Một ông bạn, là ĐHT, từng nhiều năm công tác ở nước Đức, và có bằng cấp cao (học bằng tiếng Anh), vừa đưa một ý kiến như sau.
Đăng lại nguyên văn của bạn, từ Fb.
"
Ngày cuối nộp hồ sơ chọn trường học Đại học cũng đã tới. Một ngày bằng 12 năm đèn sách.
Chọn trường học có phần giống trong Lý thuyết Trò chơi (Game Theory), khi mà mỗi cá nhân phải nghe ngóng những cá nhân khác để quyết định, và quyết định của họ lại ảnh hưởng đến đám đông còn lại.
Cách thức đăng ký, chọn trường tập trung này càng khuyến khích thiên hướng: hồ sơ/bằng cấp trước chuyên môn, năng lực sau; vào được trường trước, nguyện vọng, yêu thích nghề nghiệp bỏ đó, tính sau. Chọn sao để với điểm số có được phải vào được trường cao, không được phép sơ xảy.
Chọn nghề, chọn trường là quan trọng nên cái cơ chế chọn này phải có phân luồng, có sự chuẩn bị, có đủ thời gian và linh hoạt cho học sinh, và nên phân quyền cho các trường – như thế giới đang làm. Nếu đã thừa nhận các trường Đại học có khả năng đào tạo, thì phải trao cho họ quyền tổ chức tuyển sinh theo những hướng dẫn chung của Bộ và những điều kiện, thang điểm mà các trường công bố ra ngoài xã hội.
Mục đích cao nhất của giáo dục là đào tạo được những người có khả năng đào tạo được chính họ. Khả năng tự học gồm định hướng cái cần học, và cách thức học, thời gian và công sức bỏ ra mới quyết định tầm kiến thức của sinh viên.
Một khởi đầu học tập như mong muốn là thuận lợi, nhưng nếu chưa theo ý thì cũng không phải là thảm họa. Nhìn rộng ra thì Người Nhật bắt đầu kỷ nguyển thần kỳ bằng tang tóc và đổ nát, như lời của Nhật Hoàng khi tuyên bố đầu hàng: we have to think the unthinkable, we have to bear the unbearable, nhiều người Đức sau chiến tranh gần 2 chục năm chỉ biết khoai tây và nước trắng, người Hàn và Trung Quốc cũng vươn lên từ nỗi nhục bị trà đạp, cầm tù… họ đã cúi mặt xuống để nâng tầm lên sau có vài chục năm. Thất bại, khó khăn là một phần của cuộc chơi.
Học tập là sáng tạo, và thay đổi, hướng tới những cái chưa có hoàn hảo hơn. Không nên bị cầm tù trong những toan tính ngắn hạn, và cũng không nên khuyến khích các cuộc cạnh tranh zero-win nhất là trong dài hạn.
"
VỠ TRẬN VÀ NÚT THẮT Ở BỘ DỤC
© 2015 Baron Trịnh
Nguồn hỉnh ảnh: Sưu tầm trên internet.
Bài cùng chủ đề:
- Giáo dục thời rúc rào (#1): Ông bộ trưởng và triết lý giáo dục
- Giáo dục thời rúc rào (#2): Mỵ Châu là ai
- Giáo dục thời rúc rào (#3): Tư duy cải cách
- Giáo dục thời rúc rào (#4): Thạc sĩ tại chức - tiến sĩ online
- Giáo dục thời rúc rào (#5): 35.000 giáo viên thất nghiệp - vì sao?
- Giáo dục thời rúc rào (#6): Vỡ trận tuyển sinh đại học 2015 (1)http://bautx.blogspot.com/2015/08/giao-duc-thoi-ruc-rao-7-vo-tran-tuyen.html#.VdeZAfntmkp
TẠI SAO BỘ KHÔNG TỔ CHỨC TUYỂN SINH TẬP TRUNG ONLINE?
Tóm lại:
© 2015 Baron Trịnh
Nguồn hỉnh ảnh: Sưu tầm trên internet.
Bổ sung 4 (21/8/2015):
Thứ sáu, 21/8/2015 | 19:34 GMT+7
Bổ sung 3 (21/8/2015):
http://laodong.com.vn/giao-duc/bi-hai-me-thue-xe-115-cap-cuu-ho-so-dai-hoc-cho-con-367104.bld
Bổ sung 2 (20/8/2015):
Thứ năm, 20/8/2015 | 17:53 GMT+7
Nguyễn Thanh Hường (Hải Dương) mang cả vali, túi xách đến nộp hồ sơ vào Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Quỳnh Trang.
Quỳnh Trang - Hoàng Thuỳ
Bổ sung 5 (21/8/2015): Bạn Baron đã tổng kết ngay trong ngày như sau.
Giáo dục thời rúc rào (#7): Vỡ trận tuyển sinh đại học 2015 (2)
VỠ TRẬN VÀ NÚT THẮT Ở BỘ DỤC
1. Có người hỏi: Tại sao lại gọi là vỡ trận? Gọi thế bởi lẽ bắt gần triệu thí sinh và kèm theo nhiều triệu phụ huynh chơi "chứng khoán" để đậu đại học là việc "vô tiền khoáng hậu" của bộ Dục kể từ năm 1945 đến nay.
2. Bộ nói là cải tiến, cải cách,... nhưng lại vẫn ôm khư khư cái quan điểm "tôi là bộ, tôi phải chỉ đạo" khiến các trường rối như canh hẹ, dẫn đến cả quá trình tuyển sinh cũng rối như canh hẹ. Tư duy "ôm việc" của bộ Dục (và nút thắt là Cục Khảo thí và ĐBCLGD) đã khiến vụ "vỡ trận" này "thành công tốt đẹp".
3. Nếu thực sự bộ Dục muốn cải cách với nhận thức một kỳ thi 3 chung và xét tuyển bằng tổ hợp điểm chung của bộ thì bắt buộc phải dùng phương thức tuyển sinh tập trung online tôi đã biên ở bài trước. Và anh Ga - phó thượng thư bộ Dục đã xác nhận rằng Bộ đã chuẩn bị như thế, nhưng lại không làm.
4. Nếu bộ không làm được điều đó thì phải để cho các trường tự chủ trong tuyển sinh. Dữ liệu thí sinh từng trường tự thiết lập, và thí sinh được chọn trường, chọn ngành chứ không phải chọn cách để đỗ và không còn tư duy mình thích ngành gì? Mình chọn ngành gì? như một stt của GS Hà Huy Khoái mà tôi rất đồng tình dưới đây:
NGUYỆN VỌNG GÌ?
Mấy hôm nay, cả xã hội nháo nhào chuỵện nộp-rút “nguyện vọng” của học sinh. Tôi không có ý định bàn về việc tổ chức kỳ thì, các quy định, vì chẳng có thông tin gì.
Chí một điều thấy đáng lo: hình như hầu hết học sinh KHÔNG CÓ BẤT KỲ NGUYỆN VỌNG GÌ cho nghề nghiệp tương lại của mình.
Chỉ có nguyện vọng duy nhất: đỗ đại học, và đỗ đúng trường tương ứng với điểm. Không có nguyện vọng làm kỹ sư, bác sĩ, nhà buôn, nhà nông, nhà khoa học gì hết. Chỉ lo sao nếu điểm mình là 18 thì không ghi vào trường điểm chuẩn 19, vì sẽ rớt. Nếu điểm mình 23 cũng không ghi vào trường điểm chuẩn 19, vì “phí” 4 điểm. Phải tìm trường điểm chuẩn 23, tệ lắm cũng 22,5.
Hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT rồi mà không thực sự thích một nghề nghiệp gì, đó có thể là một trong những vấn đề lớn nhất của giáo dục.
Có lẽ vì không học cái gì cẩn thận nên không thích cái gì chăng?
(Copy từ FB GS Hà Huy Khoái)
Nói thêm là các trường hoàn toàn có thể chủ động xây dựng phần mềm để thực hiện thao tác tuyển sinh của mình (nếu không sử dụng cơ sở dữ liệu chung của bộ). Năm nay trường tôi đã sử dụng phân mềm bên bộ môn công nghệ thông tin viết để loại các hồ sơ ảo như anh Long - trưởng phòng Khảo thí đã phát biểu trên báo chí. Thế nên nếu bộ không ôm việc thì các trường hoàn toàn có thể tự chủ xử lý được. Và sẽ không còn chuyện "rút ra, rút vào" dẫn đến "vỡ trận" như vừa qua.
5. Tôi không hiểu tại sao "tuyển sinh đại học" là một vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm, liên quan đến cả triệu thí sinh là tài năng của đất nước lại để cho mình Cục Khảo thí kiểm soát để dẫn tới việc "vỡ trận" và phát sinh các câu nói ấn tượng như của anh Luận "Thí sinh phải lo lắng để trưởng thành hơn" hay của anh Ga "Năm đầu tiên tập dượt đổi mới". Chắc chắn rằng, đại đồng cần-lao An-nam đều cho rằng đây chính là "lợi ích nhóm" mà bộ Dục cố tình tạo ra trong kỳ thi này.
6. Có ý kiến trên mạng cho rằng, nên mời anh Châu (GS Ngô Bảo Châu - ĐH Chicago) về làm thượng thư bộ Dục. Nếu nói vui thì không sao, còn nói thật thì cực nhảm. Anh Châu có làm vào mắt nếu quan điểm chỉ đạo vẫn là: Lấy triết lý giáo dục của An-nam là Nghị quyết 29.
7. Chả cần anh Châu về làm bộ trưởng, cho tôi thay anh Trinh làm cục trưởng Cục khảo thí và cho tôi toàn quyền trong việc tuyển sinh. Vớiphương thức tuyển sinh mà tôi đã nêu, các trường đại học chỉ việc đi nghỉ mát đến ngày nhận danh sách thí sinh, và xã hội sẽ bình yên như chưa bao giờ có việc tuyển sinh đại học diễn ra.
8. Nhưng chắc chắn rằng, vài trăm năm nữa thì anh Châu mới có cơ hội làm thượng thư bộ Dục ở xứ An-nam. Và cũng ngần đấy thời gian, tôi mới có cơ hội thay vị trí của anh Trinh. Trong một xã hội kim tiền như thế này, người ta cần những kẻ vận hành trơn tru quỹ đạo chứ cần đếch gì mấy thằng tài.
9. Nếu cần-lao còn thắc mắc là: "Tại sao lại cứ đưa con em của các vị ra làm chuột bạch" thì hãy nhớ lại lời của cô người mẫu đồ lót Ngọc Trinh: "Không có tiền thì cạp đất mà ăn à".
10. Hết! (của phần này)
© 2015 Baron Trịnh
Nguồn hỉnh ảnh: Sưu tầm trên internet.
Bài cùng chủ đề:
- Giáo dục thời rúc rào (#1): Ông bộ trưởng và triết lý giáo dục
- Giáo dục thời rúc rào (#2): Mỵ Châu là ai
- Giáo dục thời rúc rào (#3): Tư duy cải cách
- Giáo dục thời rúc rào (#4): Thạc sĩ tại chức - tiến sĩ online
- Giáo dục thời rúc rào (#5): 35.000 giáo viên thất nghiệp - vì sao?
- Giáo dục thời rúc rào (#6): Vỡ trận tuyển sinh đại học 2015 (1)
Giáo dục thời rúc rào (#6): Vỡ trận tuyển sinh đại học 2015 (1)
TẠI SAO BỘ KHÔNG TỔ CHỨC TUYỂN SINH TẬP TRUNG ONLINE?
Nhân vụ "vỡ trận" tuyển sinh đại học năm nay (2015). Tôi biên loạt bài về vấn đề này.
Bài đầu tiên tôi đề xuất về cách thức tuyển sinh chung để đặt ra câu hỏi: "Vì sao bộ GD&ĐT không tuyển sinh tập trung online?". Có thể cách thức tôi nêu ra ở đây có thể còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tôi cho rằng hoàn toàn có thể áp dụng được.
----------------------------------
1. Cơ sở xét tuyển: Trên cơ sở điểm thi của kỳ thi 3 chung, các thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học. Nội dung này ai cũng biết, tôi không cần phải nói thêm.
2. Phương thức đăng ký: Các thí sinh đăng ký online trên trang web xét tuyển.
Đối với các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa thì hoàn toàn có thể tập trung về phòng tin học của trường THPT (nơi thí sinh học lớp 12) để đăng ký (Theo như tôi biết thì hiện tại 100% các trường THPT trên cả nước có mạng internet).
3. Cơ sở dữ liệu: Trên cơ sở tổ hợp môn học xét tuyển đại học, số lượng các trường đại học, số ngành tuyển sinh đăng ký, đối tượng ưu tiên, địa phương,... để xây dựng cơ sở dữ liệu xét tuyển.
Chỉ với khoảng 20 trường dữ liệu. Tôi cho rằng chỉ cần 5 chuyên gia tin học trong vòng khoảng 2 tháng là lập được thuật toán và xây dựng hoàn chỉnh trang web.
4. Phương thức tuyển sinh: Dựa trên các ngành tuyển sinh của các trường đại học đã được bộ GD&ĐT chấp thuận với các tổ hợp môn học xét tuyển. Thí sinh có thể lựa chọn trường đại học, ngành học (thậm chí đến mức chuyên ngành) để đăng ký. Các trường thông tin hợp lệ cần có trong phiếu đăng ký như tôi đã nói ở mục (3). Nếu thí sinh điền đầy đủ và hợp lệ, thông tin đăng ký được chấp thuận và đưa về hệ thống máy chủ để xử lý số liệu.
Thí sinh hoàn toàn có thể đánh giá được khả năng trúng tuyển thông qua kết quả tổng hợp được phân tích liên tục. Khi không thấy danh sách nằm trong bảng trúng tuyển tạm thời, thì sinh sẽ chỉnh sửa lại bản đăng ký để đăng ký vào trường khác, ngành khác.
Tôi ví dụ: Ngành A của trường đại học B có chỉ tiêu tuyển sinh là 100. Và 100 người đăng ký có điểm số cao nhất được thể hiện trong kết quả đăng ký. Như vậy những thí sinh có điểm thấp hơn sẽ được quyền sửa lại bản thông tin đăng ký để xét tuyển vào trường khác.
Khi những thí sinh nằm trong danh sách 100 người trúng tuyển nhưng muốn đăng ký lại trường khác thì đây sẽ là cơ hội cho thí sinh có điểm thấp hơn đăng ký vào ngành này.
Và với cách làm này, chỉ những thí sinh nằm sát điểm trúng tuyển tạm thời mới phải chờ đợi cơ hội. Còn các thí sinh cách xa điểm trúng tuyển tạm thời sẽ đăng ký trường khác, ngành khác. Không phải lo lắng, hồi hộp chờ đợi như đánh đề.
Ví dụ: điểm trúng tuyển thấp nhất cho 100 thí sinh nêu trên là 24 điểm thì các thí sinh có điểm là 23,5 hay 23,75 mới chờ cơ hội, vì sẽ có những thí sinh trong 100 người trúng tuyển tạm thời rút đăng ký ngành khác trường khác. Còn các thí sinh từ 23,25 điểm tự biết đăng ký ngành khác trường khác, vì không còn cơ hội.
Với cách làm này, tỷ lệ đăng ký ảo hầu như không có. Và với thời gian đăng ký xét tuyển (dự kiến khoảng 2 tuần) thì hầu như danh sách xét tuyển của cách trường đã ổn định và công khai. Khả năng phân hóa năng lực theo top trường là rất rõ ràng.
5. Thông báo trúng tuyển: Hết thời hạn đăng ký xét tuyển, danh sách các thí sinh trúng tuyển đã công khai trên trang web. Các trường chỉ việc nhận dữ liệu về và gửi thông báo trúng tuyển online, không cần phải mất công in giấy.
6. Hạ tầng công nghệ thông tin: Chỉ với khoảng gần 1 triệu thí sinh đăng ký trong vòng 2 tuần cũng như cơ sở dữ liệu đơn giản thì hạ tầng CNTT cũng khá đơn giản. Dung lượng của CSDL không lớn, mức độ truy cập mạng không cao (trừ một vài ngày đầu thí sinh sốt ruột nên ồ ạt đăng ký), có thể thiết lập một server riêng cho công tác này hoặc để chung trong server của bộ cũng chẳng sao.
Cũng chẳng cần phải chia sẻ dữ liệu cho các trường đại học. Mỗi trường chỉ cần đặt một đường link trên trang chủ của trường link đến trang web tuyển sinh của bộ là xong.
7. Kinh phí thực hiện: Như cách thức tôi nêu trên, kinh phí để thực hiện việc này chỉ là lập thuật toán và xây dựng trang web (phần mềm) và đầu tư/hoặc mở rộng hạ tầng CNTT (phần cứng). Với 2 nội dung này thì kinh phí đầu tư không quá 2 triệu USD (khoảng 40 tỷ). Nếu kêu gọi quảng cáo trên trang web này thì chả cần tiền ngân sách, vì tôi tin rằng đầy doanh nghiệp lớn muốn quảng cáo và muốn tài trợ cho công tác giáo dục này.
Còn chi phí về nhân lực thì bằng không (0). Bởi lẽ bộ GD&ĐT phải cử cán bộ, chuyên viên ra mà làm chứ. Cả cục Khảo thí và ĐBCL lẫn cục Công nghệ thông tin chả đến hơn trăm người chứ ít gì.
Các trường đại học cũng chẳng cần lập ban chỉ đạo, tổ tuyển sinh. Chẳng cần ngồi từ sáng đến tối để thí sinh nộp vào rút ra. Chỉ riêng bỏ được công tác này cho hơn 400 trường đại học trong hơn 2 tuần thì tiết kiệm được cả trăm tỷ chứ chả đùa (và dĩ nhiên chi phí này là ngân sách của nhà nước).
----------------------------------------- Tóm lại:
Với phương thức tuyển sinh theo tôi đề xuất ở trên vừa đơn giản, nhanh gọn, chính xác và không làm tốn kém nguồn lực xã hội lẫn nguồn lực ngân sách nhà nước cho công tác này.
Sẽ không còn cảnh cha mẹ con cái cơm đùm cơm nắm lên rút ra rút vào lẫn tốn kém bạc tiền đi đi lại lại. Cũng sẽ không còn cảnh thí sinh hồi hộp thấp thoảng mong chờ kết quả như chơi chứng khoán nữa.
Sẽ không còn cảnh các trường đại học lúng túng như gà mắc tóc vì vừa chờ các hướng dẫn của bộ, vừa lo trường không tuyển sinh được.
Sẽ có người hỏi tôi rằng: Sao đơn giản như thế mà bộ GD&ĐT không nghĩ ra?
Tôi trả lời như này: Chẳng phải tôi giỏi giang gì cả, mà việc này những ai làm trong lĩnh vực này, hoặc quan tâm đến lĩnh vực này đều nhìn thấy, nghĩ được. Các quan chức của bộ dĩ nhiên rất nhiều người giỏi giang hơn chúng tôi, và sẽ có rất nhiều người nhìn thấy vấn đề này.
Còn tại sao họ nhìn thấy mà không làm thì đi lên mà hỏi ông zời í, đừng hỏi tôi. Tôi mà trả lời được thì chả ngồi đây chém-zó.
© 2015 Baron Trịnh
Nguồn hỉnh ảnh: Sưu tầm trên internet.
http://bautx.blogspot.com/2015/08/giao-duc-thoi-ruc-rao-6-vo-tran-tuyen.html#.VdeYR_ntmko
Bổ sung 4 (21/8/2015):
Thứ sáu, 21/8/2015 | 19:34 GMT+7
Bộ trưởng Giáo dục nhận trách nhiệm về những bất cập trong xét tuyển đợt 1
Chiều 21/8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên gây phiền hà, tốn kém cho người dân, đồng thời công bố những chỉ đạo khắc phục trong đợt xét tuyển thứ 2.
Trong buổi làm việc rút kinh nghiệm về công tác xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015 với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông chiều 21/8, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận, đợt tuyển sinh vừa qua đã bộc lộ những bất cập.
Việc để thí sinh đăng ký tới 4 ngành trong một trường, được thay đổi nguyện vọng trong 20 ngày là không hợp lý, tạo ra sự căng thẳng cho thí sinh, phụ huynh. Báo cáo cho thấy, có gần 43.000 thí sinh cả nước đã thay đổi nguyện vọng, tập trung ở khoảng 30 trường đại học. Nhiều người phải đi lại, chờ trực tại các trường đại học gây nên sự tốn kém, phiền hà.
"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ Giáo dục là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải pháp", Bộ trưởng Luận nói, đồng thời công bố những chỉ đạo khắc phục trong đợt xét tuyển thứ 2.
Theo đó đợt 2 sẽ không có việc điều chỉnh đăng ký xét tuyển nguyện vọng, thí sinh đăng ký bằng phiếu lấy từ trên mạng, gửi về trường đại học qua các trường THPT nơi các em theo học hoặc Sở Giáo dục. Bộ cũng yêu cầu các trường đại học nhanh chóng công bố điểm chuẩn và chỉ tiêu còn lại cho nguyện vọng 2. Ngay sau khi các trường xét tuyển xong đợt 2 sẽ công bố kết quả tuyển sinh, không chờ thời hạn 20 ngày như đợt 1.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận công bố một số giải pháp khắc phục bất cập trong xét tuyển đại học đợt đầu tiên. Ảnh: Đình Nam. |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những cố gắng của Bộ, cũng như đóng góp của người dân, chính quyền các cấp trong việc tổ chức kỳ thi quốc gia THPT, cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả kỳ thi chưa thật tốt. Mục tiêu ban đầu của kỳ thi là tạo thuận lợi, công bằng cho thí sinh, nhưng vẫn còn để nhiều người dân và thí sinh phải vất vả.
"Qua đánh giá của Bộ Giáo dục, ý kiến phát biểu của các cơ quan chức năng và người dân, Bộ phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, bám sát tình hình trên tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của chuyên gia, của dư luận để có ngay những giải pháp phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi", Phó thủ tướng nói.
Bà Lâm Phương Thanh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, các đơn vị của Ban Tuyên giáo đã có cuộc thăm dò dư luận xã hội về kỳ thi THPT quốc gia 2015. Đa số dư luận xã hội đánh giá cao kỳ thi THPT quốc gia 2015 cơ bản đã đạt được 2 mục tiêu lớn là tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực thi cử cho phụ huynh, học sinh.
"Đây là cố gắng lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, bước đầu thì thực hiện rất tốt nhưng việc sử dụng kết quả trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng thì làm chưa được tốt", bà Lâm Phương Thanh nhận định.
Lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên lắng nghe các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các trường, học sinh, phụ huynh, từ đó có giải pháp khắc phục để việc xét tuyển đợt 2 làm tốt hơn và đặc biệt cần làm tốt hơn trong những năm sau.
Sau 13 năm tổ chức tuyển sinh 3 chung (chung đề, chung đợt, chung kết quả thi), năm 2015 lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Kỳ thi diễn ra vào ngày 1-4/7 được đánh giá là khá suôn sẻ, nhưng khâu xét tuyển vào các trường đại học lại lộn xộn, đặc biệt là vào ngày cuối cùng của đợt 1 (20/8).
.
Hoàng Thuỳ
Bổ sung 3 (21/8/2015):
Bi hài mẹ thuê xe 115 “cấp cứu” hồ sơ đại học cho con
Tài xế Nguyễn Hữu Đại và chuyến xe 115 "cấp cứu" hồ sơ đại học
Tuyển sinh ĐH càng gần đến giờ “G” càng nhiều chuyện bi hài. Một trong những câu chuyện cười ra nước mắt tại Hà Tĩnh là chị Nguyễn Thị Tuyết (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) đã phải thuê xe 115 cấp tốc ra Hà Nội nộp hồ sơ ĐKXT cho con trai.
- “Chạy đua” rút nộp trong ngày cuối cùng đăng ký xét tuyển Đại học nguyện vọng 1
- Xét tuyển đại học năm 2015: Căng thẳng tới những phút cuối cùng
- Ngày cuối xét tuyển Đại học, Cao đẳng đợt 1: Sốc, hỗn loạn và nước mắt
Được biết, cháu Trần Cao C. (con chị Tuyết) đạt 25,75 điểm nằm trong mức điểm tương đối cao. Chị Tuyết cho con nộp hồ sơ vào ĐH An ninh. Nhưng đến gần phút chót mới biết số điểm ấy không trúng tuyển, cho nên gia đình phải tức tốc ra Hà Nội để nhanh chóng rút hồ sơ nộp vào ĐH Bách khoa.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, hạn cuối cùng nạp hồ sơ xét tuyển vào ĐH nguyện vọng 1 là 17h ngày 20.8, chặng đường từ thành phố Hà Tĩnh đến Hà Nội dài 370km.
Trong tình thế “nước sôi, lửa bỏng”, chị đã nhờ người nhà gọi điện đến trung tâm cấp cứu 115 Hà Tĩnh thuê xe.
7h30 ngày 21.8.2015, chúng tôi đã gặp anh Trần Hữu Đại- người lái chuyến xe “cấp cứu Đại học” có 1 không hai ấy ra Hà Nội.
Tài xế Nguyễn Hữu Đại và chuyến xe 115 "cấp cứu" hồ sơ đại học |
“Lái xe nhiều năm, nhưng lần đầu tiên tôi gặp trường hợp đặc biệt này. Chị Tuyết lên xe yêu cầu chạy gấp rút, nhưng vẫn dặn là phải an toàn. Suốt hành trình, hai mẹ con gọi điện thoại liên tục”.
Theo ông Nguyễn Quang Huy - Giám đốc trung tâm cấp cứu 115 Hà Tĩnh, trung tâm thành lập đi vào hoạt động đã 5 năm, đây là lần đầu tiên gặp chuyện hi hữu, cười ra nước mắt này.
Lý giải vì sao chị Tuyết lại lựa chọn xe trung tâm cấp cứu 115, bà con ở Thành phố Hà Tĩnh bàn luận: "May mà nạp hồ sơ ở Hà Nội, chứ đi vào TP HCM là bó tay. Do thời gian không còn nữa cho nên lựa chọn xe 115 là sáng suốt vì xe cấp cứu 115 được nhiều ưu tiên khi tham gia giao thông."
Anh Đại cho biết chuyến chở 2 mẹ con chị Tuyết ra Hà Nội khởi hành vào lúc 10h35 tại Hà Tĩnh, đến Hà Nội vào lúc 15h37’, kịp để 2 mẹ con rút và nạp hồ sơ.
“Đây là chuyến xe bão táp. Đến cổng trường ĐH, hai mẹ con sốt sắng gọi điện thoại, hốt hoảng rút tiền thuê xe trả. Số tiền là 4,8 triệu đồng”, anh Đại nói.
http://laodong.com.vn/giao-duc/bi-hai-me-thue-xe-115-cap-cuu-ho-so-dai-hoc-cho-con-367104.bld
Bổ sung 2 (20/8/2015):
Thứ năm, 20/8/2015 | 17:53 GMT+7
Trước biển thí sinh ngồi chờ điều chỉnh nguyện vọng và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã thu tất cả hồ sơ, sau đó sẽ giải quyết dần.
Theo quy định của Bộ Giáo dục, thời gian kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 1 là 17h ngày 20/8. Tuy nhiên, trước cảnh thí sinh ngồi chờ chật kín để nộp hồ sơ và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra phương án giải quyết bằng cách từ 16h45, cán bộ tuyển sinh đi thu vỏ hồ sơ, để thí sinh giữ phiếu đăng ký xét tuyển và sau đó lần lượt từng em lên hoàn tất thủ tục.
17h10 hội trường Đại học Kinh tế quốc dân vẫn còn hàng trăm thí sinh, phụ huynh chờ hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Thời điểm 17h vẫn còn gần 100 hồ sơ mới và 50 trường hợp thay đổi nguyện vọng. Lường trước lượng hồ sơ đổ về trường sẽ tăng mạnh trong ngày cuối, chúng tôi đã tăng cường nhân lực, máy tính để phục vụ thí sinh được tốt nhất. Thu trước vỏ hồ sơ, sau đó gọi từng em lên hoàn thành thủ tục, nhà trường vừa đảm bảo thí sinh không bị trượt nộp hồ sơ phút cuối mà vẫn thực hiện được yêu cầu tất cả hồ sơ được nhận trước 17h", Trưởng phòng Đào tạo Đại học Kinh tế quốc dân Nguyễn Quang Dong nói. Vị trưởng phòng chia sẻ thêm trước ngày 25/8 sẽ công bố điểm chuẩn, dự kiến tăng nhẹ.
Cách làm của Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp những thí sinh như Cao Thu Trang (Hà Nội) có thể tạm "thở phào". Thí sinh này đến sát giờ G mới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nhưng lại thiếu phiếu báo điểm. Em oà khóc vì quá lo lắng. Sự bình tĩnh chỉ trở lại sau khi nghe tin trường "linh động" cho các thí sinh. "Bạn em đang từ Gia Lâm mang phiếu báo đến để em hoàn tất thủ tục", lau nước mắt, Trang nói.
Cao Thu Trang (Hà Nội, áo đỏ) bị thiếu phiếu báo điểm nộp vào Đại học Kinh tế quốc dân đã khóc tức tưởi khi giờ G sát nút. Ảnh:Quỳnh Trang.
30 phút sau giờ chốt đăng ký hồ sơ, hàng trăm thí sinh, phụ huynh vẫn ngồi ở hội trường Đại học Kinh tế quốc dân cố gắng chờ trường công bố danh sách trúng tuyển tạm thời tính đến cuối giờ chiều 20/8.
Trần Thị Thu Mai ( 23,5 điểm khối A) thở phào khi đã hoàn thành việc nộp hồ sơ vào phút chót. Mai cho biết, chỉ trong vòng 2 tiếng chiều nay đã rút hồ sơ từ Đại học Kinh tế quốc dân để nộp sang Học viện Tài chính nhưng sau đó lại nộp về trường Kinh tế. "Em đã rất sợ khi chỉ còn vài tiếng nữa là kết thúc thời gian được đăng ký xét tuyển. Để đảm bảo cho việc rút – nộp hồ sơ liên tục, nhanh chóng, bố con em đã ở trọ tại Hà Nội 3 ngày nay và tiêu mất 350.000 đồng tiền trọ mỗi ngày", thí sinh đến từ Hải Phòng nói. Mai bảo sẽ cố gắng ngồi lại đến lúc Đại học Kinh tế quốc dân công bố điểm chuẩn tính đến chiều 20/8 cho yên tâm.
Đỗ Thị Hường (Chương Mỹ, Hà Nội, 32,92 điểm khối D) và Vũ Thanh Hường (Hồng Quang, Hải Dương, 32,23 điểm khối D) đăng ký vào ngành Ngôn ngữ Anh cũng có mặt trong nhóm người chờ trực ở Đại học Kinh tế quốc dân sau khi hết thời gian đăng ký xét tuyển. Tay giữ vali và balo túi xách bên cạnh, thí sinh đến từ Hải Dương cho biết, em đang rất mệt mỏi. 5 ngày qua, cha con Hường đã rút – nộp hồ sơ vào các trường cho kịp. Kết thúc đợt tuyển sinh này, dù còn nhiều lo lắng khi điểm của mình chỉ bằng chuẩn dự kiến mà hồ sơ nộp vào ngày cuối vẫn đông nhưng bố con Hằng có thể "tạm" thở phào vác vali về quê.
Nguyễn Thanh Hường (Hải Dương) mang cả vali, túi xách đến nộp hồ sơ vào Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Quỳnh Trang.
17h, phòng tiếp nhận hồ sơ của Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn còn hơn chục thí sinh. Cùng mẹ vội vàng vào xin được điều chỉnh nguyện vọng lúc 17h10 phút, một nam sinh cho biết, suốt cả buổi chiều em tra điểm chuẩn tạm thời được in công khai bên ngoài. Cân nhắc mãi xem chọn ngành gì có khả năng đỗ, cuối cùng, em quyết định điều chỉnh nguyện vọng từ Toán sang Vật lý.
"Em được 25 điểm, nhưng hiện điểm chuẩn tạm thời của Sư phạm Toán đã 25,75, trong khi Vật lý chỉ 24,5. Nguyện vọng tiếp theo của em là Sư phạm Tin, hiện điểm chuẩn tạm thời là 22,5. Như vậy khả năng đỗ cao hơn", nam sinh này cho biết.
Khi các cán bộ đang hỗ trợ những thí sinh cuối cùng thay đổi nguyện vọng, một nữ thí sinh dè dặt đề nghị với các giáo viên cho em được rút hồ sơ. Lúc này đã là 17h15 phút. Khi được giáo viên hỏi: "Bây giờ đã hết thời gian nộp hồ sơ vào các trường, em rút xong rồi nộp vào trường nào?". Nữ sinh đứng im lặng một lúc, rồi bỏ chạy ra ngoài.
Thầy Đặng Xuân Thư, Hiệu phó nhà trường cho biết, trong ngày cuối cùng của đợt xét tuyển đầu tiên, số lượng hồ sơ nộp vào Đại học Sư phạm không lớn. Để phục vụ thí sinh, nhà trường đã chuẩn bị bốn phòng thường trực, trong đó có một phòng thu hồ sơ với nhiều bàn làm việc, một phòng rút hồ sơ và hai phòng máy tính để nhập dữ liệu.
"Đến giờ kết thúc nhận hồ sơ, trường cũng chỉ còn vài thí sinh đang hoàn tất thủ tục. Chúng tôi chủ trương thu hồ sơ của các em cho đến khi hết chứ không cứng nhắc kết thúc lúc 17h. Xét tuyển vào đại học là việc trọng đại, ảnh hưởng đến tương lai của học sinh nên cần đảm bảo quyền lợi cho các em. Đường phố có thể kẹt xe, hoặc đi đường có sự cố, nên muộn vài phút vẫn có thể chấp nhận", thầy Thư nói.
Ông Nguyễn Hóa, trưởng phòng Đào tạo Đại học Thương mại cho biết, trong ngày cuối cùng của đợt xét tuyển đầu tiên, trường tiếp nhận khoảng 1.250 hồ sơ nộp vào, và khoảng 400 em rút ra. 17h, đến thời điểm Bộ Giáo dục quy định kết thúc thu hồ sơ, Đại học Thương mại cũng chỉ còn vài em đang hoàn tất thủ tục. Hoạt động thu hồ sơ và chốt sổ được kết thúc lúc 17h30.
"Trường đã tính đến phương án nếu hết giờ mà vẫn còn đông thí sinh, chúng tôi sẽ cho sinh viên tình nguyện thu hết hồ sơ của những em có mặt tại hội trường. Như vậy, các em vẫn tính là các em nộp hồ sơ trước 17h. Các công đoạn còn lại như hoàn tất thủ tục, vào sổ sẽ được tiếp tục sau. Khi đó đã là việc của nhà trường", ông Hóa cho hay.
Quỳnh Trang - Hoàng Thuỳ
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/truong-giai-quyet-ho-so-du-qua-gio-g-3267035.html
20/08/2015 17:50 GMT+7
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/257534/phu-huynh-bat-khoc-ngay-cuoi-xet-tuyen-dai-hoc.html
Bổ sung 1 (20/8/2015):
(VTC News) – Giáo sư Võ Tòng Xuân đã chia sẻ quan điểm sâu sắc về những bất ổn của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015.
Chưa bao giờ có cuộc tuyển sinh lạ lùng nhất không thể tìm thấy nơi nào trên quả địa cầu này ngoài Việt Nam. Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 sẽ đi vào lịch sử giáo dục Việt Nam như là một cơn hãi hùng không những đối với thí sinh và phụ huynh ăn ngủ không yên, tốn bạc triệu đi tới đi lui xem kết quả tạm thời và chờ đợi rút hồ sơ..., mà còn đối với Hội đồng tuyển sinh của các trường cao đẳng và đại học phải làm việc không nghỉ.
Nhưng người ngồi không yên nhất có lẽ là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì đây là nguồn gốc của tất cả khó khăn.
Đây là hậu quả của cách quản lý tập trung quá cao độ, bất cứ một quyết định nào cũng phải do Cục này chấp thuận, không cho trường có chút sáng kiến nào.
Sự thay đổi cách tuyển sinh đại học, cao đẳng theo "ba chung" là một việc rất cần thiết mà xã hội mong muốn từ nhiều năm nay.
Sau cùng nhờ quyết định sáng suốt của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới, soạn quy chế cho tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015.
Theo đề nghị của nhiều chuyên gia giáo dục, sự đổi mới nằm trong mong muốn của Đại Hội Đảng Toàn quốc suốt trong ba nhiệm kỳ IX, X và XI, cần được cụ thể hóa theo một lộ trình rất lôgic nhưng đơn giản.
Khâu thứ nhất là tổ chức tốt nghiệp phổ thông: không nên tổ chức quá rườm rà, căng thẳng, tốn kém mà cuối cùng kết quả phần đông học sinh đậu tỉ lệ quá cao một cách rất vô lý, thay vào đó các trường THPT chỉ nên xét học bạ của từng học sinh, nếu không có môn nào rớt trong suốt thời gian học phổ thông thì cho họ Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp THPT.
Không tốn kém bao nhiêu mà kết quả tương đương với tổ chức thi THPT Quốc Gia quá tốn kém về kinh phí và sức người tham gia như vừa qua.
Khâu thứ hai là xét tuyển vào đại học, cao đẳng: Mỗi học sinh đã có Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp THPT phải có thêm một Giấy Chứng Nhận Đủ Trình Độ Vào ĐHCĐ do một Trung Tâm Khảo Thí cấp.
Trung Tâm Khảo Thí được Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập tại các cụm tỉnh khắp nước (có thể đặt tại một trường đại học của vùng).
Các Trung Tâm Khảo Thí này sẽ tổ chức thi lấy Giấy Chứng Nhận Đủ Trình Độ Vào ĐHCĐ mỗi năm 2 lần, dùng đề thi trắc nghiệm là chính, lấy từ bộ đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mỗi thí sinh đến Trung Tâm gần nhà mình nhất đăng ký xin thi lấy Chứng Chỉ A, B, C, D… tùy ngành học mà họ hằng mơ ước.
Thí sinh có thể yêu cầu bao nhiêu bảng kết quả điểm thi thì đóng tiền bấy nhiêu, tùy họ muốn nộp đơn vào bao nhiêu trường để xin vào học.
Tâm lý của phụ huynh và thí sinh là muốn nộp đơn cho nhiều trường cùng có ngành học lý tưởng của họ, xác suất vào được một trường sẽ lớn hơn chỉ được nộp ở một trường.
Khâu thứ ba là nhập học: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định một ngày nhập học cho tất cả thí sinh được nhà trường thông báo trúng tuyển. Đến ngày này, thí sinh nào không vào học theo Giấy Báo Trúng Tuyển của trường này thì cũng có nghĩa là thí sinh này đã chọn trường khác rồi.
Các thí sinh ảo sẽ bị loại ra một cách rõ ràng khỏi danh sách trúng tuyển đợt 1 này. Các trường không có đủ thí sinh trúng tuyển đợt 1, sẽ lấy tiếp những thí sinh có điểm thấp hơn kế tiếp, hoặc tuyển mới đợt 2.Lộ trình đơn giản, rõ ràng như thế dễ thực hiện, không tốn thời gian và tiền của của phụ huynh và thí sinh.
Lộ trình này không cần những tập trung quyền hành quá đáng vào Cục Khảo Thí như quản lý điểm thi của từng thí sinh, buộc thí sinh chỉ nộp đơn vào trường theo NV1 và bắt phải chọn 4 ngành học khác nhau trong trường đó.
Điều này triệt tiêu ước mơ ngành học lý tưởng của thí sinh (đáng lẽ là cho thí sinh nộp đơn vào 4 trường có cùng ngành lý tưởng, thì nay Bộ lại bắt nộp vào 1 trường và phải chọn 4 ngành trong trường đó không hoàn toàn theo lý tưởng).
Đây là một quy chế rất sai lầm, phản khoa học, làm hại tương lai của thanh niên ta. Việc quản lý điểm thi của tất cả các thí sinh toàn quốc cũng là một sai lầm quá lớn.
Cục Khảo Thí sợ điểm bị lộ, phải sử dụng phần mềm của Bộ để giữ đến nỗi bị nghẽn mạch ngay trong mấy phút đầu; một thí sinh muốn rút đơn ra cũng quá khó khăn vì dữ liệu của mình chưa được xóa.
Tội nghiệp vô cùng cho các gia đình ở tỉnh lẻ đưa con vào TP.HCM hoặc Hà Nội, đi đi về về nhiều lần vẫn thấp thỏm, lo rút đơn mà không được.
Sự hỗn loạn này đã khiến Bộ phải ra thông báo chỉ thị thường xuyên, vì các trường không ai dám vi phạm quy chế, dù quy chế không hợp lý, hành hạ người dân.
Cuộc xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 ở NV1 kéo dài gần 20 ngày mà chưa biết kết quả ra sao, cả xã hội đều lo sợ, phập phồng. Cũng nên nói thêm một vô lý khác của Cục Khảo Thí là tuyên bố cho các trường nào muốn hưởng quy chế xét tuyển theo học bạ thì phải đăng ký để Bộ cho phép tuyển như thế.
Do đó nhiều trường "chạy" được sự đồng ý của Bộ, đã mạnh dạn quảng cáo trên báo chí: "Tại sao bạn phải lo lắng học thi THPT Quốc Gia làm gì? Hãy nộp đơn vào trường XYZ chỉ cần xét học bạ của bạn mà thôi."
Nhưng rồi thì quyết định đó không áp dụng được vì quy chế mới là thí sinh phải có bằng THPT!Chúng ta rất mong những nghịch lý trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 sẽ được thay thế bằng cách làm lôgic hơn để trong các năm tới học sinh Việt Nam và phụ huynh không trải qua một trận kinh hoàng như năm nay.
GS-TS Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, được biết đến nhiều nhất nhờ sự đóng góp của ông giúp đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Ông từng giữ các chức vụ: Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL; Hiệu trưởng ĐH An Giang và hiện là quyền Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.
Giáo sư đang đảm đương chương trình trồng lúa ở châu Phi, chương trình “4 nhà và cây lúa”, chương trình cây mía ở Tây Ninh, dự án khu công nghệ cao ở Hậu Giang.
Giáo sư nhận rất nhiều danh hiệu, trong đó có Huy chương Công trạng Nông nghiệp Pháp, Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới", Nikkei Châu Á về Tăng trưởng Vùng.
Ngoài ra, ông cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Quỹ Rockefeller, Viện Quản lý châu Á và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế…
GS-TS Võ Tòng Xuân
http://vtc.vn/giao-su-vo-tong-xuan-mot-mua-tuyen-sinh-vo-tien-khoang-hau.538.567881.htm
20/08/2015 17:50 GMT+7
Phụ huynh bật khóc ngày cuối xét tuyển đại học
- Tâm sự xúc động của một phụ huynh và con gái đã thuê trọ, ăn nghỉ một tuần nay tại Hà Nội để theo dõi, tính toán phương án nộp hồ sơ đại học đợt 1.
Đến hơn 11h trưa, lượng thí sinh và người nhà vẫn đông nghịt phía bên trong và ngoài hội động lớn của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Hồng và con gái Vũ Thị Phương Hạnh sáng nay tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Thảo). |
Trong buổi sáng, trong hội trường có gần 300 trường hợp thay đổi nguyện vọng. Số thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT mới khoảng 200.
Phía bên ngoài bà Nguyễn Thị Hồng, 60 tuổi đến từ Hải Phòng chia sẻ qua hai hàng nước mắt: “Một tuần nay mẹ con tôi thuê trọ ở Hà Nội. Mệt mỏi quá mà không biết tương lai con tôi ra sao”.
Em Vũ Thị Phương Hạnh, Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng – con bà Hồng là học sinh giỏi 12 năm. Vừa qua ở khối D em được 24,25 điểm. Ban đầu em nộp vào ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhưng đến 17/8 thấy hết cơ hội nên phải rút ra.
Hội trường lớn Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội sáng 20/8. (Ảnh: Ngân Anh). |
Từ ngày 17/8 đến nay, bà Hồng và con thuê phòng trọ ở gần Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Ngày ngày mẹ con đến trường theo dõi tình hình nhằm nộp hồ sơ. Đến 20/8 tình hình thêm căng thẳng. Hạnh cho biết đã quyết định nộp vào Học viện Tài chính.
“Em mệt mỏi lắm rồi, không muốn tính toán nữa, chấp nhận nộp khoa Tài chính ngân hàng là khoa thấp nhất của Học viện Tài chính và đành để đó thôi”- Phương Hạnh cho biết.
Theo bà Hồng trong khi hai mẹ con lên Hà Nội trọ thì ở nhà 3 chị gái của Hạnh túc trực cả ngày bên máy tính để theo dõi tình hình các trường, tính toán cơ hội, sau đó liên lạc với hai mẹ con ở trên Hà Nội để quyết định rút, nộp hồ sơ.
Bức xúc với phương thức xét tuyển năm nay, bà Hồng cho biết: “Không chỉ mình con tôi khổ sở mà cả gia đình cùng khổ. Con tôi thi vậy là điểm cũng cao, mọi năm là có thể chắc chắn đỗ đại học, nhưng giờ thì ăn chực nằm chờ để tìm cơ hội, tốn kém, mệt mỏi lắm”.
Bà Hồng cho rằng đại học muốn có học sinh tốt thì kỳ thi phải đủ khó, đủ nghiêm, em nào đủ năng lực thì vào đại học, nếu trượt thì cũng chỉ đau một lần rồi thôi.
Thi như năm nay nhiều em điểm cao từ 21 đến 24 điểm không biết tính toán thế nào cho phù hợp.
Người mẹ già chia sẻ: “Vợ chồng tôi cả mấy tuần nay không làm ăn gì, chỉ biết nấu ăn phục vụ cho các con tôi ngồi tính toán điểm chác. Quá căng thẳng. Đến hôm nay thì không thiết tính toán gì nữa, cho cháu nộp vào Học viện Tài chính. Tôi xem thấy Bộ trưởng nói đây cũng là cơ hội để thí sinh biết lo lắng, trưởng thành lên. Nhưng tôi cho rằng, tuổi các cháu chưa đến lúc phải chịu đựng cảnh tính toán như chơi chứng khoán này”.
Nhìn cảnh phụ huynh đang chen lấn để rút-nộp hồ sơ năm nay, bà Hồng so sánh “không khác gì chợ hoa ngày 30 Tết. Nhưng ngày Tết hồ hởi còn ở đây chỉ có những gương mặt âu lo và cả nước mắt”.
Tại Trường ĐH Tài nguyên-Môi trường lúc 16h chiều nay một bà mẹ nước mắt ngược xuôi khi hay tin điểm chuẩn dự kiến vào một ngành của Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội đã hạ nhiệt. Với 23 điểm khối A, 21 điểm khối B bà mẹ này sau khi tính toán đến chiều mới quyết định chạy sang Trường ĐH Tài nguyên-Môi trường nộp hồ sơ. Vừa sang thì nghe con báo tin trên, bà lại tất tưởi phi về trường cũ. Tại Trường ĐH Thủy lợi (cơ sở Hà Nội), anh Nguyễn Văn Hùng người nhà của thí sinh Nguyễn Văn Long có điểm số 17,5 ở khối A sau khi tính toán đến 16h30 anh mới quyết định rút hồ sơ, chuyển cho em trai sang Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải. Ra đến bưu điện gần đó lúc 16h50, anh Hùng cuống cuồng đến nỗi viết sai hồ sơ chuyển qua đường bưu điện đến 3 lần. May mắn khi đúng 17h, giờ "khóa sổ" tuyển sinh anh hoàn thành thủ tục gửi hồ sơ qua đường bưu điện. |
- Văn Chung
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/257534/phu-huynh-bat-khoc-ngay-cuoi-xet-tuyen-dai-hoc.html
Bổ sung 1 (20/8/2015):
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Một mùa tuyển sinh vô tiền khoáng hậu
(VTC News) – Giáo sư Võ Tòng Xuân đã chia sẻ quan điểm sâu sắc về những bất ổn của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015.
Chưa bao giờ có cuộc tuyển sinh lạ lùng nhất không thể tìm thấy nơi nào trên quả địa cầu này ngoài Việt Nam. Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 sẽ đi vào lịch sử giáo dục Việt Nam như là một cơn hãi hùng không những đối với thí sinh và phụ huynh ăn ngủ không yên, tốn bạc triệu đi tới đi lui xem kết quả tạm thời và chờ đợi rút hồ sơ..., mà còn đối với Hội đồng tuyển sinh của các trường cao đẳng và đại học phải làm việc không nghỉ.
Nhưng người ngồi không yên nhất có lẽ là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì đây là nguồn gốc của tất cả khó khăn.
Đây là hậu quả của cách quản lý tập trung quá cao độ, bất cứ một quyết định nào cũng phải do Cục này chấp thuận, không cho trường có chút sáng kiến nào.
Sự thay đổi cách tuyển sinh đại học, cao đẳng theo "ba chung" là một việc rất cần thiết mà xã hội mong muốn từ nhiều năm nay.
Sau cùng nhờ quyết định sáng suốt của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới, soạn quy chế cho tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015.
Theo đề nghị của nhiều chuyên gia giáo dục, sự đổi mới nằm trong mong muốn của Đại Hội Đảng Toàn quốc suốt trong ba nhiệm kỳ IX, X và XI, cần được cụ thể hóa theo một lộ trình rất lôgic nhưng đơn giản.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2015 |
Không tốn kém bao nhiêu mà kết quả tương đương với tổ chức thi THPT Quốc Gia quá tốn kém về kinh phí và sức người tham gia như vừa qua.
Khâu thứ hai là xét tuyển vào đại học, cao đẳng: Mỗi học sinh đã có Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp THPT phải có thêm một Giấy Chứng Nhận Đủ Trình Độ Vào ĐHCĐ do một Trung Tâm Khảo Thí cấp.
Trung Tâm Khảo Thí được Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập tại các cụm tỉnh khắp nước (có thể đặt tại một trường đại học của vùng).
Các Trung Tâm Khảo Thí này sẽ tổ chức thi lấy Giấy Chứng Nhận Đủ Trình Độ Vào ĐHCĐ mỗi năm 2 lần, dùng đề thi trắc nghiệm là chính, lấy từ bộ đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mỗi thí sinh đến Trung Tâm gần nhà mình nhất đăng ký xin thi lấy Chứng Chỉ A, B, C, D… tùy ngành học mà họ hằng mơ ước.
Thí sinh có thể yêu cầu bao nhiêu bảng kết quả điểm thi thì đóng tiền bấy nhiêu, tùy họ muốn nộp đơn vào bao nhiêu trường để xin vào học.
Tâm lý của phụ huynh và thí sinh là muốn nộp đơn cho nhiều trường cùng có ngành học lý tưởng của họ, xác suất vào được một trường sẽ lớn hơn chỉ được nộp ở một trường.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học nội vụ trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 tại ĐH Nội Vụ Hà Nội |
Các thí sinh ảo sẽ bị loại ra một cách rõ ràng khỏi danh sách trúng tuyển đợt 1 này. Các trường không có đủ thí sinh trúng tuyển đợt 1, sẽ lấy tiếp những thí sinh có điểm thấp hơn kế tiếp, hoặc tuyển mới đợt 2.Lộ trình đơn giản, rõ ràng như thế dễ thực hiện, không tốn thời gian và tiền của của phụ huynh và thí sinh.
Lộ trình này không cần những tập trung quyền hành quá đáng vào Cục Khảo Thí như quản lý điểm thi của từng thí sinh, buộc thí sinh chỉ nộp đơn vào trường theo NV1 và bắt phải chọn 4 ngành học khác nhau trong trường đó.
Điều này triệt tiêu ước mơ ngành học lý tưởng của thí sinh (đáng lẽ là cho thí sinh nộp đơn vào 4 trường có cùng ngành lý tưởng, thì nay Bộ lại bắt nộp vào 1 trường và phải chọn 4 ngành trong trường đó không hoàn toàn theo lý tưởng).
Đây là một quy chế rất sai lầm, phản khoa học, làm hại tương lai của thanh niên ta. Việc quản lý điểm thi của tất cả các thí sinh toàn quốc cũng là một sai lầm quá lớn.
Cục Khảo Thí sợ điểm bị lộ, phải sử dụng phần mềm của Bộ để giữ đến nỗi bị nghẽn mạch ngay trong mấy phút đầu; một thí sinh muốn rút đơn ra cũng quá khó khăn vì dữ liệu của mình chưa được xóa.
Tội nghiệp vô cùng cho các gia đình ở tỉnh lẻ đưa con vào TP.HCM hoặc Hà Nội, đi đi về về nhiều lần vẫn thấp thỏm, lo rút đơn mà không được.
Sự hỗn loạn này đã khiến Bộ phải ra thông báo chỉ thị thường xuyên, vì các trường không ai dám vi phạm quy chế, dù quy chế không hợp lý, hành hạ người dân.
Cuộc xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 ở NV1 kéo dài gần 20 ngày mà chưa biết kết quả ra sao, cả xã hội đều lo sợ, phập phồng. Cũng nên nói thêm một vô lý khác của Cục Khảo Thí là tuyên bố cho các trường nào muốn hưởng quy chế xét tuyển theo học bạ thì phải đăng ký để Bộ cho phép tuyển như thế.
Do đó nhiều trường "chạy" được sự đồng ý của Bộ, đã mạnh dạn quảng cáo trên báo chí: "Tại sao bạn phải lo lắng học thi THPT Quốc Gia làm gì? Hãy nộp đơn vào trường XYZ chỉ cần xét học bạ của bạn mà thôi."
Nhưng rồi thì quyết định đó không áp dụng được vì quy chế mới là thí sinh phải có bằng THPT!Chúng ta rất mong những nghịch lý trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 sẽ được thay thế bằng cách làm lôgic hơn để trong các năm tới học sinh Việt Nam và phụ huynh không trải qua một trận kinh hoàng như năm nay.
Ông từng giữ các chức vụ: Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL; Hiệu trưởng ĐH An Giang và hiện là quyền Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.
Giáo sư đang đảm đương chương trình trồng lúa ở châu Phi, chương trình “4 nhà và cây lúa”, chương trình cây mía ở Tây Ninh, dự án khu công nghệ cao ở Hậu Giang.
Giáo sư nhận rất nhiều danh hiệu, trong đó có Huy chương Công trạng Nông nghiệp Pháp, Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới", Nikkei Châu Á về Tăng trưởng Vùng.
Ngoài ra, ông cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Quỹ Rockefeller, Viện Quản lý châu Á và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế…
GS-TS Võ Tòng Xuân
http://vtc.vn/giao-su-vo-tong-xuan-mot-mua-tuyen-sinh-vo-tien-khoang-hau.538.567881.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét