Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Những người bị lãng quên : Nguyễn Trọng Phấn (qua giới thiệu của Kiều Mai Sơn)

Thật ra tập bản thảo cũ làm nền cho cuốn sách dịch được giới thiệu, mà Nguyễn Trọng Phấn là dịch giả, ở dưới đây, vừa được in ra, tôi đã không sử dụng cho một cuốn sách cách đây 6 năm về trước. Cuốn mà Vương Trí Nhàn nhắc tới ở entry này.

Lí do rất đơn giản: bản dịch đó là phóng tác. Nên chúng tôi quyết định tạm gác lại chưa dùng đến tập bản thảo ấy (cắt ra từ báo xuất bản trước năm 1945).

Bây giờ, người ta đem tập báo cắt ấy mà xuất bản thành sách.

Dưới là lời giới thiệu, dạng báo chí, của Kiều Mai Sơn.


Lấy từ Fb KMS.

---

"



Son Kieu Maiさんが写真2件を追加しました。
THỜI CỦA ĐẠI TRÍ THỨC THÀNH ĂN MÀY

Trong Toạ đàm giới thiệu sách Xã hội Việt Nam từ thế kỷ 17; tôi chỉ nói về Nội dung của cuốn sách mà ít nói về cuộc đời riêng của Học giả Nguyễn Trọng Phấn. 
Nguyễn Trọng Phấn (1910-1996), quê làng Lại Yên, Hoài Đức, Hà Đông. Ông là sản phẩm của nền giáo dục Pháp - Việt, là thế hệ trí thức tinh hoa của Việt Nam. 
Ông Phán Phấn - người quê hương vẫn thường tự hào về ông như vậy. Vì, ông là người có bằng cấp cao nhất làng thời Pháp thuộc. Đã làm công chức tới ông Tham, ông Phán; đã được cử sang tận Phnompenh để làm việc và ông còn làm thủ lĩnh của Hội Tam Điểm ở thủ đô của Cambodia những năm đầu 1940.
Ông vinh dự được làm việc tại Viễn Đông Bác Cổ tại Việt Nam cùng những nhà trí thức Nguyễn Văn Huyên; Nguyễn Văn Tố; Trần Hàm Tấn; Nguyễn Thiệu Lâu... (Cụ Trần Hàm Tấn sau này trở thành ông từ giữ đền Lý Quốc Sư. Nghe tôi kể đến đây thì Nhà dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến cứ mồm chữ O, miệng chữ A: thế à? Thế à? Một đại trí thức cỡ như Trần Hàm Tấn mà lại bị đối xử như vậy sao?).
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Trọng Phấn làm việc tại Bộ Giáo dục; rồi Thư viện Khoa học Xã hội Trung ương cho đến khi nghỉ hưu.
Cuối đời, người ta thường thấy ông trong hình ảnh một ông già cao lớn luôn khoác bên mình cái bị (mà trong đấy là sách); họ tưởng đó là ông già đi ăn mày. 
Khi tôi vào tuổi mười tám, đôi mươi, đã nhiều lần được nghe nhà văn Sơn Tùng kể chuyện về sự uyên bác của cụ Nguyễn Trọng Phấn khi cụ vô tình gặp gỡ và trò chuyện với người nước ngoài tại Văn Miếu hoặc Bờ Hồ (nhà văn Thiên Sơn; nhà báo Từ Khôi là những bậc đàn anh có nhiều năm được hầu chuyện cụ Phấn hẳn cũng rõ chuyện này).
Phó Chủ tịch - TTK Hội KHLS Việt Nam Dương Trung Quốc gọi Nguyễn Trọng Phấn là người thuộc THẾ HỆ VÀNG, người ẩn danh của thế hệ ấy, và mẹ ông gọi cụ là NGƯỜI DANH GIÁ.
Tôi thử đặt ra một cách định danh mới, Nguyễn Trọng Phấn là người thuộc thế hệ ĐẠI TRÍ THỨC TRỞ THÀNH ĂN MÀY, liệu có cực đoan không?
Cuối cùng, xin kể câu chuyện, tại sao chúng tôi gọi Học giả Nguyễn Trọng Phấn.
Ban đầu, tôi muốn dùng Dịch giả để gắn với bản dịch sách này. Nhưng đây chỉ là những phần dịch thuật có chọn lọc. Ông Long Ngo The nói sử dụng như thế chưa chính xác. 
Gọi là Nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Phấn. Đúng, vì ông làm nghiên cứu tại Viễn Đông Bác Cổ Pháp kia mà (chắc so sánh với Nghiên cứu viên cao cấp của ta bây giờ thì...).
Gọi là Nhà báo. Đúng. Ông viết báo Thanh Nghị suốt 5 năm.
Gọi ông là nhà giáo. Đúng. Ông là thầy dạy Địa lý tại Khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc), với sự hiện diện của Gs Nguyễn Lân Dũng và Ts Nguyễn Giang Tiến là học trò tại Toạ đàm. 
Ông là Nhà thư viện học...
(Nhiều nhà quá; lúc đó tôi nhìn xuống dãy ghế đầu tiên, có Gs Nguyễn Lân Dũng và chợt nhớ đến cái card của ông).
Chúng tội gọi Nguyễn Trọng Phấn là Học giả theo đúng với những đóng góp của ông cho ngành KHXH./.
(Ảnh: Thằng tôi đang trình bày nội dung cuốn sách tại Toạ đàm theo lệnh của ông Nguyen Manh Son. 
Kể ra trông tôi cũng giống cái viền bìa sách phết ông Trần Ban nhể?)
- Pê-ét: Những cuộc Toạ đàm mang lại tri thức và giá trị học thuật này thường vắng bóng các phóng viên. Họ thường xúm đông xúm đỏ ở chỗ xi-lip hoặc xu-chiêng tân thời! (Thô tí nhưng mà thật. Tính xoá câu này vì đụng chạm nhưng cứ để lại vì nó sẽ là ý tưởng cho nội dung một bài viết sau này. Xoá xong là lần sau đố mà nhớ được đã viết câu này).


Son Kieu Maiさんの写真

Son Kieu Maiさんの写真
いいね!
コメントする
コメント1件
コメント
Từ Khôi cụ Nguyễn Trọng Phấn, cụ Phí Văn Bái, cụ Đào Phan (em ruột cụ Đào Duy Anh)... là những trí thức lớn và những nhà cách mạng lão thành mà tôi có hân hạnh ko chỉ được gặp mà còn được các cụ cho ngồi hóng chuyện ở chiếu Văn Sơn Tùng. Thế mà đã hai mấy năm trời trôi qua... Son Kieu Mai tuy trẻ, có thể lại chưa từng gặp cụ Phấn lúc sinh thời nhưng được hầu chuyện các cụ sau này đã cảm niệm nhiều về sự uyên bác của cụ Phấn thì rất đáng hoan nghênh. Nước Nam ta sao cứ dần mai một đi những người tài mang dáng điệu giản dị như cụ Phấn như thế?. Ngậm ngùi
いいね!返信
"

https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/536189769900688

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét