Tin lấy về từ các nơi.
---
3.
Hà Nội gắn tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông
25/08/2015 - 15:02 (GMT+7)
Sáng 25/8, UBND TP Hà Nội cùng UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức lễ gắn tên phố mang tên các vị vua Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.
Hà Nội chính thức có con phố mang tên vua Mạc Thái Tổ - Ảnh: Tin mới |
Phố Mạc Thái Tổ là đoạn đường dài 900m, rộng 60m, tính từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kính (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), đối diện tòa nhà E Chelsea Park.
Phố Mạc Thái Tông là đoạn đường dài 840m, rộng 17m từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng (đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia) đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kinh, tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm, thuộc địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Trước đó, khi UBND thành phố Hà Nội đề xuất đặt tên phố mang tên các vị vua thời nhà Mạc, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc này. Nhiều nhà khoa học, lịch sử cho rằng việc đặt tên phố mang tên vua Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông là chưa thích hợp. Vì thế, cuối năm 2014, UBND TP Hà Nội đã xin rút tờ trình gửi HĐND TP về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.
Đến năm 2015, Sở VH-TT&DL Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông.
Ngày 6/7/2015, tại phiên họp HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết về việc này và đến ngày 27/7/2015, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường phố trên địa bàn, trong đó nhất trí thông qua đặt tên hai con đường mang tên vị vua đầu triều Mạc, Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông.
Được biết, trước Hà Nội, 9 tỉnh, thành phố khác đã có những đường, phố mang tên Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh như TP HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi…
Hoài Thu
http://www.baogiaothong.vn/ha-noi-gan-ten-pho-mac-thai-to-mac-thai-tong-d117919.html
2.
Hà Nội vừa có 2 đường phố mang tên các vị vua nhà Mạc
Sáng nay (25/8), UBND Quận Cầu Giấy cùng Ban liên lạc dòng họ Mạc đã chính thức tổ chức gắn biển tên phố 2 vị vua nhà Mạc.
Liên đoàn lao động quận Long Biên: Gắn biển công trình chào mừng 60 năm ngày giải phóng Thủ đô | |
Trường THCS Nguyễn Tri Phương được gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm |
Phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông là 2 trong số những tên phố mới được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội chính thức thông qua. Theo nghị quyết về đặt tên 19 tuyến đường, phố mới đã được HĐND TP.Hà Nội thông qua, có 9 tuyến đường, phố mang tên địa danh, 4 phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, 6 đường, phố mang tên danh nhân, trong đó còn có tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.
Công bố quyết định của UBNDTP về việc gắn biển tên phố mang tên 2 vị vua nhà Mạc |
Theo đó, phố Mạc Thái Tổ đoạn từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kính, đối diện tòa nhà E1 Chelsea Park, dài 900 m, rộng 60m.
Còn phố Mạc Thái Tông, đoạn từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng (đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia) đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kính, tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm, dài 840m, rộng 17m
Mạc Thái Tổ (1483-1541), tên húy là Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi , quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Ông làm quan võ dưới thời Lê sơ, lập nhiều công lao và được phong đến chức Thái sư An Hưng Vương. “Lịch sử cũng phải công bằng vì triều đại nhà Mạc tồn tại hơn 60 năm nhưng đã cống hiến cho lịch sử, xã hội Việt Nam những thành tựu đặc sắc, mang lại phồn vinh, thịnh trị cho đất nước” - GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam cho hay
Kim Thoa
http://laodongthudo.vn/ha-noi-vua-co-2-duong-pho-mang-ten-cac-vi-vua-nha-mac-25349.html1.
12:55 NGÀY 25/08/2015
Gắn biển hai tuyến đường mang tên các vị vua nhà Mạc
Tên hai vị vua Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông vừa được gắn lên tại hai tuyến phố mới thuộc địa bàn phường Yên Hòa, Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
10h sáng 25/8, UBND Thành phố Hà Nội làm lễ gắn biển cho hai phố mới mang tên hai vị vua họ Mạc là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông thuộc địa bàn hai phường Yên Hòa và Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội). |
Phố Mạc Thái Tổ (vua Mạc Đăng Dung) được đặt cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến nút giao với phố Trung Kính, đối diện tòa nhà E1 Chelsea Park. Tuyến đường dài 900 mét, rộng 60 mét. |
Tuyến phố mới nằm dọc kênh thoát nước nổi ra sông Tô Lịch từ địa phận phường Yên Hòa kéo dài sang khu đô thị Nam Trung Yên. Đây là một trong những dự án thoát nước được quy hoạch xanh sạch đẹp. |
Mạc Thái Tổ (1483-1541), tên húy là Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Ông là người sáng lập ra triều đại nhà Mạc, ở ngôi từ năm 1527 đến hết năm 1529. |
Đầu tháng 7, tại kỳ họp lần thứ 13, HĐND Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài 22 đường, phố của 8 quận/huyện, trong đó có 9 đường phố mang tên địa danh, 4 phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, 6 đường phố mang tên danh nhân và 3 phố điều chỉnh kéo dài. |
Trong số 19 tuyến phố này, có 2 tuyến phố mang tên 2 vị vua nhà Mạc là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông. Trước khi đặt tên Hà Nội đã lấy ý kiến nhiều nhà khoa học và người dân. |
Dọc suốt tuyến phố mới mang tên Mạc Thái Tổ tập trung nhiều tòa nhà, chung cư cao tầng, trường học có lượng dân cư sinh sống đông đúc, giao thông qua lại tấp nập. |
Phố Mạc Thái Tông (vua Mạc Đăng Doanh) được đặt cho đoạn đường từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng, đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kính, cuối đường Vũ Phạm Hàm, dài 840 mét, rộng 17 mét. |
Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông song song với nhau, đều giao cắt với phố Nguyễn Chánh tạo thành hai ngã tư giao thông quan trọng trong khu vực. |
Cả hai tuyến phố mới còn có chung điểm là giao cuối cắt với đường Phạm Hùng. |
Ngã tư giao cắt phố mới Mạc Thái Tông với phố Trung Kính và Vũ Phạm Hàm. Đây là nút giao thông quan trọng trong khu vực quận Cầu Giấy, giảm tải cho trục đường Trần Duy Hưng ở cửa ngõ phía Tây thành phố. |
Mạc Thái Tông (1502-1540), tên húy là Mạc Đăng Doanh, con trưởng của Thái tổ Mạc Đăng Dung. Năm 1530, Mạc Đăng Doanh kế vị Mạc Thái Tổ, đổi niên hiệu là Đại Chính. Ông ở ngôi từ năm 1530 đến 1540. |
Tồn tại từ năm 1527-1677 (trị vì từ năm 1527-1592), vương triều Mạc có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nhưng do ảnh hưởng bởi cái nhìn thiên lệch, chủ quan của các sử gia phong kiến, việc ghi chép, nghiên cứu cũng như đánh giá về vương triều Mạc chưa đầy đủ, chân thực, đã tạo ra cái nhìn phiến diện về vương triều này. Trước đó đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên hay không khi lựa chọn hai vị vua triều Mạc để đặt tên cho hai tuyến phố mới tại Hà Nội. |
Trên toàn quốc, tên hai vị vua Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông đã được đặt tên đường phố ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Mạc Đăng Dung được đặt tên đường ở 9 tỉnh, thành phố như Quảng Ngãi, An Giang, Quảng Bình, Hải Phòng, TP HCM… Mạc Đăng Doanh được đặt tên đường cho đường ở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng và ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. http://news.zing.vn/Gan-bien-hai-tuyen-duong-mang-ten-cac-vi-vua-nha-Mac-post572599.html |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét