Tổng hợp từ các nguồn của báo chí.
Những bài báo trong thời gian gần đây.
---
5.
4.
Chúng ta ở đẳng cấp vô cùng thấp | ||||
Tư Giang | ||||
Thứ Sáu, 28/8/2015, 23:30 (GMT+7) | ||||
|
|
Thứ Ba, 30/06/2015 06:31
Du lịch Việt thua Lào, Campuchia: Chuyện không có gì lạ
(Thị trường) - Tại sao Campuchia không có lưới điện quốc gia; xăng đắt hơn Việt Nam khoảng 25-30% nhưng khách sạn của họ rẻ hơn Việt Nam 40%?.
Đây là câu hỏi luôn được ông Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Công ty du lịch Lửa Việt đưa ra và đi tìm câu trả lời. Từ những trải nghiệm nghề nghiệp của mình ông Mỹ đi đến nhận định: Việt Nam đang thua Lào, Campuchia trong việc thu hút khách du lịch.
Quá dựa vào tài nguyên
PV: - Thưa ông, trong một bài viết của mình ông đã đưa ra nhận định du lịch Việt Nam đang bị tụt hậu. Dù mở cửa phát triển trước nhưng Việt Nam đang để Lào và Campuchia vượt mặt. Xin ông có thể cho biết dựa trên cơ sở nào để ông đưa ra nhận định này?
Ông Nguyễn Văn Mỹ: - Tôi là người làm trong ngành du lịch nhiều năm, đã đi rất nhiều nơi và chắc chắn có đủ căn cứ để đưa ra nhận định này.
Tôi không đồng ý tô hồng nhưng cũng không được bôi đen về bất cứ điều gì, nhất là trong việc liên quan đến hình ảnh quốc gia trong con mắt những người ưa khám phá những vùng đất mới. Tuy nhiên có những sự thật buộc chúng ta phải nhìn thẳng để cùng tìm giải pháp thoát ra.
Trước hết, nói du lịch Lào, Campuchia đang qua mặt Việt Nam chúng ta phải nhìn từ con số.
Nếu như năm 2000, Campuchia mới đón hơn 400 nghìn lượt khách, thì sau 14 năm con số này đã tăng gấp 10 lần (hơn 4,5 triệu). Con số tương tự tại Lào cũng tăng từ trên 700.000 lượt khách lên hơn 4 triệu.
Trong khi đó Việt Nam đã mở cửa từ lâu nhưng năm 2014 cũng chỉ có gần 8 triệu lượt khách.
Lượng khách xét theo tỉ lệ dân số du lịch Việt Nam hiện nay về mặt hiệu quả chỉ hơn được 2 nước là Indonesia mà Myanmar.
Nếu không thay đổi, coi chừng mấy năm nữa, du lịch Việt Nam chỉ còn hơn Brunei và Đông Timor.
Chợ đêm Luang Prabang. Khách du lịch mua đồ sẽ không lo bị lườm, nguýt và đốt vía |
PV: - Theo ông vì đâu lại có tình trạng trên?. Ông có những ví dụ cụ thể nào để minh chứng cho điều này?
Ông Nguyễn Văn Mỹ: - Có điều này trước hết có lẽ do Việt Nam quá dựa vào tài nguyên nên không chịu khó nghĩ ra cách làm mới, sáng tạo để vượt lên, thậm chí còn lãng phí.
Ngược lại Lào và Campuchia giống như con nhà nghèo chịu khó làm lụng và tiết kiệm. Từ cái nhỏ đến cái lớn và họ thành công.
Hơn nữa khác biệt của Việt Nam và Lào, Campuchia thể hiện rõ nhất đó là tính tự chủ. Vì vậy mọi sự sáng tạo, cố gắng và ý thức được thể hiện trong công việc của họ làm thế nào đó để được tốt nhất và bền vững.
Hai nữa là nhà nước chỉ quản lý, không ôm đồm kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Cũng không thấy những trụ sở hoành tráng, đang đua nhau khoe của...
Tôi từng đi một xuyên Lào rồi sang Campuchia nhưng suốt 1500km không có một trạm thu phí. Ngược lại ở Việt Nam trạm thu phí dày đặc.
Xe của họ đi không cần bóp còi, công an chỉ dừng xe khi có dấu hiệu sai phạm rõ rệt. Xe đậu đầy đường mà không lo trộm cướp bẻ gương. Còn Việt Nam nếu để như vậy chắc chắn bị bẻ gương, trộm đồ.
Đặt câu hỏi vì sao họ không ai dám trộm vặt như vậy? Vì luật pháp của họ rất nghiêm. Cái gốc do con người (cơ chế, luật pháp và văn hóa đều do con người).
Ở Viên Chăn xe hơi nhiều, chạy như châu Âu có đường không cho phép đối đầu trực diện. Có lối riêng cho người đi bộ.
Còn nhà vệ sinh cách đây 6 năm trong một lần tôi đưa các lãnh đạo cũng có tên tuổi đi vào Luang FraBang, tới một làng nhà cửa rất lụp xụp. Khi đó lo nhà vệ sinh không đảm bảo tôi đã khuyên khách không nên đi vào. Thế nhưng người hướng dẫn ở đây cho biết mọi thứ rất sạch.
Đúng là khi đi vào đó mới thấy nhà vệ sinh của họ chỉ làm bằng xi măng nhưng sạch tinh.
Rồi có những khu du lịch như Đảo Rong Samloem ở Campuchia (cách Sihanoukville 25 km) đẹp hoang dã, biển sát rừng nguyên sinh. Hàng chục doanh nghiệp đầu tư, kiểu du lịch sinh thái đúng nghĩa, toàn nhà tranh vách ván. Không internet, không máy lạnh, tủ lạnh; điện máy phát thường có từ 18 - 24 giờ hàng ngày.
Vậy mà khách Tây cứ đầy ắp, ở cả tuần, giá đắt gấp 3 - 4 lần trên đất liền. Nhà hàng Manichan ở Vang Vieng (Lào) thiết kế trang nhã nhưng không có máy lạnh, để giữ nguyên hương vị các món ăn. Nhà vệ sinh bên cạnh lại gắn máy lạnh tinh tươm, có cả nến trầm và hoa thơm dịu nhẹ.
http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/du-lich-viet-thua-lao-campuchia-chuyen-khong-co-gi-la-3274795/
2.
Việt Nam chính thức bị Lào, Campuchia vượt mặt
Sư kiện: Những bài hay trên Một Thế Giới
Có lẽ, nhận định Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo mà đã dần thành hiện thực. Số liệu thống kê của WB và WEF cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đã bị 2 nước láng giềng vượt lên về năng lực cạnh tranh, trình độ sản xuất...
>> "Chúng ta phải cảm thấy xấu hổ khi bị Lào, Campuchia vượt mặt"
Có thể bạn quan tâm
Theo các chỉ số thống kê xếp hạng của Ngân hàng Thế giới – World Bank và Diễn đàn Kinh tế Thế giới – WEF cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với nguy cơ bị Lào và Campuchia vượt qua về cả năng lực cạnh tranh, khả năng vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, và trình độ sản xuất.
Trước thềm hội nhập, Việt Nam đang gặp phải những vấn đề rất đáng lo ngại như đầu tư đào tạo nhân viên yếu; khả năng ứng dụng công nghệ mới và hấp thu công nghệ yếu; trình độ marketing đều bị xếp sau Lào và Campuchia, chỉ hơn mỗi Myanmar.
Trong khi đó, Lào và Campuchia đang có những bước cải thiện mạnh mẽ trong mấy năm qua và hơn hẳn Việt Nam về sự năng động của doanh nghiệp, theo các thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới cũng như Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Những điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp trong nước sẽ bị “đuối” và khó thoát ra khỏi vị thế mãi gia công, xuất khẩu thô chiếm tỷ trọng cao khi hội nhập.
Nếu xét về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, Việt Nam đang được xếp trên 3 nước là Lào, Campuchia và Myanmar – nhóm có đóng góp khoảng 4% GDP toàn khối. Trong khi đó, nhóm có năng lực cạnh tranh cao hơn Việt Nam đang chiếm đến 88% GDP toàn khối.
Tuy nhiên, Việt Nam đang là quốc gia có chi phí thời gian chờ và nộp thuế cao nhất trong khu vực. Báo cáo của World Bank cho thấy, trong nhiều năm liền số giờ trung bình cho một doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế và đóng được thuế là 872 giờ, gấp hơn 10 lần so với Singapore, gấp 2,5 lần so với Lào và hơn 5 lần so với Campuchia.
Xét về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, hiện trình độ sản xuất của Việt Nam được WEF xếp sau cả Lào và Campuchia, chỉ cao hơn Myanmar.
Báo cáo cho thấy, doanh nghiệp ở Lào có năng lực đổi mới và sáng tạo; độ chuyên sâu cao hơn doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, trình độ marketing của các doanh nghiệp ở Lào và Campuchia được WEF đánh giá cao hơn cả Việt Nam.
Điểm quan trọng trong năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là đào tạo nhân viên và thu hút nhân tài, hiện Việt Nam vẫn bị xếp sau cả Lào và Campuchia.
Còn khoảng hơn 6 tháng nữa, Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC sẽ có hiệu lực. 10 nước ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng kinh tế tự do với quy mô 2.400 tỷ USD (năm 2013) với 600 triệu người dân.
Giữa các nước thành viên trong cộng đồng AEC sẽ là dòng chảy hoàn toàn tự do về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng (bước đầu với 8 nhóm ngành: bác sĩ, nha sĩ, y tá, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, giám định và du lịch).
Theo những chỉ số đưa ra, tương lai các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn lên không là một câu hỏi rất khó trả lời. Bởi, dù cho Việt Nam đang thu hút dòng vốn FDI từ các nơi đổ về thì các doanh nghiệp trong nước được gì từ những ưu đãi Chính phủ đã dành cho các doanh nghiệp FDI?
Mặt khác, Việt Nam được xếp vào nhóm phát triển dựa vào thiên nhiên ban phát. Điều này một lần nữa khẳng định qua chỉ số chuyển giao công nghệ với FDI. So với cả Lào và Campuchia, FDI vào Việt Nam nhắm vào lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên.
Theo đó, WEF đánh giá chỉ tiêu chuyển giao công nghệ với FDI trong khối ASEAN của Việt Nam chỉ đứng trên Myanmar, lại một lần nữa được xếp thấp hơn Lào, Campuchia.
Tổng hợp theo Bizlive
1.
Thứ sáu, 28/8/2015 | 11:57 GMT+7
Thu nhập người Việt đi sau Hàn Quốc, Thái Lan hàng chục năm
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm.
Tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 -2035” do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức sáng nay (28/8), bao trùm bầu không khí là những quan ngại về nguy cơ tụt hậu của đất nước so với khu vực và trên thế giới, những vấn đề của mô hình tăng trưởng hiện nay, nút thắt của thể chế…
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 1990 - 2014 đạt 6,9% một năm, đưa Việt Nam từ một nước thuộc nhóm các nước nghèo trên thế giới thành nước có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực, mức GDP hơn 186 tỷ USD đạt được năm 2014 vẫn còn nhỏ. Theo tính toán, GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam, Thái Lan gấp 2 lần, Malaysia gấp 1,8 lần, Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần.
Bên cạnh đó, dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và nguy cơ bị nới rộng.
Thu nhập người Việt tăng nhưng vẫn đi sau nhiều nước trong khu vực và thế giới. Ảnh: CityLane |
Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD. Tuy nhiên, với mức bình quân này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.
Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định nền kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu lớn. Cụ thể, báo cáo cho hay tăng trưởng bình quân 7%, nhưng rất khác biệt giữa hai giai đoạn, trước năm 2008 là 7,8% mỗi năm, nhưng từ 2008 đến nay chỉ 5,8%,, chênh lệch khoảng 2 điểm phần trăm. So với các nước trong khu vực, nếu tăng trưởng 5%, đến năm 2035, GDP của Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan. “Nếu tăng trên 7% may ra mới đuổi kịp được, còn 5% chắc chắn tụt hậu”, ông Cung nhấn mạnh.
Thêm vào đó, năng suất lao động chưa cải thiện, tăng chủ yếu nhờ chuyển dịch lao động. Vốn đang được đầu tư vào những ngành năng suất thấp, hiệu quả thấp như tài chính – ngân hàng, bất động sản. “Điều này không hợp lý, nguyên nhân do tín hiệu thị trường sai lệch, các ngành năng suất thấp, hiệu quả thấp thu hút nguồn lực là do có địa tô cao, hơn là tạo ra giá trị gia tăng”, vị này chia sẻ
Lãnh đạo CIEM khuyến nghị để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế là nhiệm vụ trọng tâm và không thể chần chừ. Theo ông, mục tiêu ổn định vĩ mô là cần thiết nhưng chưa đủ, nếu không đổi mới thể chế, chức năng của Nhà nước thì nguy cơ tài khóa, tiền sẽ mở rộng và gây ra bất ổn.
Tiến sĩ Võ Đại Lược cho hay tình hình kinh tế đang phức tạp, có điểm sáng, có điểm tối, nếu chỉ bàn đến giải pháp kinh tế thì không thể giải quyết được, chẳng hạn như vẫn giữ doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo thì không thể xử lý được những vấn đề tồn động tại khu vực này.
“Ở thời điểm hiện nay, muốn giải quyết thực sự vấn đề thì chuyện không phải là kinh tế mà phải chính trị, phải có sự đổi mới về tư duy quan điểm phát triển, từ đó đổi mới thể chế”, ông Lược nói.
Đồng quan điểm, ông Trương Đình Tuyển khẳng định để thể chế kinh tế tốt lên, phải cải cách chính trị, từ đó xây dựng xã hội hiện đại dựa trên ba nội dung: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại”, ông Vinh phát biểu.
Phương Linh
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/thu-nhap-nguoi-viet-di-sau-han-quoc-thai-lan-hang-chuc-nam-3271028.html
28/08/2015 15:00 GMT+7
28/08/2015 15:00 GMT+7
Việt Nam đi sau Thái Lan 20 năm, Hàn Quốc 35 năm
- GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đã gấp 21 lần năm 1990 nhưng chỉ tương đương mức GDP bình quân của Malaysia năm 1998, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010.
Nguy cơ Việt Nam đang tụt hậu trở thành chủ đề nóng nhất tại cuộc hội thảo về "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-3035" do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức sáng nay, 28/8.
Đáng chú ý, lần đầu tiên, sự tụt hậu như trên được công bố một cách chính thức bởi cơ quan của Chính phủ - Tổng Cục Thống kê Việt Nam.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng báo cáo về thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam, cho biết: năm 2008, chúng ta đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng vẫn thua xa các nước trong khu vực.
Năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp so với khu vực (ảnh: Phạm Huyền) |
Cụ thể, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD. Con số này gấp 21 lần năm 1990, nhưng chỉ bằng với nước Malaysia năm 1998, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010.
Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm, sau Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan 20 năm, sau Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm.
GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam chỉ bằng 3/5 của Indonesia, bằng 2/5 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, 1/4 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.
Trước những so sánh này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bổ sung: "Chúng ta tự hào về tăng trưởng bình quân 7%. Tuy nhiên, kể từ 2008 trở lại đây, tăng trưởng chỉ còn hơn 5%. Nếu GDP chỉ tăng khoảng 5% thì đến năm 2035 mới bằng 75% của Thái Lan hiện nay. Cho nên phải đạt tăng trưởng 7% may ra mới đuổi kịp được Thái Lan".
"Nguy cơ tụt hậu của Việt Nam rất lớn nếu không thay đổi. Việt Nam không thể chần chừ cải cách kinh tế, bởi nếu còn chần chừ, nguy cơ tụt hậu sẽ còn rất xa so với các nước trong khu vực. Giờ, không có còn đường nào khác, không có đường lùi", ông Cung lo ngại.
PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cũng chia sẻ: “Các nước xung quanh làm được sao ta lại không làm được?”.
"Chúng ta phải đảm bảo thực sự mở cửa và hội nhập, thu hút được mọi nguồn lực cho phát triển và phải hoàn thiện để có một nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại", ông Thắng nói.
Chủ trì hội thảo này, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đặt vấn đề: "Có thật sự là năng lực cạnh tranh của ta dang kém hơn các nước khác hay không, gây nên mối nguy trong hội nhập. Hộ nhập là phải cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta sẽ thất bại".
Phạm Huyền
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/259068/viet-nam-di-sau-thai-lan-20-nam--han-quoc-35-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét