Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Người Việt với thế giới : Ánh Viên đã biết đứng ở đâu khi ra “biển lớn”

Một bình luận trên tờ Dân trí.

Nguyên văn như ở dưới đây.

---
Thứ Tư, 05/08/2015 - 13:16


Ánh Viên đã biết đứng ở đâu khi ra “biển lớn”


Dân trí “Làm mưa làm gió” ở sân chơi khu vực, nhưng khi ra biển lớn là giải vô địch thế giới, mới thấy Ánh Viên chưa là gì. Thành tích của cô kém xa so với các đối thủ và điều đó cho thấy, dù có cố gắng nhiều năm nữa bơi lội Việt Nam vẫn khó có cửa tranh chấp huy chương ở những giải đấu tầm thế giới.


 >> Ánh Viên bị loại sớm ở nội dung 200m tự do
 >> Xếp thứ 15/16 ở vòng bán kết, Ánh Viên bị loại


Giành đến 8 HCV đồng thời xô đổ 8 kỷ lục tại SEA Games 2015 ở Singapore vào tháng 6 vừa qua, Ánh Viên xứng đáng được xem là một hiện tượng của kỳ đại hội này. Thế nhưng, thành tích tại “ao làng” Đông Nam Á xem ra chẳng thấm tháp vào đâu khi cô góp mặt tại đấu trường thế giới. Thành tích ở 2 nội dung đầu tiên mà Ánh Viên tham dự là 200m hỗn hợp và 200m tự do, đã cho thấy rõ điều đó.
Ở nội dung 200m hỗn hợp, với tâm lý thoải mái và tự tin, Ánh Viên xuất phát tốt. Sau 4 vòng (bơi bướm, ngửa, ếch và sải), Ánh Viên xếp thứ 5 với thành tích 2'13"41. Thành tích này hơn 12 % giây so với thành tích của cô ở SEA Games 28.

Ánh Viên không có cửa tranh chấp Huy chương ở giải thế giới
Ánh Viên không có cửa tranh chấp Huy chương ở giải thế giới

Vào bán kết với vị trí 16 vòng loại, cơ hội để Ánh Viên tranh chấp huy chương không nhiều, bởi cô gặp rất nhiều đối thủ mạnh hàng đầu thế giới. Trong số 16 VĐV vào bán kết, hầu hết đều có thành tích dưới 2 phút 12 giây.
Đứng đầu vòng loại là Katinka Hosszu với thời gian 2 phút 07 giây 30. VĐV Hungary được mệnh danh là Iron Girl (Cô gái thép). Ngoài Hosszu, còn có Ye Shiwen (Trung Quốc). Đây là VĐV đã vô địch 200 m hỗn hợp ở Olympic London 2012 với thành tích 2 phút 07 giây 57. Cô vượt qua vòng loại với vị trí thứ 5 (2 phút 11 giây 23). Ngoài ra, không thể không nhắc tới các VĐV Siobhan-Marie O'Connor (Anh, 2 phút 08 giây 82), Kanako Watanabe (Nhật, 2 phút 10 giây 37)…Dù đã thi đấu rất cố gắng nhưng Ánh Viên vẫn về đích ở vị trí cuối cùng (8/8), với thành tích 2 phút 13 giây 91. So với vòng loại, Ánh Viên đã cải thiện được thành tích và một lần nữa thiết lập kỷ lục SEA Games. Tuy nhiên, thành tích này nếu đem so sánh với các đối thủ thì vẫn còn khoảng cách quá lớn.
Cụ thể, về nhất đợt bơi này là VĐV người Anh Siobhan-Marie O'Connor (Anh) với thành tích 2 phút 08 giây 45. Trong khi đó, nếu so với “Iron Girls” Hosszu Katinka, kình ngư người Hungary có thành tích tốt nhất vòng bán kết nội dung 200m hỗn hợp cá nhân thì Ánh Viên còn kém 6,45 giây.
Còn ở nội dung 200m tự do, kình ngư người Cần Thơ có thành tích đăng ký là 1 phút 59 giây 27, được thiết lập tại SEA Games 28 vừa qua. Tuy nhiên, ở nội dung thứ 2, Ánh Viên đã thi đấu không tốt. Cô đạt thành tích 2 phút 00 giây 80. Kết quả này còn kém hơn thành tích cũ của cô là 1 phút 59 giây 27. Nếu so với các nhóm có thành tích tốt nhất tại bán kết, Ánh Viên còn kém tới gần 3 giây.
Từ những con số biết nói trên, rõ ràng Ánh Viên chưa là gì khi bước ra sân chơi thế giới. Mục tiêu của VĐV người Cần Thơ chỉ là chiến thắng chính mình.
Theo ông Chung Tấn Phong - tổng thư ký Liên đoàn Thể thao dưới nước TP.HCM, thành tích của Ánh Viên vẫn rất đáng biểu dương bởi giải thế giới quy tụ toàn những VĐV giỏi nhất hành tinh. Đây cũng mới là lần đầu bơi lội Việt Nam đến với giải thế giới bằng suất chính thức chứ không nhờ đặc cách như trước đây. Tuy nhiên, dưới con mắt một nhà chuyên môn, ông Phong cho rằng Ánh Viên còn nhiều điểm cần cải thiện, đó chính là thể hình, thể lực, khâu xuất phát…
Về cơ hội tranh chấp huy chương ở ngay giải châu Á, theo đánh giá của ông Chung, Ánh Viên cũng gặp vô vàn khó khăn. Theo thành tích ở giải vô địch thế giới đang diễn ra, trong số 14 VĐV xếp trên Ánh Viên ở vòng bán kết nội dung 200m hỗn hợp có 2 người đến từ Nhật Bản, 1 người của Trung Quốc và 1 người của Hong Kong (Trung Quốc). Điều này đồng nghĩa Ánh Viên cạnh tranh HCĐ thôi cũng là một nhiệm vụ không dễ làm được.
Vào ngày 9/8 tới, Ánh Viên sẽ thi đấu nốt nội dung cuối của mình là 400m hỗn hợp. Cũng như 2 nội dung trước, người hâm mộ chỉ kỳ vọng Ánh Viên vượt qua thành tích của chính mình, chứ tranh chấp huy chương là điều cực khó. Còn với giới chuyên môn, tất cả cũng phải nhìn rõ hơn khả năng của Ánh Viên, thứ hạng của VĐV này ở đâu khi bước ra sân chơi thế giới, để tiếp tục có những đầu tư chuyên biệt cho cô.

Hà Nguyên

http://dantri.com.vn/the-thao/anh-vien-da-biet-dung-o-dau-khi-ra-bien-lon-20150805131655751.htm


Bổ sung 2 (13/8/2015):

Đoàn Dự | 

Sự thật về giải đấu Ánh Viên giành huy chương



Mang danh “Thế giới” nhưng Cúp vừa diễn ra tại Nga không hấp dẫn với các VĐV đỉnh cao.


Ánh Viên vừa giành HCB và HCĐ ở Cúp Thế giới diễn ra tại Nga. Tuy nhiên, giải đấu này chưa thực sự danh giá như cái tên có gắn chữ “Thế giới”.
“Giải Vô địch Thế giới tại Kazan (24/7-9/8) là to nhất rồi mới đến Olympic. Còn giải Cúp Thế giới cùng nhiều sân đấu khác chỉ là hạng 3 mà thôi.
Trước đó, Ánh Viên thi đấu tại giải VĐTG rồi sang luôn Cúp thế giới do khá gần về địa lý. Thực chất Cúp Thế giới chỉ là giải đấu nhỏ, ai thích thì thi đấu thôi” – nhà báo Nguyễn Lưu nhận định.
Sự khác biệt giữa giải VĐTG và Cúp Thế giới có thể dễ dàng nhận biết qua rất nhiều yếu tố, như lượng VĐV tham gia, cơ cấu giải thưởng...
Nếu tại giải VĐTG, mỗi nội dung có hàng chục VĐV tham gia, phải chia vòng loại, rồi Bán kết, Chung kết để xác định người vô địch, thì ở Cúp Thế giới, có nội dung chỉ vỏn vẹn 5 cái tên tham dự.
Nội dung 400m hỗn hợp nữ ở Cúp Thế giới có 6 VĐV đăng ký, một người bỏ giải nên còn 5 kình ngư tranh tài.
Nội dung 400m hỗn hợp nữ ở Cúp Thế giới có 6 VĐV đăng ký, một người bỏ giải nên còn 5 kình ngư tranh tài.
Với mỗi HCV ở giải VĐTG, VĐV được nhận tới 20.000 USD. Nhưng tại Cúp thế giới, người đăng quang chỉ có 1.500 USD.
“Cúp Thế giới vừa rồi, VĐV chất lượng chỉ có cô Katiaka Hossu người Hungary và một cô người Pháp, có thể tham gia vì không mạnh kinh tế. Còn những VĐV khá giả họ đều bỏ”.
Tại nội dung 200m hỗn hợp nữ, Katiaka Hossu tiếp tục đăng quang, sau khi giành HCV ở giải VĐTG. Tuy nhiên thành tích của cô tại Cúp thế giới kém trước đó vài ngày tới xấp xỉ... 4s.
Điều đó cho thấy với những VĐV đỉnh cao, Cúp Thế giới cũng chỉ là mặt trận để “dạo chơi” và kiếm chút phần thưởng.
“Ở nội dung sở trường 400m hỗn hợp nữ, Ánh Viên có thành tích kém tại Kazan tới 2 giây mà vẫn đoạt HCB. Thành tích đó thực tế là rất thấp. Chúng ta nên có nhận thức rõ về giải đấu này” – nhà báo Nguyễn Lưu tiếp.
Đánh giá đúng tầm cỡ của Cúp Thế giới tuy nhiên nhà báo Nguyễn Lưu vẫn rất trân trọng giải đấu này, vì thực tế bơi lội Việt Nam luôn rất cần các cơ hội cọ xát.
“Nhưng dù sao cũng có chữ “Thế giới” ở đó, cũng là nơi cọ xát. Việt Nam ta kém, càng cọ xát nhiều càng tốt, cứ cọ xát là tốt”.
http://soha.vn/the-thao/su-that-ve-giai-dau-anh-vien-gianh-huy-chuong-20150813172623101.htm



Thứ năm, 13/8/2015 | 00:00 GMT+7



Nữ kình ngư sinh năm 1996 tạo thêm một cột mốc trong lịch sử bơi Việt Nam, khi về thứ hai ở nội dung thi đấu cuối cùng của chặng một giải FINA World Cup 2015. 
8-2523-1439401919.jpg
Ánh Viên lần thứ hai ở giải này lên bục nhận huy chương. 
Nguyễn Thị Ánh Viên cán đích với thời gian 4 phút 40 giây 79, chỉ đứng sau "Quý bà Thép" của đường đua xanh người Hungary Katinka Hosszu (4 phút 36 giây 25).  
anh-vien-8563-1439401920.jpg
Ánh Viên suýt chút nữa tạo nên chấn động.
Ngay sau hiệu lệnh xuất phát, kình ngư của Việt Nam - thi đấu ở làn số 6 - đã vượt lên rồi dẫn đầu suốt 100m đầu tiên. Trên khán đài tiếng hô "Ánh Viên, Ánh Viên, cố lên" rõ mồn một. Có vẻ như các kiều bào đang sinh sống và học tập ở Nga đã đến để cổ vũ cho ngôi sao của thể thao nước nhà.
Tuy nhiên trật tự nhanh chóng được Hosszu thiết lập. Nhà đương kim vô địch thế giới vượt lên mạnh mẽ và duy trì vị trí số một cho đến khi kết thúc.
anh-vien-3-5910-1439401553.jpg
Ở phía sau, Ánh Viên gồng mình duy trì vị trí thứ hai. Cô đuối sức thấy rõ ở những mét cuối cùng nhưng vẫn kịp chạm tay vào thành bể trước 0,75 giây so với người về thứ ba là Lara Grangeon của Pháp.
Kết quả lần này nhìn chung thấp hơn những gì các VĐV thể hiện ở giải vô địch thế giới vừa kết thúc tại Kazan (Nga) cách đây ít ngày. Hosszu khi đó giành HC vàng với thành tích 4 phút 30 giây 29. Ánh Viên đứng thứ 10 vòng loại sau 4 phút 38 giây 78 - kém chỉ 0,58 giây so với người đứng thứ tám - vị trí cuối cùng được thi đấu chung kết, chính là Grangeon.
anh-vien-4-7481-1439401553.jpg
Kết quả chung kết 400m hỗn hợp nữ ở FINA World Cup 2015.
Trước khi lập chiến tích ở nội dung 400m hỗn hợp, hôm 11/8 Ánh Viên đã giành HC đồng 200m hỗn hợp. Kình ngư quê Cần Thơ chạm tay vào thành bể với thời gian 2 phút 12 giây 33, chỉ thua 0,18 giây so với người về nhì là Zsuzsanna Jakobos của Hungary. Giành HC vàng là Hosszu đạt 2 phút 10 giây 68. 
400m hỗn hợp nữ là nội dung cuối cùng của ngày thi đấu, cũng là của chặng một FINA World Cup 2015.
Sau Moscow, thầy trò HLV Đặng Anh Tuấn sẽ sang Paris (Pháp) để tham gia chặng hai, trước khi trở về Mỹ ngày 18/8.
FINA World Cup, khởi tranh lần đầu tiên năm 1979, là giải bơi thường niên của thế giới với bảy hoặc tám chặng thi đấu. Mỗi chặng diễn ra trong hai ngày, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 ở nhiều địa điểm khác nhau, với tổng giá trị tiền thưởng lên đến hai triệu đôla.
Mùa giải 2015, FINA World Cup có tám chặng, gồm Moscow (11/8 và 12/8), Paris-Chartres (15/8 và 16/8), Hongkong (25/9 và 26/9), Bắc Kinh (29/9 và 30/9), Singapore (3/10 và 4/10), Tokyo (28/10 và 29/10), Doha (2/11 và 3/11), Dubai (6/11 và 7/11).
Ở các chặng của Cup thế giới, Liên đoàn bơi quốc tế FINA thưởng mỗi tấm HC vàng 12 điểm và 1.500 đôla, HC bạc là 9 điểm và 1.000 đôla, HC đồng là 6 điểm và 500 đôla.

Nam Anh
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/cac-mon-khac/anh-vien-gianh-hc-bac-400m-hon-hop-tai-cup-the-gioi-2015-3262497.html




Bổ sung 1 (12/8/2015):


Giành HCĐ, Ánh Viên gây địa chấn tại Cúp thế giới


- Dù không được đánh giá cao bằng các đối thủ nhưng kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã có màn thi đấu vô cùng xuất sắc để về đích ở vị trí thứ 3, giành HCĐ.


Ánh Viên từng đạt thành tích tốt nhất trong sự nghiệp ở nội dung 200m hỗn hợp là 2 phút 12 giây 66 tại ASIAD 2014. Tuy nhiên, từ đó tới nay, VĐV người Cần Thơ chưa thể phá kỷ lục của chính mình.
Tại vòng loại, Ánh Viên đạt thành tích 2 phút 15 giây 33. Thành tích này thấp hơn so với thành tích mà Ánh Viên đạt được tại giải VĐTG. Dù vậy, mục tiêu của Ánh Viên là vào chung kết và cô đã hoàn thành.
Ánh Viên, Cúp thế giới, huy chương đồng, lịch sử, chung kết
Ánh Viên giúp bơi lội Việt Nam lần đầu có huy chương ở sân chơi thế giới
Các nội dung thi đấu chung kết trong hôm nay lần lượt là: 100m tự do nam, 200m tự do nữ, 50m ếch nam, 100m ếch nữ, 100m bướm nữ, 100m ngửa nam, 50m ngửa nữ, 200m bướm nam, 200m hỗn hợp nữ, 400m tự do nam, 50m tự do nữ, 200m ếch nam, 200m ếch nữ, 50m bướm nam, 800m tự do nữ và 400m hỗn hợp nữ.
Ở đợt thi chung kết diễn ra vào lúc 23h10 tối nay (giờ Việt Nam), Ánh Viên xuất phát ở đường bơi số 6. Dù Cúp thế giới không khắc nghiệt như giải VĐTG, nhưng Ánh Viên vẫn phải đối đầu với rất nhiều đối thủ mạnh. Đáng chú ý trong cuộc tranh tài ở nội dung 200m hỗn hợp, Hosszu chính là người đang nắm giữ kỷ lục thế giới ở nội dung này với thời gian 2 phút 6 giây 12, xác lập tại giải vô địch thế giới vừa kết thúc ở Kazan (Nga) cách đây ít ngày.
Ánh Viên có sự khởi đầu rất tốt, khi xuất phát không mắc lỗi nào. Sau khi kết thúc 50 m bơi ngửa, Ánh Viên vươn lên vị trí thứ hai. Sau 100m đầu tiên, Ánh Viên vươn lên thứ 2. Và điều bất ngờ đã đến, khi kết 200m, Ánh Viên xuất sắc về đích thứ 3, giành HCĐ, với thành tích 2 phút 12 giây 33. Thành tích này vượt qua cả tấm HCĐ ASIAD mà Ánh Viên giành được năm 2014 và đây cũng là thành tích cao nhất trong sự nghiệp thi đấu của VĐV người Cần Thơ.
Ánh Viên, Cúp thế giới, huy chương đồng, lịch sử, chung kết
Ánh Viên trên bục nhận HCĐ 
Thành tích của Ánh Viên kém VĐV về thứ hai là Jacobs (Hungary) đôi chút là 2 phút 12 giây 15. Người giành HCV là Katinka Hosszu với 2 phút 10 giây 68.
Như vậy là sau giải VĐTG không thể vào chung kết, tại Cúp thế giới Ánh Viên đã làm nên lịch sử cho bơi lội Việt Nam, khi giành tấm HCĐ.
Theo lịch thi đấu, ngày mai 12/8, Ánh Viên sẽ tranh tài ở chung kết 400m cá nhân hỗn hợp. Do chỉ có 7 VĐV đăng ký ở nội dung này nên BTC không tổ chức thi đấu vòng loại.
Giải bơi lội cúp thế giới có 8 chặng, gồm Moscow (11/8 và 12/8), Paris-Chartres (15/8 và 16/8), Hongkong (25/9 và 26/9), Bắc Kinh (29/9 và 30/9), Singapore (3/10 và 4/10), Tokyo (28/10 và 29/10), Doha (2/11 và 3/11), Dubai (6/11 và 7/11). VĐV giành HCV nhận 12 điểm, 1.500 USD; HCB nhận 9 điểm, 1.000 USD; HCĐ có 6 điểm và 500 USD.
Ánh Viên sẽ tham dự 2 chặng tại Nga và Pháp, sau đó sẽ trở về Mỹ tập huấn vào ngày 18/8 tới.
http://thethao.vietnamnet.vn/fms/menu3/138530/gianh-hcd--anh-vien-gay-dia-chan-tai-cup-the-gioi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét