Bác Vương Xuân Tình đưa hai con số so sánh để thấy rõ vấn đề.
Có một chỗ bác Tình viết chưa rõ. Đó là, từ 1980 đến 2010, Viện Dân tộc học, theo bác Tình đào tạo được 29 tiến sĩ. Vậy thì, tức từ năm 1980, Viện Dân tộc học đã trở thành cơ sở đào tạo tiến sĩ ? Hai là, trước đây, vẫn có Phó Tiến sĩ (sau này thì tự động trở thành Tiến sĩ).
Dưới là toàn văn của bác Tình.
---
"
Từ hôm qua đến giờ, mình liên tục “bị” các cuộc điện thoại hay tin nhắn của một số bạn bè, đồng nghiệp, người thân “phỏng vấn”, thậm chí trêu chọc; và cũng có người ra chiều “cảm thông” vì nghĩ rằng mình có trách nhiệm quản lý gì đó trong đào tạo tiến sĩ của Học viện Khoa học xã hội. Chắc họ nghĩ mình nguyên là Viện trưởng, ắt hẳn có liên quan nặng.
Để đỡ bị làm phiền thêm, nay mình thông tin chính thức như thế này nhé:
1. Từ năm 2010 (thời điểm Học viện ra đời) đến nay, mình chỉ là “giảng viên cơ hữu”, theo nguyên tắc là cán bộ của Viện Dân tộc học, có cơ sở đào tạo được nhập vào Học viện. Tuy nhiên gần 6 năm qua, ngoài một số giờ giảng dạy, hướng dẫn NCS và tham gia mấy hội đồng theo nhiệm vụ chuyên môn, mình không được mời họp hành, bàn bạc gì cả, nên mọi chuyện khác ngoài việc trên là mình không biết.
2. Từ năm 1980 - 2010, tức qua 30 năm, Viện Dân tộc học - một trong số 17 cơ sở đào tạo sau này được gộp vào Học viện, đã đào tạo được 39 tiến sĩ (số liệu này chả có gì “bí mật”, vì đã được công bố). Theo con số của lãnh đạo Học viện đã nêu, hiện mỗi năm Học viện Khoa học xã hội đào tạo 350 tiến sĩ, trung bình mỗi cơ sở đào tạo cũ “gánh” được khoảng 20 tiến sĩ/ năm.
3. Nếu lấy số lượng đào tạo là thành tích, 2 năm đào tạo bây giờ sẽ bằng 30 năm trước đây của Viện Dân tộc học.
Rất đáng hoan nghênh !
Hết chiện, nhá !
"
https://www.facebook.com/notes/tinh-vuong-xuan/b%E1%BB%A9c-x%C3%BAc-v%C3%AC-li%C3%AAn-quan-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-ti%E1%BA%BFn-s%C4%A9-/939614816155739
Định thôi không nói gì thêm về chuyện tiến sĩ của khoa học xã hội, song từ hôm qua đến giờ không ít người vẫn điện thoại hoặc nhắn tin chia sẻ. Đủ thứ. Kể cả những chuyện bí mật về việc họ bị “hành” khi làm luận án ra sao. Lại nữa, Stt hôm qua của tôi về “Bức xúc vì liên quan đến đào tạo tiến sĩ !” được viết bằng chế độ “Ghi chú”, Facebook đã cho một thống kê khá thú vị: Qua 24 giờ, ngoài 61 người like và comment, có 224 người đọc. Đây là con số không nhỏ vì tôi không có nhiều bạn Fb, và chứng tỏ mọi người rất quan tâm.
Viết Stt này, tôi chỉ muốn góp phần giải quyết việc khó phân xử giữa các nhà báo, rộng hơn là “nhân dân” với các nhà quản lý và chuyên môn liên quan đến chất lượng luận án. Chẳng hạn, dư luận có chiều chê bai một số đề tài luận án là vớ vẩn, nhưng các nhà quản lý và chuyên môn lại cho rằng rất có ý nghĩa ! Tóm lại, “cãi lý” với nhà quản lý và chuyên môn ở lĩnh vực này sẽ khó khăn, vì họ có ... chuyên môn và có lý của họ. Thế nên, với kinh nghiệm tham gia đào tạo tiến sĩ, tôi thử nêu cách nhận diện dễ dàng hơn với một luận án tiến sĩ của khoa học xã hội kém chất lượng, theo đó là một Hội đồng chấm luận án kém chuẩn mực, mà bất cứ ai chỉ cần có trình độ đại học cũng làm được, và hễ “khui” ra, nhà chuyên môn hay quản lý chỉ còn nước phải… cúi đầu.
1. Luận án kém chất lượng
1.1. Lỗi trình bày
Một NCS năng lực kém (rất nhiều lý do, xin miễn bàn), thường kém ngay ở cách trình bày. Tôi dám chắc có nhiều NCS rất kém về văn phạm, và nếu muốn có luận án, hầu như phải nhờ người khác sửa văn. Nhưng người khác sửa đâu xuể ! Có thể ai đó lý sự rằng, văn phong là chuyện vặt; song ngược lại, nếu tiến sĩ mà viết câu văn không nên, có đáng tiến sĩ không ? Cách đây mấy tháng, có đồng nghiệp phàn nàn với tôi rằng vừa phản biện một luận án bảo vệ cấp cơ sở, có trang tới 30 lỗi. Với những luận án như vậy, sau 2-3 tháng được chỉnh sửa theo quy định, khó có thể hết lỗi, nên “hở sườn” là chắc. Lỗi trình bày thường mắc như sau:
- Nhiều lỗi sai chính tả và lỗi đánh máy.
- Câu sai hoặc kém chuẩn mực (câu cụt, tối nghĩa, ngô nghê, lòng thòng, rằng thì là mà…).
- Các đoạn văn (paragragh) không có cấu trúc, ý nọ nhằng ý kia, lộn tùng phèo.
1.2. Lỗi lôgic
Lỗi này thường mắc như sau:
- Tiêu đề, mục tiêu luận án một đằng, nội dung một nẻo. Cách đây không lâu, có đồng nghiệp phàn nàn với tôi rằng, đã từng đọc một luận án bảo vệ cấp cơ sở, trong ruột luận án chỉ có 7 trang phù hợp với tiêu đề !
- Mục tiêu, nhiệm vụ một đằng nhưng kết luận một nẻo.
- Tiêu đề ở mục lục và tiêu đề ở nội dung không giống nhau.
- Ý của phần sau đá ý phần trước.
- Tiêu đề, nội dung của bản tóm tắt khác bản chính văn.
1.3. Đạo văn
Lỗi này cũng không khó phát hiện. Có thể truy tìm bằng các biểu hiện:
- Sử dụng cấu trúc, lấy ý, lấy tài liệu của những luận án đã bảo vệ thành công hoặc những công trình có nhiều liên quan, song không trích dẫn hoặc trích dẫn mập mờ, không minh bạch.
- Lấy nguyên đoạn viết của tác giả những công trình kể trên song chỉ thay số liệu, thay địa chỉ để biến thành của mình.
Lưu ý: Có thể tìm được tên những công trình mà NCS dễ đạo văn ở ngay phần Tài liệu tham khảo của luận án.
2. Hội đồng kém chuẩn mực
Thông tư 05 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2012 quy định rõ thành viên Hội đồng thẩm định phải am hiểu về đề tài và lĩnh vực nghiên cứu của NCS; có công trình công bố về lĩnh vực của đề tài luận án trong 3 năm tính đến ngày thành lập hội đồng. Tuy nhiên, việc thành lập Hội đồng có thể tùy tiện theo kiểu cánh hẩu, đãi đằng nhau, để “giao lưu”, “mặt trận”… Bởi thế, khá phổ biến tình trạng một người ngồi quá nhiều hội đồng; lĩnh vực nào cũng ngồi; chẳng có chuyên môn cũng ngồi; về hưu hàng chục năm chẳng có nghiên cứu, viết lách gì nữa cũng ngồi; làm quan chức ở trên vẫn lộn về ngồi…
Để tìm Hội đồng như vậy cũng không khó. Có thể:
- Qua hồ sơ luận án lưu tại Thư viện Quốc gia.
- Qua lưu trữ ở Phòng Đào tạo của cơ sở đào tạo (với Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở và bảo vệ chuyên đề).
Từ các hội đồng này, nếu thấy tần suất của “nhà” khoa học nào đó xuất hiện quá nhiều, có thể đặt câu hỏi: Ông/ bà ấy làm việc ở đâu ? Đương chức hay về hưu ? Chuyên môn sâu về lĩnh vực gì ?...; và sẽ tìm ra nhiều điều thú vị, kể cả “lợi ích nhóm”.
Cuối cùng, câu hỏi then chốt cần đặt ra là tại sao NCS và Hội đồng lại như vậy được ?
Chúc các nhà báo và những ai quan tâm thỏa mãn yêu cầu của mình !
Định thôi không nói gì thêm về chuyện tiến sĩ của khoa học xã hội, song từ hôm qua đến giờ không ít người vẫn điện thoại hoặc nhắn tin chia sẻ. Đủ thứ. Kể cả những chuyện bí mật về việc họ bị “hành” khi làm luận án ra sao. Lại nữa, Stt hôm qua của tôi về “Bức xúc vì liên quan đến đào tạo tiến sĩ !” được viết bằng chế độ “Ghi chú”, Facebook đã cho một thống kê khá thú vị: Qua 24 giờ, ngoài 61 người like và comment, có 224 người đọc. Đây là con số không nhỏ vì tôi không có nhiều bạn Fb, và chứng tỏ mọi người rất quan tâm.
Viết Stt này, tôi chỉ muốn góp phần giải quyết việc khó phân xử giữa các nhà báo, rộng hơn là “nhân dân” với các nhà quản lý và chuyên môn liên quan đến chất lượng luận án. Chẳng hạn, dư luận có chiều chê bai một số đề tài luận án là vớ vẩn, nhưng các nhà quản lý và chuyên môn lại cho rằng rất có ý nghĩa ! Tóm lại, “cãi lý” với nhà quản lý và chuyên môn ở lĩnh vực này sẽ khó khăn, vì họ có ... chuyên môn và có lý của họ. Thế nên, với kinh nghiệm tham gia đào tạo tiến sĩ, tôi thử nêu cách nhận diện dễ dàng hơn với một luận án tiến sĩ của khoa học xã hội kém chất lượng, theo đó là một Hội đồng chấm luận án kém chuẩn mực, mà bất cứ ai chỉ cần có trình độ đại học cũng làm được, và hễ “khui” ra, nhà chuyên môn hay quản lý chỉ còn nước phải… cúi đầu.
1. Luận án kém chất lượng
1.1. Lỗi trình bày
Một NCS năng lực kém (rất nhiều lý do, xin miễn bàn), thường kém ngay ở cách trình bày. Tôi dám chắc có nhiều NCS rất kém về văn phạm, và nếu muốn có luận án, hầu như phải nhờ người khác sửa văn. Nhưng người khác sửa đâu xuể ! Có thể ai đó lý sự rằng, văn phong là chuyện vặt; song ngược lại, nếu tiến sĩ mà viết câu văn không nên, có đáng tiến sĩ không ? Cách đây mấy tháng, có đồng nghiệp phàn nàn với tôi rằng vừa phản biện một luận án bảo vệ cấp cơ sở, có trang tới 30 lỗi. Với những luận án như vậy, sau 2-3 tháng được chỉnh sửa theo quy định, khó có thể hết lỗi, nên “hở sườn” là chắc. Lỗi trình bày thường mắc như sau:
- Nhiều lỗi sai chính tả và lỗi đánh máy.
- Câu sai hoặc kém chuẩn mực (câu cụt, tối nghĩa, ngô nghê, lòng thòng, rằng thì là mà…).
- Các đoạn văn (paragragh) không có cấu trúc, ý nọ nhằng ý kia, lộn tùng phèo.
1.2. Lỗi lôgic
Lỗi này thường mắc như sau:
- Tiêu đề, mục tiêu luận án một đằng, nội dung một nẻo. Cách đây không lâu, có đồng nghiệp phàn nàn với tôi rằng, đã từng đọc một luận án bảo vệ cấp cơ sở, trong ruột luận án chỉ có 7 trang phù hợp với tiêu đề !
- Mục tiêu, nhiệm vụ một đằng nhưng kết luận một nẻo.
- Tiêu đề ở mục lục và tiêu đề ở nội dung không giống nhau.
- Ý của phần sau đá ý phần trước.
- Tiêu đề, nội dung của bản tóm tắt khác bản chính văn.
1.3. Đạo văn
Lỗi này cũng không khó phát hiện. Có thể truy tìm bằng các biểu hiện:
- Sử dụng cấu trúc, lấy ý, lấy tài liệu của những luận án đã bảo vệ thành công hoặc những công trình có nhiều liên quan, song không trích dẫn hoặc trích dẫn mập mờ, không minh bạch.
- Lấy nguyên đoạn viết của tác giả những công trình kể trên song chỉ thay số liệu, thay địa chỉ để biến thành của mình.
Lưu ý: Có thể tìm được tên những công trình mà NCS dễ đạo văn ở ngay phần Tài liệu tham khảo của luận án.
2. Hội đồng kém chuẩn mực
Thông tư 05 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2012 quy định rõ thành viên Hội đồng thẩm định phải am hiểu về đề tài và lĩnh vực nghiên cứu của NCS; có công trình công bố về lĩnh vực của đề tài luận án trong 3 năm tính đến ngày thành lập hội đồng. Tuy nhiên, việc thành lập Hội đồng có thể tùy tiện theo kiểu cánh hẩu, đãi đằng nhau, để “giao lưu”, “mặt trận”… Bởi thế, khá phổ biến tình trạng một người ngồi quá nhiều hội đồng; lĩnh vực nào cũng ngồi; chẳng có chuyên môn cũng ngồi; về hưu hàng chục năm chẳng có nghiên cứu, viết lách gì nữa cũng ngồi; làm quan chức ở trên vẫn lộn về ngồi…
Để tìm Hội đồng như vậy cũng không khó. Có thể:
- Qua hồ sơ luận án lưu tại Thư viện Quốc gia.
- Qua lưu trữ ở Phòng Đào tạo của cơ sở đào tạo (với Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở và bảo vệ chuyên đề).
Từ các hội đồng này, nếu thấy tần suất của “nhà” khoa học nào đó xuất hiện quá nhiều, có thể đặt câu hỏi: Ông/ bà ấy làm việc ở đâu ? Đương chức hay về hưu ? Chuyên môn sâu về lĩnh vực gì ?...; và sẽ tìm ra nhiều điều thú vị, kể cả “lợi ích nhóm”.
Cuối cùng, câu hỏi then chốt cần đặt ra là tại sao NCS và Hội đồng lại như vậy được ?
Chúc các nhà báo và những ai quan tâm thỏa mãn yêu cầu của mình !
https://www.facebook.com/notes/tinh-vuong-xuan/c%C3%A1ch-nh%E1%BA%ADn-di%E1%BB%87n-d%E1%BB%85-d%C3%A0ng-m%E1%BB%99t-lu%E1%BA%ADn-%C3%A1n-ti%E1%BA%BFn-s%C4%A9-k%C3%A9m-ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-c%C3%B9ng-m%E1%BB%99t-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-k%C3%A9m-/940281652755722
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét