Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Hiểu biết chung về nhà tắm riêng ở Nhật

Một bài hát nổi tiếng liên quan đến phòng tắm công cộng ở Nhật, thì trước đây đã đề cập, ở đâyở đây.

Dưới là về phòng tắm trong các nhà riêng.

Bài trên trang Báo Nhật. Là những hiểu biết chung nhất.


---






27/04/2016

Báo Nhật – Phòng tắm của người Nhật có rất nhiều điều thú vị, dù có nhiều biến thể khác nhau nhưng luôn được thiết kế để đảm bảo các tiêu chí: sạch, gọn và thư giãn.

Nhật Bản là một quốc gia thú vị. Đến những thứ nhỏ xíu như cái nhà tắm của họ cũng có vô số những điều hay ho khiến cho người ngoài không khỏi ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Không giống như nhiều kiểu nhà tắm của các vùng miền khác, người Nhật có cách bày trí riêng cho những căn phòng tắm của mình, dù biến đổi theo nhiều hình hài khác nhau nhưng vẫn luôn hướng theo tiêu chí: sạch, gọn và thư giãn.
Chiếc bồn tắm là điều tối cần thiết trong mỗi căn nhà tắm của người Nhật, giúp họ có thể ngâm mình thả lỏng cơ thể tuyệt đối sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.
Chiếc bồn tắm là điều tối cần thiết trong mỗi căn nhà tắm của ngườiNhật, giúp họ có thể ngâm mình thả lỏng cơ thể tuyệt đối sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.

1. Tắm là không được vội
Không giống như người phương Tây, coi chuyện tắm táp là một thói quen vào buổi sáng và cần được thực hiện nhanh chóng trước khi lao ra đường làm việc, người Nhật rất coi trọng khoảng thời gian dùng để vệ sinh cơ thể. Đối với họ, tắm táp là dịp hiếm hoi trong ngày để cơ thể được thư giãn thực sự, không vội vã, không gấp gáp. Bởi lẽ đó, một chiếc bồn tắm là điều tối cần thiết trong mỗi căn nhà tắm của ngườiNhật, giúp họ có thể ngâm mình thả lỏng cơ thể tuyệt đối sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.
2. Tách biệt nhà tắm và nhà vệ sinh
Đối với người Nhật, nhà tắm và nhà vệ sinh không thể là một. Các thiết kế phòng tắm ở nước ngoài thường ghép chung không gian tắm táp (bồn tắm hoặc vòi hoa sen) với bồn cầu để tiết kiệm diện tích và cả thời gian sử dụng. Người Nhật không nghĩ vậy, dù ngôi nhà của mình có chật hẹp đến mức nào họ vẫn tìm đủ cách để tách riêng hai không gian này.
Dù ngôi nhà của mình có chật hẹp đến mức nào, người Nhật vẫn tìm đủ cách để tách riêng hai không gian nhà tắm và nhà vệ sinh
Người Nhật quan điểm bồn cầu là chỗ “không sạch”, trong khi bồn tắm là khu vực để cơ thể được gột rửa sạch sẽ. Như đã nói ở trên, họ rất coi trọng việc tắm táp của mình, sẽ rất khó để họ tận hưởng khoảng thời gian đó nếu có một chiếc bồn cầu với … đủ thứ bên trong. 
3. Không thể thiếu những vách ngăn
Phòng tắm Nhật không thể thiếu những vách ngăn, nhiều khi là tấm gỗ nhưng cũng có lúc là những bức tường riêng biệt. Những vách ngăn này giúp họ tách biệt từng không gian bên trong phòng tắm một cách hiệu quả, bên cạnh đó còn góp phần tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cho căn phòng.
4. Mùi hương đặc trưng
Trong nhà tắm của người Nhật thường có những mùi hương rất đặc trưng, không phải thứ mùi tỏa ra từ… bồn cầu mà là hương thơm của gỗ và một số vật dụng khác. Phòng tắm truyền thống tại Nhật Bảnthường được làm từ gỗ hinoki hoặc gỗ cây bách, toát ra một mùi hương thoang thoảng dễ chịu lấn át đi những thứ mùi khó chịu thường có trong nhà tắm. 
Phòng tắm truyền thống tại Nhật Bản thường được làm từ gỗ hinoki hoặc gỗ cây bách, toát ra một mùi hương thoang thoảng dễ chịu
5. Hài hòa với tự nhiên
Người Nhật luôn muốn phòng tắm của mình được gần gũi với thiên nhiên. Căn phòng thường được sắp xếp sao cho người sử dụng có thể được ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Nếu điều kiện không cho phép, họ sẽ thêm nét thiên nhiên vào trong căn phòng bằng một vài chậu cây cảnh nhỏ, các vật liệu gỗ hay đơn giản hơn chỉ là một bức tranh phong cảnh treo tường.
Những điều thú vị về nhà tắm của người Nhật
Người Nhật sẽ thêm nét thiên nhiên cho căn phòng bằng một vài chậu cây cảnh nhỏ, các vật liệu gỗ hay đơn giản hơn chỉ là một bức tranh phong cảnh treo tường
6. Phục vụ tối đa cho công đoạn tắm
Rất coi trọng chuyện tắm táp nên các công đoạn vệ sinh thân thể của người Nhật cũng không giống như bình thường. Quy trình tắm của họ thường bao gồm 4 bước:
– Bước 1: dội ướt người và làm sạch cơ thể trước khi vào bồn tắm.
– Bước 2: ngâm mình trong nước nóng.
– Bước 3: tiến hành làm sạch sâu hơn bằng xà phòng và các vật dụng dùng để tẩy da chết như xơ mướp hay đá.
– Bước 4: ngâm mình thư giãn trong bồn tắm với khoảng thời gian lâu hơn để thả lỏng toàn bộ cơ thể. Với một quy trình khá phức tạp như vậy, nhà tắm của họ cũng được thiết kế để thuận tiện hơn cho việc tắm. Khu bồn tắm sẽ có một ghế ngồi đặt bên cạnh, kèm theo một vòi nước, một ca nước ở ngoài để họ dội nước lên người trước khi bước vào phòng tắm.

http://baonhat.com/van-hoa-nhat-ban/nhung-dieu-thu-vi-ve-nha-tam-va-quan-niem-ky-cang-ve-viec-tam-cua-nguoi-nhat.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét