Dấu hiệu đầu tiên khác trước là, có thể do chỉ đạo của Ban Chỉ đạo mà đứng đầu là tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hiện không thấy ghi học hàm học vị một cách lôi thôi trước tên mỗi nhà khoa học.
Tiền hội phí sẽ được thu là 2 triệu/người (bài).
Thấy được 2 điểm mới theo hướng quốc tế hóa, về mặt hình thức đầu tiên.
---
Tiếp nối thành công của 4 kỳ Hội thảo đã được tổ chức tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vào các năm 1998, 2002, 2008 và 2012, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5 năm 2016 sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
1. Mục đích
Tạo ra diễn đàn học thuật thảo luận và đề xuất giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam.
Đẩy mạnh sự phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tiến tới hình thành một tổ chức quốc tế về Việt Nam học.
2. Chủ đề
Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
Sustainable Development in the Context of Global Change
3. Đơn vị tổ chức: Đại học Quốc gia Hà Nội
Các đơn vị phối hợp tổ chức: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Ban chỉ đạo
Phùng Xuân Nhạ – Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Hữu Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Quang Thuấn – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
5. Ban tư vấn quốc tế
- Paul Chan – Malaysia
- Vũ Minh Giang – Việt Nam
- Jeffrey Gross – Hoa Kỳ
- Nguyễn Đức Khương – Pháp
- Phan Huy Lê – Việt Nam
- Katherine Müller-Marin – UNESCO Việt Nam
- Furuta Motoo – Nhật Bản
- Charles C. Nguyen – Hoa Kỳ
- Carl Thayer – Úc
- Nguyễn Xuân Thắng – Việt Nam
- Lưu Trần Tiêu – Việt Nam
- Trần Văn Thọ – Nhật Bản
6. Ban chuyên môn
- Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN, Trưởng ban
- Trần Thị An – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Phó trưởng ban
- Vũ Văn Tích – ĐHQGHN, Phó trưởng ban
- Phạm Hồng Tung – ĐHQGHN, Phó trưởng ban
- Vũ Minh Giang – Trưởng tiểu ban chuyên môn 2, Ủy viên
- Lê Kim Long – Trưởng tiểu ban chuyên môn 3, Ủy viên
- Phạm Quang Minh – Trưởng tiểu ban chuyên môn 1, Ủy viên
- Mai Trọng Nhuận – Trưởng tiểu ban chuyên môn 6, Ủy viên
- Nguyễn Hồng Sơn- – Trưởng tiểu ban chuyên môn 5, Ủy viên
- Nguyễn Thanh Thủy – Trưởng tiểu ban chuyên môn 4, Ủy viên
- Nghiêm Xuân Huy – ĐHQGHN, Ủy viên thư ký
7. Nội dung chuyên môn
7.1. Tiểu ban 1: Ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế
- Việt Nam và các nước trong trật tự khu vực
- Việt Nam trong cộng đồng ASEAN
- Việt Nam và vấn đề chủ quyền ở Biển Đông
- Ngoại giao văn hóa
- Việt Nam và các tổ chức, diễn đàn quốc tế
- Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
- Việt Nam và hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
7.2. Tiểu ban 2: Nguồn lực văn hóa
- Thực trạng đời sống văn hóa Việt Nam
- Cấu trúc, dạng thức và phương thức phát huy nguồn lực văn hóa
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa
- Sự phát triển của hệ giá trị Việt Nam
- Công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí Việt Nam
- Nhân cách, tính cách, lối sống và các xu hướng phát triển.
7.3. Tiểu ban 3: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
- Chính sách và nguồn lực giáo dục
- Hệ thống giáo dục quốc dân
- Khung trình độ quốc gia và năng lực hội nhập của nguồn nhân lực
- Giáo dục sáng tạo và khởi nghiệp
- Công nghệ cho giáo dục tích hợp
- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
- Xây dựng xã hội học tập.
7.4. Tiểu ban 4: Chuyển giao tri thức và công nghệ
- Chính sách và nguồn lực phát triển thị trường khoa học và công nghệ
- Công nghệ chiến lược của Việt Nam
- Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia
- Hệ sinh thái khởi nghiệp
7.5. Tiểu ban 5: Kinh tế và sinh kế
- Kinh tế vĩ mô Việt Nam
- Kinh tế ngành và lĩnh vực ở Việt Nam
- Doanh nghiệp Việt Nam
- Lao động và việc làm ở Việt Nam
- Thu nhập và công bằng xã hội
- Môi trường, di dân, đô thị hóa, kinh tế xanh và kinh tế bao trùm.
7.6. Tiểu ban 6: Biến đổi khí hậu
- Tác động, xu thế, thách thức và cơ hội
- Khả năng, giải pháp thích ứng và chống chịu
- Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- Mô hình và công nghệ ứng phó sáng tạo.
8. Thời gian, địa điểm tổ chức
Thời gian: từ 15-18 tháng 12 năm 2016.
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội
9. Ngôn ngữ hội thảo
Tiếng Việt và tiếng Anh
10. Công bố, xuất bản và trình bày báo cáo khoa học
Các báo cáo khoa học hoàn chỉnh sẽ được phản biện, được in toàn văn trong Tạp chí Khoa học ĐHQGHN và phát hành tại Hội thảo. Mỗi báo cáo không quá 8 trang (trừ báo báo cáo mời). Một số bài sẽ được tuyển chọn đăng trên Tạp chí quốc tế thuộc hệ thống Scopus.
Một số báo cáo được xem xét và mời trình bày tại Hội thảo tại các phiên toàn thể và các tiểu ban.
11. Đăng ký và gửi báo cáo khoa học
- Thời gian nhận Đăng ký tham gia và gửi Tóm tắt báo cáo: 25-31/5/2016 (theo mẫu kèm theo).
- Thời gian nhận Báo cáo khoa học toàn văn: 20-25/9/2016.
- Phiếu đăng ký, Tóm tắt và Báo cáo toàn văn gửi về theo địa chỉ email của các tiểu ban:
- Tiểu ban 1: icvs1@vnu.edu.vn;
- Tiểu ban 2: icvs2@vnu.edu.vn;
- Tiểu ban 3: icvs3@vnu.edu.vn;
- Tiểu ban 4: icvs4@vnu.edu.vn;
- Tiểu ban 5: icvs5@vnu.edu.vn;
- Tiểu ban 6: icvs6@vnu.edu.vn
12. Hội nghị phí
Lệ phí Hội thảo: 2.000.000 đồng/người.
Các báo cáo mời được miễn hội nghị phí và có thể được tài trợ một số khoản khác. Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các trường hợp đặc biệt được xem xét miễn giảm lệ phí từ 50% đến 100%.
13. Thông tin liên hệ
– Website hội thảo: http://icvs2016.vnu.edu.vn
– Địa chỉ: Phòng 706, nhà D2, 144 Đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: (04) 37537670, máy lẻ 726. E-mail: icvs@vnu.edu.vn
Ban Tổ chức hoan nghênh các nhà khoa học, hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp tham gia và viết bài cho Hội thảo.
Các thông tin về Hội thảo thường xuyên cập nhật trên website của Hội thảo.
Trân trọng thông báo!
BAN TỔ CHỨC
http://icvs2016.vnu.edu.vn/home/en/first-announcement/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét