Câu chuyện bác Hưng kể, về tình hình người Hồi giáo ở Hà Nội đầu thế kỉ 21, làm mình nhớ đến hồi thế kỉ 18.
Chuyện về người Hồi giáo hồi thế kỉ 18 được mấy nhà nho Đại Việt thời đó kể lại. Sau này, trong một phân tích về chuyện Hà Ô Lôi, mình có dẫn lại.
Chung qui, vẫn là do đàn bà. Đàn bà Việt mình từ hồi thế kỉ 18 đến giờ vẫn khéo líu kéo, và đồng hóa luôn các bác Hồi giáo.
Một ông bạn mình cũng là người Hồi giáo, ở Tokyo, nhưng anh vẫn lấy vợ người cùng dân tộc. Họ đang kinh doanh một cửa hàng ăn khá có tiếng.
Từ đây trở xuống là chuyện của Hưng Bóng Nhựa --- bác này dân khoa Lý nhưng bây giờ là nhà báo.
---
"
Theo anh Ali, Hà nội hiện có khoảng 5 người Iraq sống & làm việc bên ngoài sứ quán. Hằng tuần, vào trưa thứ Sáu, họ cùng những người Hồi giáo khác tụ nhau ở nhà thời Hồi giáo nằm tại phố Hàng Lược, Ngoài điểm chung là đạo Hồi, còn có một điểm chung nữa là họ rất ghét Israel.
grin絵文字Những người Hồi giáo Arab tuy quốc tịch khác nhau nhưng dễ dàng nói chuyện với nhau. Anh Ali giải thích vì họ cùng 1 dân tộc, cùng ngôn ngữ. Sau này mới chia ra thành chừng 26 nước.
Người là doanh nhân hoặc thừa kế bố một doanh nghiệp làm ăn ở đất nước hình chữ S.
Người sang học tiếng Việt. Anh Ali là tiến sĩ về chế tạo máy (ô tô) do Đại học Bách khoa Hà nội cấp. Sang đây tầm 2 chục năm trước, rồi tình hình chính trị Iraq thay đổi, anh ở lại Việt Nam. Năm ngoái anh mới về thăm quê 1 lần.
Anh Ali là người có kiến thức rộng, hòa nhã, biết quá nhiều chuyện của người Việt.
grin絵文字Tháng 9/2015, anh mới mua được nhà trong Hà Đông, chấm dứt bao nhiêu năm đi thuê nhà. Lúc khoe cái sổ đỏ, khuôn mặt anh rạng rỡ tràn đầy ánh nắng.
grin絵文字Hay hỏi anh về thế giới Arab. Có lần tò mò hỏi về tục lệ đàn ông Hồi giáo được phép lấy 4 vợ. Anh Ali hấp háy mắt cười khà khà bảo: "Không dễ đâu. Người chồng phải chứng minh là mình có đủ năng lực tài chính, và phải được những người vợ đầu tiên chấp thuận"
grin絵文字Anh còn bảo chuyện Nghìn lẻ một đêm mà người Arab kể, thì nàng Sheherazade cuối cùng bị nhà vua giết. Chứ còn truyện Nghìn lẻ một đêm bán ở Việt Nam là do 1 tay người Âu chép lại và để cho nàng Sheherazade vẫn sống.
Tuy anh chả bao giờ nói ra, nhưng ngồi cùng với nhau nhiều lần, những khi câu chuyện có hương vị Arab mà nhìn vào mắt anh, thấy rõ là anh nhớ quê hương lắm.
Uống rượu với Ali, thấy anh thường ăn trứng gà vịt luộc. Có bữa đến 7-8 quả.
Vì theo đạo Hồi, nên ăn uống nhiêu khê. Không ăn thịt lợn, còn gà và bò phải tự tay hoặc do 1 đạo hữu cắt tiết. Không ăn những thứ gia vị hoặc được rán bởi mỡ, canh có xương này nọ.
Nói chung phức tạp, rối bời như các quy định trong luật pháp Việt Nam.
Nguyên nhân chủ yếu người Iraq ở lại Hà nội sống và làm việc, là tại những phụ nữ ở đây hết.
Việc này thì họ tự thân yêu, tự tay làm, chả nhờ ai...
Họ thành vợ chồng.
Ảnh: Hôm Tết mấy năm trước, anh đến chơi nhà mang theo 1 cái bánh chưng nhân thịt gà do vợ chồng anh tự tay gói lấy.
Ngày bà nội cu Ớt mất, anh Ali còn giúp chụp ảnh trong đám tang.
Haidar Al Zubaidy"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10208520147854355&set=a.3497709314603.154064.1027739179&type=3&theaterĐọc thêm
Chuyện ít biết về cộng đồng Hồi giáo tại Hà Nội
09/01/2013 02:00 GMT+7
Với lịch sử hơn 100 năm tồn tại, cộng đồng tín đồ Hồi giáo tại Hà Nội vẫn còn rất nhỏ bé và chưa nhiều người biết đến.
Ngày thứ 6 linh thiêng
Thứ 6 hàng tuần, Thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội và miền Bắc Al Noor (số 12 Hàng Lược) luôn chật kín tín đồ từ khắp Thủ đô và vùng lân cận. Gần 300 tín đồ tụ về cầu nguyện tại tòa Thánh đường cổ hơn trăm năm tuổi, trong đó chỉ có 55 người gốc Việt, còn lại là các quan chức, cán bộ từ các đại sứ quán theo đạo Hồi.
Ngày thứ 6 là ngày lễ chính trong đời sống tâm linh của người Hồi giáo. Vào ngày này, họ mặc trang phục truyền thống với chiếc mũ tròn trên đầu và đến Thánh đường cầu nguyện.
Hoạt động này không hoàn toàn bắt buộc, song nếu ở trong bán kính dưới 30km từ Thánh đường, các tín đồ nên đến cầu nguyện. Bên cạnh ngày lễ chính thứ 6 hàng tuần, người Hồi giáo còn có 2 ngày lễ đặc biệt quan trọng là ngày kết thúc tháng ăn chay Ramadan và lễ hành hương về Thánh địa Mecca.
Ở Việt Nam vẫn phải kiêng thịt lợn
Tuy sống ở Việt Nam, các tín đồ Hồi Giáo vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc định cấm kị. Anh Ru Xốt, 43 tuổi, người Chăm Pa, đến từ Ninh Thuận, một trong số 55 người Việt theo đạo Hồi tại Hà Nội, chia sẻ: "Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến nhất ở nước ta, song trong đạo Hồi đây là loại thức ăn cấm kị".
Ru Xốt cho biết thêm: "Những đồ uống có cồn như bia rượu cũng bị cấm triệt để. Người Hồi giáo được phép ăn thịt bò, nhưng phải do chính người Hồi giáo giết mổ. Tất cả những loài vật ăn thịt loài vật khác như chó, mèo, cá sấu... cùng với tiết động vật cũng thuộc danh sách không bao giờ 'đụng miệng'".
Tháng 9 âm lịch Ả Rập hàng năm thường được gọi là "tháng ăn chay", hay tên chính xác là "tháng Ramadan". Trong tháng này, tín đồ Hồi giáo ở Hà Nội cũng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản: không ăn, không uống, không hút thuốc từ khi mặt trời mọc cho đến khi lặn. Ngoại trừ trẻ con còn nhỏ tuổi, phụ nữ có thai và những người lao động quá nặng nhọc, tất cả các tín đồ đều phải thực hiện nghiêm túc.
Hành lễ cả trong... cuộc họp
Quản lý và trông coi Thánh đường Al Noor hiện nay là ông Đoàn Hồng Cương, một người Việt gốc Pakistan. Ông đã ngoài 60 và nối nghiệp cha (người Pakistan) trông coi ở đây đã hơn 20 năm. Ông chia sẻ: "Thượng đế là vô hình với những người bình thường, hữu hình với những người có lòng tin. Điều quan trọng với các tín đồ là luôn luôn tin tưởng và đặt lòng tin vào Thượng đế!"
Người Hồi giáo có quy định hành lễ 5 lần mỗi ngày, dù đang ở bất kỳ nơi nào. Họ không phải đến Thánh đường để hành lễ hàng ngày, mà có thể thực hiện ở bất kỳ đâu, từ quán ăn, sân bay, nhà riêng cho đến ngoài đường, trên ô tô... miễn là phải sạch sẽ.
Anh Zamal, người gốc Bangladesh, đã có hơn 3 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, hào hứng kể những tình huống thú vị xung quanh nghi thức hành lễ thường ngày ở nơi đất khách quê người: "Có lần đang trong cuộc họp công ty, đến giờ phải hành lễ, tôi bèn trải thảm ra giữa sàn phòng họp, rồi quỳ xuống và cầu nguyện. Mọi người xôn xao, có đối tác nước ngoài sợ quá chạy vội ra ngoài".
Phụ nữ không đeo mạng, đàn ông không đa thê
Quy định đeo mạng che mặt khi ra ngoài và đến Thánh đường là bắt buộc với phụ nữ Hồi giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, quy định này được "nới lỏng" để phù hợp với đời sống sinh hoạt xã hội.
Phụ nữ Hồi giáo ở Việt Nam không phải đeo mạng, chỉ phải chùm khăn kín đầu khi đi vào Thánh đường. Khăn có thể làm từ bất kỳ chất liệu nào, miễn sao che được kín toàn bộ phần tóc trên đầu.
Luật Hồi giáo không cho phép phụ nữ làm chủ kinh tế trong gia đình, và khi đi ra đường phải đi cùng một trong ba người: bố đẻ, chồng hoặc con trai cả. Tuy nhiên tại Việt Nam, phụ nữ Hồi giáo vẫn được phép làm kinh tế, ra đường một mình.
Đạo Hồi cho phép đàn ông được đa thê (lấy nhiều vợ). Tuy nhiên, ở Hà Nội, theo ông Đoàn Hồng Cương: "Đạo Hồi không cấm người đàn ông đa thê. Tuy nhiên chẳng ai dám cũng như đủ khả năng để đa thê!". Theo ông Cương, có hai lý do chính.
Thứ nhất là do tập quán, thuần phong mỹ tục cũng như luật hôn nhân gia đình Việt Nam quy định chế độ một vợ một chồng. Lý do thứ hai rất đặc biệt, đó là "nếu người vợ thứ nhất đồng ý thì người chồng mới được phép cưới người vợ thứ hai". Trong trường hợp phân chia tài sản, người vợ thứ nhất có tài sản gì thì người vợ thứ hai cũng phải có tài sản tương tự.
Hơn 100 năm phát triển
Đầu thế kỷ 19, các thương gia từ Ấn Độ và các nước Trung Đông đã đến miền Bắc Việt Nam để mua bán vải vóc và trao đổi tiền tệ. Theo thống kê, những năm 1830, có khoảng 1.000 người Ấn ở khu vực Đông Dương. Họ là nhóm thương gia giàu có và nắm giữ thị phần lụa, vải vóc lớn.
Tại Hà Nội, nhóm người này sống tập trung ở khu Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, năm 1885, nhóm cộng đồng người Ấn từ Bombay (nay là Mumbai, Ấn Độ) đã quyên tiền để dựng Thánh đường Hồi giáo Al Noor.
Công trình chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1890. Nhà thờ khá nhỏ, với diện tích khoảng 700 m2, nhưng những nơi thờ phượng được xây dựng theo phong cách Hồi giáo điển hình, với một mái vòm, cửa cong và tháp nhọn.
Sau hơn 100 năm, cộng đồng người Hồi giáo tại Hà Nội đã có biến động về số lượng. Năm 1975, chỉ có 16 tín đồ. Sau những cuộc di cư lớn trong quá khứ, đến nay con số này đã tăng lên 55, bao gồm khoảng 26 hộ gia đình.
Tháng 12/2011, TP Hà Nội đã cho phép thành lập Ban Quản trị (lâm thời) Thánh đường Al Noor Hà Nội - tổ chức đại diện cho những người Hồi giáo sinh sống và làm việc tại Thủ đô. Sự kiện có ý nghĩa rất lớn với các tín đồ tại đây trong việc thiết lập cầu nối với cộng đồng Hồi giáo Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Bài và ảnh: Nguyễn Dũng - Chiến Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét