Ở entry này là từ số 33.
---
63.
Thứ hai, 2/5/2016 | 19:06 GMT+7
Hàm lượng kim loại nặng trong cá biển tại Hà Tĩnh ở ngưỡng cho phép
Sau khi thu thập 12 mẫu cá biển, tôm, cua, mực... tại Hà Tĩnh, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kết luận, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm này đều trong giới hạn cho phép.
Có 12 mẫu cá biển, tôm cua, mực tươi sống, nước biển, rau... được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia phối hợp với nhà chức trách Hà Tĩnh lấy mẫu tại khu vực Cảng cá Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) vào ngày 28/4.
Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm biển tại vùng biển Hà Tĩnh. |
Sau khi được kiểm nghiệm, kết quả cho thấy hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, cyanide đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Trao đổi với VnExpress, ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Tĩnh) cho biết, tỉnh đã lập tổ công tác liên ngành gồm y tế, nông nghiệp, các chi cục liên quan. Hàng ngày, tổ tới những chỗ người dân thường xuyên đánh bắt, các cảng cá ở vùng biển Hà Tĩnh để lấy mẫu thực phẩm biển về kiểm nghiệm, từ đó có những khuyến cáo cụ thể với bà con.
Sau ảnh hưởng bởi đợt cá chết hàng loạt, nhiều ngư dân ở vùng cảng cá Cửa Sót (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã ra khơi, nhộn nhịp mua bán trở lại. Ảnh: Đức Hùng |
Để người dân an tâm đi du lịch biển, cách đây hai ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cũng đã công bố các thông số phân tích mẫu nước ở một số bãi tắm tại Hà Tĩnh như Xuân Hải (Lộc Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân), Thạch Hải (Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Kỳ Ninh, Mũi Đao (thị xã Kỳ Anh). Kết quả cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, vùng bãi biển tắm, thể thao dưới nước.
Đầu tháng 4, từ lồng cá nuôi gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị chết, hiện tượng dần lan theo hướng Bắc - Nam đến Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết, chủ yếu là các loài sống ở tầng đáy gần bờ.
Kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên công bố tối 27/4 cho biết độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa là nguyên nhân gây thảm họa. Tại cuộc họp chiều 1/5 tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành điều tra, đưa ra kết luận cụ thể, chặt chẽ, khoa học.
Đức Hùng
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ham-luong-kim-loai-nang-trong-ca-bien-tai-ha-tinh-o-nguong-cho-phep-3396491.htmlThứ hai, 2/5/2016 | 12:50 GMT+7
Tổng cục Môi trường: Nước biển ven bờ 4 tỉnh miền Trung đạt chuẩn
Phân tích từ 9 đến 16 chỉ số mẫu nước biển tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đánh giá tất cả nằm trong giới hạn cho phép
Nhằm đánh giá chất lượng nước biển ven bờ tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Tổng cục Môi trường đã chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Bộ cùng các địa phương đo đạc, lấy mẫu và phân tích nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước biển ven bờ (phục vụ tắm biển và các hoạt động thể thao dưới nước) tại các bãi biển 4 tỉnh trên.
Ngày 29/4, Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường các tỉnh trên đã lấy mẫu nước ven bờ để xem xét các chỉ số như: pH, DO, N-NH4, CN, Cr, Cr tổng, TSS, Pb, Fe, Cu, Zn... Mỗi tỉnh lấy mẫu nước tại ít nhất 3 vị trí, nhiều nhất là 6, tập trung ở các bãi tắm, trong đó có Đá Nhảy, Nhật Lệ (Quảng Bình); Triệu Lăng, Cửa Việt (Quảng Trị); Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An (Thừa Thiên - Huế)...
Đoàn công tác lấy mẫu tại Hà Tĩnh. |
Ngày 1/5, kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại các bãi tắm 4 tỉnh trên cho thấy đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước.
Trước đó 28/4, Tổng cục Môi trường đã tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi công văn hỏa tốc về việc đánh giá chất lượng nước biển ven bờ tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương thường xuyên quan trắc, lấy mẫu và phân tích nước biển ven bờ với tần suất 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi chiều). Tại mỗi vị trí cần lấy 2 mẫu, một mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện, một mẫu gửi về Tổng cục Môi trường.
Từ đầu tháng 4, cá biển ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đồng loạt chết, khối lượng khoảng 70 tấn. Ngày 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra hai nhóm nguyên nhân chính có thể khiến cá chết hàng loạt là thủy triều đỏ và hóa chất do con người xả thải. Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương tìm nguyên nhân chính xác khiến cá chết, đồng thời có chính sách hỗ trợ, giúp ngư dân tiêu thụ cá; giám sát các nguồn xả thải ra biển...
Xuân Hoa
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-cuc-moi-truong-nuoc-bien-ven-bo-4-tinh-mien-trung-dat-chuan-3396418.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking62.
Chủ nhật, 1/5/2016 | 09:03 GMT+7
Sau Đà Nẵng, cán bộ chủ chốt Hà Tĩnh tắm biển và ăn hải sản
Khẳng định nước biển Hà Tĩnh an toàn, chiều 30/4, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cùng nhiều cán bộ, thành viên trong gia đình đã đi tắm biển, thưởng thức hải sản.
Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày, ông Võ Tá Đinh (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh) cùng ông Trần Hữu Khanh (Chánh văn Phòng), ông Lê Anh Đức (Giám đốc Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường) cùng nhiều cán bộ, công chức Sở Tài nguyên đã đi tắm tại bãi biển Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên).
Ông Võ Tá Đinh (hàng đầu tiên, thứ hai từ phải qua) cùng nhiều cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đi tắm biển Thiên Cầm chiều 30/4. Ảnh: Đ.H |
Trao đổi với VnExpress, ông Võ Tá Đinh cho biết, các thông số phân tích mẫu nước ở một số bãi tắm tại Hà Tĩnh đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.
"Việc tắm biển, ăn hải sản là quyền của mọi người. Tôi cùng gia đình và các cán bộ đi tắm biển, thưởng thức hải sản và xem như đây là việc bình thường, không có gì xảy ra", ông Đinh nói.
Ông Hoàng Xuân Hướng, Trưởng Ban Quản lý Khu du lịch Thiên Cầm cho biết, so với thời điểm này năm ngoái, lượng khách tới biển Thiên Cầm giảm rõ rệt, 12 khách sạn trong khu vực bãi biển đều ghi nhận tình trạng khách trả phòng hàng loạt. Nhiều nhà hàng vắng người, đối mặt nguy cơ thua lỗ cao bởi họ đã mua hải sản dự trữ cho dịp nghỉ lễ dài ngày.
Trước đó, sáng 30/4, tại Đà Nẵng ông Nguyễn Điểu (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) cùng một số lãnh đạo, cán bộ thuộc sở đã đi tắm biển tại bãi Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà) để truyền thông điệp biển Đà Nẵng an toàn. Chiều cùng ngày, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng một số lãnh đạo chủ chốt khác đã đến cảng cá Thọ Quang khảo sát, đặt mua 100 kg cá và chế biến để thưởng thức.
Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ, chủ yếu là các loài cá sống ở tầng đáy.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Theo đó, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa được khoanh vùng.
Tuy nhiên, nhận định này của các cơ quan chức năng đang khiến nhiều nhà khoa học, chuyên môn không đồng tình.
Hà Tĩnh lập đường dây nóng hỗ trợ ngư dân Sau khi có chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc thành lập đường dây nóng, thu mua toàn bộ hải sản của ngư dân, tối 30/4, Sở Công thương Hà Tĩnh đã công bố đường dây nóng tháo gỡ khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, người dân có thể gọi vào hai số 0393.950888 hoặc 0393.608967 để nhận được hỗ trợ. |
Đức Hùng
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/sau-da-nang-can-bo-chu-chot-ha-tinh-tam-bien-va-an-hai-san-3396111.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking61.
TTO - 14g chiều 1-5, tại trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đã làm việc với lãnh đạo các địa phương để tìm biện pháp khắc phục hiện tượng cá chết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với các địa phương về vụ cá chết - Ảnh: Hữu Khá |
Cuộc làm việc này cũng sẽ bàn đến các giải pháp hỗ trợ, thu mua hải sản cho người dân và các quyết sách của Chính phủ để giúp người dân bám biển trở lại.
Đây là cuộc làm việc mà người dân và lãnh đạo các địa phương bị ảnh hưởng bởi cá chết hàng loạt thời gian qua như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng… hết sức chờ đợi.
Cùng đi với thủ tướng có phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng…
Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ hoan nghênh các lãnh đạo địa phương về dự cuộc họp. 12 lãnh đạo từ nhiều địa phương và các cơ quan quan trọng khác đã có mặt đông đủ trong ngày nghỉ thể hiện trách nhiệm cao.
Thủ tướng nhấn mạnh ngay sau khi nhận được thông tin, Thủ tướng đã chỉ đạo phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào đây làm việc cùng các địa phương liên quan.
“Chúng ta có trách nhiệm thảo luận với nhau để đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân trước mắt và lâu dài, trong đó có nghề đánh bắt cá tại khu vực này. Không để trường hợp tương tự xảy ra về thảm họa môi trường để nhân dân an tâm. Trách nhiệm quản lý Nhà nước là phải làm ngay việc này” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng phải tìm giải pháp sắp đến để người dân có thể ra khơi đánh bắt bình thường. "Những giải pháp phải cụ thể, toàn diện trong đó có những vấn đề nhân dân mong mỏi, trong phạm vi khả năng cho phép của chúng ta. Tinh thần là không để người dân đói" - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này.
“Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo.
Báo cáo với Thủ tướng, ông Lê Đình Sơn, bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền đã vào cuộc và thành lập ngay ban chỉ đạo để xử lý.
Về vấn đề ổn định cuộc sống cho người dân, ông Sơn kiến nghị các hộ dịch vụ nuôi trồng bị ảnh hưởng cũng cần được hỗ trợ.
Ngày 1-5, tỉnh cũng đã thu mua hơn 55 tấn hải sản, 68% tàu xa bờ đã ra khơi, đồng thời các bãi biển cũng đã có người tắm trở lại.
Ông Hoàng Đăng Quang - bí thư tỉnh ủy Quảng Bình báo cáo với Thủ tướng rằng Quảng Bình đã chuẩn bị chính sách hỗ trợ ngay từ đầu, mỗi nhân khẩu 10kg gạo. Giao các đoàn thể tổ chức phát động phong trào giúp cho nhân dân nhưng đây là vấn đề trước mắt, còn vấn đề lâu dài thì cần một chính sách.
Ông Quang báo cáo thêm cá biển chết nhiều và các đoàn thể đã tiến hành thu gom, tiêu hủy nên 120km bãi biển của Quảng Bình rất sạch.
Thủ tướng chủ trì buổi làm việc với Hà Tĩnh chiều 1-5 - Ảnh: Tấn Vũ |
60.
Vụ cá chết bất thường: Bốn bộ công bố kết quả kiểm tra
(PLO)- Bộ TN&MT, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN đã công bố một số kết quả kiểm tra, giám sát liên quan đến sự cố cá biển chết bất thường ven biển miền Trung vừa qua.
Chiều 1-5, trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về hiện tượng cá chết bất thường xảy ra liên tiếp những ngày qua ở ven biển miền Trung, các Bộ trưởng đã công bố một số kết quả kiểm tra, giám sát. Cụ thể như sau:
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà: Chưa kết luận có việc xả trộm chất thải hay không ở Formosa
Theo ông Hà, đến nay Bộ TN&MT đã đặt các công cụ quan trắc tại Vũng Áng và hoàn toàn có thể kiểm soát mức độ ô nhiễm của vùng biển này. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định chất lượng môi trường nước biển ở các tỉnh miền Trung hoàn toàn an toàn.
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, ngay sau khi sự cố xảy ra từ ngày 6-4, ngày 7-4, Bộ đã cử người vào các địa bàn liên quan để nghiên cứu, tổng hợp, lấy mẫu đánh giá nguyên nhân sự việc và đặt trọng tâm vào những điểm, cơ sở có nguy cơ về môi trường, trong đó có Nhà máy thép Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng.
Theo kết quả lấy mẫu, đánh giá của Bộ, đến thời điểm này các mẫu nghiệm từ khu vực Vũng Áng, Nhà máy thép Formosa chỉ có một số chỉ số cao hơn cho phép, chưa phát hiện ra các vấn đề bất thường khác.
Theo kết quả lấy mẫu, đánh giá của Bộ, đến thời điểm này các mẫu nghiệm từ khu vực Vũng Áng, Nhà máy thép Formosa chỉ có một số chỉ số cao hơn cho phép, chưa phát hiện ra các vấn đề bất thường khác.
Liên quan đến quy trình xả thải của Nhà máy thép Formosa, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin thêm, nhà máy này đặt bể xả thải trong phạm vi khuôn viên nhà máy, sau đó có đặt thiết bị theo dõi tự động các thông số nhưng chưa kết nối với các nhà quản lý nhà nước.
Quan điểm của Bộ về vấn đề này là có thể chấp nhận trên góc độ kỹ thuật nhưng không được đặt trong phạm vi nhà máy sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Bộ đề nghị nhà máy đưa họng xả thải này ra ngoài để thuận tiện cho cơ quan chức năng và cả người dân có thể dễ dàng tiếp cận, giám sát bất kỳ lúc nào.
Qua kiểm tra tại cơ sở này, Bộ chỉ phát hiện một số vấn đề vi phạm về hành chính chứ chưa kết luận có việc xả trộm chất thải hay không.
Quan điểm của Bộ về vấn đề này là có thể chấp nhận trên góc độ kỹ thuật nhưng không được đặt trong phạm vi nhà máy sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Bộ đề nghị nhà máy đưa họng xả thải này ra ngoài để thuận tiện cho cơ quan chức năng và cả người dân có thể dễ dàng tiếp cận, giám sát bất kỳ lúc nào.
Qua kiểm tra tại cơ sở này, Bộ chỉ phát hiện một số vấn đề vi phạm về hành chính chứ chưa kết luận có việc xả trộm chất thải hay không.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Hải sản tươi sống ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đều an toàn
Bà Tiến thông tin: “Tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã lấy mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư dân đánh bắt về như tôm, cá, ốc, sò, mực, một số loại rau để phân tích thì các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con người. Thông tin rất quan trọng là hải sản tươi sống đều an toàn. Riêng các mẫu hải sản ở Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày mai (2-5) sẽ có kết quả”.
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát: An tâm đánh bắt cách bờ 20-30 hải lý
Về vấn đề ngư dân quan tâm là có thể đánh bắt hải sản ở khu vực nào, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước hết là vùng biển khơi, cách bờ 20-30 hải lý trở lên.
Về vấn đề ngư dân quan tâm là có thể đánh bắt hải sản ở khu vực nào, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước hết là vùng biển khơi, cách bờ 20-30 hải lý trở lên.
Trả lời câu hỏi đối với các vùng nuôi trồng thủy hải sản có lấy nước biển vào nuôi được không, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết qua phân tích cho thấy những chỉ tiêu cơ bản thì bảo đảm an toàn, tuy nhiên cũng cần chú ý theo dõi chặt để đề phòng các diễn biến bất thường.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện tượng cá chết bất thường vừa qua đã làm tổng số lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 67 tấn; ước thiệt hại thành tiền 54 tỉ đồng. Tổng số cá ngoài tự nhiên chết dạt vào bờ thống kê các tỉnh ước khoảng 100 tấn.
Trong đó, Hà Tĩnh là tỉnh có hiện tượng cá chết sớm nhất trong số các địa phương trên. Từ ngày 6 đến 14-4, tại khu vực ven biển thuộc thị xã Kỳ Anh đã xảy ra tình trạng các đối tượng thủy sản nuôi trồng (cá, tôm, ngao) và thủy hải sản tự nhiên bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Hiện tượng cá chết cũng xảy ra tại khu vực vịnh Vũng Áng, đặc biệt vào ngày 24 và 26-4 có xuất hiện dòng triều màu nâu kèm theo cá chết (còn tươi).
Nhưng từ ngày 28 và 29-4, Hà Tĩnh không còn phát hiện cá chết.
Trong đó, Hà Tĩnh là tỉnh có hiện tượng cá chết sớm nhất trong số các địa phương trên. Từ ngày 6 đến 14-4, tại khu vực ven biển thuộc thị xã Kỳ Anh đã xảy ra tình trạng các đối tượng thủy sản nuôi trồng (cá, tôm, ngao) và thủy hải sản tự nhiên bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Hiện tượng cá chết cũng xảy ra tại khu vực vịnh Vũng Áng, đặc biệt vào ngày 24 và 26-4 có xuất hiện dòng triều màu nâu kèm theo cá chết (còn tươi).
Nhưng từ ngày 28 và 29-4, Hà Tĩnh không còn phát hiện cá chết.
Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh: Huy động các nhà khoa học hàng đầu trên cả nước tìm nguyên nhân cá chết
Về xác định nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết hàng loạt, bộ trưởng cho biết Bộ đã huy động các nhà khoa học hàng đầu trên cả nước để cùng vào cuộc, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Các nhà khoa học cần được tạo điều kiện thực sự khách quan, công tâm, không bị sức ép nào về tiến độ, để có thể đưa ra những kết luận chính xác, khách quan nhất. Bộ KH&CN cũng đã thành lập các tổ công tác thường trực tại địa phương.
PV tổng hợp
http://plo.vn/thoi-su/vu-ca-chet-bat-thuong-bon-bo-cong-bo-ket-qua-kiem-tra-626589.html59.
29/04/2016 - 15:36 PM
Qua tính toán dòng chảy đáy biển, KS Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP.HCM, cảnh báo: nếu không cắt ngay nguồn độc đang gây cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Bắc Trung Bộ, và mới ngày hôm nay 29.4 là Đà Nẵng, thì nguy cơ chất độc sẽ còn lan xuống tận Phú Quốc! Đặc biệt, cần nhìn nhận Sơn Dương – Vũng Áng là một yếu huyệt bảo vệ sự an ninh lãnh thổ Việt Nam từ hướng biển!
Cá chết ở vùng biển Đà nẵng sáng ngày 29.4. Ảnh: Tuổi Trẻ
Phỏng vấn của Người Đô Thị với KS Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP.HCM, nguyên trưởng ban Cơ sở hạ tầng cảng biển thuộc Cục Hàng hải Việt Nam.
KS Doãn Mạnh Dũng. |
Trong đặc điểm tự nhiên của bờ biển Việt Nam, do chênh lệnh nhiệt độ giữa Bắc Cực và Xích đạo, do trái đất quay từ Tây sang Đông, do bờ biển Trung Quốc khi xuống phía Nam thì lệch về hướng Tây nên trong 365 ngày/năm luôn luôn có dòng hải lưu tầng đáy chạy dọc bờ biển Việt Nam từ Bắc xuống Nam, nhưng mạnh nhất từ Vũng Áng - Sơn Dương, Hà Tĩnh đến mũi Cà Mau.
Tốc độ dòng tầng đáy tính toán được khỏang 0.38 m/s trên hiện tượng di chuyển của các thi thể hành khách trên xe 48K5868 bị tai nạn ngày 18.10.2010 ở Nghị Xuân - Hà Tỉnh.
Về mùa đông, vào tháng 1, 2, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12 (9/12 tháng), vì ảnh hưởng gió đông bắc nên có dòng chảy mặt theo hướng từ Bắc xuống Nam với tốc độ bình quân 0.757 m/s.
Dòng tầng đáy và tầng mặt cộng hưởng đưa phù sa bờ biển Việt Nam theo hướng từ Bắc xuống Nam. Vùng bờ biển Vũng Áng, Sơn Dương nằm phía nam vĩ tuyến cực Nam của đảo Hải Nam, nên bờ biển miền Trung từ vị trí này hướng về Nam là chịu tác động của dòng chảy tầng đáy và cả tầng mặt.Bạn nhớ bài hát "Quảng bình- Quê ta ơi" với những cồn cát trắng? Ở Bắc sông Gianh, các cồn cát đã cao đến 17-18m, nhưng ở Hà Tĩnh hoàn toàn không có cồn cát. Đó là hiện tượng khác biệt giữa bờ biển Hà Tĩnh và Quảng Bình. Do nguyên lý này mà các vịnh ở bờ biển Đông Việt Nam chỉ sâu khi vịnh chống được dòng hải lưu trên chảy vào vịnh, có nghĩa rằng cửa vịnh phải quay về hướng Nam. Ví dụ như vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, Vũng Rô. Vì là các vịnh ven núi, nên các vịnh chỉ sâu khi không có dòng sông lớn xuất phát từ dãy Trường Sơn. Ví dụ vịnh Dung Quất có sông Trà Bồng nên hạn chế độ sâu. Khi đến mũi Cà Mau, dòng hải lưu bị đẩy về hướng Tây, nên mũi Cà Mau có hình dàng như mũi tàu cong về phía Tây. Chính dòng hải lưu trên làm vịnh Thái Lan bị cạn dần và đang bị ngọt hóa. Chính sự ngọt hóa này mà Phú Quốc có những hải sản khác thường với ngư trường Phan Thiết.
Như vậy sự việc chất độc gây cá chết tại Hà Tĩnh sẽ không giới hạn khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Đúng thời điểm này, gió Tây Nam đưa dòng tầng mặt qua đảo Hải Nam, nên hiện tượng cá chết chưa lan tràn xuống Nam Trung Bộ. Hơn nữa hiện tượng cá tầng đáy bị chết chứng tỏ nguyên nhân gây chết cá là độc tố trong nước. Các chất thải ra biển hầu hết có tỷ trọng cao hơn nước biển nên nhanh chóng lắng xuống tầng đáy. Vì vậy sự viện dẫn cá chết do rong tảo trôi nổi trên tầng nước mặt là không logic và không thuyết phục được những người quan tâm.
Như vậy, dòng tầng đáy đã chắc chắn đưa chất độc xuống bờ biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nam. Tôi cho rằng, khu vực này chưa thấy cá chết do mật độ chất độc thấp, nhưng tiềm ẩn đem lại bệnh tật trong tương lai là khó tránh khỏi.
Tóm lại, theo tính toán dòng chảy như trên, thì chất độc không chỉ ở 5 tỉnh miền Trung mà còn có nguy cơ lan chảy từ Hà Tĩnh xuống Phú Quốc. Những tính toán này là thuộc về vấn đề khoa học cơ bản, rất rõ ràng.
Tôi cho rằng đây là một hiểm họa cực kì lớn đối với cả đất nước, nó triệt tiêu nguồn tài nguyên để nhiều triệu người có thể duy trì cuộc sống trong nhiều ngàn năm qua dọc theo mảnh đất hình chữ S.
Hệ thống ống dẫn nước xả thải kéo dài từ Formosa đến biển Vũng Áng. Ảnh: T.Hoa/infornet
Là người có nhiều nghiên cứu về biển, theo ông, những “điểm” nào có khả năng gây ra chất độc khiến cá chết hàng loạt và kéo dài như hiện nay?Không chỉ nghi vấn riêng Formosa, mà tất cả các khu công nghiệp (KCN) trước khi nước thải ra biển đều phải có sự kiểm tra hết. Không kiểm tra được thì đóng cửa. Đó là nguyên tắc. Quyền lợi của một nhóm luôn nhỏ hơn rất nhiều quyền lợi của cả một dân tộc. Vừa rồi trên thế giới có tập đoàn thép của Ấn Độ đã phải từ bỏ thị trường nước Anh, vì chi phí môi trường ở đây quá lớn. Còn ở Việt Nam thì lại chọn chi phí môi trường thấp nhất để kiếm lời. Đó là sự kiếm lời trên cái sống tàn tạ và trên tiền thuốc men, bệnh tật của người Việt Nam. Chúng ta làm việc và chiến đấu để sống, chứ không phải để chết.
Theo ông, việc xây dựng và phát triển công nghiệp tại vị trí Vũng Áng – Sơn Dương có phù hợp hay không?
Việc hình thành KCN, tôi cho rằng tùy vào mục tiêu của mình. Mục tiêu của ta là làm giàu bằng mọi giá, hay chúng ta từng bước phát triển, xây dựng quê hương tốt đẹp cho chúng ta? Hai mục tiêu đó khác nhau, mà mục tiêu của một nhóm người bằng mọi giá để lấy tiền và sau đó ra đi định cư ở nước ngoài là khác xa với mục tiêu của đa số người dân Việt Nam này là mơ ước tìm hạnh phúc ngay trên đất nước của mình.
Một khu kinh tế với những ngành công nghiệp nặng như Vũng Áng hiện nay là một nguy cơ rất lớn cho ô nhiễm môi trường vùng biển và nguy cơ cho ngành kinh tế thủy sản biển của mình.Nhất là khi mình vẫn chấp nhận nền công nghiệp lạc hậu của Trung Quốc, đó là điều không chấp nhận được và hậu quả sẽ không lường.
Ông đã từng đánh giá Vũng Áng – Sơn Dương có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng...
Đúng vậy! Sơn Dương là một trong bốn yếu huyệt bảo vệ sự an ninh lãnh thổ Việt Nam từ hướng biển đuợc xếp theo thứ tự: Cam Ranh, Sơn Dương, Nam Du và Côn đảo. Bốn yếu huyệt này được xác định dựa vào những yếu tố địa lý tự nhiên.
Ở vịnh Bắc Bộ, cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng thuộc Hà Tĩnh có vị trí khá đặc biệt. Vị trí này cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á, có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có đường Quốc Lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m cùng với vùng nước rộng rãi. Vì vậy, cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm soát đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam.
Vùng nước Sơn Dương phía Nam Vũng Áng là vị trí duy nhất của cả miền Bắc có thể đón tàu sân bay được, nhưng mình giao cho Trung Quốc là hỏng. Vị trí đó nằm ngay Đèo Ngang, chỉ cần hai trung đội là đủ cắt đôi đất nước ngay, vì ở đây có hầm Đèo Ngang và đường độc đạo, xe lửa đi tới đây phải chạy ngược lên về phía Tây để băng qua, chứ còn vị trí này là đèo, không đi qua được.
Vị trí này là huyệt đạo của cả hải quân Việt Nam. Nó phải dành cho Hải quân Việt Nam chiếm lĩnh để bảo vệ đất nước. Vì với một nước nhỏ, nghèo, mọi việc từ xây dựng đến bảo vệ đất nước phải biết sử dụng những đặc điểm địa lý tự nhiên. Hải quân Việt Nam phải có các căn cứ quân sự đủ sức phòng ngự và tấn công để phòng ngự. Các căn cứ hải quân phải có độ sâu thích hợp, độ rộng mặt nước đủ năng lực tiếp nhận nhiều tàu quân sự, có núi cao để che chắn và thuận lợi trong cung ứng hậu cần. Và sự hợp tác với các đối tác nước ngoài trong xây dựng kinh tế ở các yếu huyệt trên cần gắn chặt với nhu cầu quốc phòng khi xảy ra chiến tranh vệ quốc.
Còn làm kinh tế là từng bước, chúng ta làm để sống chứ không phải làm để chết.
Năm 2003, tôi là người trực tiếp đã báo cáo tiềm năng vịnh Sơn Dương với bí thư Hà Tĩnh hồi đó - Trần Đình Đàn, tiềm năng của cảng Hà Tĩnh không phải ở Vũng Áng phía Bắc mà là phía Nam Vũng Áng, tức là vùng Sơn Dương. Việc đầu tư kinh tế tại đây là một sai lầm. Người Việt Nam mình phải hiểu địa phương mình hơn nước ngoài chứ!
Cá chết bất thường ở vùng biển miền Bắc Trung Bộ. Ảnh: Quang Tiến/zing.vn
Việc kiểm tra của các đoàn cơ quan Nhà nước vẫn đang được tiến hành tại KCN Vũng Áng nói chung và Formosa nói riêng. Trước tính chất nghiêm trọng của thảm họa cá chết hiện nay, ông đánh giá việc kiểm tra như mức độ hiện nay của Nhà nước là đủ chưa? Hành động ngay trong lúc này của Nhà nước cần là gì, thưa ông?Tốt nhất bây giờ chúng ta cứ giải quyết vấn đề sòng phẳng với các doanh nghiệp kinh doanh, nếu anh gây ra ô nhiễm thì anh phải chịu trách nhiệm với hậu quả của chính anh. Việc chính quyền nhân nhượng doanh nghiệp trong việc kiểm soát chất thải là điều không chấp nhận và là nguyên nhân chính dẩn đến sự hỗn loạn của xã hội, nhất là với các doanh nghiệp nước ngoài.
Vấn đề cần làm hiện nay là phải cắt ngay nguồn độc này! Việc đầu tiên hiện nay là cần cấm đưa chất thải chưa xử lý ở các KCN ra biển. Hệ thống kiểm tra môi trường cần xác định ngay tính hợp pháp của những đường ống chất thải ra biển. Nếu hệ thống ống không hợp pháp thì cần xử lý ngay theo pháp luật, kể cả giải thể doanh nghiệp. Nếu hệ thống ống thải là hợp pháp thì cần thay đổi ngay những cán bộ có chức năng đang kiểm soát môi trường tại Hà Tĩnh vì họ không hoàn thành nhiệm vụ.
Khi người dân Việt Nam từ Hà Tĩnh đến Phú Quốc không dám ăn cá biển thì kinh tế và xã hội Việt Nam sẽ ra sao? Thương hiệu hải sản Việt Nam sẽ đi về đâu? Nó là một tai họa không tưởng tượng được, và tôi nghĩ rằng nó sẽ đốt tất cả những thành quả bao nhiêu năm qua của chúng ta. Khi con người ở ven biển mà không dám ăn cá, khi hàng triệu ngư dân không có công việc để kiếm sống thì đất nước này sẽ hỗn loạn.
Lê Quỳnh (thực hiện)
Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng chủ yếu do Trung Quốc thầu và thi công. KKT này được thành lập vào tháng 4.2006, trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh. KKT Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 3.4.2006 có diện tích 22.781ha với mục tiêu xây dựng, phát triển thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là:
(1) phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu,
(2) phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng - Sơn Dương bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ ra biển quan trọng của Bắc Trung Bộ.
(3) xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng biển trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ.
58.
'Chỉ cần 1 ngày là tìm ra nguyên nhân cá chết'
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN), cơ quan chức năng đang đi lòng vòng trong việc tìm nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt. Ông khẳng định để làm rõ điều này, chỉ cần thời gian một ngày.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh |
- Có ý kiến cho rằng nguyên nhân cá chết là do Công ty Formosa (Hà Tĩnh) xả thải trực tiếp hóa chất ra biển, quan điểm của ông thế nào?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Tôi theo dõi vụ việc này rất sát qua thông tin báo chí đăng tải. Nhiều người đại diện cho cơ quan nhà nước đưa ra câu trả lời về nguyên nhân cá chết mà theo tôi như sách giáo khoa đã dạy là: Cá sẽ chết vì thiếu chất oxy; chất hữu cơ nhiều quá sinh ra độc tố khiến cá chết, hay sóng vỗ mạnh quá cá cũng chết. Tuy nhiên, tôi khẳng định, cá ở các tỉnh miền Trung bị chết chắc chắn là do ngộ độc trong nước. Đặc biệt, cá chết hàng loạt, trong đó có nhiều loại sống dưới tầng đáy và trong cùng một thời điểm thì độc tố phải rất mạnh. Còn độc tố đó là gì thì phải trực tiếp làm mới xác định được.
Khi sự việc xảy ra, chúng ta phải nghi ngờ đơn vị nào có khả năng gây ra. Trên dải bờ biển ấy, Formosa là đơn vị có nhiều nghi vấn nhất. Theo ý kiến của tôi, có thể cá bị ngộ độc do nước thải công nghiệp rất độc và khả năng do Công ty Formosa là cao nhất.
Khi sự việc xảy ra, chúng ta phải nghi ngờ đơn vị nào có khả năng gây ra. Trên dải bờ biển ấy, Formosa là đơn vị có nhiều nghi vấn nhất. Theo ý kiến của tôi, có thể cá bị ngộ độc do nước thải công nghiệp rất độc và khả năng do Công ty Formosa là cao nhất.
- Làm thế nào để xác định nguyên nhân cá chết, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Ta đặt vấn đề thế này, cá ăn phải đồ độc mới chết. Vì vậy, chỉ cần phân tích ngay con cá đã chết sẽ tìm ra nguyên nhân. Với cá, ta sẽ phân tích mang cá, vì nó hít thở qua mang. Đương nhiên, độc tố sẽ tích ở mang nhiều nhất. Tại sao không phân tích cá mà cứ dò hết cái này đến cái kia, rồi ngồi phỏng đoán.
Khi xả chất thải ra biển, nước biển mênh mông nên độc tố sẽ bị pha loãng rất nhanh, nếu còn thì cũng chỉ rất ít. Tuy nhiên, bây giờ vẫn có thể lấy mẫu ngay trong ống mà công ty thải ra để xét nghiệm. Nếu công ty đã thải hóa chất, thì một phần đã trôi ra biển, nhưng một phần vẫn còn lưu trong ống. Với đường ống thải dài 1,5km, thì mình có thể dùng ống cao su luồn từ đầu này đến đầu kia, sau đó rút dần ra. Cứ 100m lấy 1 mẫu nước thì phân tích được ngay. Tôi khẳng định mẫu nước này còn chính xác hơn rất nhiều mẫu ngoài biển, thế thì tại sao cơ quan chức năng không làm mà lại nhấn mạnh đến tính hợp pháp của cái ống. Không chỉ Formosa, mất cứ công ty nào khi xây dựng cũng phải có hệ thống xả thải được cấp phép, vậy tranh cãi làm gì. Cái chính là ống đó xả chất gì ra ngoài và đã qua xử lý hay chưa.
- Ông đánh giá thế nào về cách xử lý của cơ quan chức năng trong thời gian qua.
- Ông đánh giá thế nào về cách xử lý của cơ quan chức năng trong thời gian qua.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Tôi cho rằng cơ quan chức năng xử lý lòng vòng, phản ứng chậm và có nhiều khuất tất.
Thứ nhất, một ngư dân lặn và phát hiện chất màu vàng trong ống thải và đến báo cho đồn biên phòng. Đồn biên phòng cũng báo lên cơ quan chức năng. Câu hỏi đặt ra là tại sao cơ quan chức năng không phản ứng kịp thời để có phương án, trong khi người dân báo từ rất sớm. Đến khi sự việc xảy ra, thì phải sau nhiều ngày mới lấy mẫu thì còn gì mà phân tích.
Thứ nhất, một ngư dân lặn và phát hiện chất màu vàng trong ống thải và đến báo cho đồn biên phòng. Đồn biên phòng cũng báo lên cơ quan chức năng. Câu hỏi đặt ra là tại sao cơ quan chức năng không phản ứng kịp thời để có phương án, trong khi người dân báo từ rất sớm. Đến khi sự việc xảy ra, thì phải sau nhiều ngày mới lấy mẫu thì còn gì mà phân tích.
Thứ hai, doanh nghiệp nhập tới gần 300 tấn hóa chất để súc rửa ống. Tại sao cơ quan chức năng không đến kiểm tra, làm rõ đó là hóa chất gì, thành phần ra sao? Nếu cơ quan chức năng nói chất đó là cực kỳ độc nhưng cũng không biết là chất gì thì ai tin. Hơn nữa, sao không kiểm tra số hóa chất đó ngay xem còn đủ không. Nếu số lượng hóa chất còn đủ thì chưa dùng, còn thiếu thì dùng làm gì, thải đi đâu? Tại sao không làm rõ vấn đề trên?
Thư ba, tất cả dự án lớn nhỏ, bao giờ cũng có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vậy với Công ty Formosa, ai ký văn bản ấy. Bản kết luận ấy cho phép hay không cho phép xây dựng. Nếu cơ quan thẩm định bảo chưa đạt yêu cầu, thì ai là người ký cho quyết định xây dựng thì phải làm rõ và truy trách nhiệm. Nếu cơ quan chức năng đã ký kết luận đạt yêu cầu, thì phải thẩm định lại kết luận đó có đúng hay không. Trường hợp kết luận đúng, nhưng kết quả thẩm định là không đúng thì chắc chắn người ký “ăn tiền” của doanh nghiệp hoặc không đủ năng lực thẩm định nhưng vẫn ký. Điều này không phải hiếm vì hiện nay nhiều cơ quan không đủ năng lực thẩm định nhưng vẫn cứ nhận.
Hiện tại, theo tôi Bộ Công an cần vào cuộc để đưa những kẻ “giết” chết môi trường ra pháp luật.
Hiện tại, theo tôi Bộ Công an cần vào cuộc để đưa những kẻ “giết” chết môi trường ra pháp luật.
Cá chết dọc ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế |
- Nếu giao cho ông tìm nguyên nhân cá chết thì bao lâu sẽ có kết quả?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Tôi mà được giao làm vụ này thì sẽ thực hiện như các bước trên. Chắc chắn chỉ trong một ngày tôi sẽ tìm ra.
- Xin cảm ơn ông!
Trần Hiếu
http://phunuvietnam.vn/thoi-cuoc/chi-can-1-ngay-la-tim-ra-nguyen-nhan-ca-chet-post9312.html
VnSputniknews Thứ Tư, ngày 27/04/2016 23:16 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng ven bờ biển miền Trung Việt Nam là do nguyên nhân kỹ thuật gây nên.
Đó là quan điểm của ông Andrey Kuznetsov, Tổng Giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga khi trả lời phỏng vấn của phóng viên "Sputnik" sáng ngày 27.4.
Ông Kuznetsov cho biết: "Theo tính toán sơ bộ, đã có khoảng 40 tấn cá bị giết chết. Nhưng điều này, rõ ràng, chỉ là phẩn nổi của tảng băng trôi. Điều đáng sợ và tồi tệ hơn nữa, là sự hủy hoại môi trường sống của cá. Bởi ở những khu vực vùng biển đó tăng vọt độ kiềm trong nước từ 7 đơn vị pH đến 10,5 đơn vị. Trong môi trường kiềm nặng như vậy không sinh vật nào có thể sống nổi. Các chuyên viên của Trung tâm Nhiệt đới đã tiến hành nghiên cứu ở những khu vực mà chúng tôi biết rõ có nền đất đá cứng và dòng chảy mạnh hướng từ Bắc vào Nam. Nó cũng dẫn đến lan tỏa chất độc ở hàng trăm cây số biển ven bờ của các tỉnh".
Vấn đề này đang thu hút các chuyên viên của hàng loạt bộ ngành tham gia tháo gỡ, trong đó có Bộ Nông nghiệp, cơ quan chuyên trách khoa học công nghệ và nội vụ. Tập thể chuyên viên của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cũng liên kết vào hoạt động này. Chiều nay sẽ có cuộc họp chung về phân định rõ nguyên nhân thảm họa. Hiện thời tất cả dư luận cho rằng thủ phạm là Khu công nghiệp "Formosa" — xí nghiệp sản xuất thép của Đài Loan đặt tại tỉnh Hà Tĩnh. Xí nghiệp này cần xúc xả thiết bị qua đường ống dẫn chất thải chạy ra biển cách bờ 1,5 km. Nhưng cơ chế kiểm soát cần thiết với hệ thống này lại không hiện hữu trong đề án.
Tình trạng cá chết hàng loạt ở miền Trung đã khơi lại vấn đề là tất cả các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cần phải đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan chuyên trách môi trường. Đối với Việt Nam, yêu cầu này đặc biệt quan trọng, bởi vì đất nước, mà trước hết là phần miền Trung, vốn là con tin của thiên nhiên với đặc điểm địa lý địa hình của vùng này. Chính dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung hiện tập trung các cơ sở dân sinh và khu công nghiệp. Bản thân câu hỏi mà có vị doanh nhân đặt ra: "Chọn cá tôm hay là thép? theo tôi, là tuyệt đối không thể chấp nhận, — chuyên gia khoa học Nga kết luận.
56.
Khi quan chức ăn cá, tắm biển cùng dân
01/05/2016 11:43 GMT+7
- Từ hôm qua đến hôm nay, lãnh đạo một loạt các tỉnh miền Trung ra bãi biển tắm, ra cảng mua cá. Bộ trưởng TT&TT ăn bữa trưa với thực đơn toàn cá biển.
Mở đầu là Đà Nẵng. Nhiều người dân sáng qua thích thú khi thấy Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Điểu cùng nhiều cán bộ của Sở ngâm mình thoải mái ở bãi biển Phạm Văn Đồng.
Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng Nguyễn Điểu cùng cán bộ thuộc Sở tắm tại bãi biển Phạm Văn Đồng. Ảnh: Cao Thái |
Đến chiều, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng nhiều lãnh đạo sở ngành TP đến cảng cá Thọ Quang.
Ông Thơ yêu cầu lãnh đạo Sở NN&PTNT mua 100kg cá rồi thưởng thức món cá hấp ngay sau buổi làm việc. Ông còn yêu cầu các cán bộ phải ăn cá biển để làm gương cho người dân an tâm.
Ông Huỳnh Đức Thơ (đội mũ) yêu cầu cán bộ Đà Nẵng phải ăn cá để làm gương cho người dân và du khách an tâm. Ảnh: Cao Thái |
Tại Quảng Bình, trưa qua, sau buổi làm việc với chính quyền địa phương, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn mời tất cả nhà báo có mặt tại cuộc họp đi ăn cá biển tại một nhà hàng hải sản nằm trên đường du lịch ven biển Nhật Lệ, TP Đồng Hới.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu trong khi chờ cơ quan chuyên môn kết luận, các cơ quan báo chí cần khuyến cáo người dân ở các vùng biển và du khách tránh tâm lý lo ngại dẫn đến tẩy chay các loại hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Trần Việt Đức |
XEM CLIP:
Chiều tối cùng ngày, sau khi đón tàu cá của ngư dân Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình cập cảng Nhật Lệ và cơ quan chức năng làm xong công tác kiểm định, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã mua 5 con cá ngừ và cùng mọi người luộc ăn ngay tại tàu.
Bộ trưởng chia sẻ, người dân có thể sử dụng cá đánh bắt ở ngư trường xa, an toàn, được cơ quan chức năng chứng nhận nhưng tuyệt đối không sử dụng cá chết, cá nhiễm độc để chế biến.
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn là người đầu tiên mua cá cho ngư dân Bảo Ninh và luộc ăn ngay tại tàu. Ảnh: Hải Sâm |
Ở Nghệ An, lãnh đạo UBND thị xã Cửa Lò đã ra tắm biển cùng người dân.
Và sáng sớm nay, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ cùng ra tắm biển với du khách.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ tắm biển. Ảnh: Cao Thái |
Người dân khắp mọi miền vẫn muốn được đi biển, được tắm và ăn cá an toàn. Ngư dân vẫn phải mưu sinh khi biển ngoài kia cá, mọi nguồn loại hải sản tự nhiên vẫn dồi dào và không có tội.
Các nhà lãnh đạo hiểu thông tin chân thực và sự minh bạch là sự sống còn để biển không chết, những sản vật tự nhiên, tươi rói vất vả mang về từ biển của ngư dân không đáng bị tẩy chay.
Câu trả lời về nguyên nhân cá chết bất thường chắc chắn sau cùng phải rõ. Đích thân người đứng đầu Chính phủ đã cam kết điều đó, thúc giục các bộ, ngành chức năng phải sớm tìm ra nguyên nhân và minh bạch thông tin đến người dân để đưa mọi thứ ổn định trở lại.
Xuân Linh - Hiền Anh - Nguồn clip: VTV
55.
Dở khóc dở cười màn khỏa thân trình diễn “Nỗi đau của những con cá”
Màn khỏa thân ngậm cá trình diễn rất "độc"
Một nhóm nghệ sỹ Viet Art Space (TP Huế) đã thực hiện trình diễn ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” với hình tượng người khỏa thân ngậm cá diễu hành nhằm kêu gọi bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên màn trình diễn này nhanh chóng bị đình chỉ vì không có giấy phép.
- Quảng Bình: Phát hiện thêm vụ vận chuyển, tiêu thụ cá chết
- Nguyên nhân thủy triều đỏ làm cá chết hàng loạt mà Bộ TNMT nói đến là gì?
- Vụ cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển: Ngư dân Quảng Nam gặp khó
- Hàng loạt cá chết bất thường ở khắp nơi trên thế giới
- Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ cá chết hàng loạt
Trong lúc TP. Huế tưng bừng tổ chức các hoạt động tuần lễ Festival 2016, sáng nay (29.4), nhóm nghệ sĩ Viet Art Space gồm Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham đã tổ chức nghệ thuật trình diễn (Performance art) tại bờ Nam cầu Tràng Tiền.
Một số nghệ sỹ khỏa thân (chỉ mặc quần lót), da phủ lớp sơn màu trắng, miệng ngậm cá sống diễu hành tại bờ Nam cầu Tràng Tiền.
Nội dung trình diễn ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” rất độc đáo, mang tính thời sự nhằm phản đối các hành vi tàn phá môi trường biển, kêu gọi cộng đồng chung tay hành động vì môi trường biển, trong thời điểm cá chết trắng biển miền Trung chưa tìm được nguyên nhân.
Các nghệ sỹ tự trình diễn tại phía Nam cầu Tràng Tiền |
Màn trình diễn gây sự chú ý đặc biệt đối với những người chứng kiến.
Tuy nhiên, màn trình diễn mang tính thời sự này, trong không gian trình diễn quanh sông Hương – đã bị một số cán bộ thuộc cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế “thổi còi”… mời vào Trung tâm Dịch vụ Du lịch Festival Huế làm việc, với lý do: không có giấy phép trình diễn.
Vì vậy, các nghệ sỹ buộc phải đình chỉ chương trình.
Clip về sự việc:
http://laodong.com.vn/xa-hoi/do-khoc-do-cuoi-man-khoa-than-trinh-dien-noi-dau-cua-nhung-con-ca-546556.
Đà Nẵng: Cá chết dạt vào bờ
TTO - Sáng 29-4, một số người dân ở quận Liên Chiểu (TPĐà Nẵng) phản ánh có nhiều cá chết dạt vào khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành, trong đó có những con to đến hơn 10kg.
Cá to hơn chục kg đã chết thối rữa dạt vào bờ biển sáng 29-4 - Ảnh: Đoàn Cường |
Có mặt tại hiện trường, PV ghi nhận dọc bờ biển từ bãi tắm Liên Chiểu đến Xuân Thiều chỉ vài trăm mét nhưng có rất nhiều loài cá, mực chết dạt vào bờ biển. Có những con cá rất to đến hơn 10kg chết đã thối rữa.
Cá chết chủ yếu là cá chình biển, xương xanh, mực và một số loại cá đã biến dạng. Mật độ xác cá xuất hiện khá dày. Do xác cá đã thối rửa khiến khu vực bờ biển này bốc mùi hôi thối.
Một nhân viên cứu hộ cho biết, xác cá dạt vào bờ từ sớm có thể do thủy triều đưa vô. Điều đáng nói là dọc bãi biển dài hàng trăm mét này đầy rác rưởi và xác cá nhưng không được dọn dẹp.
Sáng cùng ngày, PV liên hệ với ông Đặng Quang Vinh - chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Đà Nẵng - ông cho biết chưa nhận được thông tin và sẽ cho đi kiểm tra ngay.
Còn ông Lưu Quang Khánh - chi cục trưởng Chi cục thủy sản Đà Nẵng cho biết: “sáng anh em có đi kiểm tra nhưng không thấy có gì”. Sau khi được PV cung cấp thông tin, ông Khánh đã cho nhân viên đi kiểm tra lại.
Trước đó, chiều 28-4, tổ công tác báo chỉ của UBND TP Đà Nẵng cũng đã phát đi thông cáo các mẫu xét nghiệm nước biển tại Đà Nẵng đều nằm trong giới hạn cho phép.
Cá xương xanh nặng khoảng 2-3 kg trôi dạt vào bờ biển Nguyễn Tất Thành sáng 29-4 - Ảnh: Đoàn Cường |
Cá chết bị sóng đánh dạt lên bờ biển sáng 29-4 - Ảnh: Đoàn Cường |
Xác mực trôi dạt lên bờ biển - Ảnh: Đoàn Cường |
Nhiều loại cá chết dạt vào bờ biển Nguyễn Tất Thành - Ảnh: Đoàn Cường |
Xác cá to dạt lên bờ biển đã bốc mùi hôi thối - Ảnh: Đoàn Cường |
Cá chình biển đã thối rữa - Ảnh: Đoàn Cường |
53.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường: Pháp luật Việt Nam không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thị sát việc xả thải của FHS Hà Tĩnh và khẳng định, pháp luật Việt Nam không cho phép đặt ống ngầm xả thải.
Trong chuyến thị sát việc xả thải của Formosa Hà Tĩnh, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định, pháp luật Việt Nam không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải.
- Vụ cá chết ở miền Trung: Lấy mẫu tại cửa xả thải ngầm dài 1,5km sâu 17m dưới mặt biển
- Bộ NNPTNT làm việc với 4 tỉnh có cá chết ở miền Trung
- Trực tiếp: Bộ TN&MT họp báo về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại miền Trung
- Họp báo về nguyên nhân cá chết diễn ra “chớp nhoáng“: Bộ TN&MT nói Formosa vô can!
- Vụ cá chết hàng loạt ở biển Miền Trung: Nước thải có màu vàng đục, rất ngứa và khó thở
- Cá chết hàng loạt: Tảo độc và độc tố hóa học từ hoạt động của con người là 2 nguyên nhân
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, pháp luật Việt Nam không cho phép hệ thống ống xả thải lắp đặt ngầm. "Chúng tôi đề nghị các ông có biện pháp để giám sát, tiếp cận và quan sát hệ thống này”, Bộ trưởng Hà nói với đại diện Formosa Hà Tĩnh.
Bộ trưởng cũng thừa nhận việc chưa tìm ra nguyên nhân cá chết là chậm. "Tôi thừa nhận rằng, các bộ, ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học mặc dù đã nỗ lực nhưng việc điều phối, triển khai tìm nguyên nhân cá chết do chưa có kinh nghiệm, còn lúng túng, xử lý còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của bà con. Với tư cách là người đứng đầu Bộ TN&MT, tôi xin nhận khuyết điểm", Bộ trưởng Hà nói.
Người đứng đầu Bộ TN&MT bày tỏ mong bà con nhân dân tin tưởng Bộ TN&MT cũng như các bộ, ngành khác sẽ làm hết trách nhiệm với tinh thần công tâm, khoa học, trách nhiệm cao đối với nhân dân.
Đường ống dẫn nước thải đến Trạm quan trắc tự động của FHS Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn |
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/bo-truong-tai-nguyen-va-moi-truong-phap-luat-viet-nam-khong-chap-nhan-viec-dat-ong-ngam-xa-thai-546284.bld
52.
Ông Chu Xuân Phàm trải lòng trước khi làm thủ tục về quê
Suốt cuộc trò chuyện, ông Phàm nói rất nhiều câu "xin lỗi" đến người dân Việt Nam, ông mong sự việc trôi qua nhanh để dư luận không còn xôn xao đến phát ngôn của mình.
Cuối giờ chiều 27/4, ông Chu Xuân Phàm (Trưởng đại diện Formosa tại Hà Nội, Giám đốc đối ngoại công ty Formosa Hà Tĩnh) - người vừa bị công ty đuổi việc chia sẻ vớiPV đã nhận được quyết định của lãnh đạo công ty. Ông đang trên đường ra Hà Nội để làm thủ tục về Đài Loan.
Theo ông, nguyên nhân dẫn tới việc bị sa thải là bản thân đã có những phát ngôn gây tổn hại cho tập đoàn và bức xúc dư luận trong thời gian qua.
"Tôi đã diễn đạt không tốt khi trả lời báo chí Việt Nam sau vụ nghi vấn Formosa thải chất độc gây ô nhiễm khiến cá chết dọc bờ biển miền Trung", ông Phàm nói.
Vị này thừa nhận bị công ty đuổi việc vì tạo ra quan hệ không tốt giữa công ty và người dân, gây bức xúc cho người dân Việt Nam. Qua Zing.vn, ông Phàm muốn chuyển lời xin lỗi tới toàn thể người dân Việt Nam vì lời nói của mình.
Chia sẻ về cảm giác của bản thân sau khi bị đuổi việc, ông Phàm thẳng thắn rằng có phần hụt hẫng, tiếc nuối. "Tôi đã làm sai nên phải chịu vì khiến người dân bực tức. Tôi thành thật gửi lời xin lỗi tới mọi người", người từng giữ cương vị Giám đốc đối ngoại công ty Formosa Hà Tĩnh nói.
Ông cho biết bản thân bị công ty sa thải là hoàn toàn chính xác, không có gì sai trái.
Theo lời Chu Xuân Phàm, ông làm việc tại Công ty Formosa từ năm 2008 (tức là từ khi tập đoàn Formosa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Hà Tĩnh). Sau 8 năm làm việc tại đây, ông nói có phần tiếc nuối vì sắp đến ngày khánh thành nhà máy nhưng lại không được dự.
Trải lòng trước khi về nước, ông Phàm nói rất nhiều câu "xin lỗi" đến người dân Việt Nam. Ông mong muốn sự việc trôi qua nhanh để dư luận không còn xôn xao đến phát ngôn của mình. Ông nói cảm thấy xấu hổ khi đã phát ngôn những lời như vậy.
Nói về dự định tương lai, ông Phàm cho hay, trước mắt ông phải lo cuộc sống cho vợ và hai con (một học lớp 8, một học lớp 5). Người đàn ông này thừa nhận giờ đã 50 tuổi nên xin được một việc làm không phải dễ.
Cuối giờ chiều 27/4, ông Chu Xuân Phàm (Trưởng đại diện Formosa tại Hà Nội, Giám đốc đối ngoại công ty Formosa Hà Tĩnh) - người vừa bị công ty đuổi việc chia sẻ vớiPV đã nhận được quyết định của lãnh đạo công ty. Ông đang trên đường ra Hà Nội để làm thủ tục về Đài Loan.
Theo ông, nguyên nhân dẫn tới việc bị sa thải là bản thân đã có những phát ngôn gây tổn hại cho tập đoàn và bức xúc dư luận trong thời gian qua.
Ông Chu Xuân Phàm. |
"Tôi đã diễn đạt không tốt khi trả lời báo chí Việt Nam sau vụ nghi vấn Formosa thải chất độc gây ô nhiễm khiến cá chết dọc bờ biển miền Trung", ông Phàm nói.
Vị này thừa nhận bị công ty đuổi việc vì tạo ra quan hệ không tốt giữa công ty và người dân, gây bức xúc cho người dân Việt Nam. Qua Zing.vn, ông Phàm muốn chuyển lời xin lỗi tới toàn thể người dân Việt Nam vì lời nói của mình.
Chia sẻ về cảm giác của bản thân sau khi bị đuổi việc, ông Phàm thẳng thắn rằng có phần hụt hẫng, tiếc nuối. "Tôi đã làm sai nên phải chịu vì khiến người dân bực tức. Tôi thành thật gửi lời xin lỗi tới mọi người", người từng giữ cương vị Giám đốc đối ngoại công ty Formosa Hà Tĩnh nói.
Ông cho biết bản thân bị công ty sa thải là hoàn toàn chính xác, không có gì sai trái.
Ông Phàm cúi đầu xin lỗi người dân cả nước trong cuộc họp báo chiều 26/4 tại Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: CTV. |
Theo lời Chu Xuân Phàm, ông làm việc tại Công ty Formosa từ năm 2008 (tức là từ khi tập đoàn Formosa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Hà Tĩnh). Sau 8 năm làm việc tại đây, ông nói có phần tiếc nuối vì sắp đến ngày khánh thành nhà máy nhưng lại không được dự.
Trải lòng trước khi về nước, ông Phàm nói rất nhiều câu "xin lỗi" đến người dân Việt Nam. Ông mong muốn sự việc trôi qua nhanh để dư luận không còn xôn xao đến phát ngôn của mình. Ông nói cảm thấy xấu hổ khi đã phát ngôn những lời như vậy.
Nói về dự định tương lai, ông Phàm cho hay, trước mắt ông phải lo cuộc sống cho vợ và hai con (một học lớp 8, một học lớp 5). Người đàn ông này thừa nhận giờ đã 50 tuổi nên xin được một việc làm không phải dễ.
Video: Giám đốc phát ngôn gây sốc, lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi
Trước đó, ngày 25/4, trả lời trên báo chí về thắc mắc của ngư dân tại sao trước khi Công ty Formosa xây dựng hệ thống xử lý nước xả thải thì họ đánh bắt được rất nhiều loại thủy, hải sản, tôm cá. Tuy nhiên, sau khi công ty xả thải ra biển thì xung quanh không hề có sinh vật biển nào còn sống sót? Ông Chu Xuân Phàm cho hay, phải biết chấp nhận mất mát vì không thể có được hai điều cùng một lúc. Tức là nếu chọn nhà máy thì không thể có nhiều cá tôm.
"Nhiều khi, mình không thể được cả hai, mình phải lựa chọn muốn xây dựng nhà máy hay là muốn có cá, tôm để bắt", ông Phàm nói.
Trước phát ngôn gây "sốc" này, một ngày sau, tại Hà Tĩnh, lãnh đạo Công ty Formosa tổ chức họp báo và xin lỗi sau phát ngôn "không đúng" của Giám đốc đối ngoại Chu Xuân Phàm.
"Nhiều khi, mình không thể được cả hai, mình phải lựa chọn muốn xây dựng nhà máy hay là muốn có cá, tôm để bắt", ông Phàm nói.
Trước phát ngôn gây "sốc" này, một ngày sau, tại Hà Tĩnh, lãnh đạo Công ty Formosa tổ chức họp báo và xin lỗi sau phát ngôn "không đúng" của Giám đốc đối ngoại Chu Xuân Phàm.
http://vtc.vn/ong-chu-xuan-pham-trai-long-truoc-khi-lam-thu-tuc-ve-que.2.616779.htm
51.
Đà Nẵng công bố nước biển tắm được
28/04/2016 17:33 GMT+7
- Các thông số đều trong giới hạn an toàn cho phép, người dân có thể tắm biển bình thường ở Đà Nẵng.
Tại cuộc họp do Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng chủ trì về công tác du lịch biển 2016, TP đã có thông báo chính thức về việc nước biển an toàn.
Ông Đặng Quang Vinh, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường (Sở TN-MT) báo cáo kết quả kiểm tra lấy mẫu phân tích chất lượng nước ven bờ biển.
Cơ quan chức năng Đà Nẵng công bố nước biển tại đây vẫn an toàn. |
Cụ thể, sau khi có thông tin về hiện tượng cá chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng, Chi cục đã lấy mẫu nước biển ở các khu vực Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, tại các vị trí cách bờ biển khoảng 100m và các bãi tắm.
Kết quả, các thông số như pH, lượng ô xy hòa tan trong nước, chì, thủy ngân, xyanua đều trong giới hạn cho phép, có thể phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước (tắm rửa).
Kết quả phân tích nước biển ngày 27/4 so với ngày 17/4 và trong năm 2015 cũng không ghi nhận có gì bất thường.
Theo tin từ Sở TN-MT, trong 30 ngày tới, Sở tiếp tục giao Trung tâm kỹ thuật môi trường tiếp tục lấy mẫu phân tích chất lượng nước biển và lập kế hoạch quan trắc sinh học, cứ 2 ngày công bố 1 lần trên trang thông tin điện tử của Sở và Trung tâm.
Ông Nguyễn Trần Quân, PGĐ Trung tâm kỹ thuật môi trường, Sở TN-MT Đà Nẵng cho biết từ ngày 28/4 sẽ bắt đầu quan trắc sinh học.
Trước đó trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý nông lâm và thủy sản Đà Nẵng cho hay, tình trạng cá chết bất thường tại Bắc miền Trung trong thời gian qua đã tác động trực tiếp đến ngư dân và các tiểu thương kinh doanh thủy sản ở Đà Nẵng.
Chi cục đang bố trí một tổ công tác ứng trực tại cảng cá Thọ Quang để ngăn chặn tình trạng tuồn cá chết từ phía ngoài vào Đà Nẵng.
Cao Thái
50.
Thứ Tư, 27/04/2016 07:33
Việt Nam nhiều tiến sĩ, ít thành tựu: Sao lại bất ngờ?
(Quan điểm) - "Nếu không thay đổi triết lý giáo dục một cách can đảm và quyết đoán, khoa học công nghệ sẽ khó có cơ may phát triển".
Đó là những chia sẻ của GS Nguyễn Đăng Hưng - giảng dạy nghiên cứu tại Đại học Liège, Vương quốc Bỉ với Đất Việt trước thực trạng Việt Nam có đến 24000 tiến sĩ nhưng số lượng công bố khoa học vô cùng ít.
Tiến sĩ có trình độ thực thụ vô cùng ít
PV:- Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thống kê ở Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sĩ. Thế nhưng, theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/6 của Malaysia, và 1/10 của Singapore.
Ông có bất ngờ trước thực trạng trên hay không? Theo ông, vì sao chúng ta có nhiều tiến sĩ mà lại ít công trình công bố như vậy?
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: - Là người đã bỏ ra 20 năm lo giúp Việt Nam đào tạo các lớp thạc sỹ, tiến sỹ quốc tế cho Việt Nam, rất am hiểu tình trạng giáo dục tại Việt Nam, tôi không hề bất ngờ trước những thông tin trên.
Tại Việt Nam số tiến sỹ chân chính, có trình độ thực thụ quá ít ỏi so với số lượng tiến sỹ chỉ có bằng.
Mới đây có mấy ngày, dư luận Việt Nam xôn xao về một học viện khoa học xã hội tại Hà Nội có khả năng cho lò mỗi ngày 1 tiến sỹ. Rồi những luận án tiến sỹ với các đề tài khôi hài vẫn nhan nhản ra đời từ gần nửa thế kỷ nay.
Thử hỏi một đất nước cho phép những chuyện oái ăm như vậy thì làm sao có công bố khoa học, có phát minh công nghệ được?
Tôi đã có nhiều kỳ vọng, thậm chí trực tiếp xắn tay tham gia chạy chữa từ những năm 90, mà nay tôi cũng phải nói là bó tay. Một vài cánh én không thể làm nên mùa xuân.
PV:- Thực tế, những việc rất cần sự tham gia của các tiến sĩ thì lại không có kết quả, cụ thể, như vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều TS thất bại trong tạo giống cây trồng. Chúng ta phải nhìn nhận nghịch lý trên ra sao, thưa ông?
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: -Theo tôi, nghịch lý là ở chỗ không phải Việt Nam không có nhà chuyên môn, nhà khoa học thực thụ tài ba mà lớp người này không có chỗ đứng trách nhiệm cho công việc cần thiết.
Chế độ cơ cấu cán bộ chuyên môn theo chỉ tiêu thân hữu, lý lịch, phe nhóm, đã trở thành phổ biến một cách có hệ thống. Những điều nhà báo nhắc đến đáng tiếc thay so với đó chỉ là chuyện nhỏ.
Chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam còn quá kém |
Nói ngay vụ Vũng Áng, nếu những ngày đầu, quyền quyết định thuộc về các chuyên gia thực thụ, không ham hố không trục lợi, có tri thức và am tường thông tin, thì Formosa liệu có thể vào được Vũng Áng hay không?
Việt Nam là nước không muốn phát triển
PV:- Trong khi đó, theo các NCS, nếu tính theo mức học phí qui định thì tổng chi phí cho một nghiên cứu sinh chỉ khoảng 50 triệu đồng, bằng 1/10- 1/20 so với chi phí thực tế. Mức chi phí thực tế để có tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam tùy theo ngành, ngành hot như kinh tế hơn 1 tỷ đồng, kém hot hơn thì vài trăm triệu.
Có bằng nhưng lại không áo dụng được vào với thực tế, theo ông, có phải là lãng phí hay không? Vì sao ạ?
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: - Từ lãng phí là quá nhẹ trong trường hợp này. Phải nó đây là hành động gây ảnh hưởng tới học thuật, ảnh hưgng tới tương lai của đất nước.
Bởi lẽ, các tiến sỹ này sẽ ngang nhiên chiếm lĩnh những vị trí trọng yếu theo con đường cơ cấu và sẽ không làm được gì mà thậm chí, còn ngăn cản những người tài đóng góp giải quyết những vấn đề thực tế, giúp xã hội phát triển.
PV:- Thực tế hiện nay, chúng ta có tới 9000 tiến sĩ không tham gia giảng dạy nghiên cứu, chúng ta phải nhìn nhận thực tế này ra sao? Đây có phải là nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam tuy nhiều tiến sĩ nhưng lại ít công bố khoa học hay không? Vì sao ạ?
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: - Trên thế giới có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có tình trạng này. Ở các nước phát tiến sỹ là một yêu cầu trình độ cần thiết trong việc giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học.
Việt Nam làm ngược. Chúng ta phải nhìn nhận vào thực tế rằng, Việt Nam ngày càng tụt hậu và theo các nguồn khảo sát quốc tế, Việt Nam đang dứng sau Campuchia và cả Lào. Thậm chí, các chuyên gia kinh tế quốc tế bảo Việt Nam là nước không muốn phát triển.
Họ muốn nói Việt Nam có rất nhiều điều kiện nhưng đã lãng phí tất cả và cam chịu.
Châu An
49.
Thứ năm, 28/4/2016 | 22:21 GMT+7
Hội nghề cá lên tiếng về nguyên nhân thuỷ triều đỏ gây chết cá
Cho rằng các biểu hiện đặc trưng của tảo nở hoa (thuỷ triều đỏ) đều không có trong thực tế, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị làm rõ có bao nhiêu ống xả thải ra vùng biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Ngày 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hai hướng điều tra nguyên nhân cá chết là chất độc do hoạt động xả thải của con người và tảo nở hoa.
Trong văn bản gửi Chính phủ và các Bộ hôm nay, Hội nghề cá đồng tình với nguyên nhân cá chết do chất độc, còn "tảo nở hoa nên bị loại trừ". "Những biểu hiện đặc trưng của hiện tượng này như lượng tảo phát triển nhiều gây đổi màu nước biển, cá tầng mặt chết hàng loạt, xác tảo dạt bờ từng mảng lớn gây ô nhiễm, hôi thối... đều không được ghi nhận trong thực tế", văn bản nêu.
Nhiều tấn cá chết ở ven biển miền Trung. Ảnh: Đức Hùng. |
Theo Hội nghề cá, giả thiết chất độc do con người gây ra thảm họa tương đối có cơ sở. Nếu cá chết do chất độc có nghĩa là toàn bộ sinh vật biển đã bị hủy diệt, trong khi người dân chỉ thấy sinh vật cỡ lớn và nổi lên mặt nước. Do đó, việc làm tiếp theo là xác định chất độc ấy tồn dư trong đất và nước biển bao lâu.
Trong khi chưa xác định được nguyên nhân, để sớm khắc phục tình trạng trên, Hội nghề cá kiến nghị các bộ chỉ đạo các tỉnh bố trí lực lượng thu gom cá chết để tiêu hủy, tránh tình trạng người dân tự gom cá đi bán hoặc chế biến thành thực phẩm.
Hội cũng đề nghị các bộ chỉ đạo địa phương thống kê thiệt hại, từ đó có chính sách hỗ trợ ngư dân.
Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ, chủ yếu là các loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có tới 35 tấn cá nuôi bị chết.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Theo đó, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa được khoanh vùng. Tuy nhiên thông tin này vấp phải sự phản ứng của giới khoa học và người dân.
3 câu hỏi của Hội nghề cá với cơ quan chức năng: Thứ nhất, tại vùng biển Kỳ Anh - nơi phát sinh cá chết đầu tiên có bao nhiêu đường ống xả thải ra biển, gồm cả đường ống công khai và do nhà máy tự làm có nước thải chưa qua xử lý? Thứ hai, kết quả kiểm kê 300 tấn hóa chất được nhập về nhà máy Formosa đã sử dụng bao nhiêu và dùng vào mục đích gì. Sau khi sử dụng chúng có qua đường ống xả thải ra biển hay không? Thứ ba, kết quả phân tích chất độc của mẫu ở cuối nguồn các ống xả và kết quả phân tích chất độc lấy từ mang và dạ cá có đi đến kết luận cá chết vì chất độc không? "Nếu kết quả cho thấy cá chết không phải do độc tố, các nhà máy ở Kỳ Anh không thải ra chất độc hoặc có thải ra nhưng không làm chết cá, thì mới đi tìm nguyên nhân theo hướng khác". |
Phạm Hương
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hoi-nghe-ca-len-tieng-ve-nguyen-nhan-thuy-trieu-do-gay-chet-ca-3394947.htmlThanh Xuân Thứ Năm, ngày 28/04/2016 17:41 PM (GMT+7)
Sự kiện: Cá biển chết hàng loạt bất thường
(Dân Việt) Ngày 28.4, Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi lên Văn phòng Chính phủ, Bộ TNMT, Bộ NNPTNT, Bộ Tài chính về vụ việc cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế thời gian vừa qua.
Văn bản nêu rõ, sự việc cá biển tầng đáy bị chết hàng loạt trôi dạt vào bờ được báo chí đưa tin lần đầu tại biển huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ngày 6.4. Tối 27.4, Bộ TNMT mới thông cáo báo chí, trong đó nêu nguyên nhân cá chết có thể là: Chất độc thiên nhiên hoặc chất độc do con người gây ra; hiện tượng thủy triều đỏ (tảo nở hoa) gây ra. Tiếp theo công văn số 45 ngày 22.4, Hội Nghề cá có ý kiến như sau:
Về xác định nguyên nhân cá chết: Hội Nghề cá Việt Nam đồng tình với nguyên nhân mà Bộ TNMT nêu ra, cá chết có thể là do “chất độc” với những lý do như: Đa số cá chết sống ở tầng đáy. Phát hiện lần đầu ở ven biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Chất độc theo dòng hải lưu chảy từ Bắc xuống Nam tiếp tục gây chết ở Quảng Bình, kế đến là Quảng Trị và phía bắc Thừa Thiên - Huế.
Nguyên nhân thủy triều đỏ (tảo nở hoa) nên được loại trừ bởi vì những biểu hiện đặc trưng của thủy triều đỏ không được ghi nhận trong thực tế, như lượng tảo phát triển nhiều gây đổi màu nước biển, cá tầng mặt chết hàng loạt và xác tảo trôi dạt vào bờ từng mảng lớn gây ô nhiễm, hôi thối…
Ảnh minh họa.
Hội Nghề cá cũng cho biết, để tìm nguyên nhân gây ra chất độc, đến nay không có bằng chứng nào (động đất, sóng thần, núi lửa…) để dẫn tới nhận định: Đáy biển sinh ra chất độc làm chết cá tầng đáy. Do vậy giả thiết chất độc do con người gây ra là tương đối có cơ sở. Hội Nghề cá Việt Nam và bà con làm nghề cá mong sớm có câu trả lời.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ: Tại vùng biển Kỳ Anh (nơi phát sinh cá chết đầu tiên) có bao nhiêu ống xả thải do các nhà máy tự làm để xả nước thải chưa qua xử lý; kết quả kiểm kê 300 tấn hóa chất được nhập về nhà máy Formusa đã sử dụng bao nhiêu, số đã sử dụng thì vào việc gì và sau khi sử dụng chúng có qua đường ống xả thải ra biển không… Nếu cá chết do chất độc thì chất độc ấy có phải từ nguồn xả thải của nhà máy tại huyện Kỳ Anh không? Nếu kết quả phân tích cho thấy, cá chết không phải do độc tố, các nhà máy ở Kỳ Anh không thải ra chất độc, hoặc có thải ra chất độc nhưng không làm chết cá thì mới truy tìm nguyên nhân theo hướng khác.
Hội Nghề cá cũng cho biết, hiện nay ngư dân đánh cá ven biển không đi đánh cá; người nuôi cá lồng trên biển không dám nuôi; người nuôi tôm, cá nước lợ không dám sử dụng nước biển để nuôi cá, tôm. Tất cả đang chờ đợi câu trả lời từ các cơ quan có trách nhiệm. Một hệ lụy khác là người tiêu dùng do hoang mang nên không sử dụng cá biển, và nếu câu hỏi này không sớm được trả lời thì xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các ngành kinh tế khác như du lịch sẽ bị ảnh hưởng.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng kiến nghị, trước khi chưa xác định được nguyên nhân cá chết, Bộ TNMT, Bộ NNPTNT chỉ đạo các tỉnh bố trí lực lượng thu gom cá chết tiêu hủy, không để xảy ra tình trạng người dân tự do gom cá mang đi bán hoặc làm cá khô, mắm cá… Chính phủ chỉ đạo Bộ TNMT và Bộ NNPTNT có biện pháp khẩn trương xác định chính xác nguyên nhân cá chết. Ngoài ra, Hội Nghề cá Việt Nam cũng đề nghị thống kê các hộ nuôi trồng thủy sản ven biển, ngư dân bị thiệt hại do cá chết được hỗ trợ ít nhất 15kg gạo/tháng cho mỗi gia đình trước khi có giải pháp khắc phục sản xuất.
Cá chết tại miền Trung có phải vì thủy triều đỏ?
28/04/2016 13:43 GMT+7
TTO - Các chuyên gia trong lĩnh vực độc học môi trường và sinh vật học trả lời phỏng vấn trực tiếp với Tuổi Trẻ về các nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt và những ảnh hưởng đến môi trường.
GS.TSKH Lê Huy Bá trao đổi về tình trạng cá chết ở miền Trung tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ ngày 28-4 |
Clip phỏng vấn GS.TSKH Lê Huy Bá - chuyên gia độc học môi trường, Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường |
GS.TSKH Lê Huy Bá - chuyên gia độc học môi trường, Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường và bà Cao Thu Thùy, Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đang trả lời phỏng vấn trực tiếp với Tuổi Trẻ.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngắn ngủi tối 27-4 về hiện tượng cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Võ Tuấn Nhân cho hay có hai nhóm nguyên nhân chính có thể gây hiện tượng cá chết hàng loạt này.
Đó là do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển và do hiện tượng bất thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người, tạo nên hiện tượng “tảo nở hoa” hay thủy triều đỏ.
Theo ông Nhân, đến thời điểm này chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa hoạt động của Công ty Formosa và các nhà máy với hiện tượng cá chết hàng loạt. Ngay cả các thông số về môi trường cũng đều nằm trong “quy chuẩn quy định”
TTO thực hiện47.
Nóng: Bộ trưởng Bộ TN&MT yêu cầu Formosa nâng hệ thống thải ngầm lên mặt đất
17:14 PM, 28-04-2016
(ĐSPL) – Ngày 28/4, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Tại buổi làm việc này, mặc dù chưa khẳng định nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây, nhưng Bộ trưởng nhấn mạnh, luật pháp Việt Nam chưa cho phép chôn ngầm ống xả thải sâu dưới mặt đất như hệ thống thải của Formosa.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà (áo trắng) nghe các cơ quan chức năng báo cáo
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu: Trong thời gian tới, Formosa phải nâng hệ thống xả thải lên để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải ra môi trường.
Bộ trưởng yêu cầu Formosa và các cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh thực hiện đúng yêu cầu.
Đồng thời, yêu cầu Formosa khẩn trương khắc phục những tồn tại trong hoạt động của mình, để không làm ảnh hưởng đến các quyền lợi chính đáng của người dân Việt Nam.
PVMT
46.
Thứ Tư, 27/04/2016 - 15:40
Nếu làm đúng quy trình xả thải, Formosa phải mất 2-3 tỷ USD
Dân trí Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật Đúc - Luyện kim Việt Nam cho biết, nhìn chung, chi phí xử lý chất thải chiếm đến 20-30% tổng vốn đầu tư của một nhà máy thép. Như vậy, dự án Khu liên hợp gang thép của Formosa giai đoạn 1 có vốn đầu tư 10,5 tỷ USD thì phải chi khoảng 2-3 tỷ USD cho xử lý thải.
>> Cá chết hàng loạt: Hệ quả từ để "lọt lưới" doanh nghiệp lạc hậu?
>> Bộ trưởng Công Thương quyết định kiểm tra môi trường Formosa Hà Tĩnh
>> Nhiều công ty xả thải bẩn, dân luân phiên nhau “canh gác” ngăn chặn
Trước những mối quan tâm của dư luận về vấn đề xử lý chất thải tại các nhà máy luyện kim nói chung và tại Khu liên hiệp thép – cảng Sơn Dương của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh nói riêng, phóng viên Dân Trí đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật Đúc - Luyện kim Việt Nam:
Với quy mô của mình, Formosa có thể phải chi đến 2-3 tỷ USD cho khâu xử lý chất thải
Thưa ông, ông có thể cho biết việc xử lý rác thải tại các nhà máy thép hiện đang được thực hiện như thế nào?
Trên thực tế, các nhà máy thép là những nhà máy sản sinh ra nhiều chất độc hại, trong đó có cả thể rắn, thể khí và nước. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 m3 nước thải độc hại. Lượng khí thải ra từ việc sản xuất một tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, bụi và bụi kim loại....
Nhìn chung sản xuất thép là ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường, cho nên nhà máy nào cũng phải áp dụng rất nhiều biện pháp để xử lý các chất thải đó để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy.
Chi phí để xử lý chất thải chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng đầu tư, nên tùy mức độ áp dụng khác nhau ở từng quốc gia mà có mức chi phí tương ứng. Ở mức chung, chi phí này phải chiếm đến 20-30% tổng vốn đầu tư của một nhà máy.
Để xử lý khí thải nhà máy thì phải xây dựng những công trình lọc bụi thô, lọc bụi ướt, bụi tĩnh điện. Rồi xử lý nước thải cũng phải xử lý bằng rất nhiều biện pháp vật lý như bể lắng, xử lý bằng các chất thu hồi hóa chất, thu hồi các các chất độc hại. Xử lý các kim loại nặng, các hợp chất hóa học hòa tan trong nước...
Xỉ thải ra trong quá trình hoạt động lò cao, cán thép, nấu thép cũng không cho phép được thải bừa bãi ra môi trường mà phải thu hồi, tận dụng lại để rải đường hoặc dùng vào các mục đích khác, phải thu hồi các kim loại lẫn trong đó trước khi sử dụng.
Nói chung nhà máy công nghiệp nào cũng đều được yêu cầu phải làm như thế. Nhưng đối với nhà máy luyện kim thì công nghệ rất phức tạp và đòi hỏi rất tốn kém nên phải kiểm soát rất chặt.
Ở Formosa Hà Tĩnh thì người ta quan tâm đến xử lý nước. Sau khi đã thu hồi hóa chất, họ lấy nước tuần hoàn lại và tiếp tục xử lý cho đến khi đạt tiêu chuẩn mới cho phép thải ra ngoài. Hy vọng là họ thực hiện như họ tuyên bố.
Vấn đề là tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì cơ quan nhà nước rất khó kiểm soát, họ có sự độc lập nhất định. Như Vedan, phải "rình mò" mãi mới biết được là nhà máy này có ống thải không qua xử lý cứ chảy trực tiếp ra sông Thị Vải, làm cá chết hàng loạt và cũng phải mất một thời gian rất dài mới lộ ra.
Vấn đề xử lý chất thải được xem xét như thế nào khi thu hút đầu tư, thưa ông?
Những nhà máy như thế muốn có giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải trình ra được báo cáo đánh giá tác động môi trường và được cơ quan quản lý về môi trường ở địa phương cho phép.
Nghĩa là anh phải giải trình được xây dựng nhà máy với những công nghệ như vậy thì sẽ thải ra môi trường những gì và được xử lý đến đâu? Với công nghệ, thiết bị của anh thì anh sẽ xử lý như thế nào? Số còn lại có được thải ra môi trường hay không?
Sau khi nhà máy đi vào vận hành, ai sẽ kiểm tra vấn đề xả thải?
Theo đại diện Formosa nói, họ kiểm ra nước thải thường xuyên nhưng chỉ kiểm tra trong nội bộ nhà máy mà thôi. Mỗi tháng họ báo cáo 1 lần cho các cơ quan môi trường, còn cơ quan môi trường thì 1 tháng lấy mẫu 1 lần để kiểm tra mà mẫu lại cũng do nhà máy cung cấp nên rất khó để nói đến tính chính xác.
Họ nói rằng họ kiểm tra nước thải hàng ngày nhưng chưa tương thích được với hệ thống theo dõi của của địa phương nên chưa kết nối được. Cho nên địa phương không biết được hoạt động xử lý thải hàng ngày vận hành ra sao và cũng không thể biết là chất thải đó ra ngoài môi trường có lúc nào vượt quá quy định hay không.
Họ cũng bảo rằng trong quá trình theo dõi, nếu lúc nào đó phát hiện thấy báo vượt ngưỡng cho phép là sẽ lập tức dừng vận hành, tiếp tục xử lý cho đến lúc nào đạt thì mới hoạt động trở lại. Họ nói như vậy nên cũng chỉ biết vậy mà thôi. Họ có làm ăn chân chính hay gian dối không thì cũng chịu, không biết được.
Về công nghệ của Formosa đang sử dụng thì như thế nào, thưa ông?
Cũng có người hỏi Formosa sử dụng công nghệ lạc hậu mà thế giới đã loại bỏ. Làm gì có chuyện đó! Công nghệ mà Formosa sử dụng cho đến bây giờ vẫn chiếm trên 80% sản lượng thép của cả thế giới. Đó không hề là công nghệ lạc hậu đâu, nó phục vụ 80% cho việc sản xuất ra hơn 1,6 tỷ tấn thép của thế giới đấy! Họ sử dụng lò cao tiên tiến của thế giới với quy mô rất lớn.
Vấn đề ở đây là họ có tôn trọng các quy trình xử lý chất thải hay không mới quan trọng.
Tôi chỉ nói thế này thôi: Nhà máy của Việt Nam do chính người Việt làm và quản lý - ngay cả là những doanh nghiệp Nhà nước, khi cạnh tranh với nhau thì cũng muốn làm thế nào để tiết kiệm điện nhất. Chẳng hạn như lọc bụi khí thì phải vận hành các thiết bị điện để vận hành các máy hút, qua các túi lọc...mới thải được khí đủ tiêu chuẩn ra ngoài.
Ban ngày mọi người đi qua thấy khói nhà máy màu trắng, sạch nhưng ban đêm thì họ tắt máy hút đi, cứ thể xả ra môi trường, chỉ để tiết kiệm điện, tiết kiệm giá thành để cạnh tranh dễ hơn.
Việc không kiểm soát được hoạt động xả thải của các nhà máy trong ngành công nghiệp nặng khiến chúng ta phải trả giá rất đắt, là bài học rất đau đớn. Nhất là với những dự án 100% vốn nước ngoài thì lại càng khó kiểm soát hơn. Do đó, thời gian tới, cần có những quy định giám sát chặt chẽ hơn với những dự án này, nhất là trong vấn đề xử lý rác thải.
- Xin cảm ơn ông!
Hiện tại ở Hà Tĩnh, nhất là Khu kinh tế Vũng Áng có rất nhiều dự án hoạt động, trong đó có cả những dự án trong ngành công nghiệp nặng, ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, không riêng gì Formosa.
Hà Tĩnh trong những năm vừa qua thường tự hào là một trong những địa phương năng động nhất thu hút FDI. UBND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá, sự có mặt của dòng vốn FDI trên địa bàn góp phần quan trọng để tỉnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đặt nền móng cho sự phát triển mang tính đột phá và bền vững.
Năm 2015, Hà Tĩnh đứng thứ 7 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay đã có 68 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 16,5 tỷ USD.
Riêng trong Khu kinh tế Vũng Áng và huyện Kỳ Anh có những dự án có vốn đầu tư lớn như Khu liên hiệp thép – cảng Sơn Dương của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh; Nhà máy sản xuất bột giấy của Liên doanh bột giấy Việt - Nhật Vũng Áng; Nhà máy tinh bột sắn của công ty cổ phần hữu hạn Vedan – Việt Nam...
Một số dự án của nhà đầu tư trong nước tại Vũng Áng là: Nhà máy phôi thép 500 nghìn tấn/năm của Công ty Cổ phần Sắt thép Hà Tĩnh; Nhà máy cán tôn và sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty TNHH thương mại Đức Dũng; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam Lilama...
Bích Diệp (thực hiện)
45.
TPO - “Với tư cách là người đứng đầu của Bộ, tôi xin nhận khuyết điểm về vấn đề này” – Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà thẳng thắn chia sẻ sau sự cố thảm họa môi trường ở miền Trung.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà kiểm tra khu xử lý nước thải của Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 28/4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã dẫn đầu đoàn công tác cùng với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đi thực tế vùng biển Vũng Áng và hoạt động của chuỗi nhà máy của Formosa.
Tự nhận khuyết điểm
Đại diện công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty FHS) đã trình bày với Bộ trưởng cùng đoàn công tác về quy trình xử lý nước thải công nghiệp, sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp.
Theo đại diện của công ty, ngày 11/12/2015, xưởng xử lý nước thải công nghiệp nhận được giấy phép xả thải số 3215/GP-BTNMT và tiến hành lấy mẫu nước phân tích theo dõi chất lượng nước thải phù hợp với các yêu cầu trong giấy phép.
Tiếp đó, đoàn đã đi thực địa ở trạm quan trắc tự động, rồi tới khu bể xử lý nước thải. Tại đây, nhiều người phải bịt mũi vì mùi khí nồng nặc bốc lên từ các bể chứa.
Kết thúc chuyến thực tế trong Cty FHS, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã chia sẻ những quan điểm rất rõ ràng. “Trước hết, tôi xin được chia sẻ với toàn thể bà con nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thảm họa ô nhiễm môi trường”.
Cũng theo Bộ trưởng Hà, đây là một sự cố thảm họa rất lớn, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. “Phải thừa nhận rằng, các bộ ngành, các cơ quan nghiên cứu khoa học dù đã rất nỗ lực nhưng việc điều phối, triển khai trước các thảm họa như thế này còn lúng túng, chưa khoa học, chậm, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của bà con và công luận. Với tư cách là người đứng đầu của Bộ, tôi xin nhận khuyết điểm về vấn đề này” – Bộ trưởng thẳng thắn.
Theo Bộ trưởng Hà, hiện nay việc đánh giá cá chết, chất lượng cá có ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bà con hay không. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và đang kiểm tra, chờ kết quả xử lý các mẫu vật.
Dự kiến, trong vài ngày tới sẽ có kết quả và công bố công khai và Bộ sẽ có hướng dẫn việc tiếp tục đánh bắt cũng như sử dụng các loại hải sản.
Đại diện FHS nhận chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà
Không cho phép đặt ống xả thải ngầm
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp FHS. Ông khẳng định “đối với pháp luật Việt Nam thì hệ thống ống thải xả thải mà lắp đặt ngầm là không cho phép, chúng tôi đề nghị là có biện pháp để giám sát, tiếp cận và quan sát hệ thống này”.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho biết chưa thể khẳng định nước xả thải của FHS là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm họa nhưng “về gián tiếp có vấn đề liên quan bởi Vũng Áng là vịnh kín điều kiện nhiệt độ và dòng chảy rất đặc biệt và tại đây nồng độ dinh dưỡng rất cao, khi có việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng đã tạo ra chất xúc tác từ đó dẫn đến sự cố về môi trường”.
Thời gian tới, sở TNMT Hà Tĩnh cùng các đơn vị liên quan sẽ tăng cường giám sát việc xử lý nước thải của FHS và lắp đặt một số thiết bị chuyên dụng, camera giám sát để theo dõi trực tuyến hệ thống này.
Thứ Năm, 28/04/2016 - 19:09
Vụ cá chết ở miền Trung:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận khuyết điểm
Dân trí “Đây là một thảm họa môi trường hết sức nghiêm trọng lần đầu xảy ra ở Việt Nam. Các Bộ ngành mặc dù có những sự nỗ lực nhưng việc điều phối triển khai sự cố chưa có kinh nghiệm, lúng túng, việc xử lý còn chậm chưa đáp ứng được kỳ vọng của bà con cũng như giới truyền thông. Với tư cách là bộ trưởng tôi xin nhận khuyết điểm trước sự việc này.
>> Bộ Tài nguyên - Môi trường: Chưa thể khẳng định Formosa liên quan đến thảm trạng cá chết (!?)
>> Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Formosa xả thải như thế nào?
Bộ trưởng Bộ TN&MT kết luận việc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải Formosa.
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã nói về vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Đoàn kiểm tra lấy mẫu nước và mẫu trầm tích ở cống xả thải của Formosa
Ngày 28/4, đoàn công tác của Bộ TN&MT do ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng dẫn đầu đã trực tiếp về vùng biển Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lấy mẫu nước và mẫu trầm tích để tìm nguyên nhân dẫn tới cá chết hàng loạt vừa qua.
Cùng đi có lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Công ty Formosa và đại diện một số cơ quan báo chí truyền thông.
Sau gần 1 tiếng đồng hồ đi bằng tàu, đoàn công tác đã tới vị trí ống xả thải của Công ty Formosa. Tại đây đoàn đã tiến hành lấy mẫu nước ở tầng mặt nước và tầng đáy, đồng thời lấy mẫu trầm tích để truy tìm nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua.
Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết: “Trước đây các Bộ, ngành cũng đã lấy mẫu nước và mẫu trầm tích để xác định nguyên nhân. Bây giờ tiếp tục lấy các mẫu để so sánh, đối chiếu. Lấy mẫu trầm tích là để kiểm tra xem có thành phần kim loại nặng hay không”.
Đoàn công tác kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Formosa
Tiếp sau đó, đoàn của Bộ cũng đã kiểm tra tại hệ thống xử lý nước thải, quan trắc môi trường và Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng.
Sau buổi kiểm tra, trao đổi với báo chí, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã chia sẻ cùng toàn thể bà con nông dân 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, hiện nay đang chịu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bởi thảm họa này.
“Hiện Bộ TN&MT, các Bộ ngành liên quan và các nhà khoa học đang tích cực xác định chính xác nguyên nhân trên cơ sở khoa học để có biện pháp hướng xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, cũng như giải quyết trước mắt và lâu dài. Chúng tôi mong bà con tiếp tục tin tưởng các cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi sẽ tuyệt đối bằng hết sức trách nhiệm của mình để xác định chính xác nguyên nhân. Với tinh thần công tâm, khoa học hết sức trách nhiệm với nhân dân và Đất nước.
Đoàn công tác của Bộ TN&MT kiểm tra hệ thống nước làm mát của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng
Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết một số vấn đề liên quan đến cá chết hàng loạt ở miền Trung
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận những sai sót, hạn chế, đồng thời nhận trách nhiệm trước sự việc này.
“Đây là sự cố, một thảm họa môi trường rất lớn, hết sức nghiêm trọng lần đầu xảy ra ở Việt Nam. Các Bộ ngành cơ quan mặc dù có những sự nỗ lực nhưng việc điều phối, triển khai sự cố, thảm họa lớn thế này là chưa có kinh nghiệm, lúng túng, việc xử lý còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của bà con cũng như công luận. Với tư cách là Bộ trưởng tôi xin nhận khuyết điểm trước sự việc này”, Bộ trưởng nói.
“Thời gian tới, đánh giá việc cá chết có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân hay không thì các Bộ ngành sẽ tiếp tục tìm hiểu, kiểm tra xử lý các mẫu vật. Sau khi có kết luận cuối cùng thì Bộ sẽ có những hướng dẫn cụ thể về vấn để tiếp tục đánh bắt, tiêu dùng các loại hải sản”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh: “Qua kiểm tra, chúng tôi thấy chưa phát hiện được một bằng chứng gì về mối quan hệ giữa nước thải, chất thải với thảm họa về môi trường nhưng về gián tiếp thì có những vấn đề liên quan”.
Cũng theo Bộ trưởng cho biết, hiện nay cho thấy thành phần chất lượng môi trường xung quanh ở biển chưa có phát hiện ra các thông số mà không đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
“Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các UBND, Sở TN&MT thường xuyên kiểm tra, quan trắc nước biển và để có những công bố và cảnh báo để làm sao bà con trong thời gian nghỉ lễ có thể tham gia các dịch vụ du lịch cũng như là tắm biển một cách bình thường”, Bộ trưởng cho biết.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các nhà khoa học và đặc biệt sẽ làm việc với các cơ sở sản xuất có liên quan các nguồn thải chính để làm sao có thể minh bạch công khai thường xuyên giám sát được các nguồn thải, chất thải.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh: “Qua kiểm tra, chúng tôi thấy chưa phát hiện được một bằng chứng gì về mối quan hệ giữa nước thải, chất thải với thảm họa về môi trường nhưng về gián tiếp thì có những vấn đề liên quan”.
“Hiện nay công nghệ có thể cho phép chúng ta lắp camera trực tuyến để theo dõi toàn bộ các hoạt động về khu vực giám sát xả thải, đồng thời có thể đặt một số thiết bị tự động, để nếu khi cần Sở TN&MT có thể tự động để lấy các mẫu nước thải, chất thải”, Bộ trưởng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa Formosa và các ngành chức năng.
Cũng chia sẻ với Dân trí, Phó GSTS Võ Sỹ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, cho biết, qua nhận định ban đầu về mặt khoa học thì, nếu theo kết quả khảo sát thì rất khó để tìm ra nguyên nhân vì các sự cố, sự việc đã qua rồi, vì các sự cố bất thường vì nó chỉ xảy ra rất ngắn.
“Vấn đề bây giờ là nó tích lũy ở đâu cho nên tại sao mình phải lấy mẫu trầm tích xem nó có tích lũy ở đó hay không. Còn khi sự việc xả ra thì mình phải đặt ra các giả thiết rồi sau đó loại trừ. Ở đây theo các thông tin từ Tổng cục Môi trường cung cấp thì đây là vùng có nguồn cung cấp dinh dưỡng khá lớn điều này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường”, Phó GSTS Võ Sỹ Tuấn cho biết.
Nhóm PV
http://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-truong-bo-tai-nguyen-moi-truong-nhan-khuyet-diem-2016042819093462.htm
Không kỷ luật cô giáo làm thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”
28/04/2016 14:24 GMT+7
- Ông Phan Khắc Nghệ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh cho biết cô giáo Lam vẫn đi dạy bình thường. Nhà trường không có bất kì hình thức kỷ luật nào đối với cô như thông tin mạng lan truyền.
Trong mấy ngày gần đây, cư dân mạng chia sẻ bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” với nhiều đồng cảm. Bài thơ này được cho là của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên chuyên văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.
Trao đổi với VietNamNet, cô giáo Lam cho hay, đây là bài thơ được sáng tác theo cảm hứng nhất thời chứ không nhằm mục đích nào khác. Do sức ép dư luận, trong ngày 27/4, cô giáo Lam đã xóa bài thơ và tự khóa Facebook cá nhân của mình. Hiện nay, cô đã mở tài khoản trở lại.
Cô Trần Thị Lam sinh năm 1973, là tổ trưởng tổ văn của trường. Cô Lam là giáo viên giỏi cấp tỉnh và gắn bó với trường gần 20 năm nay.
Ông Phan Khắc Nghệ, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Hiện tại, nhà trường không hề có bất kì hình thức xử lý kỷ luật nào đối với cô giáo Lam. Việc sáng tác thơ là quyền tự do cá nhân, riêng tư của cô nên nhà trường không can thiệp. Cô vẫn đi dạy bình thường".
"Tôi cũng bất ngờ trước thông tin cô Lam bị nhà trường kỷ luật được lan truyền trên mạng sáng nay". – Ông Nghệ cho biết thêm.
Lãnh đạo phòng PA83 - Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng xác nhận, không có chuyện cô giáo Lam "bị xử lý" sau khi bài thơ lan truyền trên mạng.
Sáng nay, trả lời báo Đời sống và Pháp luật, Đại tá Dương Văn Trường, Trưởng phòng An ninh văn hoá - Bảo vệ chính trị nội bộ (PA83) Công an Hà Tĩnh giải thích thêm: "Sau khi có thông tin, cán bộ của phòng đã liên hệ thì cô giáo thừa nhận bài thơ đó là của mình nên anh em nhắc nhở, khuyên cô không nên phát tán, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội. Cơ quan công an tôn trọng quyền sinh hoạt riêng tư của cô; không có chuyện triệu tập hay hình sự hoá vụ việc như đồn đoán".
Ông Phan Tấn Linh, Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh chia sẻ: “Hiện tại không có chuyện xử lý kỷ luật đối với cô giáo Lam như lời đồn đại. Mọi người nên cẩn thận, chọn lọc thông tin”.
- Thiện Lương
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/302022/khong-ky-luat-co-giao-lam-tho-dat-nuoc-minh-ngo-qua-phai-khong-anh.html
43.
Nghỉ lễ 30/4: Ồ ạt hủy đi biển, đổ xô lên núi
28/04/2016 10:15 GMT+7
- Nghe thông tin cá chết nhiều ở miền Trung, anh Thông hủy kế hoạch đi biển, quay sang đi Sa Pa. Nhưng vé đi Sa Pa không còn.
Hủy kế hoạch đi biển vì cá chết
Anh Lê Văn Thông ở Mỹ Đình (Hà Nội) cho biết năm nay được nghỉ 30/4 dài ngày nên gia đình anh đã lên kế hoạch đi biển Cửa Lò (Nghệ An). Tuy nhiên, sau khi nghe thông tin cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh trở vào, anh đã quyết định hủy kế hoạch đi Cửa Lò và chọn đi Sa Pa (Lào Cai).
Khi anh Thông gọi điện đặt vé xe khách đi Sa Pa, các nhà xe thông báo đã hết sạch vé vào các ngày cao điểm 29 và 30/4. Không còn cách nào khác, anh Thông đành phải bỏ ra hơn 5 triệu đồng thuê xe tự lái.
Theo khảo sát của VietNamNet, đây đang là xu hướng của nhiều người dân vì tâm lý ngại đi biển dịp đang có cá chết.
Ông Lê Việt Huy, Phó giám đốc công ty vận tải Hà Sơn Hà Vân - đơn vị vận tải xe khách tuyến Hà Nội - Lào Cai cho biết: Năm nay khách từ Hà Nội đi Sa Pa tăng đột biến so với mọi năm, nhất là trong mấy ngày gần đây. Nhiều tour du lịch chuyển hướng đi biển miền Trung sang đi Sa Pa nên dù tăng cường hàng chục xe mỗi ngày nhưng vé bán ra vào các ngày 29 và 30/4 đã hết cách đây cả tuần.
Vé đi Sa Pa 'cháy' dịp 30/4 nhưng nhà xe khẳng định không tăng vé, không nhồi nhét khách. |
Ông Huy khẳng định, trong dịp nghỉ lễ dù hành khách đi lại đông nhưng nhà xe vẫn không tăng giá vé và không để xảy ra tình trạng nhồi nhét khách trên xe. Cụ thể, giá vé Hà Nội - Lào Cai được bán với giá 210.000 đồng/người/vé, giá vé Hà Nội đi Sa Pa là 240.000 đồng/người/vé.
Trong khi đó, tình hình tàu xe dịp nghỉ lễ 30/4 vẫn căng thẳng như hàng năm vì nhu cầu tăng đột biến. Nhiều người không đi chơi mà chỉ về quê ở miền Trung để nghỉ lễ cũng không đặt được vé xe, đành phải đi tàu và chỉ còn ngồi ghế phụ. Không ít người phải chuyển sang đi máy bay.
Đại diện nhà xe Văn Minh chuyên chạy tuyến Hà Nội - Nghệ An cho biết, giá vé dịp nghỉ lễ không tăng so với ngày thường vì thế vé các ngày trước và sau 30/4 đã được đơn vị bán hết cách đây 10 ngày.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết, dự kiến lượng khách đông nhất sẽ vào các ngày 29, 30/4, khoảng hơn 70.000 người, gần gấp đôi so với ngày thường. Do vậy bến xe đã họp với các DN vận tải trong bến có phương án tăng cường thêm xe để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Vẫn mua được vé máy bay giá mềm
Trái ngược với vé xe khách, đến thời điểm này vé tàu và vé máy bay đi các điểm du lịch như: Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc... hành khách vẫn có thể mua được.
Hành khách vẫn có thể mua vé máy bay trong những ngày cận lễ |
Đại diện Vietnam Airlines cũng khẳng định các đường bay giữa Hà Nội/TP.HCM - Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Huế tại thời điểm này hành khách vẫn có thể mua được vé với mức giá mềm.
Trong khi đó, hãng hàng không Vietjet Air cũng cho hay, do dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay hãng thực hiện tăng cường 686 chuyến bay so với cùng kỳ năm ngoái nên vé đi/đến các điểm du lịch vẫn còn. Hành khách vẫn có thể mua được vé nhưng giá vé dịp nghỉ lễ có cao hơn so với ngày thường.
Theo bà Phùng Thị Lý Hà, Phó giám đốc Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội, năm nay đường sắt đã phải lập thêm 30 đoàn tàu trên các tuyến để phục vụ hành khách đi lại trong dịp cao điểm 30/4.
Riêng tuyến Hà Nội - Vinh thêm 8 đoàn, Hà Nội - Đồng Hới thêm 4 đoàn, Hà Nội - Đà Nẵng thêm 2 đoàn. Do lượng tàu tăng cường dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay lớn nên đến thời điểm này khách có nhu cầu mua vé đi Thanh Hóa, Vinh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng trong ngày 28 và 30/4 vẫn có thể mua được.
Riêng ngày 29/4, chiều Hà Nội tới các điểm du lịch như Đà Nẵng, Vinh, Quảng Bình đã “cháy” vé. Chiều về ngày mùng 2 và 3/5 cũng khá căng thẳng.
Vũ Điệp
42.
Thứ năm, 28/4/2016 | 00:10 GMT+7
Chuyên gia phản bác nguyên nhân thuỷ triều đỏ làm chết cá
Hiện tượng tảo nở hoa thường làm chết cá tầng mặt, dễ phát hiện bằng mắt thường trong khi ở miền Trung cá lại chết ở tầng đáy, không có biểu hiện rõ ràng, nhiều chuyên gia phân tích.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Theo đó, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa được khoanh vùng. Tuy nhiên, hướng điều tra này lại khiến một số nhà khoa học không tin tưởng.
"Không thể có hai nguyên nhân này một lúc, bởi có chất độc thì không có tảo và ngược lại", một chuyên gia 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu thủy sản nói.
Theo ông, nếu do tác động của độc tố hóa học khiến cá to chết nghĩa là cá nhỏ cũng vậy, trong đó có sinh vật phù du, tức là tảo cũng sẽ chết. "Tảo chết rồi thì làm gì nở hoa được", ông nói và khẳng định hiện tượng này đúng ra gây hại với cá tầng mặt chứ không phải tầng đáy.
Vẫn theo chuyên gia này, nếu tảo nở hoa nước sẽ có màu đỏ rực hoặc màu xanh chủ đạo trên cả vùng biển. Khi dạt vào bờ nó sẽ gây mùi hôi thối khó chịu, trong khi các biểu hiện này không có ở khu vực ven biển miền Trung.
Thủy triều đỏ từng xuất hiện bờ biển Bình Thuận. Ảnh: Viện Hải dương học Nha Trang. |
Đồng tình quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, từng làm ở Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, tảo nở hoa không thể khiến cá chết đột ngột, tức thời như vừa qua mà không có dấu hiệu rõ ràng. Nó thường xảy ra gần bờ chứ không ở ngoài xa và sẽ gây cá chết tầng mặt chứ không phải tầng đáy. "Làm gì có chuyện tảo nở hoa trong cả sinh khối nước từ đáy lên mặt", ông Dũng nói.
Về lý do độc tố từ nước thải con người, ông Dũng đề nghị làm rõ đó là độc tố là gì, "chứ không thể công bố chung chung như thế".
Phát hiện thủy triều đỏ không khó, mọi người đều có thể nhìn bằng mắt thường. Các tỉnh có nhiều cá chết chưa tỉnh nào báo cáo có thủy triều đỏ, đó cũng là băn khoăn của Viện trưởng Y học biển Việt Nam Nguyễn Trường Sơn. Ông cho rằng nguyên nhân nước biển bị ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp... cần được chú ý nghiên cứu càng sớm càng tốt.
Một mảnh tảo hiếm hoi trên bờ biển Hà Tĩnh những ngày qua. Ảnh: Đức Hùng. |
Chia sẻ kinh nghiệm khi gặp thủy triều đỏ, một chuyên gia thuỷ sản cho hay người nuôi thường dìm lồng bè sâu xuống đáy hoặc di chuyển đến nơi khác để tránh lớp nước mặt. Nếu là do tảo thì người dân sẽ phát hiện nó dạt vào bờ hoặc có mùi khó chịu.
Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những đợt tảo biển sinh sôi nảy nở mạnh, tích tụ ở cửa sông, biển khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu khác nhau tùy loại tảo như tím, hồng, xanh hoặc đỏ.
Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ, chủ yếu là các loài cá sống ở tầng đáy.
Ngày 25/4, những nguyên nhân bệnh dịch, động đất, tràn dầu bị loại trừ. Các mũi điều tra khẳng định có độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên, tuy nhiên, độc tố đó là gì thì chưa được xác định.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chuyen-gia-phan-bac-nguyen-nhan-thuy-trieu-do-lam-chet-ca-3394395.html
28/04/2016
Tịnh Mộc Thường
Theo nghiên cứu, các nhà kinh tế đúc kết lại có ba động cơ chính mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) vào các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển: tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực (tài nguyên và con người), và hiệu suất kinh doanh/sản xuất. Trong ba động cơ chính này, động cơ cuối cùng thường ít được xem trọng ở các nước đang phát triển. Vì động cơ này chỉ có tác dụng khi nước chủ nhà (được đầu tư) phải có sẵn cơ sở hạ tầng, thượng tầng, khoa học công nghệ tốt. Trong khi đó các nước đang phát triển thường không sẵn có các yếu tố này.
Việt Nam là nước đang phát triển, với dân số đầu năm 2016 chưa đến 92 triệu người, tầng lớp trung lưu chiếm khoảng 17 % dân số, và thu nhập bình quân đầu người là 2.300 USD (2015). Các nhà kinh tế dự đoán con số này sẽ tăng lên 3.000 USD năm 2020. Theo báo cáo năm 2014 của OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), khoa học công nghệ Việt Nam còn yếu và manh muốn, năng lực sáng tạo thấp vì vậy khả năng cạnh tranh toàn cầu là không cao. Ở đây chỉ điểm qua vài nét như vậy để thấy FDI vào Việt Nam không phải vì tìm kiếm hiệu quả hoạt động kinh doanh, không phải thụ hưởng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Việt Nam. Họ đến Việt Nam để kiếm thị trường (trong nước), ASEAN, TPP và các hợp tác kinh tế ưu đãi khác của Việt Nam.
Hãy nhìn lại dự án kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh do Formosa đầu tư. Formosa là tập đoàn kinh tế được thành lập ở Đài Loan năm 1954 từ một khoản tiền vay của Mỹ. Công ty này, ban đầu là hoạt động chính trong sản xuất nhựa (PVC). Những năm sau này họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Formosa đầu tư ở Đài Loan, Mỹ, và hiện nay là Việt Nam. Lịch sử hoạt động của tập đoàn này cho thấy họ gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người và môi trường nơi họ đầu tư. Năm 1999, họ mua chuộc quan chức Campuchia và xả 3000 tấn chất thải chứa thủy ngân (độc tố nguy hiểm) ở thành phố Sihanouville. Năm 2004 và 2005 đã xảy ra hai vụ nổ của tập đoàn này (ở Mỹ) khiến 5 người chết và nhiều người bị thương. Nhà quản lý ở Mỹ đã phạt Formosa 300 nghìn USD về vụ nổ năm 2004 ở Illinois. Về môi trường, từ 2003 đến 2013, Formosa vi phạm nhiều quy định bảo vệ môi trường (nước, không khí và chất thải). Trong thời gian này họ đã nộp phạt tại Mỹ với số tiền lên đến tầm 5 triệu USD (1). Theo tập đoàn này báo cáo, năm 2012, tại Mỹ có gần 2.500 người làm việc cho tập đoàn.
Hình 1. Tổng số tiền Formosa tại Mỹ nộp phạt tầm 5 triệu USD
Formosa được tổ chức bảo vệ môi trường Scorecard xếp vào tốp 10% công ty tại Mỹ có thành tích tồi nhất trong bảo vệ môi trường (xem Scorebard, the pollution information site).
Ở Mỹ, tập đoàn Formosa có rất nhiều cam kết liên quan đến bảo vệ môi trường sống, đóng góp cho cộng đồng dân cư nơi Formosa hoạt động. Các cơ quan quản lý của Mỹ cũng quản lý chặt chẽ hoạt động của Formosa.
Formosa tại Việt Nam thì sao?
Năm 2008, ông Hoàng Trung Hải (lúc đó là Phó thủ tướng) ký hai văn bản đồng ý cho Formosa đầu tư nhà máy liên hiệp luyện thép và cảng nước sâu tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Theo thông tin các báo cho hay, Formosa đầu tư tổng số tiền là 28 tỷ USD vào dự án này. Giai đoạn đầu họ đầu tư 8 tỷ USD. Họ được thuê đất 70 năm (theo luật tối đa chỉ được 50 năm), 15 năm đầu miễn phí thuê đất, những năm còn lại thu 80 nghìn VND/m2/năm, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp (chỉ 10%) so với thuế thu nhập doanh nghiệp bình thường năm 2008 là 28%. Bên cạnh đó họ còn có nhiều ưu đãi khác. Chưa bàn đến việt công ty này mang người lao động Trung Quốc vào làm việc trái phép (2).
Tại sao Formosa lại được nhiều ưu đãi vậy?
Chắc là họ sẽ mang lại sự "đổi đời" cho dân Hà Tĩnh như báo Nhân Dân đăng năm 2011 (3) trong đó nêu ý kiến của một người dân về việc khởi công dự án Formosa tại Vũng Áng:
"Lâu nay nghe nói mà chưa thấy chi, bầy tui lo lo, phấp phỏm. Nay được nhìn tận mắt lễ khởi công là bà con vui rồi, sướng rồi. Nhất định dân tôi sẽ đổi đời, quê hương Ðèo Ngang sẽ không phải mang tiếng "đang nghèo" mãi nữa".
Một cụ khác 83 tuổi thì nói:
"Tôi thay mặt tổ tiên, ông bà và cả linh hồn những người xưa sống vất vưởng ở chân núi, bìa rừng, nay được quy tập về trong nghĩa trang sạch đẹp, cảm ơn Nhà nước, cảm ơn dự án. Nhờ dự án mà người sống được đổi đời, dân quê tôi xưa có nằm mơ cũng chưa thấy nhà hai gác. Nay làng xóm ở như phố phường. Ðêm điện sáng tận vách núi. Câu thơ "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" xưa, nay phải đọc là... "Hoành Sơn cồn bãi, vạn đại vinh quang..." mới đúng!
Còn sau đây là mong ước của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, nay đã cáo lão về quê, dự báo: "Giai đoạn một, ngân sách Hà Tĩnh sẽ đạt mức từ 5.000 - 7.000 tỷ. Giai đoạn hai sau năm 2015 nguồn thu ngân sách sẽ trên mười nghìn tỷ đồng/năm".
Kết thúc bài báo Nhân Dân, hai tác giả Khắc Hiến và Võ Minh Châu vinh danh công trạng như sau: "Ðể có một khu kinh tế Vũng Áng và những dự án tầm cỡ quốc tế như Formosa là công lao của các thế hệ lãnh đạo, sự vào cuộc của toàn Ðảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh. Mùa xuân là sự góp sức của nhiều cánh én, song không ai quên công lao của cánh én đầu đàn".
Đối với Hà Tĩnh, dự án Formosa là động lực của Khu kinh tế Vũn Áng (4). Có một điều khá ngạc nhiên đó là khi Formosa vào Hà Tĩnh, các báo chỉ đăng tải công trạng của các cơ quan quản lý, vinh danh sự có mặt của Formosa như là cứu cánh cho dân trong vùng. Chẳng ai đém xỉa đến trách nhiệm hay cam kết của Formosa trong dự án này là gì và đặc biệt là các cam kết bảo vệ môi trường sống cho khu vực này. Formosa chỉ cam kết một việc là đảm bảo dự án đúng tiến độ (5). Năm 2015, một nghiên cứu ngắn của Viện Nghiên Cứu Chính Sách và Phát Triển đã quan tâm và khuyến cáo vấn đề bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế Vũng Án. Nhưng chỉ dừng ở đó, về phía quản lý Nhà Nước không ai đoái hoài gì đến việc bảo vệ môi trường. Các nhà báo cũng quên luôn!
Hậu quả phá hoại môi trường của Formosa thì chúng ta đã bắt đầu thấy. Nhưng phải nói rõ, Formosa đến Việt Nam vì quyền lợi của họ chứ không phải vì Việt Nam, không phải vì Hà Tĩnh. Vậy Formosa không có trách nhiệm bảo vệ môi trường, trừ khi cơ quan quản lý yêu cầu họ một cách hiệu quả.
Trách nhiệm của Hà Tĩnh trong việc cá chết là gì?
Cho đến nay chưa có bằng chứng xác định nguyên nhân cá chết là gì, cho nên chúng ta không thể quy trách nhiệm này cho Formosa. Đó là lí do vì sao họ cho rằng họ vô can trong sự việc vừa qua. Tất cả những gì chúng ta có thể mong đợi kết quả phân tích của các nhà khoa học và các cơ quan làm điều tra.
Qua sự việc này, chúng ta thấy rõ sự vô trách nhiệm của Sở Tài Nguyên và Môi Trường của Hà Tĩnh. Họ đã không làm tròn trách nhiệm giám sát hoạt động của Formosa trong lĩnh vực Sở quản lý. Sở này cũng không biết Formosa mấy ngày qua xả ra chất gì và bao nhiêu. Tất cả những gì các cơ quan quản lý nói là hệ thống xử lý nước thải hiện đại có hệ thống quan trắc tự động, ống thải ngầm dưới biển đã được cấp phép... Vậy trách nhiệm của Sở là làm chi? Các ông/bà không đo đạc, kiểm tra thì làm sao biết họ thải ra chất có độc không? Chất độc có nhiều không? Và nếu các Ông/bà làm tròn trách nhiệm của mình thì ngay bây giờ đã biết được Formosa có liên can trong sự việc hay không. Cho nên trong sự việc này, Formosa không đáng trách, họ đến Việt Nam chỉ để kiếm tiền, trách nhiệm của họ là kiếm tiền. Còn bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cơ quan quản lý Hà Tĩnh. Vì vậy, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Tĩnh nên tự thôi việc để chỗ lại cho người khác làm được việc hơn. Việt Nam sẽ không đánh đổi môi trường sống vì tiền.
Sự nhân nhượng của Chính phủ đối với các công ty nước ngoài
Các công ty nước ngoài đến đầu tư tại các nước phát triển họ được nhiều ưu đãi. Họ có thêm thị trường là một chuyện. Nhưng điều tệ hại là họ không có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, nếu có thì chỉ qua loa lấy lệ. Điều tệ hại tiếp theo là họ thường bóc lột người lao động trong nước, họ trả công với đồng lương chết đói. Hai điều tệ hại này các công ty nước ngoài sẽ không làm được trừ khi họ được cơ quan quản lý của Nước chủ nhà bật đèn xanh. Chính sự nhân nhượng của Nhà Nước là nguyên nhân sâu xa gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt nổi bật như Trung Quốc và Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài họ chỉ muốn kiếm tiền, còn Nhà Nước phải biết giúp dân bảo vệ môi trường. Nếu không thì có Nhà Nước để làm gì?
T.M.T
Tài liệu tham khảo
1. 2013 EHS Annual report (Formosa Plastic)
2. Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý. Theo
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/746350/ha-tinh-cap-phep-dau-tu-70-nam-cho-formosa-khi-chua-duoc-chinh-phu-dong-y- (truy cập truy cập lúc 14h00 ngày 26/04/2016).
3. Formosa - Dự án động lực của khu kinh tế Vũng Áng. Theo http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/goc-nhin-kinh-te/item/17800702-.html (truy cập lúc 14h00 ngày 26/04/2016).
4. FORMOSA – dự án động lực của KKT Vũng áng. Theo
http://hatinh.gov.vn/tintucsukien/tintrongtinh/Pages/FORMOSA%E2%80%93d%E1%BB%B1%C3%A1n%C4%91%E1%BB%99ngl%E1%BB%B1cc%E1%BB%A7aKKTV%C5%A9ng%C3%A1ng.aspx (truy cập lúc 14h00 ngày 26/04/2016).
5. Tập đoàn Formosa cam kết đảm bảo tiến độ tại KKT Vũng Áng.
http://hatinh24h.com.vn/tap-doan-formosa-cam-ket-dam-bao-tien-do-tai-kkt-vung-ang/ (truy cập lúc 14h00 ngày 26/04/2016).
Tác giả gửi BVN
40.
19:52 - Thứ Tư, 27/4/2016
Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh
Để bảo vệ lợi ích quốc gia, không có cách nào khác là phải tranh đấu dựa trên “hợp đồng”, trên luật pháp và chứng cứ!...
Trên công trường dự án Formosa, Hà Tĩnh.
HOÀNG ANH MINHVụ khủng hoảng “cá chết” ở một số tỉnh miền Trung những ngày gần đây đã đẩy tổ hợp Formosa tại Hà Tĩnh vào một tình thế căng thẳng, trong bối cảnh các bên liên quan gồm nhà nước - nhà đầu tư và người dân đều có mối quan hệ lợi ích đan xen.
Đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam
Ai cũng biết, Đài Loan có đại bộ phận dân số gốc Hoa, nhưng không phải ai cũng biết, từ thiết chế xã hội, văn hóa, đời sống, kiến trúc đô thị… của vùng lãnh thổ này lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ người Nhật.
50 năm chiếm đóng của người Nhật đã giúp cho hòn đảo này có một nền tảng xã hội khá tốt để rồi, dưới sự cầm quyền của Quốc dân Đảng, Đài Loan phát triển mạnh mẽ như ta đã thấy ngày nay.
Năm 2014, Đài Loan có GDP đạt 600 tỷ USD, GDP đầu người đạt khoảng 22,5 ngàn USD và nền kinh tế này xếp thứ 26 trên thế giới. Đài Loan cũng có nền chính trị khá cạnh tranh và cởi mở, khi các đảng phái liên tục thay nhau nắm quyền.
Không như giai đoạn đầu, khi Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vẫn nuôi mộng “phục quốc”, Đài Loan vài thập kỷ gần đây chủ trương phát triển kinh tế, đa phương hóa quan hệ ngoại giao để mong được công nhận là quốc gia độc lập. Họ muốn sự hùng mạnh về kinh tế sẽ giúp họ tự vệ, hay ít ra, cũng sẽ được phân khúc văn minh của thế giới tiếp nhận họ như là một phần đương nhiên.
Cho đến nay, về cơ bản mục tiêu này vẫn đang được Đài Loan duy trì.
Những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, người Đài bắt đầu để ý đến quá trình đổi mới và mở cửa của Việt Nam và những tín hiệu từ hai phía được phát đi. Năm 1991, một lãnh đạo Văn phòng Chính phủ từng được cử đi Đài Loan để đàm phán về việc mở một đường bay thẳng thay cho việc phải quá cảnh ở Bangkok.
“Đường bay thẳng” là một điểm nhấn vừa cụ thể vừa giàu tính biểu tượng. Không chỉ mở ra con đường cho thương mại và đầu tư, nó còn mở ra cánh cửa về ODA.
Trên thực tế, sau khi đường bay Cao Hùng - Tân Sơn Nhất được mở, Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Đài Bắc tại Tp.HCM được thiết lập và Việt Nam đã vay được khoản vay ODA đầu tiên là 30 triệu USD đầu tiên từ Đài Loan với lãi suất rất thấp; đồng thời cũng là giai đoạn đầu tư bắt đầu bùng nổ và thương mại cũng phát triển theo, dù chậm và khiêm tốn hơn.
Với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam trở nên rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Đài Loan. Năm 1989, sau khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 31 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI), một tòa nhà được xây dựng tại 65 Văn Miếu để làm trụ sở cho cơ quan này, và rất đáng chú ý là hệ thống thang máy của tòa nhà này đã được tài trợ bởi một… nhà đầu tư Đài Loan.
Hệ thống thang máy ở tòa nhà rồi đây sẽ là “chốn đi về” của các nhà đầu tư nước ngoài, là một ví dụ để thấy, người Đài hết sức nghiêm túc với “kế hoạch Việt Nam” của họ. Lần lượt từng đại gia của Đài Loan đến Việt Nam, từ Chinfon, Vedan, CT&D, Foxconn, Formosa… cập bến Việt Nam.
Cho đến hết quý 1/2016, Đài Loan có 2.478 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 31 tỷ USD, xếp thứ tư trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore (thực chất có thể coi là đứng thứ ba vì nhiều dự án đăng ký đầu tư từ Singapore nhưng vốn từ các nhà đầu tư tại các quốc gia khác).
Trên phương diện đối tác kinh tế, đối tác đầu tư, không thể phủ nhận những gì các nhà đầu tư Đài Loan đã mang lại cho Việt Nam trong khoảng 25 năm qua, cả về đóng thuế, giải quyết việc làm và góp phần cho tăng trưởng chung.
Nếu chia trung bình, có thể thấy mỗi năm Đài Loan có khoảng 100 dự án mới tại Việt Nam, tức trung bình mỗi tuần gần 2 dự án.
Formosa Hà Tĩnh đã và đang làm gì?
Để có sự hình dung đầy đủ về Formosa Hà Tĩnh, cần nhắc lại một chi tiết là khi Formosa quyết định đầu tư một tổ hợp gang thép tại Việt Nam, từ những ngày đầu, phía Formosa đã khảo sát nhiều địa điểm khác nhau.
Trong quan điểm của Formosa, xét về điều kiện tổng thể, Hà Tĩnh kém xa nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, nếu xét về cảng nước sâu, Vũng Áng có lợi thế cạnh tranh rất rõ ràng.
Năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chấp nhận đề nghị của Hà Tĩnh cho tiến hành nghiên cứu cảng Vũng Áng, bao gồm cả khu vực Sơn Dương. Tập đoàn DAJCA (Nhật Bản) cùng Viện Quy hoạch vận tải biển thuộc Bộ Giao thông Vận tải đã được chọn vào khảo sát, và sau đó đưa ra kết luận rằng Vũng Áng là nơi có cảng nước sâu và các điều kiện tự nhiên tốt hàng đầu của Việt Nam, rất phù hợp cho mô hình tổ hợp công nghiệp - cảng biển hiện đại.
Formosa đã chọn Hà Tĩnh vì cảng nước sâu và vì một điều rất đơn giản về kinh tế: tổng chi phí đầu tư là “rẻ” nhất so với các địa điểm khác cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài.
“Rẻ” ở đây được hiểu là tổng thể nhiều yếu tố, trong đó có lợi thế cảng biển, chính sách thuế ưu đãi “khủng”, giá nhân công rẻ, điều kiện về môi trường dễ dãi, triển vọng thị trường đầu ra tốt cả về quốc tế lẫn nội địa, nguồn nước, nguồn điện khả thi và ổn định…
Đơn giản chỉ là bài toán chi phí - lợi ích! Những bộ óc đã cùng nhau làm nên một Formosa có doanh thu tới trên dưới 80 tỷ USD trong những năm gần đây, họ nhìn vấn đề rất nhanh.
Trong tổng các yếu tố “rẻ”, yếu tố tiêu chuẩn thấp về môi trường chắc chắn đã được Formosa tính toán kỹ, sau rất nhiều trải nghiệm kém vui về môi trường tại nhiều quốc gia phát triển khác.
Các ngành công nghiệp Formosa đã từng làm, chẳng hạn dệt nhuộm và nhựa, từng gặp rắc rối về môi trường tại nhiều quốc gia phát triển. Thép là lĩnh vực mới và cũng gây ô nhiễm không kém, nhưng vấn đề là với các điều kiện mà họ đưa ra, Việt Nam đã chấp nhận.
Cuối cùng thì Formosa đã nhận giấy phép đầu tư trong sự hào hứng từ cả hai phía. Theo giấy phép, Formosa được sử dụng tới 3.300 ha, gồm 2.000 ha đất liền và 1.300 ha mặt biển. Sự hào hứng về dự án khổng lồ khiến cho tỉnh Hà Tĩnh đã phải huy động “cả hệ thống chính trị” vào cuộc để giải phóng mặt bằng.
Không hề dễ dàng khi một số hộ dân thuộc diện giải phóng là người công giáo và có sự chống đối khá quyết liệt. Nhiều bận, Bí thư hoặc Chủ tịch Hà Tĩnh đã phải “đầu mũ cối, chân đi ủng” xuống hiện trường để trực tiếp giải quyết từng ngôi nhà.
Sau khi có mặt bằng sạch, Formosa vào cuộc xây dựng rất nhanh, dòng tiền đổ về rất mạnh. Dường như ngay lập tức, khối doanh nghiệp giao thông, xây dựng tại địa phương là những doanh nghiệp hưởng lợi đầu tiên.
Ngoài những gói thầu chính như xây lắp lò cao, xây cảng… Formosa chọn nhà thầu nước ngoài, còn thì các hạng mục xây dựng đơn giản đều do nhà thầu trong nước thực hiện, chẳng hạn làm đường sá, hàng rào, hệ thống thoát nước, san lấp…; hoặc ít ra cũng là làm thầu phụ.
Vì quy mô dự án là rất lớn, có những doanh nghiệp hầu như chỉ cung cấp một sản phẩm là ống bê tông để làm móng, hoặc đơn giản là bán đá hộc cho dự án này, cũng sống khỏe.
Mặc dù triển khai đầu tư khá nhanh chóng, Formosa vẫn liên tiếp đứng trước các cuộc tấn công truyền thông.
Các điểm nhấn chính bao gồm, vì sao Formosa là nhà đầu tư nước ngoài mà lại muốn vay vốn thương mại từ ngân hàng trong nước? Vì sao đưa người Trung Quốc vào Việt Nam làm việc, sinh ra phố Tàu và vô vàn tệ nạn? Vì sao xây miếu thờ, có phải là để “đánh dấu chủ quyền” hay không? Vì sao xây kênh thoát nước rộng tới mức “xe tăng đi lọt”, có phải là âm mưu quân sự gì không? Vì sao xây hàng rào gạch “quá dày”?...
Tất cả các câu hỏi này, hoặc không phù hợp về mặt kinh tế, hoặc phiến diện về kỹ thuật, nhưng mặc nhiên được xem như là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng, thậm chí có cả yếu tố chính trị. Trong khi đó, các vấn đề lẽ ra cần được để ý nhất là thuế và môi trường lại không được đề cập đến.
Ngoài các vấn đề trên âm ỉ nhiều ngày tháng, ba “đỉnh cao” khủng hoảng mà Formosa phải chịu gồm (i) biến cố tháng 5/2014, theo đó một cuộc bạo loạn đã diễn ra, gây thiệt hại to lớn và có chết người, ảnh hưởng lớn đến tiến độ; (ii) vụ sập giàn giáo tháng 3/2015 khiến 13 người chết và (iii) biến cố tháng 4/2016, với nghi án “xả thải gây cá chết”.
Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi một cán bộ đối ngoại của Formosa đã có phát ngôn gây hiểu nhầm, và ban lãnh đạo Formosa phải tiến hành họp báo xin lỗi ngay sau đó.
Một cách tiếp cận “win - win”?
Cho đến nay, Formosa vẫn đang hiện diện tại Việt Nam với tư cách một thực thể, một pháp nhân kinh tế. Sẽ là công bằng và đúng mực hơn, nếu như chúng ta nhìn nhận Formosa đúng với tư cách này.
Rốt cuộc, dự án Formosa Hà Tĩnh phải được xem là lựa chọn chung và là trách nhiệm chung của cả hai phía: Formosa và chính quyền Hà Tĩnh (bên cấp phép). Về bản chất, chính quyền và Formosa đang cùng nhau thực thi một khế ước, một hợp đồng kinh tế. Các điều kiện cao nhất của hợp đồng chính là bản giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp và toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành mà chúng ta đang có.
Khi tất cả những giả thuyết chính trị, nhưng thuyết âm mưu đều chưa có cơ sở, thì trước hết, chúng ta nên tôn trọng và thực thi đúng các điều kiện trong hợp đồng này.
Với góc nhìn đó thì có thể thấy cho đến nay, việc thực thi hợp đồng này vẫn đang diễn ra tương đối tốt cả từ hai phía. Nỗ lực giải phóng mặt bằng, tái định cư của UBND tỉnh Hà Tĩnh là rất đáng ghi nhận; trong khi nỗ lực giải ngân vốn, xây lắp tổ hợp từ phía Formosa cũng rất nhanh gọn.
Theo kế hoạch chung, cuối tháng 6 này lò cao số 1 sẽ chạy chính thức, bắt đầu cho ra lò những mẻ thép thương mại đầu tiên.
Thêm một thông tin rất đáng chú ý. Trong 5 năm gần đây, tổng lượng thuế Formosa đã nộp vào Hà Tĩnh đã vượt con số 10 ngàn tỷ đồng dù chưa đi vào sản xuất. Trong khi đó, về phía Formosa, “thu nhập” là con số không tròn trĩnh vì đơn giản là chưa có sản phẩm để bán ra thị trường.
Còn theo số liệu mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tổng số tiền giải ngân của Formosa vào dự án tính đến hết tháng 3/2016 là 98% của số vốn đăng ký, tức khoảng gần 10 tỷ USD. Ngoài phần mua sắm thiết bị từ nước ngoài, trả cho nhà thầu quốc tế… thì một phần khá lớn cho công tác xây dựng cơ bản chắc chắn là đã ở lại Việt Nam.
Trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề Formosa, có lẽ khả dĩ nhất vẫn là nhìn nhận lại toàn bộ “hợp đồng”, tức là xem lại quá trình triển khai dự án. Hãy bắt lỗi các sai phạm và xử phạt nghiêm minh theo quy định, đặc biệt trong vấn đề môi trường, thay vì treo một bản án lơ lửng mà không rõ về lý, không đạt về tình.
Một hệ thống quan trắc độc lập của Nhà nước đặt ngay cửa ống xả là khả thi, và sẽ giúp ngăn ngừa những thảm họa môi trường trong tương lai. Với tất cả các vấn đề còn lại, đặc biệt là thuế, các điều kiện lao động… Việt Nam cũng có quyền đặt các trạm “quan trắc” khác miễn sao đúng luật, để đảm bảo rằng lợi ích “bên Việt Nam” trong hợp đồng này được bảo vệ.
Nói tóm lại, để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung, lợi ích môi trường nói riêng, không có cách nào khác là phải tranh đấu dựa trên “hợp đồng”, trên luật pháp và chứng cứ!
Đừng đặt một nhà đầu tư nước ngoài trước một cuộc đấu tố rùng rợn như hiện nay. Không chỉ sai về luật, chúng ta cũng chẳng được lợi gì về kinh tế và hình ảnh trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, về nguyên tắc, kinh tế là thương lượng, là win - win.
Đấu tố vu vơ trong trường hợp này không đưa lại lợi ích nào cho quốc gia cả. Việt Nam vẫn tiếp tục cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho những dự án mới, cho dù chúng ta có thể sẽ không ưu tiên công nghiệp, thậm chí từ chối hẳn những dự án gây ô nhiễm.
Nhưng “hợp đồng” với Formosa giờ đã là một thỏa thuận quốc tế, nó cần được tôn trọng và giới đầu tư quốc tế đang nhìn vào cách hành xử của chúng ta. Nhà đầu tư thì như cánh chim trời, không nên để họ rơi vào cảnh “kinh cung chi điểu”.
Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh
Những sự việc liên tiếp xảy ra trong môi trường kinh doanh hiện nay cho thấy, nhu cầu về sự minh bạch là rất lớn. Nhà nước, thay vì ôm đồm đủ thứ việc mà không hiệu quả, cũng đã đến lúc nên nhường bớt công việc của mình cho các lực lượng xã hội khác.
Những “hợp đồng” mà Nhà nước ký kết với các đối tác của mình, cho dù là kinh tế, chính trị hay văn hóa, cần được đặt trước con mắt quan sát, đánh giá của công luận. “Hợp đồng” với Formosa cũng vậy: không khó để công bố toàn bộ giấy chứng nhận đầu tư của dự án, trong đó nêu rõ các cam kết của hai bên, cứ theo đó mà đánh giá là đủ.
Chẳng hạn, các giới hạn về hàm lượng các chất trong nước thải cần được công bố để các bên liên quan có thể đo đạc, so sánh, đối chiếu. Các điều kiện về tài chính cũng vậy, cần công bố để nhân dân biết được, rằng quá trình cấp phép đã được tiến hành minh bạch, không có những thỏa thuận ngầm nào đó.
Riêng trong vấn đề môi trường, Nhà nước phải tạo ra sân chơi để những tổ chức giả dụ như “Nghiệp đoàn Nghề cá Vũng Áng”, “Hội Chăn nuôi lồng bè Kỳ Anh”, “Hiệp hội Bảo vệ môi trường biển Đèo Ngang”... chẳng hạn được có cơ hội và sức mạnh để tranh đấu thay cho Nhà nước.
Chính những thiết chế này - nếu được thiết lập - sẽ cùng Nhà nước giám sát các vấn đề về môi trường, để ông Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh không phải lên truyền hình để phân trần rằng “không lẽ ngày nào cũng kiểm tra”; trong khi cá chết đã mấy tuần mà không có một kết luận nào cụ thể.
Nhà nước pháp quyền chỉ có thể mạnh lên, khi các tổ chức xã hội cũng mạnh lên tương ứng, vừa là đối tác, vừa là đối trọng, để các vấn đề như Formosa không còn là của riêng ai nữa.
Điều nghe có vẻ rất lý thuyết này, theo người viết, thực tế lại là lựa chọn duy nhất mà chúng ta cần có, để có thể tiếp bước trên cuộc chơi kinh tế đang vào giai đoạn hội nhập với cấp độ cao nhất.
Đừng quên, bên ngoài kia, nhiều đối thủ trên đường đua kinh tế đều không chỉ khôn ngoan, giỏi giang, mà còn văn minh, nhân văn hơn chúng ta rất nhiều!
39. Thông báo
Nguồn:
http://phairzios.blogspot.com/2016/04/formosa-co-lien-quan-toi-viec-ca-chet.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+PhairZios+%28PHAIR+ZIOS%29
38.
Bất ngờ hủy họp báo về nguyên nhân cá chết ở miền Trung
(PLO)- Cuộc họp báo dự kiến tổ chức vào chiều nay (27-4) trả lời cho những câu hỏi vì sao cá chết hàng loạt, độc tố trong nước biển có hay không, nguyên do từ đâu... sẽ bị hủy.
Chiều nay (27-4) lúc 14 giờ tại trụ sở Bộ TN&MT (số 10 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội), Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các chuyên gia, bộ ngành, các tỉnh liên quan để cùng xác định nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung.
Tham dự cuộc họp có đại diện của bảy bộ, ngành là Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hàng chục phóng viên chờ trước cổng trụ sở Bộ TN&MT
Tất cả cơ quan báo chí đều không được tham dự cuộc họp kín của các bộ, ngành trên.
Theo thông tin trước đó, cũng trong chiều nay Bộ TN&MT sẽ tổ chức họp báovà công bố chính thức nguyên nhân cá biển chết hàng loạt sau nhiều ngày, nhiều cơ quan cùng vào cuộc nghiên cứu, phân tích các mẫu vật... thu nhặt được trên bãi biển miền Trung.
Cá chết dạt vào bờ biển. Ảnh: Đắc Lam
Tuy nhiên, trong khi đông đảo người dân cả nước đang nóng lòng chờ đợi thông tin từ các nhà chức trách thì ông Nguyễn Ngọc Văn, Trưởng phòng Báo chí truyền thông, xác nhận với báo chí chiều nay sẽ không diễn ra họp báo như dự kiến.
Trưởng phòng Báo chí truyền thông Nguyễn Ngọc Văn cho biết không có họp báoSau hơn 30 phút chờ ngoài cổng trụ sở...
... các phóng viên được mời vào bên trong... uống nước
Tại thời điểm này, hơn 100 phóng viên báo đài vẫn đang có mặt tập trung tại trụ sở Bộ TN&MT. Việc cho đến thời điểm này vẫn chưa có một thông tin nào được nhà chức trách đưa ra đã gây hoang mang và nghi ngại cho rất nhiều người. Sự kiện hiện không chỉ được truyền thông và người dân trong nước đặc biệt quan tâm mà đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Bắt đầu từ ngày 6-4, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Đến khoảng ngày 10-4, hiện tượng cá chết tiếp diễn tại vùng biển xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Sau đó, tình trạng cá chết được phát hiện tại vùng biển Quảng Trị và tiếp tục lan rộng vào Thừa Thiên-Huế. Hiện tượng cá chết vẫn liên tục xuất hiện suốt 20 ngày qua dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 km. Nhiều tờ báo, trang thông tin môi trường quốc tế AFP, The Guardian (Anh), Channel News Asia (Singapore) đều đã đăng tải thông tin về vụ việc này. Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, trả lời hãng AFP: “Chưa từng thấy hiện tượng này xảy ra trước kia”. |
ĐẶNG TRUNG
http://plo.vn/thoi-su/bat-ngo-huy-hop-bao-ve-nguyen-nhan-ca-chet-o-mien-trung-625767.html37.
Công Vinh ngộ độc, nôn ói sau khi ăn cá biển tại Đà Nẵng
(DNVN) - Mới đây trên trang facebook cá nhân của danh thủ Công Vinh, anh cho biết trong buổi tập huấn tại Đà Nẵng đã bị ngộ độc sau khi ăn cá.
Tin tức trên báo Trí thức trẻ, mới đây, danh thủ bóng đá Công Vinh chia sẻ trên trang facebook cá nhân: “Tập huấn ở Đà Nẵng... Cơm chỉ có cá và thịt lợn, không dám ăn lợn vì sợ chất cấm gây ung thư, ăn ít cá với cơm thì mình và Âu Văn Hoàn đều bị nôn ói. Sợ quá ăn gì để sống đây??? Mọi người cẩn thận khi ăn cá biển vào thời điểm này nhé”.
Lời chia sẻ của Công Vinh trên trang cá nhân đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ bởi đây đang là thời điểm dư luận đang nóng với tình trạng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung. Chia sẻ của Công Vinh đã gây ra tranh cãi trái chiều. Bạn Hiền phản ứng: “Trong lúc chưa có kết luận chính xác thì nên im lặng. Đâu phải cá nào cũng độc. Là người nổi tiếng thì tầm ảnh hưởng cũng lớn.
Trong thời điểm như thế này mà anh nói vậy có phải sẽ cướp đi miếng cơm của bao nhiêu ngư dân tội nghiệp. Chỉ là nên biết chọn cá mà ăn thôi. Chứ đừng không ăn như anh nói”.
Tuy nhiên cũng có không ít fan bóng đá khác bênh vực Công Vinh. “Không phải cá nào cũng bệnh, cá nào ăn vào cũng đều bị bệnh. Nhưng bằng mắt thường thì chẳng ai biết con cá nào ăn được con cá nào không ăn được.Mình nghĩ chia sẻ này của anh Vinh là đúng, đây là chia sẻ cảnh báo mọi người chứ không phải bôi nhọ hay nhằm mục đích gì khác.
Mọi người cũng nên cẩn thận chứ không phải tẩy chay. Tỉnh táo 1 chút đi mọi người. Cái gì cần phức tạp hãy phức tạp, cái gì đơn giản thì nên đơn giản” – bạn Như Ngọc viết.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế - địa phương liền kề với Đà Nẵng, tình trạng cá chết bất thường ở vùng ven biển và khu vực đầm phá của tỉnh không phải do dịch bệnh mà do chất độc trong môi trường nước. Báo An ninh thủ đô thông tin.
Hiện các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm hiểu nguyên nhân và phương án khắc phục hậu quả của việc hải sản chết hàng loạt, gây thiệt hại tới kinh tế lẫn sức khỏe của người dân ven biển miền Trung, cũng như du khách và ngành du lịch.
Ở phạm vi của V.League, mùa 2012 từng xảy ra vụ 11 cầu thủ SHB.Đà Nẵng bị ngộ độc thực phẩm, phải cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Cửa Đông, Nghệ An, trong tình trạng nôn mửa, đau bụng... khi đội này đang chuẩn bị cho trận với chủ nhà SLNA trên sân Vinh. Trận đấu sau đó phải tạm hoãn để chờ số cầu thủ trên bình phục.
http://doanhnghiepvn.vn/cong-vinh-ngo-doc-non-oi-sau-khi-an-ca-bien-tai-da-nang-d68705.html
Hệ thống đường ống xả thải của FHS Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn
Bộ Tài Nguyên - Môi trường cấp phép cho Formosa Hà Tĩnh xả thải có thời hạn 10 năm, với công suất cực "khủng". Trong khi, thời gian qua Cty này mới xả với công suất chưa chưa đầy 1/3 mức cho phép.
- Trực tiếp: Người báo tin đường ống xả thải của Formosa có thực sự mất tích?
- Cá chết trắng biển miền Trung: Chính Formosa phải lựa chọn
- Lặn thi công Dự án Formosa, 1 người tử vong, 5 người nhập viện
- Cận cảnh đường ống xả thải của Cty Formosa Hà Tĩnh
- Campuchia từng “gửi trả” Formosa hàng nghìn tấn chất độc
- Lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi vì phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm
- Formosa bất nhất trong thông tin dùng hóa chất súc rửa đường ống
Theo Giấy phép ngày 11.12.2015 mà Bộ TNMT cấp phép xả thải cho công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), Cty này được xả thải sau khi xử lý từ hệ thống xử lý nước thải với công suất 45.000m3/ngày đêm từ vị trí thải là khu phố Thắng Lợi (phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh). Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000) được giới hạn bởi 4 điểm cụ thể. Nguồn tiếp nhận nước thải là biển ven bờ vịnh Sơn Dương thuộc phường Kỳ Phương.
Nước thải sau xử lý được bơm và dẫn theo đường ống thép không gỉ ra đến đập quan trắc nước thải, sau đó chảy ra biển ven bờ vịnh Sơn Dương theo phương thức tự chảy, xả giữa dòng. Lưu lượng nước thải lớn nhất: 45.000m3/ngày đêm.
Bộ TNMT cũng quy định cụ thể về chất lượng nước thải với thông số và giới hạn nồng độ chất ô nhiễm không vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 52:2013/BTNMT.
Cụ thể, bảng thông số và giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải bao gồm 12 thành phần, trong đó nhiệt độ nước xả thải không quá 40 độ C; độ pH từ 5,5-9; chất rắn lơ lửng: 117mg/l; tổng dầu mỡ khoảng 11,7mg/l; tổng phenol: 0,585mg/l; tổng xyanua: 0,585mg/l; nitơ: 70,2mg/l; thủy ngân: 0,0117mg/l.
Bộ TNMT yêu cầu Formosa phải thực hiện quan trắc nước thải và nước nguồn tiếp nhận. Quan trắc liên tục tự động nước thải tại vị trí đập quan trắc nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp công suất 45.000m3/ngày đêm với các thông số quan trắc là: nhiệt độ, pH, COD, SS, tổng nitơ và lưu lượng nước thải.
Quan trắc định kỳ theo tần suất 1 tháng/lần lưu lượng, chất lượng nước thải tại vị trí thu gom nước thải đầu vào hệ thống xử lý và nước thải sau xử lý tại vị trí đập quan trắc nước thải trước khi xả ra biển vịnh Sơn Dương với các thông số quy định.
Vị trí quan trắc nước tiếp nhận gồm hai điểm, một điểm cách vị trí xả nước thải sau xử lý 250m về phía bờ; một điểm cách vị trí nước thải sau xử lý 250m ở ngoài khơi. Các thông số theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN10:2008/BTNMT. Tần suất quan trắc được quy định 3 tháng/lần.
Việc thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải phải theo đúng thiết kế, quy trình nêu trong hồ sơ; đảm bảo các thông số chất lượng nước thải luôn đạt quy định ghi trong giấy phép trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có bất kỳ thông số nào không đạt yêu cầu ghi trong giấy phép này và phải ngưng ngay việc xả nước thải để thực hiện các biện pháp khắc phục.
Ngoài ra, Formosa chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tài nguyên nước và môi trường ở trung ương và địa phương; chuẩn bị nhân lực, trang bị các phương tiện cần thiết sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước; đồng thời báo cáo kịp thời về cơ quan cấp phép, cơ quan chức năng địa phương trong trường hợp có sự cố ô nhiễm nguồn nước do việc xả nước thải.
Theo thông tin mà đại diện FHS Hà Tĩnh cung cấp cho PV báo Lao Động ngày 25.4 thì thời gian qua, Cty này mới xả thải với công suất 12.000m3/ngày đêm. Việc giám sát xả thải được Cty hợp đồng với Trung tâm quan trắc môi trường Hà Tĩnh quan trắc theo định kỳ 3 tháng/lần.
Như vậy, việc xả thải của FHS Hà Tĩnh mới ở công suất chưa đầy 1/3 công suất cho phép mà đã có dư luận lo ngại về tình trạng ô nhiễm gây chết cá hàng loạt.
Clip hệ thống xả thải của FHS Hà Tĩnh:
http://laodong.com.vn/xa-hoi/bo-tai-nguyen-moi-truong-cho-phep-formosa-xa-thai-cong-suat-khung-545671.bld
35.
Độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển; hiện tưởng tảo nở hoa hay còn gọi thủy triều đỏ là hai nguyên nhân được khiến cá biển chết hàng loạt, Bộ Tài nguyên cho biết.
34.
TTO - Trưa 27-4, ông Chu Xuân Phàm, trưởng đại diện Formosa tại Hà Nội, người có phát ngôn “gây sốc” xác nhận với PV Tuổi Trẻ “đã bị Formosa ra quyết định sa thải”.
Ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội - Ảnh: Văn Định |
Trao đổi qua điện thoại, ông Chu Xuân Phàm cho biết sáng 27-4 đang ở Hà Tĩnh làm việc thì nhận được thông tin bị đuổi việc và phải thu xếp hành lý về Đài Loan.
“Tôi bị đuổi việc là do những phát ngôn không đúng đắn của mình, gây nhiều búc xúc cho người dân. Tôi đáng bị như vậy dù cảm giác hiện tại là rất buồn, mình gây ra chuyện thì phải chịu trách nhiệm. Chỉ xin người dân Việt Nam tha thứ và bỏ qua cho những phát ngôn của tôi. Tôi thành thật xin lỗi một lần nữa”, ông Chu Xuân Phàm tâm tư.
Cũng theo ông Phàm, trong chiều nay sẽ thu xếp hành lý ra Hà Nội để về Đài Loan.
Trước đó, trong cuộc họp báo Ban lãnh đạo công ty Formosa cho biết sẽ kỷ luật ông Chu Xuân Phàm vì những phát ngôn gây sốc của mình.
Ngày 25-4, trong cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, khi được hỏi về việc từ khi nhà máy hoạt động thì vùng biển quanh đường ống xả ngầm ra biển không còn tôm cá hay sinh vật biển, ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội - đã có những phát biểu “gây sốc”.
Ông Phàm nói: "Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160427/ong-chu-xuan-pham-xac-nhan-da-bi-formosa-duoi-viec/1091563.html
33.
Chiều 27/5, các bộ Tài nguyên, Nông nghiệp, Công Thương, Y tế, Khoa học... cùng Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ họp để đi đến kết luận cuối cùng về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét