Báo động đó đã được đưa về mục đầu tiên, tức mục 0, của sưu tập đầu tiên về Vũng Áng 2016, ở đây.
Báo động đó đã có từ tháng 10 năm 2015. Không phải mãi tới tháng 4 năm 2016, tức nửa năm sau.
Nửa năm. Không phải là nửa tháng hay một tháng.
Báo động đó đã có từ tháng 10 năm 2015. Không phải mãi tới tháng 4 năm 2016, tức nửa năm sau.
Nửa năm. Không phải là nửa tháng hay một tháng.
Để tiện theo dõi, bây giờ, lại cắt từ mục 0 mang về đây.
---
"
Ô nhiễm môi trường ở KCN Vũng Áng: Báo động đỏ!
Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2015 | 8:20
KTNT - Ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp cảng Vũng Áng (TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang khiến nhiều doanh nghiệp, cư dân sống trong hoang mang, lo lắng. Thực tế này gióng lên hồi chuông báo động ở các khu công nghiệp lớn của cả nước, bởi nếu không xử lý dứt điểm, những lợi ích chúng ta có được cũng chỉ là bề nổi.
Xả bọt, nước bẩn ra biển từ Nhà máy nhiệt điện Vúng Áng 1.
Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian qua, nguồn nước sạch và nguồn lợi thủy sản ở thôn Hải Phong (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh) bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân là do nguồn nước thải của Nhà máy Nhiệt điện I Vũng Áng gây ra.
Bà con cho rằng, nguồn lợi thuỷ, hải sản đang dần cạn kiệt, không khí cũng ô nhiễm do khói độc, nhiệt độ tăng cao, làm cho cuộc sống của người dân gần như bị đảo lộn. Nguồn nước ở vùng biển này cũng đang bị ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện xả nước thải trực tiếp ra biển. Trước đây, khu vực này có bãi biển rất đẹp, ngoài việc là nơi trú ngụ của thuyền bè thì đây còn là bãi tắm lý tưởng, có thể phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện giờ không ai dám tắm, chỉ cần xuống nước là ngứa, nổi mụn, lở loét khắp người...
Nước xả đen ngòm đọng lại trên đường đi.
Theo ghi nhận của phóng viên, hệ thống nước thải từ nhà máy nhiệt điện xả thẳng ra biển gần khu dân cư thôn Hải Phong với cường độ liên tục, gần như suốt ngày đêm, công suất lớn, nước đục toả ra cả khu vực rộng lớn, gần như lan ra cả vùng biển cảng Vũng Áng.
Tại cảng biển Vũng Áng, cách bờ khoảng 2km là một màu đen, tạo thành hai làn nước khác biệt và kéo dài bờ cảng. Còn tại miệng hầm cống xả ra từ nhà máy nhiệt điện lại phủ một lớp bọt màu vàng nhạt dày khoảng 20cm, tạo thành từng mảng lớn, trôi theo con nước thủy triều và làn gió.
Nhiều ngư dân cho hay: “Trước đây, chúng tôi chỉ ra cách bờ khoảng 1km là bắt được rất nhiều cá. Nhưng từ khi có nhà máy nhiệt điện, không biết họ xử lý nước thải như thế nào mà thải ra nhiều bọt, làm cá, sinh vật ở đây dần cạn kiệt, chúng tôi phải ra cách bờ khoảng 6-7 hải lý, tức là 12-14km mới đánh bắt được cá. Cũng từ khi nhà máy nhiệt điện thải nước bẩn ra, người dân không dám ra bãi biển tắm như trước nữa”.
Tại bãi chứa than rộng khoảng 30.000m2, than được tập kết thành những khối khổng lồ với độ cao gần 20m mà không hề có bất cứ thiết bị che chắn nào. Doanh nghiệp luôn trong tình trạng cài then chốt cửa bởi bụi tro bay rất khủng khiếp.
Ông Nguyễn Văn Hòa, cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Khí hóa lỏng miền Bắc, lo lắng, công ty chuyên về lĩnh vực dầu khí, một số vật dụng nếu như để bụi than bám lâu ngày, không bảo quản kịp sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, sức khỏe của hàng chục công nhân cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ chia sẻ, cứ mỗi buổi sáng ngủ dậy, khi rửa mặt luôn thấy ghèn mắt đen ngòm. “Trong đợt khám sức khỏe vừa rồi, 2 trong số 22 công nhân bị viêm mũi dị ứng, nguyên nhân trực tiếp là do hứng bụi than”, ông Hòa nói.
Bãi xỉ than tạm trữ gần khu dân cư.
Ông Hòa cho biết thêm: “Công nhân công ty đã nhiều lần kiến nghị lên lãnh đạo, Ban giám đốc, gửi công văn lên Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh yêu cầu xử lý ô nhiễm môi trường tại khu vực có bãi tập kết than, để mọi người an tâm sản xuất”.
Ngoài ra, cung đường vận chuyển than cho nhà máy lại cách trường học chưa đầy 50m, hằng ngày học sinh, giáo viên và người dân ở đây phải hứng chịu bụi than đen bay khắp không khí.
Ông Võ Xuân Ổn, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Hải Phong, chia sẻ: “Người dân đã nhiều lần đề nghị giải quyết dứt điểm thực trạng ô nhiễm, nhưng chúng tôi cũng lực bất tòng tâm, doanh nghiệp chỉ ngưng được vài hôm rồi đâu lại vào đó”.
Ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, đã tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân. “Mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến đâu thì phải có đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khi có kết luận, Sở sẽ thành lập đoàn liên ngành, kiểm tra, xử lý, cần thiết sẽ lấy mẫu để phân tích, đánh giá để có biện pháp xử lý tình trạng này…”, ông Đinh khẳng định.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh cần sớm vào cuộc, có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng trên nhằm bảo vệ sức khỏe của hàng trăm lao động làm việc tại khu hậu cảng, cũng như trả lại môi trường sống trong lành cho người dân địa phương.
Nhóm PV
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: thomktnt@gmail.com. http://www.kinhtenongthon.com.vn/O-nhiem-moi-truong-o-KCN-Vung-Ang-Bao-dong-do-122-56145.html |
"
Bổ sung
(cùng năm 2015)
Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý
09:26 Thứ Năm ngày 26/03/2015(HNMO) - Dự án Formosa là tổ hợp dự án bao gồm các hạng mục chính là nhà máy luyện gang thép, hệ thống cảng biển nước sâu có năng lực cập tàu 30.000 tấn và nhà máy nhiệt điện công suất 2.100 MW, trong đó quy mô nhà máy thép giai đoạn 1 đạt trên 7 triệu tấn phôi thép/năm.
Formosa đã cam kết sẽ huy động tối đa nguồn lực, phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành 3 lò cao với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm, có 13 cầu cảng đi vào hoạt động và năm 2017 sẽ hoàn chỉnh 32 cầu cảng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất khẩu thành phẩm của nhà máy gang thép này.
Formosa đã cam kết sẽ huy động tối đa nguồn lực, phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành 3 lò cao với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm, có 13 cầu cảng đi vào hoạt động và năm 2017 sẽ hoàn chỉnh 32 cầu cảng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất khẩu thành phẩm của nhà máy gang thép này.
Công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện tại khu liên hợp gang thép của tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh. Ảnh: Kinh tế Sài Gòn |
Tính đến tháng 12.2014, có tổng cộng khoảng 40.000 lao động đang làm việc tại dự án Formosa, trong đó có gần 7.000 người nước ngoài đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tạm trú, chủ yếu là lao động Trung Quốc với 5.659 người.
Cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý
Đó là một trong những nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án tại Hà Tĩnh vào chiều 25.3.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa) do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư, đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra, ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.
Dự án có nhiều vướng mắc
Ngày 4.6.2014, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) có văn bản gửi Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) về việc xin cấp phép xây dựng miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng. Công ty FHS quy hoạch xây dựng miếu thờ ở phía trước bên phải tòa nhà hành chính và phía trước bên phải khu nhà 9 tầng. Diện tích miếu thờ khoảng 18 m2; chiều rộng 3,6 m; chiều dài 5,1 m; cao 4,5 m. Dù chưa được phép nhưng FHS vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng.
Miếu thờ mà FHS xây dựng trái phép tại Khu kinh tế Vũng Áng - Ảnh: Nguyên Dũng |
Ngày 27.7.2014, một nhóm công nhân của Công ty V.N.C.N đang xây dựng hạng mục nhà máy nước tại Dự án Formosa, thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì xảy ra vụ sập giàn giáo nghiêm trọng. Vụ tai nạn khiến 2 người chết tại chỗ, 3 người bị thương nặng.
Ngày 29.7.2014, Công ty Formosa Hà Tĩnh có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị chấp thuận cho phép các nhà thầu của 28 gói thầu sử dụng 8.426 lao động nước ngoài.
Ngày 5.9.2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản về việc tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại 9 gói thầu thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh theo đề xuất của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Tại văn bản gửi Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã đồng ý về nguyên tắc cho phép 9 nhà thầu thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh tuyển dụng 2.976 lao động nước ngoài vào làm việc theo như đề xuất của Công ty Formosa.
Ngày 20.10.2014, liên quan đến đề xuất xin thành lập đội tàu chạy các tuyến đường thủy nội địa của Công ty gang thép Formosa, Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết dự kiến cùng ngày, Bộ GTVT có văn bản trả lời Formosa, trên tinh thần không chấp nhận cơ chế riêng với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Formosa còn thiếu gần 200 tỉ đồng tiền thuế
Về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, phí xả nước thải, đến thời điểm kết thúc thanh tra trực tiếp tại địa phương, Công ty Formosa chưa kê khai và chưa nộp gần 137 tỉ đồng tiền thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước; phí bảo vệ môi trường còn thiếu 53,89 tỉ đồng chưa nộp ngân sách so với số phát sinh đến ngày 31-3-2013. Việc chậm thu thuế và thu chưa đủ phí này là không đúng quy định.
Cũng tại dự án của Công ty Formosa ở huyện Kỳ Anh, việc xác định tiền thuê đất còn chưa chính xác. Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ký cam kết cấp giấy chứng nhận đầu tư, ký hợp đồng thuê đất có nội dung miễn tiền thuê đất 15 năm cho Công ty Formosa. Công ty này đã thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước với giá tiền thuê đất 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm.
UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo công ty đã nộp tiền thuê đất nhưng căn cứ theo quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và theo giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng thuê đất... thì số tiền phải thu thêm thấp nhất là hơn 46 tỉ đồng...
Ngoài những sai phạm xảy ra liên quan đến dự án của Formosa, Thanh tra Chính phủ cũng xác định Hà Tĩnh còn nhiều sai phạm, khuyết điểm trong việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh. Thanh tra Chính phủ đã phát hiện tổng số tiền sai phạm hơn 493 tỉ đồng.
Từ những kết quả được chỉ ra sau cuộc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác này; kiểm điểm nghiêm túc tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm, khuyết điểm được nêu ra; trường hợp phát hiện có dấu hiệu vụ lợi cá nhân chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch - đầu tư xem xét, xử lý việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Formosa 70 năm sai quy định; giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp các bộ, cơ quan liên quan rà soát, tính toán lại tiền thuê đất, thuê mặt nước tại dự án Formosa...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét