Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Về Cách mạng Tháng Tám : bài học bám dân mà nguyên TBT Đỗ Mười truyền thụ

Việt Minh là "bà đỡ" của Cách mạng Tháng Tám.

Dưới là nguyên băng cuộc nói chuyện giữa  cán bộ cao cấp nhất của Việt Minh hiện nay với nguyên TBT Đỗ Mười, vào dịp trước Quốc khánh 2/9 năm 2015.

Hiện thực một cách trực tuyến (bản lưu băng video này, mình đã nhờ Lão Cạo chuẩn bị giùm, phòng bị gỡ bỏ):

"

"

"

Buổi chiều đặc biệt với nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười

320 lượt xem
Xuất bản 12-08-2015
Ở tuổi gần 100, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười không cần đeo kính, vẫn đọc báo, xem tivi, luôn quan tâm đến chính sự trong nước và quốc tế.

Chiều 12/8, nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, Chủ tịch UB TW MTTQ Việt Nam đến thăm hỏi nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười.

Ngôi nhà cổ trên căn phố yên tĩnh ngay trung tâm Hà Nội của nguyên Tổng bí thư được bố trí khá đơn giản. Căn phòng của ông nằm trên gác 2 chỉ có chiếc giường, tủ gỗ cùng rất nhiều vật lưu niệm là những chiếc đồng hồ khá cũ kỹ. Chỉ có chiếc tivi lớn là tương đối hiện đại được đặt cạnh giường để ông theo dõi thời sự hàng ngày.


“Sự tích” tên Đỗ Mười

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã có gần 1 giờ đồng hồ trò chuyện vui vẻ, cởi mở, có lúc còn pha trò với những câu đùa hóm hỉnh với Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân.

Được Chủ tịch MTTQ VN hỏi về kì tích vượt ngục tại nhà tù Hỏa Lò năm 1941, ông kể một mạch: “Ba anh em trong tổ của tôi chui qua cống thoát ra ngoài. Ra khỏi cống, ba anh em đi ba hướng. Phải đi vào ban đêm, ban ngày thì lộ mất. Tôi về quê để lấy thẻ căn cước đi hoạt động”.

Người thư kí cho biết tên Đỗ Mười của nguyên Tổng bí thư cũng xuất phát từ câu chuyện chui cống vượt ngục. “Bác vượt ngục đúng ngày 30. Ba mươi có chữ mươi tức là Mười. Bác thêm từ Đỗ thành Đỗ Mười để làm bí danh hoạt động. Tên thật của bác là Nguyễn Duy Cống”.

Cuộc trò chuyện mỗi lúc một sôi nổi, gợi lại ký ức từ thời hoạt động bí mật trước Cách mạng tháng Tám, cho đến khi nguyên Tổng bí thư về tiếp quản Hải Phòng năm 1955.

Chủ tịch MTTQ hỏi ông lúc tiếp quản Hải Phòng trong 300 ngày, ông nhớ chuyện gì nhất, ông kể lại rành mạch việc bảo vệ tài sản, không cho Pháp lấy đi bất cứ của cải gì. “Pháp có ý định gỡ máy móc đem đi. Đây là vấn đề ta phải đấu tranh”, ông nói.

Bài học bám dân

Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân nói với giọng cảm phục về bậc tiền bối - người kinh qua nhiều chức vụ, từ Bí thư nhiều tỉnh thành, rồi Bộ trưởng Nội thương, Xây dựng, trước khi làm Phó Thủ tướng, và sau cùng là Tổng bí thư.

"Ông có bài học gì dặn dò cho thế hệ trẻ chúng con không?”. “Lúc nào cũng phải bám dân. Bám dân thì bất cứ khó khăn nào cũng qua được. Bất kì ở đâu, bám dân cũng làm được nhiều việc”, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đúc kết.

“Muốn bám dân tốt, theo ông, phải làm gì?”, Chủ tịch MTTQ hỏi tiếp. Nguyên Tổng bí thư đáp, phải lắng nghe dân. "Bây giờ cũng vậy, vì lợi ích của dân, dân mới bảo vệ mình”, ông khuyên.

Nghe vậy, Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân hứa: "Bài học của ông chúng con xin tiếp thu và phát huy để tiếp tục bám dân, tin dân và vì dân".

Gửi lời chúc sức khỏe đến nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân nói ông cứ mãi là kho tàng lịch sử truyền lại cho con cháu đời sau.

"Chúc Mặt trận đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công", nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đáp lời rồi tiễn ông Nhân ra về.

"
https://www.youtube.com/watch?v=3jpAiLmyYbE


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét