây chú ý vì đây là đội quân chính gây ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989
Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989. (Ảnh: Internet)
Trang tin Next Magazine ở Hồng Kông gần đây đã đăng bài viết tiết lộ thông tin về hồ sơ mật của Nhà Trắng (Mỹ), theo đó tình báo Washington từng thu thập được tài liệu của nội bộ Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó có 10.454 người bị giết.
Trong cuộc thảm sát này, Quân đoàn 27 là thủ phạm chính. Sau vụ thảm sát, ông Giang Trạch Dân được ông Đặng Tiểu Bình tín nhiệm và cho thay thế ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì đã thẳng tay trừng phạt “Báo Kinh tế Thế giới” và biết nghe lời lãnh đạo ra tay đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.
Trong “Nhật ký Lý Bằng” cũng khẳng định, ông Giang là “kẻ lãnh đạo và quyết định” đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn.
tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989
Vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)
Khác biệt về số lượng thương vong trong tài liệu mật
Có nhiều số liệu khác nhau liên quan đến số người thương vong trong sự kiện Thiên An Môn. Theo số liệu của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, số người chết từ 2.600 ~ 3.000 người.
Vào ngày 16/6 năm đó, Tổng Lãnh sự quán Mỹ trú tại Hồng Kông đã chia sẻ một thông tin có được từ tài liệu nội bộ của chính quyền ĐCSTQ, theo số liệu này thì từ ngày 3 – 4/6, tại Thiên An Môn và phố Trường An có 8.726 người bị giết; từ ngày 3 – 9/6, vùng ngoại vi Thiên An Môn thuộc nội thành Bắc Kinh có 1.728 người bị giết.
Như vậy, tổng số người chết là 10.454 người, còn số người bị thương thì lên đến 28.796 người. Người Mỹ khẳng định, thông tin tình báo của họ đáng tin cậy, cho dù hiện không có cách nào kiểm chứng được thông tin trong tài liệu gốc này.
Theo truyền thông Hồng Kông, tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn và những chi tiết liên quan đến Quân đoàn 27 gây tội ác thảm sát mà người Mỹ thu thập được là chưa từng được biết đến.
Theo Next Magazine, tin tình báo của Mỹ có được qua tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số người thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó 10.454 người bị giết.
Chứng cứ này trái ngược hoàn toàn với công bố công khai của chính quyền ĐCSTQ với cộng đồng quốc tế rằng “không có người chết trong Sự kiện Thiên An Môn 1989.”
Quân đoàn 27 gây ra vụ thảm sát là đội quân mù chữ
Tối ngày 9/2 năm nay, chương trình “Tin tức Quân sự” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, Quân đoàn 27 đã từ Thạch Gia Trang chuyển tới Sơn Tây.
Vào tháng 12 năm ngoái, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin, Quân đoàn 27 thuộc Quân khu Bắc Kinh bị giải thể, vào tối ngày 29/12 đã chuyển một bộ phận quân đến doanh trại xe tăng tại quận Giao, thuộc Thái Nguyên – Sơn Tây, đổi tên Sư Lục Quân đoàn 27, Tổng bộ trú tại Thạch Gia Trang – Hà Bắc được chuyển đến Ban Lục quân Chiến khu Trung bộ.
Next Magazine chia sẻ thông tin theo hồ sơ mật của Washington, Quân đoàn 27 là đội quân chính ra tay thảm sát khiến nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6.
Vào sáng sớm ngày 4/6, đội quân này mang theo vũ khí tiến vào Quảng trường Thiên An Môn thực hiện cuộc thảm sát, trong những người bị giết hại có cả lính của những đơn vị khác, vì thế mà tại đây còn xảy ra một cuộc chiến trong nội bộ lực lượng quân đội Trung Quốc.
Theo lời của gián điệp Mỹ, Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy là Yang Jianhua, em trai cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, còn Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị khi đó là con của tướng Dương Bạch Băng, còn gọi là Dương Thượng Chính.
Nhưng nhân vật bí ẩn này không thấy có bất cứ tài liệu nào nhắc đến, không thể tìm được tên gốc bằng tiếng Trung Quốc.
Theo thông tin, Quân đoàn 27 là đội quân đặc biệt được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ.
Doanh trại Quân đoàn 27 ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh khoảng 4 tiếng chạy xe, trước ngày vào thành Bắc Kinh họ được thông báo tới Bắc Kinh để huấn luyện. Trên đường đi vào thành Bắc Kinh, lại được thông báo được cho đi tham quan, ai nấy đều thích thú.
Vào ngày 20/5, sau khi Bắc Kinh thực thi lệnh giới nghiêm, họ mới biết “có lực lượng làm loạn.” Khi đó tiến vào Bắc Kinh còn có đội quân của Thẩm Dương và Thành Đô, nhưng chỉ có Quân đoàn 27 mang theo vũ khí chiến đấu, bao gồm: xe tăng, xe thiết giáp, sung ống đạn dược…
tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989
Vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)
tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989
Vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)
tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989
Vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)
Hồ sơ nhắc đến vụ thảm sát diễn ra vào sáng ngày 4/6, vụ thảm sát xảy ra tại Lục Bộ Khẩu (Liubukou) ở phía tây Trung Nam Hải. Khi người dân cản trở đường đi của quân nhân, đội quân mù chữ Quân đoàn 27 đã chạy xe tăng lao thẳng vào các quân nhân và người đi đường, những họng súng cũng nhắm thẳng vào người dân khai hỏa.
Quân đoàn 27 đã nhận được mệnh lệnh: “Không được cho bất cứ ai chạy thoát, không được cho bất cứ ai sống sót.” Khi xe bọc thép chạy vào Quảng trường Thiên An Môn đã chuyển sang lao vào các học sinh, sinh viên, phụ nữ và trẻ em, giết đến đâu thì dùng máy ủi gom thi thể đến đó và dùng lửa hỏa thiêu.
Bọn lính man rợ được thông báo có khoảng 1000 học sinh trốn ở gần khách sạn Bắc Kinh, khu đường Chính Nghĩa, khi những học sinh này vừa kéo vào thì bị lính mai phục chờ sẵn và nổ súng càn quét. Ngay cả xe cấp cứu của Quân đoàn 27 đến Thiên An Môn chi viện cũng bị chính những tên đồng đội điên cuồng này xả súng vào.
Gián điệp của Mỹ nằm trong Quân đoàn 27 còn cho biết, bọn chúng ra tay khủng khiếp như thế là hoàn toàn là phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.
Nhưng hồ sơ của Nhà Trắng còn kể lại tình hình nội bộ trong quân đội Trung Quốc khi đó, ví dụ như một quan chức trong đội quân ở Thẩm Dương sau khi biết tin bạn mình bị Quân đoàn 27 giết hại liền đến trước xe bọc thép của Quân đoàn 27 chửi mắng và lập tức bị một phát súng vào đùi; một quân nhân Thẩm Dương về quê nhà lấy vũ khí rồi trở lại Bắc Kinh liều chết với Quân đoàn 27.
Quân đội ở Tân Cương, Giang Tây, Sơn Đông cũng đến Bắc Kinh đối đầu với Quân đoàn 27.
Giang Trạch Dân được chọn vì “công lao” tắm máu người dân tại Quảng trường Thiên An Môn
Nhiều người đều biết, ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn. Hồ sơ mật của Nhà Trắng cũng đề cập, Bí thư Thành ủy Thượng Hải đương nhiệm Giang Trạch Dân được xem là kẻ được lợi nhiều nhất nhờ công tắm máu tại Thiên An Môn.
Năm 1989, ông Giang là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, vào trung tuần tháng 5/1989 làn sóng dân vận lan tới Thượng Hải, mũi nhọn dân chúng chĩa vào ông ta, thời điểm đó báo Kinh tế Thế giới ở Thượng Hải là tờ báo ủng hộ cải cách, vì đăng bài viết tưởng nhớ ông Hồ Diệu Bang nên đã bị Giang đến chỉnh đốn và bị đình bản.
Sau sự kiện Thiên An Môn, người Mỹ mới biết rằng, khi thực hiện lệnh giới nghiêm vào ngày 20/5 tại Bắc Kinh, ông Giang đã được ông Đặng Tiểu Bình hứa sẽ cho lên thay ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì mạnh tay xử lý Báo Kinh tế Thế giới, và hùa theo bài Xã luận 426 trên Nhân dân Nhật báo.
Trong đó, sự kiện của Báo Kinh tế Thế giới là tâm điểm dẫn đến Phong trào Dân chủ Học sinh Sinh viên năm 1989.
tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989
Giang Trạch Dân bước lên đỉnh quyền lực nhờ tắm máu người dân Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)
Trong “Nhật ký Lý Bằng” viết, trong đêm xảy sự kiện Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân ở ngay gần Thiên An Môn để chỉ huy “chiến trường”.
Cuốn Nhật ký còn chỉ ra, ngày 3/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, ông Giang “trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, có thể quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ.”
Tháng 1/2011, nhà đấu tranh nhân quyền Ngụy Kinh Sinh sống lưu vong ở ngoài Trung Quốc Đại Lục đã có bài viết tiết lộ, nhiều người không biết, trước sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Giang Trạch Dân đã được xem như là Tổng Bí thư, vì thế mới có thể vào thành Bắc Kinh chỉ huy cuộc tàn sát. Tội ác của ông Giang trong vụ thảm sát này là rõ như ban ngày
Cùng với việc ông Giang lên nắm quyền, ông Triệu Tử Dương vì phản đối đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 nên đã bị mất chức, sau đó bị giam lỏng tại số 6 Hồ Đồng, Phú Cường, Bắc Kinh, đến năm 2005 thì qua đời ở tuổi 85.
Vào năm 2002, khi ông Giang mãn nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông ta đã đưa ra một số quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định là “không được lật lại vụ án tại Quảng trường Thiên An Môn.”
Nguyên nhân của Quy định này là vì chính ông ta là nhân vật chủ mưu và cũng là kẻ giành được lợi ích nhiều nhất.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Lại sẽ có tranh luận về lễ hội Mặt Nhọ rước sinh thực khí lớn 2016

Về lễ hội này, cận cảnh và phân tích của phía ủng hộ thì đã đi ở đâyở đây.

Cũng có một số ý kiến phản đối.






Sưu tập xếp ngược tư liệu.

---

2.

1.


Lễ hội rước 'của quý' ở Lạng Sơn: Dung tục, phản cảm, không có ở lễ hội gốc


(VTC News) - Màn rước sinh thực khí nam phô trương và trần trụi trong lễ hội xuân Ná Nhèm tại Lạng Sơn đang gây nhiều tranh cãi vì ăn theo lễ hội Nhật Bản để câu khách, chưa từng có ở lễ hội gốc, dung tục, phản cảm, cần phải chấm dứt.

Nghi thức rước linh vật ăn theo lễ hội ở Nhật Bản

Ngày rằm tháng Giêng vừa qua, ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn đã diễn ra lễ hội Nà Nhèm. Đây là lễ hội tưởng niệm hai vị vua nhà Mạc là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông. Tuy nhiên, nghi thức rước lễ tàng thinh trong lễ hội này đang gây nhiều tranh cãi vì quá giống với một lễ hội Nhật Bản và gây phản cảm.

Lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức quan trọng, trong đó có nghi thức cung tiến lễ vật gồm hai là tàng thinh (sinh thực khí nam) và mặt nguyệt (sinh thực khí nữ) để cầu mong con đàn cháu đống, sinh sôi nảy nở.

Tàng thinh trong lễ hội này có chiều dài 1 mét, đường kính hơn 40 centimet, nặng gần 80 kg, làm bằng gỗ, sơn màu hồng. Mặt nguyệt hình tròn, một nửa màu đen, một nửa màu hồng.
Lễ rước thu hút các du khách bởi lần đầu tiên xuất hiện với quy mô lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đó đã có không ít ý kiến cho rằng hai linh vật này với cách thức tổ chức khá giống với lễ hội rước sinh thực khí nam ở Nhật Bản.

Nhiều người khẳng định, nghi thức rước linh vật có kích thước và màu sắc như vậy là ăn theo lễ hội của nước ngoài. Vì lẽ đó, đây không phải là văn hóa truyền thống hoặc ít nhiều đã làm phai đi nét truyền thống trong văn hóa của lễ hội Ná Nhèm. Một số ý kiến khác cho rằng lễ hội gây phản cảm.

Video: Nghi thức rước linh vật phản cảm ở lễ hội Ná Nhèm


Linh vật dung tục, phản cảm

Ở nước ta, cũng có sự du nhập của một số lễ hội đến từ Nhật Bản, trong đó có lễ hội vu lan. Ở Nhật Bản, lễ hội này được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ về tổ tiên và sum họp gia đình. Tuy nhiên, nghi thức rước linh vật ở lễ hội Ná Nhèm, Lạng Sơn, các nhà văn hóa cho rằng nó dung tục, phản cảm.

Chuyên gia văn hóa cũng khẳng định, chúng ta chỉ nên cho du nhập những lễ hội văn minh còn những lễ hội. Một số ý kiến khác cho rằng nghi thức rước linh vật của nam và nữ trong lễ hội ở Việt Nam không phải hiếm, như lễ hội Trò Trám ở Phú Thọ. Tuy nhiên, các linh vật ở lễ hội này được cách điệu, bớt dung tục chứ không phô trương, linh đình, trần trụi như lễ hội Ná Nhèm.

Linh vật gây tranh cãi trong lễ hội Ná Nhèm, Lạng Sơn
Linh vật gây tranh cãi trong lễ hội Ná Nhèm, Lạng Sơn 
Ở Hà Tĩnh và một số địa phương ở miền Trung có tục thờ cúng "nõ nường" (Nõ là cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí của nam giới; Nường là mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí của nữ giới).

Vào các dịp lễ hội, "nõ" và "nường" được đưa ra để cúng, cao trào của buổi lễ là người đàn ông cầm các nõ để làm động tác giao hoan với người phụ nữ. Các chuyên gia văn hóa cho rằng, "nõ nường" của người miền Trung chỉ mang tính tượng trưng, không thô kệch, phản cảm như lễ hội Ná Nhèm.

Không hề có lễ rước linh vật này trước đây

Trao đổi với phóng viên, GS. Nguyễn Xuân Kính, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian cho rằng nghi lễ rước linh vật có ở nhiều dân tộc, nó có ý nghĩa thiêng liêng trong xã hội cổ xưa, xã hội ngày nay đã hiện đại, không ưa sự phô bày như trước đây.

Hơn nữa, lễ hội Ná Nhèm, trước đây không có nghi lễ này mà nay lại xuất hiện sẽ dễ gây hiểu lầm cho người dân, người dân sẽ nghĩ rằng lễ hội gây ra sự hiếu kì, tò mò với thanh thiếu niên để thu hút khách. Trong khi đó, chắc chắn người cao tuổi không thích điều này.

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho biết sau khi nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và chuyên gia văn hóa, đơn vị này đang xem xét điều chỉnh nghi thức rước tàng thinh, mặt nguyệt trong lễ hội Ná Nhèm ở năm sau.
Video: Lễ hội ‘rước của quý’ trần trụi gây tranh cãi ở Lạng Sơn

http://vtc.vn/le-hoi-ruoc-cua-quy-o-lang-son-dung-tuc-phan-cam-khong-co-o-le-hoi-goc.594.596875.htm